Dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy sau sinh là bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, mẹ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, mẹ nên nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác. Trong y học, tắc tia sữa được chia thành 6 cấp bậc, mẹ có thể tham khảo bài viết để biết mình đang có những triệu chứng ở cấp độ nào để cách điều trị phù hợp.
Cấp độ 1: Tắc tia sữa sau 2 ngày mới sinh
Triệu chứng: Sau khi sinh, bầu sữa căng và tức, cảm thấy đầu ti nhức mỗi khi bé đòi bú và không có giọt sữa nào ra sau đó. Dù mẹ cố gắng bóp nhưng chỉ ra giọt không bắn thành tia, một vài mẹ còn cảm thấy có cục u hoặc có sữa bị rỉ ra.
Thời gian phát hiện: Hiện tượng xảy ra tắc tia sữa khi mới sinh con được 2 đến 5 ngày.
Hướng điều trị tại nhà: Mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian như chườm ấm, massage nhẹ nhàng bầu ngực. Tuy nhiên cần hạn chế không lặn bóp gây tổn thương viêm đường ống sữa. Một số bài thuốc như đắp và uống lá bồ công anh hay dùng lá đinh lăng có thể đem đến những hiệu quả tích cực
Cấp độ 2: Tắc tia sữa gây đau rát đầu ti
Triệu chứng: Mẹ bị sốt ở nhiệt độ cao khoảng 38 độ C, đầu ti bị ửng đỏ và đau rát thường xuyên. Nếu sờ vào bầu ngực cảm thấy có một số cục cứng ở khắp bầu. Có thể đã chuyển sang viêm tuyến vú và mẹ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
Thời gian phát hiện: Sau khi phát hiện tắc tia sữa ở cấp độ 1 khoảng 3-4 ngày sẽ xuất hiện triệu chứng trên.
Hướng điều trị: Mẹ vẫn nên áp dụng các mẹo dân gian như chườm ấm, massage nhẹ nhàng bầu ngực và một sử dụng một số loại lá đắp và uống như cấp độ 1.
[inline_article id=144667]
Cấp độ 3: Viêm tắc chuyển sang có mủ
Biểu hiện: Tương tụ các triệu chứng ở cấp độ 2 nhưng khi sờ vào bầu ngực kiểm tra và bóp nhẹ ra có dịch có dịch mủ . Nếu đến mức độ này mẹ thường sốt cao khoảng 38,5 độ C trở lên và chuyển sang trạng thái bệnh viêm tuyến vú và đã có mủ.
Thời gian phát hiện: Xuất hiện khi mẹ để tắc tia sữa sau 5-7 ngày không được điều trị. Tùy vào sức khỏe của mẹ mà có thể phát hiện bệnh sớm hơn.
Hướng điều trị: Áp dụng song song hai biện pháp mẹo dân gian như cấp độ 1 và kết hợp các các phương pháp thông tắc tia sữa tại nhà. Có thể mẹ sẽ phải dùng đến thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để đẩy mủ ra tránh trường hợp bệnh nặng hơn và gây áp xe.
Cấp độ 4: Tắc tia sữa chớm bị áp xe
Triệu chứng: Biểu hiện vẫn là sốt cao 38,5 độ C, đầu ti bị ửng đỏ đau rát , sờ bầu ngực có một số cục cứng và khi kiểm tra và bóp nhẹ ra có dịch có dịch mủ đặc.
Thời gian phát hiện: Bệnh xuất hiện khi để tắc tia sữa nhiều ngày không được điều trị. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà bệnh xuất hiệm sớm hay muộn.
Hướng điều trị: Vẫn dùng phương thuốc dân gian đắp và uống lá bồ công anh hay lá đinh lắc điều trị dài ngày để tiêu hết mủ. Song song kết hợp các phương pháp thông tắc tia sữa tại nhà và uống kháng sinh theo chỉ định để đẩy mủ ra tránh trường hợp bệnh nặng hơn và gây áp xe kèm một số bệnh lý nguy hiểm khác.
[inline_article id=160089]
Cấp 5: Viêm tắc chớm bị áp xe và phải tiêm
Triệu chứng: Giống như dấu hiệu của cấp độ 4.
Thời gian phát hiện: Bệnh nặng do để nhiều ngày không được điều trị.
Hướng điều trị: Các biện pháp dân gian không còn hiệu quả ở trường hợp này mà chỉ gây đau nhức thêm. Trường hợp này bắt buộc phải chích tại các bệnh viện phụ sản chuyên khoa hoặc phòng khám uy tín.
Cấp 6: Tắc tia sữa nghiêm trọng cần nhập viện
Trường hợp tắc tia sữa có nguồn gốc khác, như dị dạng đầu vú, dị dạng các nang tuyến sữa cần được thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa và điều trị càng sớm càng tốt.
Ngay khi phát hiện dấu hiệu tắc tia sữa mẹ nên tìm cách khắc phục và điều trị sớm vì càng để lâu càng ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ.