Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

40 bí kíp chăm con các ông bố tương lai cần biết

Nào, bạn còn đợi gì mà chưa bắt đầu đọc thật kỹ những bí kíp chăm con vô cùng hữu hiệu dưới đây:

1/ Đừng có mua máy hâm sữa. Chúng hoàn toàn vô tích sự. Hãy thả bình sữa vào một tô nước nóng trong vài phút là được rồi.

2/ Bạn có thể không cần mua tấm lót thay tã di động. Sau khi được luyện tập nhiều thì bạn sẽ thay tã cho bé cực nhanh trong chưa đến 10 giây.

3/ Cho hai bé sinh đôi uống sữa cùng một lúc. Nếu một bé đang ngủ và bé kia thì đang thức đòi ăn, hãy đánh thức bé đang ngủ dậy cho dù bạn có phải mở tung cửa sổ cho nắng trưa chiếu vào nhà. Làm nhiều việc cùng một lúc sẽ giúp ích cho bạn đấy.

Ông bố tương lai chăm con
Không chỉ những người mẹ trẻ hồi hộp, mà những người bố trẻ cũng có nhiều lo lắng không kém khi chăm con

4/ Dù như thế nào cũng phải tuân theo thời gian biểu chăm con hàng ngày. Vì điều này có thể cứu vớt cuộc đời bạn và có khi là cả cuộc hôn nhân của bạn ấy chứ!

5/ Nếu bạn phải đi công tác, chỉ đặt vé cho những chuyến bay thẳng cho dù nó đắt đỏ như thế nào.

6/ Vợ chồng bạn có thể thay nhau cho bé ăn. Ít nhất việc làm này có thể cho phép bạn ngủ liên tục được 4 tiếng trong đêm, tất nhiên là nếu bạn may mắn.

7/ Luôn luôn đặt lịch khám với bác sỹ vào sáng sớm để tránh tình trạng chen chúc trong phòng chờ đầy vi trùng ở bệnh viện cùng với con nhỏ.

8/ Máy làm ấm khăn cho bé là một thứ vớ vẩn để bạn phí tiền vào. Tất cả những gì cái máy này có thể làm là sấy khô cái khăn, kết quả cuối cùng mà bạn có là một cái khăn khô dễ rách. Hơn nữa, một cái khăn mát sẽ khiến bé tỉnh táo hơn, như vậy bạn sẽ dễ dàng hơn khi cho bé ăn.

9/ Hãy chấp nhận sự thật là bây giờ thì bạn sẽ phải tiếp xúc với đủ thứ nước dãi hay chất thải đủ kiểu của bé rồi. Và bạn không còn bận tâm đến chúng nữa.

10/ Bạn sẽ không còn thấy mấy bãi nôn của bé ghê nữa.

11/ Đừng bao giờ để bé nôn trớ mà không để sẵn một cái khăn trên vai, đặc biệt là khi bạn đang mặc đồ đi làm.

12/ Vào lúc này thì giấc ngủ là thứ xa xỉ mà bạn chẳng đủ tiền để mua.

13/ Học cách ngủ khi mà bé đang ngủ, bất kể lúc này là mấy giờ. Nghiêm túc đấy, cho dù bạn chỉ có thể chợp mắt trong 20 phút ở trên đi văng thì vẫn cứ tranh thủ đi nhé.

14/ Đừng cho bé ngủ trên giường cho đến khi bé xin được ngủ ở đó, hoặc là chiếc nôi bây giờ đã không còn an toàn cho bé nữa.

[inline_article id=119667]

15/ Đừng giữ trẻ sơ sinh trong phòng bạn quá lâu. Chuyển bé vào phòng ngủ riêng trước khi bé trở nên thoải mái và quen ở phòng bạn.

16/ Đừng để bé ngủ cả đêm trên giường của vợ chồng bạn. Có rất nhiều lý do để không làm điều này, cho dù bạn có nghĩ rằng nó sẽ giúp bạn ngủ được nhiều hơn. Không có đâu! Chưa kể nó cũng chẳng giúp ích nhiều đối với cuộc hôn nhân của bạn.

17/ Lắp các thiết bị bảo đảm an toàn cho trẻ trước khi đưa bé về nhà. Sau đó bạn có thể mời bạn bè, các gia đình có con nhỏ đến chơi và xem thử đám nhóc có thể phá khóa mấy cái tủ hay mở được cái cửa nhỏ dưới chân cầu thang hay không. Hy vọng là không!

18/ Đừng bao giờ quên mua bảo hiểm sức khoẻ cho bé. Thực ra thì bạn nên mua ngay bảo hiểm cho bé vào ngày bé ra đời cơ. Hãy gọi cho công ty bảo hiểm của bạn và thêm em bé vào. Hãy nghĩ tới nó như là nhiệm vụ đầu tiên của bạn với cương vị một ông bố. Nó có thể giúp bạn rất nhiều nếu như có chuyện gì đó xảy ra. Đừng có quên bí kíp chăm con này nhé!

19/ Nếu bạn có khả năng chi trả, nên giữ cuống rốn của bé ở ngân hàng cuống rốn trẻ sơ sinh.

20/ Bạn sẽ chẳng có thời gian đâu mà đi tập gym, vậy nên cứ chuyển thẻ thành viên sang chế độ chờ trong vài tháng tới nhé.

21/ Bắt đầu hỏi bạn bè, người thân hay hàng xóm của bạn xem có biết ai giữ trẻ không… Bởi đôi khi sẽ mất nhiều tháng, hay ít nhất là một năm để bạn có thể tìm được ai đó mà bạn thật sự tin tưởng để giao thiên thần nhỏ nhà bạn cho họ chăm sóc.

22/ Hãy thông cảm với tâm trạng thất thường của vợ mình. Cơ thể cô ấy đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn, vậy nên nếu cô ấy có hay hờn dỗi hoặc nhạy cảm quá mức, cứ nhường nhịn cô ấy đi.

23/ Nếu bạn có kỳ nghỉ phép để chăm bé mới sinh thì hãy tận dụng nó ngay, dùng nó để gắn kết tình cảm với vợ con mình. Dùng khoảng thời gian này để cùng thống nhất với nhau một lịch hoạt động hiệu quả cho gia đình mới của bạn. Đôi khi những cuộc nói chuyện khuya, khi cả hai vợ chồng đều thiếu ngủ trầm trọng lại là một trong những kỷ niệm vô giá nhất đấy.

Thay tã cho con
Quấn tã cho con cũng là việc bố cần phải học và thực hành cho nhuần nhuyễn đấy!

24/ Học cách quấn tã cho bé.

25/ Học cách nói chuyện bằng giọng em bé và làm mặt xấu. Bạn sẽ chẳng thèm quan tâm thiên hạ để ý đến mình nếu như nó có thể làm cho con mình cười.

26/ Luôn luôn giữ một núm vú giả dự phòng ở trong túi.

27/ Cho bé tiếp xúc với nước (trong bồn tắm, chậu rửa hay bể bơi). Nhưng đừng có tới bãi biển nơi có bao nhiêu là cát, rồi nắng chói chang, sóng biển,… Bạn nên đợi cho bé lớn hơn một chút rồi hãy đưa bé đi.

28/ Mua xích đu trẻ em cho bé.

29/ Mua xe tập đi cho bé.

30/ Mấy cái chuông xinh xinh vẫn thường treo trên nôi của bé thực sự có ích.

31/ Để cún cưng trở thành một phần trong gia đình mới của bạn. Mang về nhà vài chiếc chăn bé đã từng đắp trước khi bạn đón bé về từ bệnh viện. Để cún cưng ngửi và làm quen với mùi của bé. Khi bé đã về nhà, giới thiệu cả hai với nhau theo một cách an toàn nhất. Nhớ là thú cưng của bạn cũng cần thời gian để thích nghi với việc toàn bộ sự chú ý của chủ bây giờ chỉ tập trung vào cục cưng nhỏ xíu với cái mùi mới tinh ở trong góc nhà kia thôi.

32/ Chừa chỗ trong tủ lạnh để chứa toàn bộ sữa mẹ vừa được bơm ra. Nhớ là phải thật nhiều chỗ trống nhé.

33/ Đề nhãn rõ ràng cho những bình nào chứa sữa mẹ. Bạn sẽ mắc cái sai lầm này một lần thôi.

34/ Khi bạn mở máy tính để đăng mấy tấm ảnh của thiên thần nhà mình trên facebook, tiện thể bạn cũng nên mở một quỹ tiết kiệm giáo dục cho bé luôn trước khi nó trở thành một trong những việc bạn dự định làm nhưng mãi mà chẳng thực hiện được.

35/ Giữ bé làm quen với môi trường ở nhà trong một khoảng thời gian, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn chẳng muốn bé tiếp xúc với cả đống vi trùng ngoài kia đâu. Giữ bé ở trong nhà chỉ là tạm thời, bạn chỉ muốn cho bé có thêm thời gian để cứng cáp hơn trước khi cho bé nếm trải cái lạnh thực sự.

36/ Luôn quan tâm đến vợ bạn nhé. Nhắc cô ấy rằng cô ấy vẫn rất xinh đẹp và bạn yêu cô ấy rất nhiều. Vợ bạn có thể không cảm nhận thấy điều này ngay lúc đó nhưng những điều bạn nói ra sẽ giúp cô ấy cảm thấy vui hơn cho dù cô ấy cứ luôn miệng phủ nhận nó.

37/ Đừng chỉ chụp ảnh mà hãy quay cả phim. Và viết nữa. Đó là cách lưu giữ kỷ niệm giữa 2 bố con rất tuyệt vời đấy!

38/ Vợ chồng bạn cảm thấy mệt mỏi, quá tải, kiệt sức và chẳng còn nhận thức được mình đang làm cái quái gì nữa. Hãy kiên nhẫn với nhau bạn nhé. Cùng nhau học hỏi thôi, chẳng ai có mọi câu trả lời cả và mỗi đứa trẻ lại rất khác biệt.

[inline_article id=72022]

39/ “Đau chân tuổi đang lớn” là có thật, vậy nên khi bé tỉnh dậy và nói rằng chân bé rất đau vào lần thứ 6 trong đêm, đừng phớt lờ cơn đau của bé.

40/ Trên hết, luôn nhớ rằng, đây chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời bạn. Cố gắng lên. Nuôi con là một trải nghiệm vừa đáng sợ nhưng cũng rất tuyệt vời trong cuộc đời bạn đấy

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

[INFOGRAPHIC] 4 lưu ý quan trọng khi chăm bé mới sinh

Dù đã tham khảo rất nhiều thông tin nhưng chắc hẳn mẹ sẽ vẫn còn nhiều lúng túng khi lần đầu chăm sóc bé mới sinh. Chăm con như thế nào là tốt nhất? Mẹ có đang bỏ qua bước qua bước quan trọng nào? “Ngâm cứu” kỹ những lưu ý sau mẹ nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh rất cần được mẹ nâng niu chăm sóc

1/ Tắm cho bé sơ sinh: Không phải nhiều là tốt!

Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày. Đặc biệt, trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, bé cũng không có hoạt động nào đáng kể để khiến cơ thể bị bẩn. Ngược lại, việc tắm quá thường xuyên lại dễ khiến da bé sơ sinh bị khô, rát.

