Trẻ sơ sinh rất cần sự chăm sóc bé toàn diện, kỹ lưỡng để duy trì sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ trong năm đầu đời. Mẹ có thể tham khảo các gợi ý chăm sóc bé sơ sinh dựa trên khoa học ngay tại đây.
Bạn muốn chụp ảnh cho bé cưng khi nhóc con đang nằm mơ màng ngủ hay đang tắm nắng ư? Hãy tận dụng những tia nắng lấp lánh nơi cửa sổ để tạo ra ánh sáng thật đẹp cho bức ảnh nhé. Ánh mặt trời đi qua khung cửa sổ không hề chói chang chút nào mà thường tạo ra hiệu ứng rất tốt cho bức ảnh của bạn.
2/ Chú ý đến những khối bóng đổ
Những cái bóng đổ dài trên đường sẽ làm cho bức ảnh của bạn thêm độ tương phản, tạo ra một bố cục rất bắt mắt.
3/ Tận dụng ánh mặt trời buổi sáng
Ở một góc thích hợp, bạn sẽ đạt được hiệu ứng lóe sáng đầy ngạc nhiên, đặc biệt là với ánh mặt trời buổi sáng hay chiều muộn. Đây cũng là hai thời điểm thích hợp nhất trong ngày để chụp ảnh cho bé.
4/ Bắt lấy những khoảnh khắc đáng nhớ
Bạn không thể bắt các cục cưng ngồi im và cùng nhìn vào camera điện thoại, nhưng với sự linh động của chiếc điện thoại trong tay bạn, không khó chút nào để ghi lại những khoảnh khắc vui đùa, nghịch ngợm hay tương tác một cách hết sức tự nhiên giữa bé và các bé khác.
5/ Chụp cảnh bé chuyển động ra khỏi trung tâm bức ảnh
Không nhất thiết bạn phải để bé làm trung tâm bức ảnh, bạn có thể chụp lại cảnh bé đang di chuyển và vị trí của bé sẽ là ở rìa hay góc của tấm ảnh.
6/ Hiệu ứng chụp nhòe (panning)
Với một chiếc điện thoại smartphone và rất nhiều phần mềm chụp ảnh, bạn hoàn toàn có thể tạo ra hiệu ứng panning (chụp vật thể chuyển động, trong đó làm rõ vật thể chính và làm nhòe toàn bộ cảnh vật nền xung quanh). Bức ảnh của bạn sẽ kì ảo lắm đấy nhé!
7/ Selfie cùng bé
Các kiểu ảnh selfie là một ưu thế tuyệt vời của smartphone so với máy ảnh chuyên dụng. Bạn có thể dùng camera trước hoặc sau của máy ảnh để ghi lại hình ảnh tươi cười, tinh nghịch của hai mẹ con. Không gì tuyệt hơn là được thấy mình trong chính bức ảnh với bé yêu đâu!
8/ Sử dụng các phần mềm chụp ảnh
Nếu không tự tin với tài ngắm góc máy hay căn sáng của mình, bạn có thể chọn rất nhiều ứng dụng hỗ trợ để có được những kiểu ảnh ấn tượng.
9/ Chụp cận cảnh
Camera điện thoại thường chỉ bắt đầu nhạy sáng khi bạn đến gần đồ vật hay người cần chụp. Vì vậy, hãy cố gắng chụp gần, hoặc ít nhất đến gần bé để camera dễ dàng nhận diện trước khi bạn bấm nút chụp.
10/ Giữ camera điện thoại sạch sẽ
Camera của điện thoại thường có kích thước khá nhỏ, do đó, chỉ cần một chút vết bẩn trên bề mặt là đủ để làm hỏng kiểu ảnh của bạn rồi. Hãy lau ống kính sạch trước khi chụp ảnh bé nhé.
6 bí quyết nuôi dạy con kiểu Nhật dành cho bé sơ sinh
Cập nhật ngay 6 bí quyết này, bạn nhé!
1/ Đừng bao giờ so sánh bé với những đứa trẻ khác
Nguyên tắc đầu tiên trong lối nuôi dạy con kiểu Nhật ở giai đoạn đầu đời, đó là không so sánh con với những em bé khác. Mỗi đứa trẻ lớn lên theo cách riêng. Việc so sánh chỉ khiến bố mẹ thấy lo lắng và thêm áp lực khi nuôi con mà thôi. Ngoài việc kiểm tra những chỉ số cơ bản nhất như cân nặng, chiều cao, bạn không nên quá lo lắng về sự phát triển của trẻ.
2/ Luôn theo sát con
Giai đoạn 0 – 1 tuổi vẫn còn là quá sớm để dạy con tự lập. Bé chưa thể tự bảo vệ bản thân và nhận thức được những hành động của mình. Bạn cần ở bên con để chăm sóc và giáo dục cho con từng chút một. Đây là một lưu ý quan trọng trong các nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật, bởi các ông bố, bà mẹ người Nhật là những người rất gắn bó với con cái.
3/ Để con luyện tập từng ngày
Có rất nhiều thứ để bạn cùng làm với một đứa trẻ sơ sinh: tập thể dục, massage, kích thích các giác quan của bé… Việc dạy bé học tập ở lứa tuổi này chính là kích thích sự tinh nhạy của các giác quan của bé. Điều quan trọng là bạn cần phải đưa ra những kích thích phù hợp với đặc điểm của bé, theo đúng giai đoạn mà bé đang trải qua.
4/ Cùng con học tập
Bạn hết sức chú ý đến việc học tập thông qua các giác quan của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Bạn chơi với bé nhiều hơn, cho bé càng nhiều trải nghiệm liên quan đến các giác quan khác nhau càng tốt. Năm đầu tiên là lúc bé trải qua những thay đổi mãnh liệt nhất.
5/ Giữ gìn sức khỏe
Một đợt ốm, bệnh có thể khiến quá trình phát triển của bé bị đình lại. Với mục tiêu tạo ra nhiều kết nối thần kinh nhất trong năm đầu tiên, bố mẹ cần nhớ duy trì sức khỏe cho con, tránh để bé mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa rất thường gặp. Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe của chính mình để không làm gián đoạn việc khám phá và học hỏi của bé.
6/ Luôn giữ sự hứng thú khi tương tác với bé
Chỉ khi thực sự ứng thú với những gì bé đang trải qua, bạn mới có một nguồn cảm hứng dạt dào khi chăm sóc cho bé, đưa ra được những ý tưởng hay để dạy bé học hỏi cái mới, kích thích sự phát triển của con.
Bí quyết cho các nhóc tỳ siêu khỏe
Không có bí mật nào trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật để bé siêu khỏe ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống năng động.
1/ Chế độ ăn phong phú và nhiều rau
Chế độ ăn của các gia đình Nhật thường chú trọng đến các loại rau củ và ít thịt, cá. Các loại rau nhiều nước như cải thìa, cải xanh, giá đỗ, thảo mộc… được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Gạo là ngũ cốc chính trong các bữa ăn nhưng việc kết hợp xen kẽ món cơm với những loại canh, súp và món ăn kèm đa dạng giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết. Ngoài ra, chế độ ăn uống này còn giúp mang lại một nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
Trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật, trẻ được dạy về cách nuôi trồng thực phẩm, cách chế biến và các nghi thức ăn uống trong gia đình và ở trường. Thậm chí, các bé còn được tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ăn. Đây là một trong những cách dạy trẻ hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh cho con.
Trong bữa ăn, trẻ em Nhật được tiếp xúc với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, tất cả được đựng trong những đĩa hay chén nhỏ nhiều màu sắc, từ món cơm cho đến súp, rong biển trộn, cá hay thịt lươn nướng… Kiểu chia thức ăn này giúp các bé có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau mà không có cảm giác ngán.
2/ Vận động, vận động và vận động
Ngay ở các trường mầm non, các bé đã được khuyến khích vận động nhiều và tham gia vào rất nhiều hoạt động thể thao. Thậm chí ở tất cả các trường học Nhật còn có ngày hội thể thao được tổ chức vào tháng 10 hàng năm. Ngày hội này được gọi là “Taku no Hi”, diễn ra trên toàn quốc và được hưởng ứng ở tất cả các trường học.
Khi bước vào tiểu học, dù ở lứa tuổi nào, trẻ em Nhật cũng được khuyến khích tự đến trường và tự về nhà bằng cách đi bộ. Đây là một điều khác biệt rất lớn trong phong cách nuôi dạy con kiểu Nhật so với nhiều quốc gia khác. Nhiều gia đình Nhật cố gắng dành ít nhất 60 phút mỗi ngày cho những hoạt động thể chất với độ mạnh vừa phải.
Bí quyết xây dựng tính cách đầu đời cho trẻ
1/ Gắn bó với con nhưng không ôm ấp nhiều
Các bà mẹ Nhật có thể sẽ đưa con theo khắp nơi, từ công viên cho đến nơi mua sắm. Điều này tạo nên sự gắn bó không thể phủ nhận giữa mẹ và con. Trẻ em Nhật cũng thường ngủ chung, thậm chí tắm chung với bố mẹ cho đến tận khi đi học. Tuy gắn bó là thế, các bố mẹ Nhật ít ôm hôn con của họ.
2/ Dạy con đặt mình vào vị trí người khác
Khi nuôi dạy con kiểu Nhật, bạn nhớ khuyến khích con đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu tâm lý, để quyết định hành động của mình sao cho thích hợp. Điều này giúp bé tĩnh tâm và cư xử một cách điềm tĩnh.
3/ Tự chuẩn bị bữa trưa cho con đến trường
Dù các bà mẹ Nhật sẵn sàng dậy sớm để chuẩn bị hộp cơm bento cầu kỳ cho con. Bạn có thể thấy trong hộp cơm dành cho bữa trưa ở trường rất nhiều đồ ăn dinh dưỡng như cá, rau, đậu hũ, rong biển và tất cả được bày trí thật đẹp mắt.
4/ Không quá căng thẳng về chuyện tìm loại hình giải trí phù hợp cho con
Ở Nhật, phụ huynh không tỏ ra hốt hoảng khi thấy những đoạn trailer phim bạo lực được chiếu ngay trước trailer phim hoạt hình ở rạp. Trong các truyện tranh manga của họ cũng không thiếu những hình ảnh gợi cảm, nhưng khắp mọi nơi cũng đều có những truyện tranh, đồ chơi hay hình ảnh kawaii dễ thương để tạo thế cân bằng. Đây cũng là một nét khác biệt trong cách nuôi dạy con kiểu Nhật.
5/ Yêu hoa và thưởng hoa một cách nghiêm túc
Đây lại là một cách nuôi dạy con kiểu Nhật độc đáo. Việc đi picnic dưới tán cây anh đào trong mùa lễ hội là một hoạt động truyền thống của tất cả các gia đình Nhật Bản. Lễ hội ngắm hoa anh đào hay còn gọi là hanami được diễn ra trên cả nước. Khắp nơi, các gia đình ngồi dưới những vòm hoa anh đào phớt hồng đẹp đẽ, cùng ăn uống, trò chuyện. Trong những dịp này, các bạn nhỏ sẽ được giám sát chặt chẽ, chỉ được chạy nhảy, vui chơi trong những nơi và thời điểm nhất định.
6/ Giáo dục đạo đức đặt lên hàng đầu
Nuôi dạy con kiểu Nhật không đặt ra tiêu chí thành tích mà điều quan trọng chính là việc giáo dục đạo đức, được quan tâm từ trong gia đình đến cả hệ thống giáo dục.
Giáo dục đạo đức tại hệ thống trường học được chia cụ thể thành 4 chủ đề chính: tự ý thức bản thân, mối quan hệ với người xung quanh, mối quan hệ với nhóm xã hội, mối quan hệ với thế giới tự nhiên và vũ trụ.
Tiêu chí
Các tính cần rèn luyện
Nhân cách cá nhân
Điều độ, can đảm, dân chủ, kỷ luật, công chính, tự rèn luyện.
Quan hệ với người trong gia đình, bạn bè
Lịch sự, biết ơn, tôn trọng bố mẹ, họ hàng
Khiêm tốn, hòa nhã với bạn
Đối với xã hội
Có trách nhiệm chốn công cộng, tham gia các nhóm xã hội, đóng góp cho cộng đồng
Kính trọng giáo viên, tôn trọng truyền thống và các nền văn hóa khác, yêu thiên nhiên đất nước
Đối với tự nhiên và vũ trụ
Tôn trọng tự nhiên, tôn trọng cuộc sống, thẩm mỹ nhạy bén, thanh nhã.
Từ khi bước vào mẫu giáo, trẻ đã học các quy tắc ứng xử thể hiện qua các câu kính ngữ: Hân hạnh được làm quen, Cảm ơn trước và sau bữa ăn, Chào hỏi khi ra khỏi nhà và khi về nhà…
Lên cấp Tiểu học, trẻ học cách ứng xử lịch sự trong hành vi thường ngày, phát triển nhân cách và ý thức công dân trong việc xây dựng đất nước.
Lên cấp Hai, cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật…
Đạo đức là môn học bắt buộc trong chương trình, nhưng không có quy định nội dung và không tính điểm. Giáo viên tự thiết kế bài giảng bằng nhiều cách:
Giới thiệu sách hay về các gương đạo đức
Thăm thú bảo tàng, tìm hiểu gương danh nhân đạo đức và tư cách tốt
Giải thích các thành ngữ làm người
Kể câu chuyện xúc động có thực, khuyến khích học sinh sống đạo đức
Tổ chức viết thư ẩn danh nhiều mục đích: khuyến khích bạn học, thăm hỏi người lớn tuổi…
Ngoài ra, thầy cô có thể dùng các câu chuyện thực tế đang diễn ra, mở ra các buổi thảo luận như làm thế nào nếu em bị bắt nạt tại trường học, làm thế nào giúp đỡ người hàng xóm… Học sinh tự do phát biểu ý kiến và đề xuất giải pháp của mình.
Nội dung Đạo đức không chỉ gói gọn trong sách vở và giờ học chính thức. Trong khuôn viên trường học, trẻ tiểu học thể hiện cách ứng xử được dạy, bằng cách chăm sóc sinh vật sống do lớp cùng nuôi, như chăm sóc thỏ, hồ cá, tưới nước cho cây… Hoà hợp với thiên nhiên giúp tâm hồn trẻ trong lành và hiền hoà hơn, có trách nhiệm và biết chăm sóc cộng đồng.
Không chỉ trong giờ đạo đức, các hoạt động giáo dục khác đều góp phần bồi đắp nhân cách cho học sinh. Môn văn học và lịch sử dạy học sinh cách yêu lịch sử và tôn trọng văn hóa đất nước. Môn khoa học cho trẻ cái nhìn rõ hơn về đời sống sinh vật trong môi trường, phát triển thái độ tôn trọng tự nhiên.
Các hoạt động ngoại khóa trong trường cũng là môi trường cho trẻ em Nhật Bản trau dồi đạo đức. Các câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, kịch nghệ, truyện tranh… cũng giúp bồi dưỡng đạo đức, giúp học sinh xác định khả năng và nỗ lực của bản thân, phát triển khả năng làm việc nhóm và học cách giải quyết các mâu thuẫn có thể xảy ra.
♦3 tiêu chí đầu tiên của mẹ Tây chăm con dưới 6 tháng tuổi
1. Dinh dưỡng
Bé sơ sinh và bé nhũ nhi chỉ cần một nguồn dinh dưỡng duy nhất, đó là sữa. Sữa mẹ luôn được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá và giàu dinh dưỡng hơn bất kỳ loại sữa nào. Tuy nhiên, vì một lý do gì đó mà mẹ không thể cho bé bú sữa mẹ, thì mẹ nên chọn những loại sữa công thức phù hợp để chăm con.
Ở giai đoạn này, vì dạ dày của bé rất nhỏ nên mỗi lần bé chỉ bú được khoảng 30 đến 60ml và tăng dần lên khoảng 120 – 150ml khi bé được 6 tháng tuổi. Với bé bú mẹ, mẹ sẽ không kiểm soát được bé đã bú bao nhiêu, nhưng nếu bé vui vẻ, hoạt bát hoặc có thể ngủ ngay sau mỗi lần bú, đi tiểu 8 – 10 lần trong ngày, nghĩa là bé đã bú đủ.
Thời điểm này, các cơ quan trong cơ thể bé bé chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa, hệ hô hấp nên rất dễ mắc các bệnh liên quan. Đối với bé bú mẹ, để chăm con tốt, mẹ cần ăn uống đa dạng, đầy đủ các chất để tăng cường dinh dưỡng trong nguồn sữa. Với các bé dùng sữa công thức, mẹ nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, có thành phần GOS/FOS 9:1 là một dạng prebiotics có chức năng hoạt động như sữa mẹ, giúp bé tăng cường sức khỏe đường ruột, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
2. Tăng cường thể chất
Mỗi ngày, mẹ hãy dành 10 phút buổi sáng để massage cho tay chân đầu cho bé. Điều này không những giúp bé cứng cáp hơn, mà còn giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, cơ thể khỏe mạnh hơn, đặc biệt còn giúp gắn kết tình mẫu tử.
Đối với các bé sơ sinh, mỗi ngày mẹ hãy xoa bóp cẳng chân, cánh tay của bé để bé cảm thấy thoải mái hơn. Khi bé đến độ tuổi biết lật, biết trườn, bò, ngồi, mẹ hãy tập cho bé xoay người, duỗi tay chân để cơ thể nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong quá trình vận động.
Mẹ nên tăng cường vitamin D cho bé để giúp hệ xương khỏe mạnh và cứng cáp hơn. Cách để gia tăng vitamin D tự nhiên chính là cho bé tắm nắng sáng (từ 7 đến 8 giờ sáng). Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống các loại vitamin D theo chỉ định của bác sĩ, cơ thể bé lúc này rất mỏng manh và có thể gây ra các phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn nếu mẹ sử dụng thuốc sai hoặc quá liều lượng cho phép.
Ngoài ra, khi bé được 3 – 6 tháng tuổi, mẹ cũng có thể cho bé tham gia các hoạt động bên ngoài như bơi, dạo mát ở công viên… để bé tăng cường trao đổi chất với môi trường xung quanh.
3. Phát triển tinh thần
Giai đoạn 6 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng cho sự phát triển tinh thần của bé. Bé có thể tăng kỹ năng lưu nhận và ghi nhớ gấp 3 lần so với người lớn. Sau khi bé sinh ra, não bộ bắt đầu các hoạt động nhìn và ghi nhớ, thay vì chỉ nghe như lúc còn trong bụng mẹ. Bé sẽ bắt đầu “khám phá” thế giới bằng cách nghe và nhìn nhiều đồ vật, màu sắc, đối tượng khác nhau hơn.
Mẹ hãy chăm con tốt bằng cách giúp bé phát triển trí thông minh bằng những trò chơi đơn giản như đưa cho bé xem các đối tượng khác nhau, nói rõ ràng tên và màu sắc của đồ vật đó cho bé nghe, bé sẽ ghi nhớ rất nhanh. Ngoài ra, mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé, đọc truyện, đọc thơ, cho bé nghe nhạc để bé phát triển những kỹ năng về nghệ thuật, ngôn ngữ, logic…
♦11 điều khác không nên bỏ qua khi chăm con
1. Tiêm phòng
Tiêm phòng là việc cần thiết để bảo vệ con khỏi những căn bệnh nghiêm trọng như sởi, uốn ván, viêm gan. Có nhiều loại vắc-xin, có loại 3 trong 1, 5 trong 1, 6 trong 1… Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra loại vắc-xin phù hợp cho con mình.
Sau khi chích ngừa, nhiều bé có phản ứng lại với thuốc. Tuy nhiên, đa số các phản ứng này không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau một thời gian.
2. Khám định kỳ
Trước 2 tuổi, mẹ nên cho bé đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của bé cưng. Ngoài ra, các buổi kiểm tra này cũng giúp phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn để điều trị sớm.
3. Chuẩn bị khi đi đường
Nếu thường xuyên chở con trên xe máy, mẹ nên cho con đội nón bảo hiểm dành cho trẻ em. Đối với bé nhỏ hơn, nên sử dụng đai an toàn và miếng đệm trên xe.
Đối với những nhà di chuyển chủ yếu bằng xe hơi, mẹ nên chuẩn bị ghế riêng dành cho bé. Đặc biệt, không cho bé dưới 12 tuổi ngồi ở ghế trước. Nguyên nhân vì nếu lỡ có xảy ra tai nạn, khi túi khí an toàn bung ra, lực sẽ tác động và làm nguy hiểm đến bé. Nhiều trường hợp thạm chí có thể gây tử vong.
4. Chăm sóc răng từ sớm
Bạn nên dạy con chăm sóc và vệ sinh răng miệng ngay khi bé còn nhỏ, không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt. Hiệp Hội Nha Khoa khuyên các bà mẹ nên đưa con đến nha sĩ để khám răng của bé ngay từ khi con 1 tuổi và nên kiểm tra 6 tháng/lần.
5. An toàn là trên hết
Cất giữ thuốc và hóa chất độc hại tránh xa tầm với của bé.
Không nên rời mắt khỏi con dù chỉ một giây, đặc biệt là khi dẫn con ra khỏi nhà.
Thiết lập một khu vực an toàn cho bé trong nhà.
Ổ điện nên được bọc kín hoặc đặt xa tầm với của bé.
6. Môi trường không khói thuốc
Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản và hen suyễn nhiều hơn bình thường. Nguy hiểm hơn, tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh.
7. Thực phẩm lành mạnh
Trẻ dưới 2 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Các bé cần bổ sung chất béo để giúp não bộ phát triển hoàn chỉnh. Đến 5 tuổi, chế độ ăn của bé đã bắt đầu giống một người trưởng thành với trái cây, rau và ngũ cốc, ít đường, chất béo và tinh bột.
Bạn nên chăm con khoa học bằng cách cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm. Một chế độ ăn uống nghèo nàn có thể làm bé biếng ăn và suy dinh dưỡng. Bạn có thể cho con chọn lựa thực phẩm bé thích. Tuy nhiên, quyền kiểm soát cuối cùng vẫn nên là bạn.
8. Yêu thích vận động
Con nên vận động hoặc tập thể dục thể thao khoảng 60 phút mỗi ngày. Không chỉ bé, đây cũng có thể là giây phút gia đình cùng nhau vui chơi.
9. Chăm sóc da cho con
Bạn nên cho con tắm nắng thuờng xuyên, lúc 7 – 8 giờ sáng. Sau thời gian này, nếu phải đi ra ngoià đường, bạn nên cho con sử dụng kem chống nắng. Trẻ em trên 6 tháng có thể dùng kem chống nắng với SPF tối thiểu là 15. Ngoài ra, mẹ nên cho con mặc quần áo dài tay và đội nón khi đi ra ngoài, nhất là trong khoảng thời gian 11- 15 giờ.
10. Làm gương cho con
Trẻ con học được nhiều thứ từ cha mẹ của mình. Vì vậy, nếu muốn con phát triển khỏe mạnh, trước tiên bạn phải làm gương cho bé. Bạn nên đặc biệt chú trọng cách ăn uống, đi đứng, tập luyện của mình. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến bé cưng.
♦9 mẹo chăm con mà mẹ tuyệt vời phải biết
1. Nụ hôn chúc ngủ ngon
Khi bé buồn ngủ nhưng vẫn vặn người qua lại, mẹ có thể thực hiện chiêu hôn liên tục vào khoảng giữa hai lông mày. Có nhiều bé sẽ lăn ra ngủ trong vòng 30 giây đấy.
2. Mẹo giảm ngứa ngáy
Bệnh thủy đậu, eczema hay các bệnh ngoài da làm bé ngứa ngáy, khó chịu. Bạn xay bột yến mạch, đổ vào tất sạch cột lại, sau đó massage cho bé khi tắm. Đảm bảo bé sẽ dễ chịu hẳn.
3. Tiếng nước chảy
Bé yêu rất thích thú khi nghe thấy âm thanh từ nước. Khi bé quấy khóc, mẹ có thể để bé nghe tiếng nước chảy từ vòi, đặc biệt từ vòi hoa sen. Có khi bé còn cảm thấy buồn ngủ và ngủ quên nữa đấy.
4. Massage chân giảm ho
Khi bé bị ho, mẹ có thể massage vào lòng bàn chân bé trước khi đi ngủ để giúp bé ngủ yên hơn.
5. Đồ chơi
Mẹ có thể cho con thỏa sức tìm hiểu thế giới xung quanh qua đồ vật trong nhà như nồi niêu xoong chảo chẳng hạn.
♦5 lỗi các mẹ thường làm khi chăm sóc bé
1. Ngoáy tai cho bé
Ráy tai có nhiệm vụ đặc việt là giữ lại bụi bặm và ngăn ngừa vi khuẩn để bảo vệ ống tai và màng nhỉ. Khi lấy ráy tai cho bé, mẹ đã vô tình lấy đi “tường thành” bảo vệ tai của con.
Thật ra, 90% trẻ em không cần phải lấy ráy tai, vì ráy tai sẽ tự động bong tróc dần dần và theo ống tai chuyển động ra phía ngoài. Ngược lại, khi dùng tăm bông lấy ráy tai cho bé, có thể mẹ đã vô tình đẩy phần ráy tai vào sâu hơn.
Mẹo dành cho mẹ: Bạn có thể làm vệ sinh tai cho bé sau khi tắm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đặt tăm bông ngoài cửa tai và hơi nghiêng đầu bé, nước từ trong tai sẽ chảy ra, thấm vào tăm bông. Bạn nhớ giữ đầu bé chặt, vì nếu bé nghiêng hoặc giãy dụa, tăm bông có thể chọc sâu vào tai gây chảy máu.
2. Hút mũi
Ngay cả khi bé không bị nghẹt hay viêm mũi, nhiều mẹ rất cẩn thận, vẫn làm sạch mũi cho bé để ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp cho bé. Cách này có thể gây hại cho con đấy.
Nếu không có vấn đề gì, mũi của bé có khả năng ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật. Bình thường, mũi sẽ làm tốt vai trò của mình và mẹ không cần “hỗ trợ” đâu. Chỉ khi bé bị bệnh và nghẹt mũi, mẹ mới nên làm vệ sinh mũi cho bé, giúp bé đỡ khó chịu hơn.
3. Vệ sinh lưỡi
Khi cho bé uống sữa, nhiều mẹ nhận thấy lưỡi bé có những mảng bám màu trắng. Lúc này, nhiều mẹ liền làm sạch lưỡi cho bé. Thật ra, niêm mạc lưỡi bé rất mỏng và hành động này của bạn có thể làm bé trầy, xước. Thậm chí, bé có thể bị nấm trong miệng do mẹ sử dụng khăn để vệ sinh lưỡi cho bé. Cũng có nhiều trường hợp, khi lưỡi được làm “vệ sinh” quá sạch, bé lại trở nên biếng ăn.
