Trong hành trình đồng hành cùng con, một trong những câu hỏi được nhiều cha mẹ thắc mắc đó là trẻ biết ngồi trước hay bò trước để có thể hỗ trợ con phát triển tốt nhất.
Trẻ biết ngồi trước hay bò trước?
Trẻ thường phát triển theo từng giai đoạn và có thể có sự khác biệt trong cách học ngồi và bò (có nghĩa là học cách ngồi trước khi học cách bò) tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, sự phát triển phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường theo trình tự sau:
– Trẻ mới sinh không thể tự mình ngồi hoặc bò. Trẻ sẽ thường nằm ngửa hoặc nằm nghiêng với một bên cơ thể hơi uốn cong cách thoải mái nhờ vào sự hỗ trợ từ cha mẹ.
– Sau một thời gian, trẻ sơ sinh có thể lật người nằm sấp và nâng đầu lên. Khi trẻ có đủ sức mạnh và linh hoạt trong các cơ bắp cổ và vai, trẻ có thể học cách nâng người lên từ tư thế nằm sấp.
– Khi trẻ đã thực hiện thành công các bước trước đó và có đủ sức mạnh, con có thể học cách bò và cuối cùng học cách ngồi. Từ độ tuổi này, trẻ có thể bắt đầu thử nghiệm vận động từ việc bò đến việc ngồi, sau đó đứng và đi.
Như vậy, trẻ biết ngồi trước hay bò trước? Theo sự phát triển thông thường, trẻ sẽ biết bò trước biết ngồi.
Tuy nhiên, một số trẻ có thể phát triển theo cách khác nhau hoặc với sự hỗ trợ đặc biệt tùy thuộc vào từng trường hợp. Trong trường hợp trẻ có vấn đề về phát triển, ba mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ để đảm bảo bé có cơ hội phát triển một cách tối ưu.
>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sắp biết bò và cách tập bò cho bé nhanh nhất
Sự phát triển của bé trước khi biết đi
Khi mới sinh, dù cho mẹ có mong đến thế nào thì các bé cũng mới chỉ biết nằm im và động đậy các ngón tay, ngón chân mà thôi. Nhưng chỉ cần đến sinh nhật đầu tiên của bé, mẹ sẽ được thấy cách mà nhóc tì đứng lên và bước trên đôi chân của mình. Rất nhanh, mẹ sẽ quên mất rằng đã có lúc chiếc “hỏa tiễn” này chỉ biết ngồi yên một chỗ.
Thực ra, các giai đoạn phát triển của trẻ không thể diễn ra chỉ sau một đêm. Các bé phải “làm việc” khá vất vả và kiên nhẫn để thành thạo các kỹ năng vận động này đấy mẹ ạ. Khi các cơ bắp tiếp tục phát triển và thành thạo việc di chuyển, bé sẽ trở thành một nhà thám hiểm tí hon, đi tới khắp mọi ngóc ngách trong nhà để khám phá. Nhưng trước hết, mẹ hãy thử điểm qua từng giai đoạn phát triển của bé cưng đã nhé.
1. Nâng cao đầu
Sự phát triển các cơ cổ chính là bước đầu tiên trong cả hành trình phát triển kỹ năng vận động của bé. Trong vài tuần đầu tiên, có thể mẹ sẽ thấy cổ bé khá mềm. Tuy nhiên, nếu mẹ đặt bé nằm sấp thì bé sẽ nhanh chóng học cách nâng đầu lên vài giây. Khi trẻ 3 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu quay đầu sang trái, sang phải để nhìn theo sự di chuyển của mẹ hoặc những món đồ chơi nhiều màu sắc. Những cử động này giúp tăng cường sức mạnh cho cổ của bé. Đến khoảng tháng thứ tư, bé sẽ có thể nâng cao đầu trong khi đang chống hai khuỷu tay của mình xuống sàn.
2. Lăn tròn
Một khi bé đã có thể nâng cao đầu khi đang nằm sấp cũng là lúc bé đã có thể lăn. Đầu tiên, bé mới chỉ biết lăn từ nằm sấp sang nghiêng, sau đó thì từ nằm sấp sang nằm ngửa. Đến tháng thứ 6, mẹ sẽ thấy bé thực hiện những vòng lăn liên tục khi con di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Lúc này, cơ bụng của con đã đủ khỏe cho hoạt động lăn người.