Tuy không cần tắm nhiều, nhưng mẹ nên thường xuyên lau tay, mặt, rốn và bộ phận sinh dục của con mỗi ngày nhé!

2/ Thường xuyên thay tã cho bé

Tiếp xúc với tã bẩn trong thời gian dài là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị hăm tã. Vì vậy, đừng để con bị “bao” trong tã bẩn quá lâu mẹ nhé!

3/ Cho bé bú mẹ

Gần như là bản năng của người phụ nữ, nhưng nhiều mẹ cũng không tránh khỏi sai lầm khi cho con bú. Nếu vẫn không chắc mình đang cho bú đúng cách, mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Cách cho con bú chuẩn không cần chỉnh.

4/ Giữ thân nhiệt chuẩn

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường bên ngoài. Đặc biệt, những bé sinh non, không có đủ lớp mỡ dưới da để cách nhiệt, thân nhiệt rất dễ bị hạ, thậm chí trong ngày hè oi ả.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý những trường hợp thân nhiệt bé tăng cao hơn bình thường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé cưng đang có vấn đề về sức khỏe. Tùy từng trường hợp, mẹ sẽ đưa ra những bước xử lý phù hợp.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm infographic dưới đây, vừa rút gọn những thông tin quan trọng, vừa bật mí cho mẹ thêm vài bí quyết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn.

Lưu ý khi chăm sóc bé mới sinh
Với những lưu ý sau, việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 mẹo hay cho bố khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Tay chân lóng ngóng, vụng về, bố lo lắng mình sẽ làm tổn thương “thiên thần” mỏng manh của mình. Đây là nỗi lo của phần lớn các ông bố lần đầu được lên chức. Yêu con và muốn san sẻ công việc chăm con với vợ, các ông bố không thể bỏ qua bài viết sau đây!

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé yêu dễ dàng hơn với 5 lưu ý quan trọng sau, bố ơi

1/ Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Các ông bố trẻ, tuyệt đố đừng bao giờ ngắt đi đoạn rốn còn thừa của bé cưng nhé! Động tác này có thể làm chảy máu và gây hại cho lớp da bên dưới đang hình thành lỗ rốn. Tốt nhất, bố nên để rốn tự khô, chuyển sang màu đen và rụng sau khoảng 7-14 ngày. Vết thương sẽ lành trong 7 ngày tiếp theo.

2/ Thóp trẻ sơ sinh: Không cần quá lo!

Bé yêu sẽ có các khoảng da mềm ở phần đỉnh đầu, gọi là “thóp”. Đó là nơi xương sọ của trẻ chưa nối liền nhau. Dĩ nhiên bố nên hành động thật nhẹ nhàng, nhưng đừng lo lắng về việc chạm vào hay lau rửa vùng này, vì còn có một lớp màng cứng cáp bên dưới da đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ não bộ rồi nhé!

[inline_article id=82806]

3/ Khi bé cưng cũng “nổi mụn”

Sau khi chào đời, cục cưng của bố có thể sở hữu gương mặt lấm tấm mụn một thời gian ngắn sau, thường gọi là “mụn sơ sinh”. Những nốt mụn đỏ và mụn đầu trắng đều vô hại, và sẽ tự nhiên tan biến nếu bố siêng rửa mặt cho con bằng nước sạch mỗi ngày. Bố nên tránh dùng dầu và lotion (vì thường không có hiệu quả) đồng thời liên lạc với bác sĩ nếu hiện tượng nổi mụn không chịu biến mất sau vài tuần.

4/ Chăm sóc trẻ sơ sinh : Đừng lơ là phần da dưới cằm bé!

Chấm nhẹ kem vào phần da dưới cằm của bé. Cách này sẽ giúp ngăn cơn đau hình thành do mồ hôi chảy tụ về các nấp gấp da trên cổ. Tình trạng này rất thường gặp ở những trẻ nhỏ chưa thể ngẩng đầu lên.

5/ Cắt móng tay cho bé

Tuy nhỏ nhưng bố không thể bỏ qua bước cắt móng tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh đâu nhé! Thường xuyên cắt móng tay cho bé sẽ giúp trẻ không thể tự cào cấu và làm trầy xước mặt mình. Các đầu móng tay của bé thường sắc bén và dài ra rất nhanh, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ. Bố nên dùng kéo dành riêng cho trẻ (với phần mũi kéo tròn) để giúp bé giữ vệ sinh và an toàn cho cục cưng nhà mình.

[inline_article id=107585]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Tranh thủ” tình cảm của con: 5 mẹo đơn giản cho bố

Ngay từ lúc mới chào đời, bé sơ sinh đã có bản năng tìm kiếm và nhanh chóng trở nên thân thiết với mẹ. Điều này có thể khiến nhiều ông bố ghen tỵ và cảm thấy mình bị ra rìa. Nếu cũng đang ở trong tình cảnh này, bố có thể thử 5 cách sau đây. Bé cưng sẽ nhanh chóng “gần” bố như mẹ ngay.

Bố chơi với bé sơ sinh
Thử ngay 5 cách sau để “tranh thủ” tình cảm của con, bố nhé!

1/ Chăm con càng nhiều càng tốt

Bố cần tạo dựng mối liên kết với trẻ sơ sinh thông qua những hành động tiếp xúc cơ thể và dành thời gian ở bên bé yêu nhiều nhất có thể. Vì vậy, bố nhớ siêng ôm ấp trẻ, hôn bé, thay tã, tắm trẻ, cho con bú sữa, giúp bé ợ hơi và trò chuyện với con. Bố nên thực hiện thật nhiều việc cùng trẻ vì càng làm nhiều, mối liên hệ giữa bố và con sẽ càng trở nên khắng khít.

2/ Nhất cự ly, nhì tốc độ

Ôm ấp con càng sớm càng tốt sau khi bé chào đời. Điều này giúp trẻ nhận biết cảm giác được bố dỗ dành và vỗ về, đặc biệt là nếu bố cởi áo để ôm con theo kiểu ấp ủ cận kề da thịt. Với bố, hành động ấy cũng sẽ tạo nên một khoảnh khắc thiêng liêng và đáng nhớ về tình cha con.

[inline_article id=108966]

3/ Sự kết nối từ âm nhạc

Hát, đọc rap và thậm chí beatbox cho bé yêu nghe. Cách này rất tốt đối với việc hình thành quan hệ gắn bó giữa hai cha con. Và đừng lo lắng nếu bố cất giọng không đúng tông hay không thuộc lời bài hát. Chỉ cần thả lỏng để bản năng bên trong từ từ xuất hiện và biến những từ ngữ thốt ra thành vần thành điệu. Nếu cần một nguồn cảm hứng hỗ trợ, bố đừng quên những ca khúc thiếu nhi và thơ từ dành riêng cho trẻ nhỏ trên Internet đang chờ bố nhé!

4/ Phụ mẹ tắm cho bé 

Bố nên tắm cho bé sơ sinh bất cứ khi nào có thể. Thói quen ấy sẽ giúp bố kết nối chặt chẽ với trẻ, nhất là vào những buổi chiều sau khi tan sở về đến nhà. Lúc bắt đầu có thể bố sẽ hơi hồi hộp mỗi lần tắm cho con, nhưng dần dần bố sẽ sớm quen với việc này. Chỉ cần chuẩn bị trước mọi thứ đâu vào đó và tập trung giữ chặt trẻ vì cơ thể bé đang ướt và trơn.

5/ Chụp hình với con

Chụp thật nhiều hình và quay video cho “cục vàng” mới chào đời từ đủ mọi góc độ và vào bất cứ dịp nào. Bằng cách đó, bố có thể lưu giữ những khoảnh khắc vô giá bên con. Chỉ cần một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh, bố sẽ mau chóng tạo thành một “kho” ký ức đặc biệt cho hai bố con để tha hồ nhìn ngắm lại sau này.

[inline_article id=14084]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Phương pháp Kangaroo cho trẻ sinh non

Phương pháp Kangaroo và trẻ sinh non

Các bé sinh non (bé ra đời trước tuần 37 của thai kỳ) thường chưa hoàn thiện về các cơ quan trong cơ thể, chính vì vậy, bé dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn so với các bé đủ tháng. Các bác sĩ đã luôn tìm kiếm một phương pháp chăm sóc tối ưu để cứu sống các bé sinh quá sớm và duy trì nhịp phát triển tốt cho đến khi bé có thể về nhà cùng bố mẹ như bao em bé khác. Trước đây, các lồng ấp được thiết kế đặc biệt cho trẻ sinh non đã thực hiện phần lớn nhiệm vụ này. Nhưng hiện nay, da tiếp da được xem là lựa chọn lý tưởng hơn bởi những lợi ích đã được ghi nhận.

[inline_article id=951]

Có thể mẹ chưa biết, ban đầu phương pháp này được phát minh chính là để chăm sóc cho các trường hợp sinh non. Năm 1978, trước tình trạng gia tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong tại đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh ở Bogota, Colombia, bác sĩ Edgar Rey Sanabria đã tiến hành thử nghiệm phương pháp này để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực chăm sóc đối với những ca sinh thiếu tháng. Thoạt tiên, nó chỉ được áp dụng cho các trẻ dưới 2,5 kg và chỉ thực hiện trong phạm vi 30 quốc gia. Ngày nay, nó đã được thực hiện trên toàn thế giới, cho mọi ca sinh.

Phương pháp Kangaroo cho bé sinh non
Ngày nay, không chỉ các bé sinh non mà tất cả trẻ sơ sinh đều có thể hưởng lợi từ phương pháp da tiếp da

Bằng cách đăt con lên ngực, các bố mẹ đã giúp bé:

-Dễ tăng cân hơn

-Phổi hoạt động tốt hơn

-Duy trì thân nhiệt

-Duy trì nhịp thở và nhịp tim

-Ngủ ngon và sâu hơn

-Khóc ít hơn

-Có nhiều cơ hội bú sữa mẹ hơn

Cách chăm sóc bé sinh non bằng da tiếp da

Thông thường, bé sẽ được ủ trong một chiếc địu bằng vải thun co giãn tốt và nằm sát vào ngực mẹ hoặc người thân trong gia đình. Bên ngoài, người mẹ vẫn mặc áo bình thường. Các bước tiến hành như sau:

  • Đặt trẻ lên ngực mẹ, nằm sấp giữa hai bầu vú mẹ.Chú ý nâng nhẹ để đầu trẻ hướng lên trên giúp trẻ dễ thở hơn. Để thân mình trẻ thẳng đứng dọc theo người mẹ, đầu nghiêng về 1 bên.
  • Hai chân bé dang ra dưới bầu ngực mẹ. Hãy hình dung tư thế của bé lúc này giống với một chú ếch
  • Quấn địu cho bé nằm ngay ngắn
  • Trẻ cần đội thêm nón, đi tất và lót tã.
  • Mẹ có thể ấp bé 24/24 và làm một số công việc nhẹ nhàng
Phương pháp Kangaroo cho bé sinh non
Cận cảnh việc thực hiện phương pháp Kangaroo ở một bệnh viện

Lưu ý, bé sinh non phải được giữ ở tư thế thẳng đứng trên ngực mẹ. Bé cần được ấp bằng cách này suốt 24/24 cho đến khi đạt được cân nặng bình thường như những bé sinh đủ tháng.