4. Cắt tóc quá ngắn vào mùa hè
Tóc có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho trẻ, giúp ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp của da đầu với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, tóc cũng bảo vệ da đầu khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy, mùa hè, mẹ chỉ nên tỉa bớt một ít tóc cho bé đỡ nặng đầu và nóng nực. Đừng cạo trọc đầu của con mẹ nhé!
5. Giữ ấm khi bé bị sốt
Khi bé bị sốt, việc giữ cho bé ấm áp sẽ dễ làm thân nhiệt của bé tăng cao hơn. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ bé bị co giật khi sốt quá cao. Mẹ chỉ cần cho bé mặc quần áo mát mẻ và dùng khăn mát lau người cho con là được.
♦Nỗi lòng chăm con ốm
Một trong những “đầu việc” khó khăn khi làm mẹ là chăm sóc sức khỏe cho con. Nhất là khi bé bị ốm, bé đau một nhưng mẹ lại xót đến mười. Những lúc đứa trẻ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh cũng là lúc người mẹ tìm mọi cách để con mình khỏe hơn.
Không chỉ có những phút giây vui vẻ, hạnh phúc bên nhau, những khi chăm con ốm, các mẹ còn cảm nhận tình mẫu tử thật rõ rệt. Và hơn ai hết, người có thể chia sẻ những phút giây khó khăn này với mẹ chính là người bạn đời – cha của bé. Không ít nam giới còn cho rằng sinh con và nuôi con là nhiệm vụ của phụ nữ. Và khi con ốm, người cha chỉ ghé qua hỏi han một chút rồi lại bắt đầu công việc thường nhật trong khi mẹ sẵn sàng bỏ tất cả công việc để ở nhà chăm con. Người mẹ cần lắm sự sẻ chia, sát cánh của chồng để không chỉ giúp chăm sóc con khỏe hơn mà còn xua tan đi nỗi lo lắng và nuôi dưỡng tình cảm gia đình. Nếu không may, con bị ốm lâu ngày, các mẹ nên thảo luận cùng chồng thay phiên nhau cùng chăm con để mẹ không bị kiệt sức và công việc không bị ảnh hưởng. Bên nhau, cả gia đình sẽ có thể vượt qua được những lúc khó khăn.
Nhưng chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ, trên hết, các gia đình cần trang bị những kiến thức y tế cơ bản để kịp thời sơ cứu, xử lý và ứng phó với những sự cố xảy ra cho sức khỏe của con.
Tùy vào bệnh trạng cụ thể mà bác sỹ sẽ có phác đồ chăm sóc và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là vài điểm đặc biệt lưu ý mà các mẹ nên làm khi có con nhỏ hay ốm vặt.
1. Cho con uống nhiều nước
Bạn cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, súp, nước cháo muối, dung dịch oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
2. Không ép ăn
Khi trẻ bị ốm sẽ hay mè nheo và biếng ăn. Do đó, mẹ nên cho bé ăn những món ưa thích. Lúc này, việc chia nhỏ khẩu phần ăn trong thời gian con ốm cũng là một cách giúp con duy trì đủ dưỡng chất để cơ thể chống lại bệnh tật
3. Chiều con hơn ngày thường
Cơ thể bé lúc này rất mệt mỏi nên bạn có chiều bé hơn ngày thường một chút cũng không sao. Tuy nhiên, bạn không chiều con những việc không hợp lý như ăn kem lạnh nhằm tránh tạo thói quen vòi vĩnh của trẻ sau này.
4. Tăng cường đề kháng
Mẹ nên cho con uống nhiều nước cam, chanh… hoặc vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho bé.
5. Chuẩn bị đủ các loại thuốc sốt, tiêu chảy, ho…
Trong nhà luôn trang bị nhiệt kế, các loại thuốc sốt, ho… để khi con có dấu hiệu ốm là mẹ “xử lý” ngay.
6. Chế độ nghỉ việc chăm con ốm dành cho phụ nữ
Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có con dưới bảy tuổi ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế được hưởng chế độ khi con ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp sau:- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức.
Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Người lao động đủ điều kiện nêu trên, được hưởng chế độ khi con ốm đau gồm:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia sẽ được hưởng chế độ như trên.
Trong thời gian hưởng chế độ khi con ốm, người lao động được hưởng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Hồ sơ hưởng chế độ nghỉ việc chăm sóc con ốm gồm: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao)
♦Vừa chăm con tốt, vừa tranh thủ thời gian cho bản thân: Chuyện nhỏ!
Càng dành nhiều thời gian cho bản thân, càng có nhiều năng lượng và tâm trí thoải mái, bạn càng ít bực bội, căng thẳng, việc chăm con, chăm sóc gia đình cũng vì vậy mà tốt hơn. Ngoài ra, dành thời gian chăm sóc bản thân cũng là cách giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, đặc biệt trong những tuần đầu – khi bạn đang bị “bủa vây” bởi hàng tá những việc cần làm.
Không cần quá nhiều, chỉ cần dành riêng cho bản thân khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày, như vậy đã đủ để bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái và hạnh phúc hơn. Còn cần phải làm những gì ư? Để MarryBaby lên kế hoạch giúp bạn!
1. Rời xa con đôi chút – Tranh thủ được 5 phút
Bạn có thể để con tự chơi một mình khoảng 3-5 phút trong phạm vi quan sát. Cách này cũng giúp sớm rèn tính tự lập cho bé từ thuở còn thơ. Lúc bé đang chơi, mẹ có thể ướm mình với những trang phục đẹp, ngắm mình trong gương, lên kế hoạch cho công cuộc tút tát nhan sắc sắp đến, có thể là thay đổi kiểu tóc hay xăm lông mày chẳng hạn.
2. Tự massage hàng ngày: Thêm được 6 phút
Dựa vào thời gian biểu của bé, bạn sẽ biết được đâu là thời điểm bé chơi, bé ngủ, bé ăn. Tận dụng khoảng thời gian cố định đó để duy trì thói quen chăm sóc bản thân đơn giản, nhanh, gọn, lẹ, chẳng hạn như tự massage cho mình để thư giãn.
Massage chân: Ngửa lòng bàn chân, lấy tay xoay nhẹ tìm huyệt dũng tuyền và thất miên dưới lòng bàn chân. Sau đó lấy ngón tay ấn mạnh dần hai huyệt đó rồi thả nhẹ ra. Thực hiện 4-5 lần mang lại giấc ngủ sâu và ngon.
Massage cánh tay: Dùng 5 đầu ngón tay kéo mạnh từ đầu vai xuống tới cổ tay sao cho đầu ngón tay không cấn vào xương. Thực hiện khoảng 3-4 lần giúp thư giãn cổ rất hiệu quả.
Massage bàn tay: Ngửa lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh từ cổ tay kéo dần lên từng đầu ngón tay. Sau đó úp lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào cổ tay dưới, tiếp đến kéo mạnh lên đầu ngón tay, giữ chặt rồi thả nhẹ dần. Thực hiện 3-4 lần. Động tác này giúp máu lưu thông đều.
Massage vai: Ngồi thẳng, dùng hai đầu ngón tay giữa luồn qua sau, áp sát gáy. Sau đó ấn mạnh và xoay nhẹ nhàng. Tiếp theo kéo nhẹ hai bàn tay ra hai bờ vai. Thực hiện 4-5 lần giúp thư giãn cơ vai, giảm cứng cơ.
Massage cổ: Ngồi thẳng, dùng bàn tay phải đưa lên cằm, bàn tay trái nắm khuỷu tay phải. Tiếp theo dùng tay phải đẩy mạnh cằm về phía trái. Sau đó đổi bên. Thực hiện 4 lần. Động tác này giúp thư giãn cơ cổ, chống mệt mỏi.
Massage đầu: Dùng hai ngón tay giữa, xoay nhẹ tìm huyệt ở đầu chân mày. Sau đó dùng hai ngón tay miết nhẹ kéo dài về phía thái dương, dùng lực ấn mạnh. Thực hiện 3 lần. Động tác này giúp thư giãn thần kinh, giảm stress hiệu quả.
3. Đến lúc đọc rồi: Thêm được 10 phút
Hãy chăm con tốt bằng cách tạo cho trẻ thói quen đọc sách trước giờ ngủ. Bạn luôn chuẩn bị cho con một vài cuốn sách hay, thú vị. Mẹ cũng vậy, trong lúc con đọc sách, mẹ đọc truyện, đọc báo.
4. Thăng hoa cùng âm nhạc
Trẻ sau khi ăn luôn cảm thấy vui vẻ. Lúc này, bạn có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện, đặt con vào cũi, hôn con thắm thiết, sau đó để bé tự chơi với không gian quen thuộc của mình. Sau đó, gợi ý lý tưởng nhất dành cho bạn đó là nghe nhạc. Bạn mở một bản nhạc thư giãn yêu thích, nhắm mắt và tận hưởng không gian du dương, lãng mạn. Biết đâu đấy bé con cũng học được cách ngủ một mình nhờ tiếng ru dịu êm từ bản nhạc yêu thích của mẹ.
