Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cai sữa cho bé: Mẹ có chắc mình làm đúng?

Nếu mẹ không khéo léo, chọn sai thời điểm hay áp dụng sai cách, việc cai sữa cho bé có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như tâm lý của bé. Nhưng phải làm sao mới đúng? Mẹ đã biết cách cai sữa cho bé cưng?

Cai sữa là một trong những giai đoạn khó khăn cho cả mẹ và bé. Bởi bé đã quen thuộc với mùi vị thơm ngon từ nguồn sữa mẹ, trong khi đó mẹ sẽ không thể nào kìm lòng nổi mỗi khi thấy con khóc đòi bú. Hơn nữa, tâm lý và sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ chọn sai thời điểm, sai cách thức. MarryBaby mách mẹ những điều cần biết khi cai sữa cho bé. Đừng bỏ lỡ nhé!

Sai lầm khi cai sữa cho bé
Cai sữa là khoảng thời gian khó khăn với cả mẹ và bé

1/ Cai sữa cho bé: Khi nào cần?

Không có thời điểm bắt buộc mẹ phải cai sữa cho bé. Chọn thời điểm nào đều do quyết định của mẹ, nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, hoặc có thể đến khi bé 24 tháng tuổi nếu bạn vẫn có khả năng cho bé bú mẹ.

Những mẹ đang có vấn đề về sức khỏe, hoặc mất sữa, lượng sữa tiết ta ít dần theo thời gian không còn đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ nên chủ động cai sữa cho bé. Ngoài ra, nếu bé có những dấu hiệu sau, mẹ cũng nên cân nhắc việc cai sữa cho bé:

– Đầu trẻ cứng cáp hơn, không cần mẹ dùng tay đỡ gáy khi bé.

– Trẻ đã có khả năng kiểm soát hoạt động của đầu, cổ.

– Không cần trợ giúp, bé vẫn có thể ngồi.

– Bé có thể nhai thức ăn bằng cơ hàm.

– Cân nặng tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.

– Bé quấy khóc ngay cả khi vừa được cho bú no.

– Thời gian bú lâu hơn bình thường.

– Bé thích cho đồ vật hoặc tay vào miệng.

– Bé hay giật mình khóc đòi ăn vào buổi tối.

– Bé tò mò khi thấy người khác ăn.

2/ Mách mẹ bí quyết cai sữa cho bé

Ngoài những nỗ lực của mẹ, việc cai sữa có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào trẻ. Nhiều trẻ cai sữa rất dễ nhưng cũng có trẻ rất khó. Mẹ không nên áp dụng theo một khuôn khổ nào hay bắt chước cách cai sữa cho bé của những bà mẹ khác.

Cai sữa cho bé là cả một quá trình gian nan, khi việc bú mẹ dường như đã thành thói quen không thể từ bỏ của bé. Mẹ nên bắt đầu cai sữa một cách từ từ, dù bé đang ở độ tuổi nào. Tuyệt đối không nên đột ngột chấm dứt hẳn cho bé bú vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Gửi con về nhà ngoại hay đi đâu đó một thời gian để bỏ bú bé có thể dễ làm bé rơi vào trạng thái hỗn loạn vì không có mẹ bên cạnh. Thay vì vậy, mẹ có thể tham khảo những cách cai sữa cho bé sau:

– Bỏ bớt một cữ bú cho con

Thay vì cắt đi nguồn sữa một cách đột ngột, mẹ hãy thử bỏ một cữ bú của trẻ trong ngày và bắt đầu quan sát. Chuẩn bị một bình sữa đựng sữa mẹ hay sữa công thức để thay thế cho việc bú mẹ. Lặp lại tại cùng thời điểm trong nhiều ngày, liên tục từ 1-2 tuần để bé có thời gian kịp thích nghi với sự thay đổi. Cách này cũng giúp nguồn sữa mẹ tự điều chỉnh và giảm đi.

Cai sữa đêm cho bé
Không dứt khoát cai sữa cho bé hoàn toàn, nhưng bé từ 6 tháng tuổi mẹ có thể tập cho trẻ quen dần với việc không bú đêm

– Giảm lượng thời gian cho bé bú

Với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé bú ngắn hơn so với bình thường trong mỗi cữ bú. Đồng thời, cho bé ăn dặm thêm các loại bột sữa, đồ ăn dặm. Với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống thêm sữa công thức để đảm bảo trẻ nhận đủ những dưỡng chất cần thiết.

– Trì hoãn, làm trẻ phân tâm

Cách này chỉ áp dụng được đối với bé hơn 12 tháng tuổi và đòi hỏi mẹ phải có tính kiên nhẫn và kiên quyết cao. Trì hoãn ở đây có nghĩa là khi bé đòi bú mẹ hãy cố gắng hoãn lại một cữ bú. Có thể làm một điều gì đó để trẻ phân tâm hay hẹn thêm một thời gian nữa sẽ cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý khi đã hứa với con sẽ cho bé bú, mẹ nên thực hiện. Trì hoãn lâu có thể làm trẻ mất lòng tin vào mẹ.

[inline_article id=82681]

3/ Lưu ý dành cho mẹ

Cai sữa cho bé trong một vài trường hợp có thể diễn biến phức tạp hơn, khi bé tỏ ra không hào hứng với “thử thách” này. Mẹ nên đặc biệt lưu ý, có thể tạm thời dừng việc cai sữa lại nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu sau:

– Bé có cảm giác sợ xa mẹ nhiều hơn.

– Bé cáu kỉnh, khóc lóc nhiều hơn.

– Thường xuyên bị giật mình thức giấc vào ban đêm.

– Bé đột ngột thân thiết hơn với một món đồ chơi hoặc đồ vật nào đó. Chẳng hạn như thú bông, hoặc chăn, mền.

– Bé thường xuyên mút ngón tay, núm vú cao su.

– Bé bị đau bụng, táo bón, bỏ ăn hoặc biếng ăn hơn trước.

– Bé có vẻ xa cách, tách biệt hơn