Cà phê mặc dù được biết đến là gây hại cho sức khỏe nếu uống quá nhiều, tuy nhiên, ở mức độ vừa phải, cà phê lại có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Vậy mẹ cho con bú uống cafe sữa được không Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bà mẹ cho con bú hoàn toàn có thể uống cà phê mỗi ngày ở giới hạn 2-3 ly
Mẹ cho con bú uống cafe sữa được không?
Nếu nghiêm túc tìm hiểu về tác dụng phụ của cà phê cũng như lợi ích mà thức uống này mang lại với mẹ đang cho con bú, bạn chắc chắn sẽ không còn giữ cái nhìn định kiến mỗi khi “thèm thuồng”, theo Medical News Today.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước có chất cafffein trước khi cho bé bú không có khả năng gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Nhưng chắc chắn trong thai kỳ, bác sĩ sẽ khuyến cáo bà bầu nên hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ caffeine do nguy cơ caffeine đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.
Nhưng sau khi sinh, caffeine ít có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nuôi con bằng sữa mẹ nếu muốn luôn ở trong ngưỡng an toàn về sức khỏe nên cân nhắc việc uống caffein trong mức khoảng 300mg mỗi ngày, tương đương với 2-3 ly cà phê.
Theo tiến sĩ Thomas Hale, người chuyên về trong các loại thuốc và sữa mẹ, caffeine là một loại thuốc có nguy cơ thấp trong chừng mực nhất định. Chỉ có khoảng 1% caffeine mà phụ nữ tiêu thụ được ngấm vào sữa mẹ. Số lượng nhỏ này không đủ để gây hại cho hầu hết các bé đang bú mẹ.
Tuy nhiên, CDC lưu ý rằng, việc tiêu thụ caffeine nhiều hơn 10 ly mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ, chẳng hạn như sự rối rít và bồn chồn. Nồng độ caffeine trong sữa mẹ sẽ cao nhất sau 1-2 giờ uống cà phê. Vì vậy mẹ nên tránh cho bé bú sau 1-2 giờ uống cà phê là cách kiểm soát sức khỏe hiệu quả nhất.
Tác dụng phụ của cà phê nếu uống quá nhiều
1. Cà phê gây độc hại
Cà phê chất lượng kém có thể có nhiều tạp chất trong đó nên dễ đau đầu, chóng mặt. Vì dụ như cà phê được làm từ những hạt hỏng, hoặc ha bột đậu.
2. Cà phê có thể giết chết bạn
Nếu uống 80-100 cốc (23 lít) trong một phiên ngắn, tương đương với việc nạp 10-13g caffeine và có thể gây chết người.
3. Cà phê có thể gây mất ngủ và bồn chồn
Lượng caffeine tối đa được khuyến nghị trong giới hạn 400 miligam, gần bằng lượng mà bạn sẽ nhận được từ 4 tách cà phê. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine, hãy cẩn thận với cà phê. Bạn có thể đã biết số lượng và loại cà phê phù hợp, hoặc không phù hợp với bạn.
4. Đừng uống nhiều hơn một cốc mỗi ngày nếu bạn đang mang thai
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của cà phê đối với thai nhi vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng có một điều chắc chắn là nếu bạn uống cà phê khi mang thai, caffeine cũng sẽ đến thai nhi, và em bé của bạn rất nhạy cảm với caffeine. Vì vậy, nếu bạn là một người nghiện cà phê nặng và không thể ngừng uống nó khi đang mang thai, ít nhất hãy giảm lượng cà phê của bạn xuống còn một tách mỗi ngày.
5. Nếu bạn bị cholesterol cao hãy chọn cà phê lọc
Hạt cà phê chứa cafestol và kahweol, hai thành phần làm tăng mức cholesterol LDL, gây hại cho tim mạch.
6. Cà phê cho trẻ em, có thể làm tăng chứng đái dầm
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ caffeine ở trẻ em 5-7 tuổi có thể làm tăng chứng đái dầm
Tuy có những tác dụng không tốt cho sức khỏe là vậy nhưng mặt khác cà phê cũng được chứng minh là tốt cho sức khỏe nếu dùng vời liều lượng vừa phải. Và ngay cả phụ nữ mang thai cũng có thể dùng cà phê mỗi ngày ở giới hạn 2-3 tách.
Cà phê không phải là nguồn caffeine duy nhất. Những người quan tâm đến việc tiêu thụ caffeine hoặc những người nhận thấy rằng caffein dường như ảnh hưởng xấu đến trẻ đang bú mẹ nên chú ý đến các loại thực phẩm giàu chất caffein khác, bao gồm: nước tăng lực, trà đen, trà xanh, trà trắng, nước ngọt, sô cô la và các sản phẩm từ ca cao…