5. Sắp xếp thời gian khoa học: Thêm được khoảng 4 phút
Bạn sẽ không phải cuống cuồng lên tìm món này, món kia mỗi khi cần dùng đến trong lúc chăm con nếu luôn sắp xếp, tổ chức mọi thứ trong tầm tay. Bạn sẽ không phải mất ít nhất khoảng 4 phút tất bật vì những chuyện không đâu. Luôn chuẩn bị sẵn một túi đồ cần dùng khi đi ra ngoài với bé, đừng quên một thỏi son thêm sức sống cho gương mặt trong túi nhé. Bạn cũng nên trang bị một hộp đồ cứu thương nho nhỏ để phòng khi gặp những tai nạn vô tình nhé!
Dưới đây là danh sách 7 thứ bạn có thể bỏ qua khi mua đồ cho trẻ sơ sinh.
1. Bàn thay tã
Thực tế, mẹ chỉ cần một miếng lót có khả năng chống thấm đặt dưới mông bé là đủ để thay tã.
2. Nước giặt xả riêng cho bé
Trừ trường hợp bác sỹ có chỉ định riêng, bạn có thể dùng những sản phẩm giặt xả có hoạt tính nhẹ, thành phần tự nhiên có thể dùng cho cả nhà.
3. Nôi
Với nhiều bà mẹ chọn nuôi con bằng sữa mẹ, việc cho con ngủ riêng sẽ không tiện lợi bằng ngủ chung trên một chiếc giường lớn. Bạn có thể chọn một bộ nệm và gối chặn chuyên dành cho các bé ngủ chung giường cùng bố mẹ và bố trí cho bé một góc thật thoải mái. Tất nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến yếu tố an toàn khi bé ngủ cùng bố mẹ.
4. Video và thú nhồi bông
Trong những tháng đầu đời, đồ chơi tuyệt vời nhất của bé yêu chính là giọng nói và gương mặt của bạn. Hãy dành nhiều thời gian ở bên con, chơi cùng con thay vì để bé bị vây lấy trong một núi đồ chơi. Không gì thay thế sự tương tác trực tiếp giữa bố mẹ và con được.
5. Chăn đắp
Trong thực tế, những chiếc khăn quấn đã là đủ cho các nhóc mới sinh. Những chiếc chăn được dùng không đúng cách còn có thể khiến bé ngạt thở.
6. Giày
Các em bé không cần phải mang giày cho đến khi biết đứng và đi. Khi mua đồ cho trẻ sơ sinh, bạn chỉ cần bảo vệ chân bé bằng những đôi vớ khi đi ra ngoài là đủ.
7. Quần áo với họa tiết ngộ nghĩnh, đắt tiền
Đây là chiếc bẫy lớn nhất mà bạn khó cưỡng lại khi mua đồ cho trẻ sơ sinh. Nhưng bạn hãy tự nhắc bản thân rằng bé đang lớn lên với tốc độ “thần kỳ” và những bộ quần áo này không theo cùng bé lâu được.
Top những món không thể thiếu khi mua đồ cho trẻ sơ sinh
Bạn nên mua đủ những món dưới đây khi mua đồ cho trẻ sơ sinh:
1. Quần áo cho trẻ sơ sinh
Chắc hẳn mẹ cũng không quá bất ngờ khi quần áo trẻ sơ sinh luôn đứng đầu danh sách mua đồ cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhiều mẹ quan tâm là cần chuẩn bị bao nhiêu quần áo?
Trẻ sơ sinh cần thay rất nhiều quần áo mỗi ngày. Vì vậy, số lượng quần áo mẹ cần mua cho bé còn tùy thuộc vào việc bạn muốn giặt quần áo bao nhiêu lần trong ngày. Dưới đây là một số quần áo cơ bản mẹ cần chuẩn bị cho bé:
4-6 bộ đồ liền thân
4-6 bộ đồ liền thân dài
4-6 áo thun
2-4 quần dài
2 áo dài tay
1-2 nón cho bé
4-6 đôi vớ, bao tay
Lưu ý: Mẹ nên giặt quần áo trước khi cho bé mặc. Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, những hóa chất còn sót lại trên sợi vải có thể làm tổn thương da của trẻ.
2. Tã cho bé
Dù dùng tã vãi hay tã giấy, trung bình 1 ngày bạn cần thay tã cho bé 10-12 lần. Với những mẹ dùng tã giấy, thay vì mua một bịch tã lớn, mẹ có thể bắt đầu với những bịch tã nhỏ của nhiều nhãn hiệu khác nhau, sau đó lựa chọn loại phù hợp nhất cho làn da của bé cưng.
3. Bình sữa cho bé
Lưu ý chọn loại bình có thể khử trùng. Nếu mua bình nhựa, mẹ nên lưu ý kỹ thành phần nhựa và khả năng chịu nhiệt. Tránh mua bình sữa không rõ nguồn gốc.
4. Dụng cụ cắt móng
Trẻ sơ sinh cũng cần được cắt móng tay, chân thường xuyên. Và sẽ an toàn hơn nếu mẹ chuẩn bị sẵn một dụng cụ cắt móng chuyên dụng cho bé. Đây là một món đồ rất cần thiết cho quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Lưu ý điều này khi mua đồ cho trẻ sơ sinh, bạn nhé!
Lưu ý khi mua đồ cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ, khi mua đồ cho con, mẹ nên chú ý những điều sau:
Chất lượng là nhất: Chọn đồ có chất liệu an toàn, không chứa chất độc hại. Mẹ cũng nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, tốt nhất nên chọn sản phẩm của những nhãn hàng uy tín.
Lên danh sách vật dụng cần mua từ trước sẽ giúp hạn chế những đồ dùng dư thừa, không cần thiết, tránh lãng phí.
Tham khảo giá cả: Không phải những sản phẩm đắt tiền mới có chất lượng tốt. Nếu cẩn thận lựa chọn, mẹ vẫn có thể chọn được những sản phẩm có giá vừa phải nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Không mua quá nhiều, nhất là quần áo cho bé, bởi trẻ sơ sinh thường lớn rất nhanh.
Để tránh lãng phí, trước khi mua đồ cho trẻ sơ sinh, mẹ nên tính toán một khoản ngân sách, đồng thời lên danh sách những sản phẩm cần mua. Nếu còn tiền, bạn có thể tiếp tục cân nhắc đến một số đồ dùng cho bé khác.
Đối với trẻ mới sinh, không nên để cho bé nằm bú bình, kể cả nằm ngửa hay nằm nghiêng và không nên để cổ của bé ngửa hoặc gập cổ khi bú bình. Vì ở giai đoạn mới sinh, dạ dày của bé nằm ngang nên dễ bị sặc sữa. Tư thế cho con bú bình đúng là đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng mẹ, đỡ đầu bé bằng tay trái, đầu bé cao hơn phần thân từ cổ trở xuống giúp sữa dễ dàng chảy xuống đường tiêu hóa, tránh bị trào ngược.
Hướng dẫn cách cho bé nằm bú bình đúng cách không lo sặc sữa
1. Kiểm tra sữa và dụng cụ cho bú trước khi pha
Để đảm bảo bình sữa và núm ti luôn được vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng cẩn thận và ở tình trạng tốt nhất trước khi cho bé bú, mẹ phải thường xuyên kiểm tra. Đặc biệt là núm ti, nếu phát hiện có bất kì vết rách nào kể cả một vết nứt nhỏ, bạn cũng nên thay thế bằng chiếc mới. Vì trường hợp bé phải tiếp nhận một lượng sữa nhiều hơn bình thường, nguy cơ bé bị sặc sữa sẽ rất cao.
Nếu dùng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa và kiểm tra sữa không bị hỏng trước khi cho bé bú. Nếu bạn sử dụng sữa công thức, hãy lưu ý pha đúng hướng dẫn trên hộp sữa. Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa và cho con bú.
2. Kiểm tra nhiệt độ sữa và thao tác dốc ngược bình
Tốt nhất nên cho bé bú một bình sữa mát hoặc có nhiệt độ bằng với nhiệt độ căn phòng. Tuy nhiên, nếu bé cưng thích sữa ấm, bạn cũng có thể ngâm bình sữa trong chén hoặc dưới vòi nước nóng từ 1 đến 2 phút. Đừng dùng lò vi sóng vì có thể làm bé bị bỏng. Lắc đều bình sữa và nhỏ một hoặc hai giọt lên mu bàn tay để thử độ nóng. Lưu ý không thử ở cổ tay vì cổ tay chịu nhiệt tốt hơn mu bàn tay.
Trước khi cho trẻ bú, mẹ nên dốc ngược bình để kiểm tra tốc độ dòng chảy của sữa. Sữa trong bình chảy ra theo tốc độ mỗi giây một giọt, nếu nhanh hơn mẹ nên thay núm vú khác. Với những trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc chưa cứng cáp thích hợp với những núm ti loại nhỏ, tốc độ dòng chảy chậm.