3. Trẻ biết ngồi trước hay bò trước? Bé sẽ tập bò trước nhé mẹ
Đây là một mốc đáng kể trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Tất cả trọng lượng cơ thể đã được đặt lên 4 trụ cột: 2 cánh tay và 2 chân. Các nghiên cứu nhận thấy trẻ sinh ra vào mùa đông và xuân sẽ mau biết bò hơn so với những bé sinh ra trong mùa hè và thu. Nhưng hầu hết trẻ đều thành thạo kỹ năng này trong khoảng từ 7 đến 10 tháng. Nếu con bạn chậm biết bò, không sao cả. Rất nhiều trẻ bỏ qua giai đoạn này và vẫn phát triển bình thường.
>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết bò và trườn? Con chậm bò có đáng lo?
4. Bé tập ngồi sau khi tập bò
Như đã đề cập ở phần trẻ biết ngồi trước hay bò trước, mẹ đã biết trẻ sẽ bò trước khi có thể tự ngồi. Tuy sử dụng cùng nhóm cơ với chuyển động lăn, việc tìm cách ngồi vững sẽ gây khó khăn cho bé nhiều hơn. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ thấy bé hơi đổ người về trước, chống hai tay để giữ thăng bằng. Đến 8 tháng tuổi, bé sẽ không cần hỗ trợ khi ngồi nữa. Tuy đôi khi vẫn bị ngả nghiêng, bé sẽ nhanh chóng dùng cánh tay để đỡ thân người của mình.
Và vì các cơ ở phần thân trên đã trở nên mạnh mẽ hơn, bé có thể với và cầm đồ chơi trong lúc ngồi mà không cần mẹ phải giúp đỡ. Vài tháng trôi qua, bé sẽ biết giữ lưng và đầu thẳng. Dần dà, bé sẽ không còn phải chống tay để đỡ người nữa. Giờ đây, đôi tay đã được tự do để cầm đồ chơi.
5. Đứng lên và bước đi
Sau khi biết ngồi và biết bò, bé đã rất mong ngóng được đứng lên và bước đi. Tất cả mọi đồ vật trong nhà đều có thể trở thành tay vịn của con như thành củi, bức tường, chiếc ghế… Khi mới tập đứng lên, bé sẽ không biết cách để ngồi xuống, nên nếu nghe con khóc lóc xin trợ giúp, mẹ nhớ chỉ cho bé cách cong đầu gối để hạ thân người xuống nhé.
Chẳng bao lâu sau đó, bé đã có thể đi một vòng bằng cách bám vào thành củi, hay vịn theo các cạnh tường để di chuyển. Khi đã tập được khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, bé sẽ bước khỏi vòng tay của mẹ để thực hiện những bước đi của chính mình. Thời điểm bé biết đi có thể dao động trong khoảng 8 đến 18 tháng. Mẹ đừng vội lo lắng khi con chưa chịu “nhúc nhích” trong khi các bé cùng lứa đã bắt đầu đi lon ton rồi nhé.
Để con đi nhanh và chắc chắn, mẹ hãy để bé đi chân trần. Điều này giúp bé bám đất tốt và giữ thăng bằng thoải mái hơn so với đi giày.
>> Xem thêm: Các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động
Bắt sóng các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bé
1. Nhận biết thời điểm phát triển thể chất
Các giai đoạn phát triển của trẻ là một hành trình với nhiều tốc độ khác nhau, khi nhanh, khi chậm, và chúng luôn đi qua những điểm mút mà chúng ta gọi là thời điểm phát triển thể chất. Vì mỗi bé có tốc độ phát triển riêng của mình, các điểm mốc này sẽ không hoàn toàn trùng khớp ở tất cả mọi trẻ em.
Tuy thế, bố mẹ vẫn có thể “nhận diện” các giai đoạn này thông qua:
- Sự gia tăng các cữ ăn hoặc bú: Mặc dù vẫn được cho bú hay ăn như mọi ngày nhưng bé vẫn tỏ ra đói bụng
- Gắt gỏng và đeo mẹ: Con đã không còn vui vẻ và thoải mái nữa mà trở nên khó chịu, nhăn nhó và đặc biệt là “dính” lấy mẹ bất cứ lúc nào. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của trẻ cho biết, trong một vài tuần bé có thể luôn hạnh phúc và tươi tắn, thế rồi giai đoạn phát triển đến và kéo theo hàng loạt những “đám mây u ám”. Đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng cho sự thay đổi này, nhưng nhiều người tán đồng với ý tưởng rằng bé cảm thấy mệt mỏi hay bị choáng ngợp khi dồn năng lượng của cơ thể cho các bước phát triển mới.