>> Thảo luận liên quan từ cộng đồng:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

Trẻ nhỏ cũng có khả năng nhận biết và ghi nhớ từ và cấu trúc ngữ pháp khi nghe những câu cha mẹ, người thân nói. Vì thế khi được trò chuyện càng nhiều thì trẻ càng sớm biết nói và nói đúng.

Khi nào trẻ bắt đầu giao tiếp?

Ngay từ khi lọt lòng mẹ, tiếng khóc là phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ. Lúc này, trẻ lắng nghe những âm thanh và tiếng nói xung quanh, phản ứng khi nhận ra tiếng nói quen thuộc và giật mình khi nghe tiếng động lạ, bất ngờ. Trẻ có thể phát ra các âm thanh thể hiện sự thích thú hoặc bực tức.

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé
Tiếng nói yêu thương của ba mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm, làm quen nhanh với môi trường xung quanh và phát triển ngôn ngữ của bé tốt hơn

Khi được 4-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cố gắng phát ra những tiếng mô phỏng theo tiếng nói của người lớn và số từ trẻ bập bẹ sẽ ngày càng nhiều hơn, càng tròn vành hơn.

Từ 7 tháng tuổi, trẻ hiểu nhiều hơn các mệnh lệnh của mẹ, hiểu nghĩa của từ ngữ, vật hay việc mà từ đó nói đến. Lúc 18 tháng tuổi trẻ có thể hình dung và nắm bắt tốt các khái niệm thông qua hình vẽ mà không cần nhìn vật thật hay mẹ phải làm điệu bộ. Trẻ từ 0-2 tuổi sẽ nói ngày càng nhiều các từ đơn và đôi, chủ yếu là để biểu lộ cảm xúc, nhu cầu của bản thân bé, sau đó là đến các phạm trù trừu tượng hơn như thương, ghét, nhớ…

Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ?

– Đáp lại tiếng khóc

Nhiều phụ huynh muốn tập cho con không quấy khóc nên cố “ngó lơ” khi trẻ khóc quấy. Đây là cách rất sai lầm. Hãy trả lời tiếng khóc, bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu và nói những lời âu yếm. Bé sẽ biết rằng mình đang được lắng nghe, được sống trong một nơi an toàn, nơi mà các nhu cầu đều được đáp ứng. Người thân càng hiểu các tín hiệu của trẻ sẽ càng khích lệ trẻ giao tiếp.

[inline_article id=86401]

– Trò chuyện, trò chuyện và trò chuyện

Bạn có thể trò chuyện với con ngay từ khi con được 1 tháng tuổi. Đừng tưởng con không biết “nói” nhé. Hãy nhìn cái miệng đang hóng hớt của con, hãy nhìn đôi mắt đang rất chăm chú vào bạn. Khi bạn đáp lại những hành động ấy, nghĩa là hai phía đang nói chuyện với nhau rồi. Những cấu trúc đơn giản nhất của một cuộc trò chuyện đã được hình thành, trẻ hiểu rằng mình được trả lời khi có nhu cầu “giao tiếp”. Bạn có thể nói bất cứ điều gì, từ miêu tả lại thời tiết hôm nay, nói về những gì hai mẹ con đang làm, kể về người thân trong gia đình, chọc ghẹo bé,… càng nghe nhiều, ngôn ngữ của bé càng phát triển.

– Gọi tên sự vật nhiều lần

Hãy dùng câu ngắn và luôn lặp lại ít nhât 2 lần với trẻ, điều này giúp bé khắc sâu hơn trong trí nhớ, tạo dựng không gian ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ liên kết từ tốt hơn để hiểu ý nghĩa của từ vựng.

– Trực quan

Đừng ngồi trong phòng để dạy bé chữ “mây”, cũng đừng tập nói khi trẻ không nhìn thấy bạn. Hãy tập cho trẻ nhìn vào đồ vật thật, rồi nhìn vào miệng của mẹ khi phát âm, trẻ cần ghi nhớ khẩu hình để biết cách phát âm.

– Âm nhạc

Mẹ và gia đình sẽ phải là người hỗ trợ bé tích cực nhất trong giai đoạn này. Những bài hát thiếu nhi rất có tác dụng trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ từ 0-2 tuổi, vừa tăng vốn từ vựng, vừa kích thích lòng ham thích giao tiếp ở trẻ. Mẹ tự hát càng tốt, rồi tập cho trẻ hát theo, điều ấy giúp trẻ thấy thân thuộc, gần gũi hơn với giai điệu và ca từ.

– Sách ảnh

Giai đoạn này những cuốn sách có nhiều hình ảnh sinh động, bắt mắt rất cần thiết. Vừa kể chuyện vừa chỉ vào các hình vẽ để giải thích cho trẻ các sự vật, hiện tượng. Đây cũng là cách đơn giản để mở rộng thế giới xung quanh trẻ.

– Đừng làm bé rối

Học nói là học nói, mẹ đừng quá “hiếu động” múa may, dùng ngôn ngữ hình thể nhiều khiến trẻ bị rối mà quên đi việc tập nói. Khi nghe mẹ nói chuyện, bé sẽ rất thích nói lại với mẹ, vì thế mẹ hãy nhớ chờ đợi sự phản hồi từ bé bằng cách nhìn vào mắt con trìu mến, yêu thương. Dù có thể mẹ không hiểu lời bé nói gì nhưng hãy đáp lại để tạo cho bé sự hứng thú và tự tin.

– Mở rộng phạm vi giao tiếp

Đưa trẻ ra ngoài, đến những nơi mới mẻ như công viên, rạp xiếc, khu vui chơi, nhà người thân, cửa hàng…để trẻ làm quen với các tiếng nói lạ, ngôn ngữ phong phú trong cuộc sống. Tiếp xúc với càng nhiều hoàn cảnh mới, sự vật mới sẽ giúp mở rộng khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

[inline_article id=398]

Cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

– Sử dụng ngôn ngữ chuẩn (cả trong ngữ điệu và ngôn từ), tránh dùng từ không hay, từ lóng trước mặt trẻ và không nói ngọng theo trẻ.

 Độ phức tạp tăng dần: Đi từ dễ đến khó, từ cái thân thuộc đến cái ở xa, trừu tượng hơn.

Kiên nhẫn và kiên nhẫn: Cho dù bé chưa nói được hay chỉ mới ê a những từ vô nghĩa thì ba mẹ vẫn hãy luôn kiên nhẫn trò chuyện với con. Chú ý lắng nghe con nói, nghe con nói hết rồi mới nhắc lại lời con nói theo cách chuẩn nhất để con hiểu và sửa sai theo cách cha mẹ vừa làm. Khi nói chuyện cha mẹ nên chọn những câu ngắn, đơn giản để con học và tiếp thu.

Luôn khen ngợi, động viên khi  trẻ nói được từ mới. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và hào hứng hơn, thích nói, thích học từ mới hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm sao dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc?

Một chương trình phát triển trí thông minh cho trẻ em tại Đại học Georgia (Hoa Kỳ) đã cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể học các kĩ năng nhất định một cách dễ dàng trong suốt thời thơ ấu. Vì vậy, chính độ nhạy bén và cách giáo dục linh hoạt của bố mẹ liên tục và trong một khoảng thời gian nhất định có thể sẽ giúp trẻ kiểm soát cảm xúc từ lúc còn trong nôi.

Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc ở trẻ rất quan trọng

Chỉ số trí tuệ cảm xúc – EQ (Emotional Intelligence Quotient ) thường được xác định dựa trên khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát cảm xúc bản thân.

Trước hết, cảm xúc là chất xúc tác kết nối con người lại gần nhau. Bằng việc bồi đắp EQ cho trẻ, cha mẹ cũng đang dần hình thành nên sợi dây vô hình gắn kết tình cảm giữa mình với con cái. Những bé có thể tự kiểm soát cảm xúc thường nhạy cảm với những biểu hiện của người khác, bé có thể dễ dàng đồng cảm hoặc chia sẻ. Điều này giúp bé có đời sống nội tâm phong phú và có thể làm việc tốt hơn.

Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Những cảm xúc tích cực như yêu thương, đồng cảm, hạnh phúc, hy vọng được định hình từ cách cha mẹ nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi còn nhỏ

EQ cao giúp trẻ học tập tốt, giải quyết các vấn đề và phát triển các mối quan hệ xã hội tích cực. Chẳng hạn như trẻ sẽ trở nên thân thiện hơn, lịch sự, lễ phép, hòa đồng, có quan hệ tốt với gia đình, dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh

Ngoài ra, trẻ còn có khả năng cân bằng các cảm xúc tiêu cực, kiểm soát cảm giác căng thẳng, lo lắng cũng như có thể xử lý tình huống linh hoạt hơn. Tất cả những điều này rất quan trọng cho sự phát triển của bé bây giờ và cả tương lai sau này.

[inline_article id=97679]

Làm thế nào để bồi dưỡng EQ cho trẻ?

Nhóm cảm xúc

– Người lớn phải hạn chế các cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, hung hăng, cáu gắt… khi có mặt trẻ. Thậm chí, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ngay cả trong giai đoạn bầu bí, tâm trạng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến xúc cảm của thai nhi đấy!

– Mỉm cười với con thật nhiều để bé hiểu đó là tín hiệu của yêu thương, vui mừng,… Thái độ cha mẹ trước mặt con càng tích cực thì sẽ càng nuôi dưỡng những điều tương tự ở trẻ.

– Tạo cho con một môi trường an toàn, thân thiện và phù hợp với bởi trẻ lớn lên trong sự yêu thương sẽ học được tính tự tin và lòng nhân đạo.

– Luôn luôn có hồi đáp với mọi phản ứng của trẻ vì như thế sẽ giúp bé cưng thoải mái bộc lộ cảm xúc thật của mình hơn.

– Bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia khi bé khó chịu. Trẻ sẽ cảm thấy ấm áp, không sợ hãi, từ đó hình thành cảm giác an toàn, giúp trẻ phát huy sự tự tin và thói quen chia sẻ, bày tỏ cảm xúc.

– Sử dụng những ngôn từ ngọt ngào với bé. Điều này giúp bé có một tính khí ôn hòa, nhã nhặn.

Nhóm lý lẽ

– Giải thích rõ lý do tại sao bạn không chấp nhận yêu cầu nào đó của bé. Đừng nghĩ bé còn nhỏ sẽ không hiểu, dù không nói lại nhưng bé biết bạn muốn gì.

– Luôn bày tỏ phản hồi tích cực đối với hành vi tốt của bé,  khen ngợi nếu bé ăn ngoan, ngủ giỏi, biết cất đồ chơi… Được khích lệ bé sẽ càng tự tin và nhiệt tình hơn trong những điều tốt tương tự.

– Giải thích cho bé hiểu hành động của bé tác động ra sao đến mọi người xung quanh để trẻ biết chú ý hơn đến người khác, từ đó hình thành ý thức quan tâm cộng đồng.

Nhóm hoạt động

– Khuyến khích bé tham gia làm việc nhà với mẹ, chẳng hạn như xếp quần áo, lấy giúp mẹ chiếc khăn, dọn dẹp đồ chơi… Điều này sẽ giúp bé có ý thức chia sẻ, tạo dựng niềm vui được giúp đỡ và gắn bó với người xung quanh.