3. Tư thế đúng khi cho trẻ bú bình
Hãy đảm bảo tư thế ngồi của mẹ thật thoải mái. Nên dùng khuỷu tay nâng đầu bé cao hơn so với phần còn lại của cơ thể, cầm bình sữa chếch một góc 45 độ so với miệng của bé. Cách làm này giữ cho núm ti luôn đầy sữa và ngăn bé nuốt phải không khí trong khi ăn đồng thời tốt độ dòng sữa cũng không quá nhanh.
Mẹ phải khéo léo giữ đầu bé luôn thẳng, hướng về phía trước. Đừng để bé ngọ nguậy hay nghiêng đầu quá nhiều. Việc nuốt sẽ khó khăn với bé nếu đầu bé trong tình trạng bị nghiêng ngả.
Nhiều mẹ bận rộn thường bảo nhau nên để trẻ sơ sinh nằm bú bình. Tuy nhiên, mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình không? Bạn tuyệt đối không cho trẻ bú bình khi đang nằm dù nằm nghiêng hay nằm ngửa vì trẻ có thể bị nuốt vào quá nhiều hơi hoặc bị sặc sữa. Không nên cho bú khi bé quấy khóc hoặc ngừng ngay nếu bé đang quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều vì như thế bé có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây trào ngược dạ dày.
4. Cho bé ngậm núm vú cao su đúng cách
Ngậm vú cao su đúng cách sẽ giúp bảo đảm rằng bé yêu bú đủ sữa và không nuốt phải khí thừa cũng như hình thành thói quen tốt khi bú sữa.
Trước tiên, mẹ cần dạy bé cách ngậm núm vú. Hãy chạm và đưa nhẹ núm vú từ phía môi dưới của bé lên phía mũi, điều này sẽ kích thích bé há rộng miệng. Sau đó, đưa núm vú vào trong miệng bé, hướng núm vú về phía vòm miệng của trẻ. Bé cần phải ngậm được toàn bộ phần đầu vú. Tuy nhiên, cần chú ý rằng đừng để bé cảm thấy căng thẳng hay khó chịu, nên nhẹ nhàng đặt núm vú phía trên, chứ không phải dưới lưỡi của bé.
Mẹ cũng phải để ý cách con bạn ti ngay từ những miếng đầu tiên. Nếu thấy bé bắt đầu phải nuốt chửng, hãy dừng cho con ăn. Dòng chảy sữa quá mạnh với nhịp độ bú của trẻ. Vì thế hãy mua một núm ti khác cho bé dù bạn đã lựa chọn rất cẩn thận. Một núm ti tốt là một chiếc phù hợp với bé nhất.
5. Luôn giữ cho núm vú đầy sữa trong khi trẻ bú bình
Hiện nay, trên thị trường, núm vú có rất nhiều kích cỡ khác nhau, mẹ nên chọn loại núm vú phù hợp với tháng tuổi của bé. Thông thường, núm vú đóng vai trò chính trong việc điều tiết lưu lượng sữa mà bé bú được.
Khi cho trẻ bú bình, luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ dễ bị nôn trớ. Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình.
6. Luôn theo dõi trong quá trình trẻ bú
Nếu bé đã ăn được một lúc và bắt đầu có dấu hiệu chán, ngậm ti, hãy dừng việc con bú bình lại. Sữa chảy quá nhiều trong khi bé không chịu nuốt sẽ dẫn đến sặc sữa.
Nếu bé khóc, hãy dỗ cho bé nín rồi mới tiếp tục vì nếu vừa ăn vừa khóc dễ khiến sữa lọt vào đường thở.
Trong lúc trẻ đang bú hoặc đang ngậm thức ăn trong miệng, không nói chuyện hoặc làm cho trẻ cười vì phản ứng của trẻ khi cười, nói sẽ làm thông đường thở trong lúc miệng bé vẫn tiếp tục tiếp nhận sữa. Bố mẹ vì thế không được lơ đãng dù chỉ một phút.
Trong khi bú, bé cần có thời gian nghỉ và có thể cần được vỗ ợ hơi để dễ tiêu hoá. Đặc biệt nếu bạn thấy con đang bú mà trở nên khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn.
Khi con nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, bạn giúp bé ợ hơi bằng cách bế trẻ thẳng lưng, áp đầu bé tựa lên vai bạn rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Cũng có thể đặt bé nửa ngồi nửa nằm sấp trên đùi bạn và vỗ nhẹ lưng. Bé có thể ọc một chút sữa nên bạn cần chuẩn bị trước khăn lau. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ợ hơi sau khi bú nên bé của bạn vẫn ổn nếu không có những biểu hiện này.
Trường hợp con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong. Không nên bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm. Hãy kiểm tra xem lỗ ở trên núm bình có quá to hay không, sữa chảy vào miệng trẻ quá nhiều và quá nhanh cũng có thể gây ra nôn, trớ.
Sau khi vỗ ợ hơi cho trẻ xong, hãy bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, cũng không đung đưa, rung lắc hay đùa giỡn với trẻ. Hãy đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác.
8. Lưu ý phần sữa thừa
Đừng quên bỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con đã bú xong. Với phần sữa công thức đã pha, nếu đã quá 2 tiếng không dùng đến, nên bỏ đi vì lợi ích sức khỏe của trẻ.
9. Tuyệt đối không ép trẻ bú bình
Mẹ nên biết rằng mỗi trẻ có nhu cầu riêng về lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Vì thế, nếu bé không muốn bú thêm, không nên ép vì như thế có thể khiến dạ dày của con quá tải, gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày.
[inline_article id= 129595]
10. Không để trẻ bú bình một mình
Tuyệt đối không để trẻ tự cầm bình bú một mình vì các tai nạn nghẹt thở cho sặc sữa có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Sau khi cho con bú xong, hãy luôn để ý tới các biểu hiện của trẻ.
Trường hợp không may trẻ đang bú hay ăn bị sặc thì ngay lập tức ngừng việc cho ăn, cho bú và sơ cứu ngay lập tức. Mẹ cần nắm vững các thao tác sơ cứu trẻ sặc sữa.
Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình cùng nhiều vấn đề liên quan. Trẻ bú bình sẽ tránh được nhiều nguy cơ bị sặc sữa, ợ hơi nếu mẹ cho con bú đúng cách đấy.
Với trẻ sinh non, thân nhiệt chưa ổn định và thích nghi được với môi trường bên ngoài. Trong thời gian đầu, trẻ có thể vẫn phải nằm trong lồng ấp với chế độ chăm sóc đặc biệt . Khi được trở về nhà, mẹ nên dùng phương pháp Kangaroo, áp trẻ vào ngực mẹ, da tiếp da để trẻ cảm thấy hơi ấm và tình yêu của mẹ. Càng được tiếp xúc nhiều với cơ thể của mẹ, trẻ càng khỏe mạnh hơn.
Các nhà khoa học Mỹ thuộc Stanford University phát hiện ra rằng, ở những trẻ thường xuyên được mẹ âu yếm, ôm ấp nồng độ hai kích thích tố progesteron và oksytocyna cao hơn hẳn so với các bé ít được mẹ âu yếm, ôm ấp. Các nhà khoa học gọi chúng là “Hoóc -môn của tình yêu”. Trong thời gian mới sinh, những kích thích tố này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh hoàn chỉnh. Việc được mẹ ôm ấp, yêu thương vì thế đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển, ổn định sức khoẻ của trẻ.
Quá trình chăm sóc trẻ sinh non sẽ vất vả, đòi hỏi sự kiên nhẫn và cũng như tình yêu thương từ bố mẹ.
Môi trường trong lành, sạch sẽ
Hệ miễn dịch của trẻ sinh non còn rất yếu. Vì thế, một môi trường trong lành là vô cùng quan trọng. Luôn giữ môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát. Với người chăm sóc trẻ phải luôn vệ sinh sạch sẽ tay cũng như bộ phận trực tiếp tiếp xúc với trẻ vì bé rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Không để những người mắc các bệnh về đường hô hấp tiếp xúc với trẻ. Không cho bé ở gần những nơi có mùi thuốc lá.
Vấn đề vệ sinh thân thể cho trẻ cũng vô cùng quan trọng, vì nếu không sạch sẽ, da trẻ còn non nớt dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Cần tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, xà phòng cho trẻ em, tắm nhanh, lau khô. Mùa đông nên xoa một lớp mỏng dầu parafin để giữ độ ẩm cho da khỏi mất nhiệt.
Luôn giữ ấm cơ thể trẻ
Đây điều vô cùng cần thiết vì trẻ sinh thiếu tháng dễ bị hạ thân nhiệt, khả năng giữ nhiệt kém. Ngay sau khi sinh, trẻ sinh non cần được ủ ấm, nhiệt độ trong phòng hợp lý là 27-30 độ, kín gió. Thân nhiệt của trẻ tốt nhất là 37 độ. Vì lúc này lượng mỡ dưới da của bé rất mỏng không thể giữ ấm cho cơ thể. Nó sẽ dẫn đến những nguy cơ về rối loạn chuyển, rối loạn hô hấp, thiếu ô xy và có nguy cơ xuất huyết não cao hơn bình thường.