- Thức trắng đêm hoặc luôn tỏ ra buồn ngủ: Trong một giai đoạn tăng trưởng bứt phá, bé sẽ thường xuyên thức dậy ban đêm vì cơn đói hoặc ngược lại, những thay đổi này làm bé mệt mỏi và muốn được ngủ nhiều hơn.
2. Các mốc phát triển thể chất
Thông thường, các mốc phát triển bùng phát của bé nằm trong khoảng:
- 2 tuần tuổi
- 3 tuần tuổi
- 6 tuần tuổi
- 3 tháng tuổi
- 6 tháng tuổi
Những bộ đồ đã chật, thêm một ngấn mập mạp trên đùi bé… đó có thể là những kết quả của đợt tăng trưởng mạnh mẽ đã hoặc đang diễn ra. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác thì không gì tốt hơn là để bé được cân đo bởi các chuyên gia sức khỏe.
Thông thường, những giai đoạn này sẽ chỉ diễn ra trong một vài ngày mà thôi, và mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu những biểu hiện kể trên kéo dài hơn mong đợi, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để tìm lời khuyên của các chuyên gia, bởi có thể bé đang gặp trục trặc về sức khỏe.
“Cứu” con khỏi nguy cơ chậm phát triển
1. Chủ động theo dõi các giai đoạn phát triển của con
Có một sự thật là trẻ sơ sinh và trẻ tập đi có tốc độ phát triển của riêng cá nhân mình. Hầu hết các bé vẫn trải qua các mốc phát triển giống nhau, chỉ một số ít phát triển chậm hơn hoặc nhanh hơn so với các bạn cùng tuổi. Điều đó nói lên rằng có những cột mốc chuẩn cho sự phát triển ở từng độ tuổi. Đối chiếu giữa các mốc này trong các giai đoạn phát triển của trẻ và ở từng độ tuổi, ta có thể đánh giá tương đối chính xác về sự phát triển cụ thể ở các giai đoạn phát triển của trẻ cũng như biết khi nào cần phải can thiệp.
2. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia
Thay vì thắc mắc trẻ biết ngồi trước hay bò trước, tại sao trẻ chậm ngồi, chậm bò hay chậm đi…, ba mẹ cần chủ động đưa con đến gặp bác sĩ nếu thấy bé có bất thường nào trong quá trình phát triển. Việc can thiệp sớm có thể giúp phát hiện các vấn đề tiềm tàng bao gồm tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển hệ vận động. Sự can thiệp sớm giúp tạo ra những thay đổi rất lớn trong cuộc đời của một đứa trẻ.
Can thiệp sớm là gì?
Can thiệp sớm được biết đến như một hệ thống các biện pháp nhằm giúp các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chậm phát triển hoặc bị khuyết tật. Can thiệp sớm giúp bé có đủ khả năng để học được các kỹ năng quan trọng trong 3 năm đầu đời như:
- Kỹ năng vận động (vươn, lăn, bò, đi)
- Khả năng nhận thức (suy nghĩ, học hỏi, giải quyết vấn đề)
- Giao tiếp (nói, nghe, hiểu)
- Kỹ năng xã hội/ cảm xúc (chơi đùa, cảm giác an toàn và hạnh phúc)
- Tự giúp đỡ bản thân (ăn uống, mặc quần áo…)
Khi bé đã được kiểm tra, đánh giá, các chuyên gia sẽ đưa ra các biện pháp để giúp đỡ cho bé trên các phương diện khác nhau như:
- Cung cấp thiết bị hỗ trợ
- Dạy trẻ học ngôn ngữ
- Thuốc
- Dinh dưỡng
- Lao động trị liệu
- Vật lý trị liệu
- Tâm lý
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ biết ngồi trước hay bò trước?”. Ngay khi không chắc chắn mình nên tiếp tục đợi hay hành động ngay để can thiệp vào sự phát triển của con, bạn đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ. Sự trao đổi sớm sẽ giúp mẹ giải tỏa được tâm lý bất an và tìm được sự hỗ trợ hợp lý và đúng lúc dành cho con mình.