– Dạy con cách bày tỏ những cảm xúc như vui, buồn, nhớ, xấu hổ,… bằng lời nói, vì như vậy sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và được giúp đỡ.

– Tập một môn nghệ thuật. Ở độ tuổi này, môn vẽ là thích hợp nhất, thông qua trong quá trình vẽ, trẻ sẽ thể hiện được sự sáng tạo, đồng thời biểu lộ được suy nghĩ, tình cảm của chính mình.

– Cha mẹ nên phát huy lòng nhân ái và cởi mở ở trẻ bằng cách cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, hoa cỏ, thú nuôi và những bạn bè đồng trang lứa.

[inline_article id=23567]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trò chơi cho bé: Bí ẩn hộp giấy và Kéo cưa lừa xẻ

1/ Trò chơi cho bé: Chiếc hộp bí ẩn

Trẻ từ 4 tháng – 12 tháng tuổi đã bắt đầu làm quen với khái niệm “sự tồn tại của vật thể”. Điều này có nghĩa, khi không nhìn thấy 1 vật nào đó, bé cưng vẫn biết chúng không hề biến mất. Vì vậy, các bé sẽ rất hào hứng bắt đầu đi tìm một món đồ chơi nào đó bị mẹ giấu mất. Đồng thời, trò chơi này cũng giúp bé phát triển và hoàn thiện khả năng nhận thức của mình. Một công đôi chuyện, mẹ nhỉ!

Trò chơi cho bé: Tìm đồ chơi
Ngay khi phát hiện ra nơi mẹ giấu đồ chơi của mình, chắc hẳn các nhóc sẽ rất thích thú

Chuẩn bị: Vài món đồ chơi của bé, chẳng hạn như lục lạc, xe mô hình, xúc xắc… và một vài hộp giấy với kích cỡ khác nhau

Cách chơi với bé:

Đầu tiên, mẹ sẽ bỏ đồ chơi của bé vào hộp nhỏ, rồi tiếp tục bỏ hộp nhỏ vào một hộp to hơn. Tiếp tục cho đến khi món đồ chơi của bé được cất giấu ít nhất qua 5 lớp hộp. Sau đó, mẹ có thể đem “kho tàng” này đến trước mặt bé và hỏi “Bé cưng ơi, đồ chơi của con đâu rồi?”. Trong khi bé quan sát, mẹ sẽ mở hộp đầu tiên ra, chỉ vào hộp thứ 2 và hỏi “Đồ chơi của con ở đây phải không ta?”. Tiếp tục lặp lại hành động này cho đến khi mở hộp cuối cùng. Khi mở hộp, mẹ nên “giả vờ” reo vui “A, đồ chơi của con đây rồi”. Tuy chưa hiểu được tác dụng của những chiếc hộp giấy, nhưng bé cưng sẽ bị cuốn hút bởi các chuyển động và sự huyền bí của trò chơi này.

2/ Trò chơi cho bé: Kéo cưa lừa xẻ

Không chỉ là một trò chơi hấp dẫn, những động tác trong trò chơi cũng sẽ giúp bé phát triển cơ lưng cứng cáp hơn, bước chuẩn bị quan trọng trước khi chuyển qua giai đoạn ngồi. Dù ngồi vững hay chưa, đây cũng sẽ là trò chơi thú vị cho các bé. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Trò chơi cho bé: Kéo cưa lừa xẻ
Khi chơi trò này, mẹ nên chuẩn bị “bãi đáp” êm ái phía sau cho bé

Cách chơi với bé:

– Ngồi xuống, duỗi thẳng hai chân tạo thành hình chữ V, giống tư thế xoạc chân

– Cho bé ngồi đối diện. Có thể kê thêm gối hoặc đệm đỡ phía sau để hỗ trợ bé

– Nhẹ nhàng nắm lấy hai bàn tay bé thật chắc rồi kéo người bé về phía trước, đồng thời, mẹ hơi ngả người về phía sau. Lặp lại tư thế tương tự, nhưng lần này mẹ đẩy người về phía trước và bé ngả về sau.

– Mẹ có thể vừa chơi với bé, vừa đọc hoặc hát 1 bài đồng dao có tiết tấu chậm, nhấn mạnh từng từ trong mỗi chuyển động. Ví dụ như:

“Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khoẻ
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.

Kéo cưa lừa xẻ
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo.”

– Khi bé bắt đầu quen thuộc với trò chơi, mẹ có thể tăng dần lực kéo ở tay. Thậm chí, khi lớn hơn, trò chơi này vẫn sẽ khiến bé thích thú.

[inline_article id=103511]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trò chơi cho bé: Dựng lều và vỗ tay theo nhạc

1/ Trò chơi cho bé: Dựng lều cùng con

Với một chiếc lều được tạo nên từ những vật dụng quen thuộc trong nhà sẽ mang đến cho bé trò chơi rất thú vị và an toàn cho bé. Đồng thời, bé sẽ bắt đầu nhận ra việc “tạm vắng mặt” của sự vật.

Chuẩn bị: Ghế, khăn bàn, vải hay mền mỏng dài

Trò chơi cho bé: Dựng lều
Có nhiều dạng lều bán sẵn mẹ có thể tham khảo

Cách chơi với bé:

Phủ tấm vải lên hai ghế để tạo khoảng trống ở giữa. Như vậy, một chiếc lều đơn giản nhất đã được hình thành rồi mẹ nhé! Đặt búp bê hay thú bông vào trong lều rồi hỏi bé “Búp bê (gấu) đâu rồi con?”. Đợi chừng 5-10 giây rồi giở miếng vải phủ lên cho bé thấy được bạn của bé đang nằm trong đó. Mẹ có thể cầm tay bé dở lên hay gợi ý cho bé tự làm) rồi làm ra vẻ ngạc nhiên và la lên “Búp bê (gấu) đây rồi!”.

Khi bé đã quen với trò chơi, mẹ có thể khuyến khích bé một mình vào lều trốn nếu bé không sợ. Hoặc mẹ cũng có thể chui vào lều làm thử trước và vỗ về bé nếu bé nhút nhát. Đến khi bé tự tin khi ở trong lều, mẹ sẽ bắt đầu đi/bò xung quanh rồi hỏi “Bé cưng của mẹ đâu rồi ta?” và khi bé chuẩn bị chui ra khỏi lều, mẹ sẽ vui mừng la to “A, con gái của mẹ đây rồi!”

2/ Trò chơi cho bé: Nào cùng vỗ tay

Là một hành động đơn giản với người lớn, nhưng đối với trẻ em, vỗ tay là cách giúp bé phát triển kỹ năng khả năng vận động và phối hợp giữa 2 tay. Ngoài ra, nếu hành động vỗ tay đi kèm một bài nhạc, khả năng thích giác và cảm thụ âm nhạc của bé cũng được phát triển tốt hơn.

Trò chơi cho bé: Vỗ tay
Đơn giản, nhưng rất hữu dụng mẹ nhé!

– Cách chơi với bé:

Đặt bé ngồi đối diện. Có thể dùng gối, mền đỡ lưng nếu bé chưa thể ngồi vững. Vỗ tay và hát theo nhạc, sau đó khuyến khích bé làm theo. Nếu bé chưa biết cách, mẹ có thể cầm tay và làm thử 1-2 lần trước khi khuyến khích bé tự làm. Mục tiêu của trò này là giúp bé có thể tự vỗ tay, dẫm chân theo lời bài hát. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể sáng tạo thêm một vài động tác khác và khuyến khích bé làm theo. Cứ luân phiên các động tác theo nhịp điệu cho đến khi nào bé chán thì thôi.

Bài hát gợi ý cho mẹ:

“Vỗ cái tay cho đều này (2 lần). A í a mình vỗ cái tay cho đều này.
Dậm cái chân cho đều này (2 lần). A í a mình dậm cái chân cho đều này.
Vỗ cái vai cho đều này (2 lần). A í a mình vỗ cái vai cho đều này.
Múa với nhau cho đều này (2 lần) A í a mình múa vói nhau cho đều này.”

[inline_article id=1009]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trò chơi cho bé: Kể chuyện và Đuổi bắt

1/ Trò chơi cho bé: Kể chuyện bằng bảng

Không chỉ gia tăng mối liên kết giữa 2 mẹ con, một câu chuyện ngắn trước khi đi ngủ còn là cách giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, kể chuyện cũng cần “phong cách” nữa mẹ nhé!

Chuẩn bị: một cái bảng bằng vải bố hay sợi cotton, vải nỉ nhiều màu, kéo

Cách chơi với bé:

  • Dùng kéo cắt vải nỉ thành nhiều hình thù khác nhau. Bạn có thể tự vẽ hoặc in mẫu có sẵn trên mạng. Tốt nhất, nên làm sẵn nhiều bộ hình với các chủ đề khác nhau, như trang trại, chữ số, khuôn mặt…
  • Tùy theo nội dung câu chuyện, mẹ nên chuẩn bị những tấm vải phù hợp, hoặc ngược lại, dựa trên nhân vật có sẵn (bằng vải nỉ) mẹ sáng tạo câu chuyện cho bé.
  • Cho bé ngồi đối diện để có thể nhìn rõ nhân vật minh hoạt bằng vải nỉ. Để tránh cho bé bị nghẹn, mẹ nên dùng những mảnh vải lớn.

Trong trường hợp bé cưng có vẻ thích “măm măm” nhân vật minh họa hơn là lắng nghe câu chuyện, mẹ nên tạm ngưng trò chơi lại và thử lại vào một lúc khác. Trò chơi này sẽ giúp các bé 7 tháng đến 1 năm tuổi phát triển thính giác và khả năng giao tiếp bằng lời.

Trò chơi cho bé: Kể chuyện
Thêm nhân vật minh họa, câu chuyện của mẹ sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều

2/ Trò chơi cho bé: Đuổi bắt

– Chuẩn bị: 2 vỏ chai nước 2 lít bằng nhựa, băng keo, một vài món đồ chơi nhỏ, sáng màu, mấy quả bóng, chuông hoặc những đồ vật có thể phát âm thanh

– Cách chơi với bé:

  • Dùng dao hoặc kéo cắt bớt khoảng 1/3 đầu chai, sau đó bỏ 4-5 món đồ chơi vào trong 1 vỏ chai. Bóp nhỏ miệng vỏ chai lại rồi nhét vào chai còn lại để tạo thành bình nước đóng kín 2 đầu
  • Lấy băng keo quấn quanh phần đầu nối 2 vỏ chai. Đảm bảo không để phần đầu nào lòi ra làm đau bé
  • Đặt bình xuống sàn và lăn cho nó chạy. Đây sẽ là động lực thôi thúc bé bò về phía trước để đuổi kịp bình đang lăn. Lưu ý, dù bé đang trong phạm vi an toàn, mẹ cũng không được rời mắt khỏi bé 1 giây nào đâu nhé!

Trò chơi này sẽ giúp bé luyện tập các kỹ năng cần thiết trước giai đoạn tập bò, thích hợp với các bé trong giai đoạn từ 7 -11 tháng tuổi.

[inline_article id=84146]