Với những trẻ sinh thiếu tháng nên cho nằm trong lồng ấp, nếu không dùng lồng ấp thì ủ ấm cho trẻ theo phương pháp Kangaroo (đặt áp trẻ vào ngực mẹ để da tiếp da). Khi đó, nhờ vào thân nhiệt của mẹ, bé sẽ được ủ ấm vừa đủ và sẽ giúp mẹ biết được những nguy cơ có thể xảy ra khi bé có những dấu hiệu bất thường.
Trẻ cũng phải luôn được đội mũ và đi tất tay, tất chân. Cổ và bụng phải được giữ ấm. Chọn chất liệu vải mềm mại và an toàn để đảm bảo cho làn da non của trẻ.
Mát-xa luôn có lợi cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sinh non. Đây là liệu pháp rất cần thiết đối với trẻ sinh thiếu tháng. Người mẹ phải thường xuyên vuốt ve, xoa nhẹ toàn bộ cơ thể chúng, vừa mát xa vừa trò chuyện, hát cho cháu nghe những bài hát ru con đó là liệu pháp nuôi dưỡng các cháu sinh thiếu tháng được chỉ định. Khi được mát-xa, trẻ thiếu tháng sẽ cứng cáp hơn, hô hấp và hệ miễn dịchtốt hơn. Quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố qua da được đẩy mạnh. Cần lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi mát-xa cho trẻ.
Bổ sung dưỡng chất
Ngay khi bé vừa sinh ra thì chú ý đến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt hay các vitamin A, K1… để giúp bé tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật. Tuy nhiên, khi bổ sung các loại vitamin này cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dinh dưỡng cho trẻ
Nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng với trẻ sinh non đó chính là sữa mẹ. Khi trẻ bị sinh thiếu tháng, nhẹ cân thì ngay sau khi sinh cần tìm cách cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Vì các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ rất tốt cho trí não cũng như sự phát cơ thể của bé. Nếu được hưởng tối đa nguồn sữa non, trẻ sẽ tránh được bị vàng da. Ngoài ra, chất béo và canxi trong sữa mẹ còn rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, chức năng ruột được kích thích.
Trẻ sinh non sẽ ít bị nhiễm trùng, dị ứng, thiếu máu, viêm dạ dày, đường ruột nếu được cung cấp đầy đủ sữa mẹ. Sau khi trẻ về nhà, mọi hướng dẫn của các bác sĩ cần phải được tuân thủ để duy trì dinh dưỡng cho đến lúc trẻ được 9 tháng tuổi, cần thiết có thể kéo dài đến 12 tháng tuổi.
Chế độ ăn uống của trẻ sinh thiếu tháng phải đặc biệt chú ý, mọi dụng cụ dùng để cho trẻ em cần phải tuyệt trùng tuyệt đối. Đối với trường hợp sữa mẹ không đủ cung cấp cho nhu cầu cho trẻ mà phải dùng sữa ngoài, cần xem trẻ có bị dị ứng sữa không, có rối loạn tiêu chảy không… Việc dùng sữa cũng phải theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa để phù hợp.
[inline_article id=128077]
Theo dõi sát các biểu hiện của trẻ hằng ngày
Hầu hết các hệ cơ quan của bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân chưa phát triển hoàn thiện rất dễ bị tổn thương nếu được chăm sóc không đúng cách. Những tổn thương khi bé sinh non thường dễ nhận thấy nhất là: Hội chứng suy hô hấp, sự ngừng thở tạm thời, xuất huyết não thất, động mạch hở, hoại tử ruột, bệnh võng mạc do sinh non, bệnh vàng da, bệnh thiếu máu, bệnh phổi mãn tính và nhiễm trùng.
Nhịp thở, màu sắc da, tiêu hóa (số lượng ăn trong ngày, dịch nôn, mầu dịch nôn, số lần ỉa, tính chất phân, bụng trướng hay không, thóp, thân nhiệt, cân nặng). Những điều này rất quan trọng đối với công tác chăm sóc trẻ sinh non . Vì thế, bố mẹ nên theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé, nếu có khác thường cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị kịp thời.
Phương pháp Kangaroo được áp dụng theo ý tưởng những chú kangaroo chăm sóc con bằng cách ôm bé da tiếp da, đặt con trong túi phía trước ngực mẹ. Ngày nay, phương pháp này đã được ứng dụng hầu như trên toàn thế giới vì những lợi ích sức khoẻ mang lại cho trẻ sinh non và được công nhận là phương pháp mang đầy tính nhân bản, con được nằm trong vòng tay, hơi ấm của mẹ.
1/ Lợi ích khi chăm trẻ sinh non bằng phương pháp Kangaroo
– Trẻ sẽ ngủ yên, ít khóc, ít mệt hơn và nhận biết môi trường xung quanh. Chu kỳ ngủ của bé sẽ được điều chỉnh phù hợp, bé ngủ ngon hơn và có thể thức giấc để bú mẹ.
– Giúp kiểm soát, ổn định được nhiệt độ của trẻ. Theo đó, thân nhiệt của trẻ sẽ luôn được duy trì ổn định ở mức 37 độ C nhờ vào nhiệt độ từ người mẹ. Điều này sẽ giúp cho trẻ tránh được những cơn ngừng thở sinh lý; làm oxy trong máu tăng độ bão hòa; giúp điều hòa nhịp tim
– Bé ít có nguy cơ bị hạ đường huyết
– Tránh được tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh và trào ngược dạ dày -thực quản vốn là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ sinh non.
– Giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
– Khớp háng ở tư thế dạng, giúp giảm trật khớp háng.
– Tiếp da với mẹ giúp bé bớt đau hơn nếu phải trải qua những thủ thuật y khoa gây đau.
– Hệ miễn dịch của bé phát triển và thích nghi với những vi khuẩn từ cơ thể mẹ hơn là những vi khuẩn trong môi trường bệnh viện.
– Giúp não và thể chất của bé phát triển, tăng khả năng nhận thức, vận động tốt hơn.
– Giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật.
– Bé sẽ được ngửi mùi của mẹ, nghe tiếng mẹ nói, cảm nhận được từng chuyển động của mẹ, kích thích bé tìm vú mẹ và dễ bú mẹ hơn.
– Việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ dễ dàng hơn. Nhờ phương pháp này, một lần nữa lợi ích sữa mẹ lại được đề cao và đánh giá đúng về những gì nó có thể mang lại cho sức khỏe và trí tuệ của một đứa trẻ.
– Ngoài những lợi ích về sức khỏe kể trên, phương pháp này còn thắt chặt thêm mối liên kết mẫu tử để người mẹ có thêm động lực tiếp nhận những khó khăn sắp tới trong việc chăm sóc con. Giúp mẹ tự tin, giảm lo lắng sợ hãi, giảm trầm cảm.
[inline_article id=128077]
2/ Mẹ nên thực hành phương pháp Kangaroo như thế nào?
– Chăm sóc con theo kiểu Kangaroo phải bám sát theo 3 nguyên tắc. Đầu tiên, da phải kề da 24/24 và càng kéo dài càng tốt. Thứ hai, em bé phải hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ. Thứ ba, thường xuyên massage cho trẻ trong quá trình chăm sóc.
– Phương pháp Kangaroo đòi hòi người mẹ phải được cho bé da tiếp da nhiều giờ liền đặc biệt là giai đoạn sau sinh. Thông thường, bé sẽ được ủ trong một chiếc địu bằng vải thun co giãn tốt và nằm sát vào ngực mẹ hoặc người thân trong gia đình. Bên ngoài, người mẹ vẫn mặc áo bình thường. Mẹ nên thực hiện tư thế đúng phương pháp như sau:
Bế trẻ bằng một bàn tay nâng dưới cổ và lưng trẻ, tay kia bế nâng phần mông của trẻ.
Nâng nhẹ phần dưới cằm để giữ đầu, cổ trẻ không bị gập xuống làm cản trở đường thở của trẻ.
Đặt trẻ lên ngực trần của mẹ, nằm sấp giữa hai bầu vú mẹ ở tư thế thẳng đứng với ngực kề ngực, đầu trẻ nằm quay về 1 bên. Đặt 2 tay trẻ ôm phía trên và hai chân rút vào phía bên dưới 2 bầu vú mẹ, giống tư thế con ếch.
Một tay giữ đầu, tay kia đưa hai bàn chân trẻ ra khỏi phần dưới áo Kangaroo, rồi kéo phần trên của áo đến ngang tai trẻ.
Đổi tay giữ đầu, kéo áo cho hoàn chỉnh. Sau cùng kéo phần dưới áo phủ xuống hai bàn chân trẻ.
Hạn chế tối đa quần áo, tã lót cho trẻ trong quá trình thực hiện phương pháp. Người mẹ cần mặc một cái áo địu bằng vải chun giãn để giữ trẻ luôn ở vị trí kangaroo và tránh di động đầu và cổ bé.
Mẹ trở thành một lồng ấp tự nhiên cho con 24/24 giờ. Duy trì tư thế này suốt nhiều giờ liền cả ngày và đêm, trừ những lúc vệ sinh. Ngay cả khi trẻ muốn bú, mẹ muốn ngủ cũng phải giữ nguyên tư thế này. Do đó, người mẹ muốn được nghỉ ngơi, tắm rửa phải cần đến sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình sao cho đảm bảo bé luôn được ủ ấm trong tư thế này.
Ngoài mẹ, thì bố hoặc người thân trong nhà như ông bà có thể thay nhau chăm sóc bé. Mẹ cũng có thể đi lại cùng với con trong túi kangaroo và làm một số việc nhẹ nhàng.
Khi trẻ đã đạt đến cân nặng của một đứa trẻ bình thường có thể giảm bớt thời gian bế bồng.
[inline_article id=128201]
– Tuy nhiên, phương pháp Kangaroo không được áp dụng với tất cả trẻ sinh non. Ở nhiều nơi trên thế giới, các bệnh viện chỉ thực hiện Kangaroo với những bé có tình trạng lâm sàng khá tốt, có khả năng bú mẹ và nuốt, không rối loạn về hô hấp, tim mạch.
Tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế, việc vệ sinh tai cho trẻ nếu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thính giác của bé. Nhưng vệ sinh tai cho bé như thế nào mới đảm bảo an toàn và sạch sẽ? Đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây, mẹ nhé!
1/ 90% trẻ em không cần lấy ráy tai
Ráy tai được hình thành từ những tế bào chết, mồ hôi, bã nhờn do các tuyến trong ống tai tiết ra. Ráy tai có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Hầu hết các trường hợp ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài. Vì vậy, khi vệ sinh tai cho bé, mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai. Chỉ cần làm sạch vành tai và phần ống tai ngoài cùng là đủ.
2/ Vệ sinh tai cho bé: Khi nào tốt nhất?
Trong quá trình tắm cho bé, mẹ có thể kết hợp việc vệ sinh tai, bởi lúc này tai bé đã ướt sẵn và phần ráy tai cũng mềm, dễ lau chùi hơn. Mẹ dùng khăn mềm thấm nước ấm nhẹ nhàng lau vùng vành tai, tập trung vào những phần có nếp gấp. Sau đó, xoắn nhẹ góc khăn và lau vùng ống tai phía ngoài. Nên vệ sinh tai lúc bé đang thoải mái, tránh những lúc bé quấy khóc hoặc đang khó chịu.
3/ Có nên dùng tăm bông cho trẻ?
Hầu hết các mẹ đều có thói quen sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không an toàn cho bé đâu mẹ nhé!
Vùng da bên trong tai của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh. Vì vậy, chỉ cần tăm bông hơi cứng hoặc mẹ lỡ hơi mạnh tay, bé cưng cũng có thể bị đau. Thậm chí, nếu tăm bông bị đưa vào quá sâu trong tai, bé có nguy cơ bị thủng màng nhỉ. Ngoài tăm bông, mẹ cũng không nên sử dụng những dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn hoặc bằng kim loại.
4/ Dùng nước vệ sinh tai
Trong trường hợp ráy tai không tự bong ra ngoài, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Để bé nằm nghiêng một bên, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé, ngày nhỏ vài lần cho tới khi ráy tai mềm và tự bong ra ngoài. Mẹ cũng có thể sử dụng loại nước chuyên dụng để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ, có tác dụng làm sạch ráy tai, tuy nhiên những sản phẩm này chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam.
Ở các nhà thuốc hiện tại có bán nhiều bộ sản phẩm để vệ sinh tai cho trẻ, bao gồm nước nhỏ tai và dụng cụ để lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên tự ý mua và sử dụng những sản phẩm này. Nếu ráy tai đóng quá nhiều hoặc cứng, không tự bong ra, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn, đúng cách
Ẵm bé yêu ngay sau khi con chào đời càng sớm càng tốt. Thật tuyệt vời khi được kết nối với bé, đặc biệt là khi bạn có thể cởi áo ngoài ra để da bé có thể tiếp da bạn, đồng thời cũng giúp bé nhận biết được mùi quen thuộc của bố. Nhưng tất nhiên mẹ vẫn là người bế bé trước nhé!
2/Kiểm tra dị tật dính thắng lưỡi
Yêu cầu bác sỹ hay bà đỡ kiểm tra xem bé có bị dính thắng lưỡi hay không. Bởi dị tật này thường xảy ra ở 1/20 trẻ sơ sinh và khiến cho việc bú mẹ của các bé trở nên khó khăn hơn. Vậy nên hãy để con bạn được kiểm tra càng sớm càng tốt và để mắt đến bé trong vài ngày tới.
3/ Tặng quà cho người vừa “lên chức” mẹ
Mua tặng người bạn đời của mình một món quà và một tấm thiệp thật chu đáo sau khi con chào đời. Bạn sẽ muốn nói lời cảm ơn sau bao nhiêu thứ cô ấy đã phải trải qua. Dây chuyền, nhẫn hay vòng tay được chạm khắc là những sự lựa chọn sáng suốt đấy!
4/ Chụp hình kỷ niệm
Chụp vài tấm hình và quay phim lại những những tiếng đầu đời của bé. Nếu bạn không có một cái máy ảnh hay máy quay xịn nào thì dùng điện thoại thông minh quay lại cũng được. Những kỷ niệm này là vô giá, đặc biệt là khi vợ chồng bạn xem lại chúng vào những năm tháng sau này.
5/ Thông báo tin vui
Quyết định xem ai sẽ là người bạn thông báo tin vui này và ai sẽ là người biết tin trước, ai biết tin sau. Thông thường thì bạn bắt đầu với cha mẹ, anh em, cô chú trước khi báo tin với bạn bè và những gia đình quen biết khác. Nếu bạn có thể đảm nhận nhiệm vụ này, vợ bạn chỉ cần phải tập trung và việc chăm bé thôi, tránh cho cô ấy phải trả lời một đống tin nhắn và email từ mọi người.
Tuy chưa biết nói, bé vẫn luôn cần mẹ lắng nghe mình. Việc lắng nghe và hồi đáp những tín hiệu từ bé, bao gồm cả dấu hiệu thèm ăn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và xã hội của bé.
Tuy có rất nhiều cách ăn dặm khác nhau: ăn bột nghiền, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy… nhưng mục tiêu chung vẫn là bổ sung dinh dưỡng, tạo cho bé niềm yêu thích với những món ăn mới. Do đó, khi cho bé ăn dặm, mẹ hãy để ý những dấu hiệu dưới đây để tránh việc cho con ăn không đúng lúc, cho con ăn quá nhiều dẫn đến bé không còn hứng thú với thực phẩm.
Dấu hiệu đói bụng
-Đập đồ chơi và tỏ ra bực tức, cáu bẳn.
-Dùng âm thanh, từ ngữ, cử chỉ đôi tay để gây sự chú ý của mẹ nhằm thông báo rằng “con đói bụng”.
-Háo hức tìm thức ăn để bỏ vào miệng.
-Các bé lớn sẽ diễn tả những loại thức ăn cụ thể bằng từ ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ.
-Bé khóc hoặc la hét.
Dấu hiệu no
Cùng với nỗ lực để trở nên độc lập, bé sẽ tỏ rõ cho mẹ biết rằng mình đã ăn xong và muốn rời đi. Bé sẽ thay đổi thái độ, giảm dần hứng thú sau mỗi thìa thức ăn. Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu no bụng này. Chỉ cho bé ăn khi đói để bé cảm nhận trọn vẹn vị ngon của thực phẩm. Một số dấu hiệu giúp mẹ “đọc” được thông điệp no bụng của bé bao gồm:
-Quay đi chỗ khác hoặc lắc đầu thay cho việc nói “con không ăn nữa” hoặc “con ăn xong rồi”.
-Nghịch hoặc ném thức ăn. Khi bé không muốn ăn nữa, thức ăn sẽ biến thành đồ chơi và bé muốn thỏa sức nặn, nhào, ném những món “đồ chơi” này tứ tán.
-Các bé lớn cũng biết lấy tay che miệng hoặc che mặt.
-Khoanh tay lại nhằm tỏ ý phản đối nếu mẹ cố gắng cho bé ăn thêm.
-Nhai rất chậm và tỏ ra lơ đãng, không còn nhìn chằm chặp vào thức ăn nữa.
-Bé lè thức ăn ra, ngay cả những món mà bé thích nhất cũng vậy.
Khi nhận biết được và tôn trọng những tín hiệu đói, no của bé, mẹ sẽ thấy rằng mỗi bữa ăn đối với bé chính là một niềm vui không thể chối từ. Đồng thời, mẹ cũng tìm thấy niềm vui cho chính mình mỗi khi cho con ăn.