Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ biết ngồi trước hay bò trước? Cách giúp con phát triển khỏe mạnh, tự nhiên

Trong hành trình đồng hành cùng con, một trong những câu hỏi được nhiều cha mẹ thắc mắc đó là trẻ biết ngồi trước hay bò trước để có thể hỗ trợ con phát triển tốt nhất.

Trẻ biết ngồi trước hay bò trước?

Trẻ thường phát triển theo từng giai đoạn và có thể có sự khác biệt trong cách học ngồi và bò (có nghĩa là học cách ngồi trước khi học cách bò) tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, sự phát triển phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường theo trình tự sau:

– Trẻ mới sinh không thể tự mình ngồi hoặc bò. Trẻ sẽ thường nằm ngửa hoặc nằm nghiêng với một bên cơ thể hơi uốn cong cách thoải mái nhờ vào sự hỗ trợ từ cha mẹ.

– Sau một thời gian, trẻ sơ sinh có thể lật người nằm sấp và nâng đầu lên. Khi trẻ có đủ sức mạnh và linh hoạt trong các cơ bắp cổ và vai, trẻ có thể học cách nâng người lên từ tư thế nằm sấp.

– Khi trẻ đã thực hiện thành công các bước trước đó và có đủ sức mạnh, con có thể học cách bò và cuối cùng học cách ngồi. Từ độ tuổi này, trẻ có thể bắt đầu thử nghiệm vận động từ việc bò đến việc ngồi, sau đó đứng và đi.

Như vậy, trẻ biết ngồi trước hay bò trước? Theo sự phát triển thông thường, trẻ sẽ biết bò trước biết ngồi. 

Tuy nhiên, một số trẻ có thể phát triển theo cách khác nhau hoặc với sự hỗ trợ đặc biệt tùy thuộc vào từng trường hợp. Trong trường hợp trẻ có vấn đề về phát triển, ba mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ để đảm bảo bé có cơ hội phát triển một cách tối ưu.

>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sắp biết bò và cách tập bò cho bé nhanh nhất

Trẻ biết bò trước hay ngồi trước?
Trẻ biết ngồi trước hay bò trước?

Sự phát triển của bé trước khi biết đi

Khi mới sinh, dù cho mẹ có mong đến thế nào thì các bé cũng mới chỉ biết nằm im và động đậy các ngón tay, ngón chân mà thôi. Nhưng chỉ cần đến sinh nhật đầu tiên của bé, mẹ sẽ được thấy cách mà nhóc tì đứng lên và bước trên đôi chân của mình. Rất nhanh, mẹ sẽ quên mất rằng đã có lúc chiếc “hỏa tiễn” này chỉ biết ngồi yên một chỗ.

Thực ra, các giai đoạn phát triển của trẻ không thể diễn ra chỉ sau một đêm. Các bé phải “làm việc” khá vất vả và kiên nhẫn để thành thạo các kỹ năng vận động này đấy mẹ ạ. Khi các cơ bắp tiếp tục phát triển và thành thạo việc di chuyển, bé sẽ trở thành một nhà thám hiểm tí hon, đi tới khắp mọi ngóc ngách trong nhà để khám phá. Nhưng trước hết, mẹ hãy thử điểm qua từng giai đoạn phát triển của bé cưng đã nhé.

1. Nâng cao đầu

Sự phát triển các cơ cổ chính là bước đầu tiên trong cả hành trình phát triển kỹ năng vận động của bé. Trong vài tuần đầu tiên, có thể mẹ sẽ thấy cổ bé khá mềm. Tuy nhiên, nếu mẹ đặt bé nằm sấp thì bé sẽ nhanh chóng học cách nâng đầu lên vài giây. Khi trẻ 3 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu quay đầu sang trái, sang phải để nhìn theo sự di chuyển của mẹ hoặc những món đồ chơi nhiều màu sắc. Những cử động này giúp tăng cường sức mạnh cho cổ của bé. Đến khoảng tháng thứ tư, bé sẽ có thể nâng cao đầu trong khi đang chống hai khuỷu tay của mình xuống sàn.

2. Lăn tròn

Một khi bé đã có thể nâng cao đầu khi đang nằm sấp cũng là lúc bé đã có thể lăn. Đầu tiên, bé mới chỉ biết lăn từ nằm sấp sang nghiêng, sau đó thì từ nằm sấp sang nằm ngửa. Đến tháng thứ 6, mẹ sẽ thấy bé thực hiện những vòng lăn liên tục khi con di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Lúc này, cơ bụng của con đã đủ khỏe cho hoạt động lăn người.

3. Trẻ biết ngồi trước hay bò trước? Bé sẽ tập bò trước nhé mẹ

Đây là một mốc đáng kể trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Tất cả trọng lượng cơ thể đã được đặt lên 4 trụ cột: 2 cánh tay và 2 chân. Các nghiên cứu nhận thấy trẻ sinh ra vào mùa đông và xuân sẽ mau biết bò hơn so với những bé sinh ra trong mùa hè và thu. Nhưng hầu hết trẻ đều thành thạo kỹ năng này trong khoảng từ 7 đến 10 tháng. Nếu con bạn chậm biết bò, không sao cả. Rất nhiều trẻ bỏ qua giai đoạn này và vẫn phát triển bình thường.

>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết bò và trườn? Con chậm bò có đáng lo?

4. Bé tập ngồi sau khi tập bò

Trẻ biết ngồi trước hay bò trước? Bé tập ngồi sau khi tập bò
Trẻ biết ngồi trước hay bò trước? Bé tập ngồi sau khi tập bò

Như đã đề cập ở phần trẻ biết ngồi trước hay bò trước, mẹ đã biết trẻ sẽ bò trước khi có thể tự ngồi.  Tuy sử dụng cùng nhóm cơ với chuyển động lăn, việc tìm cách ngồi vững sẽ gây khó khăn cho bé nhiều hơn. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ thấy bé hơi đổ người về trước, chống hai tay để giữ thăng bằng. Đến 8 tháng tuổi, bé sẽ không cần hỗ trợ khi ngồi nữa. Tuy đôi khi vẫn bị ngả nghiêng, bé sẽ nhanh chóng dùng cánh tay để đỡ thân người của mình.

Và vì các cơ ở phần thân trên đã trở nên mạnh mẽ hơn, bé có thể với và cầm đồ chơi trong lúc ngồi mà không cần mẹ phải giúp đỡ. Vài tháng trôi qua, bé sẽ biết giữ lưng và đầu thẳng. Dần dà, bé sẽ không còn phải chống tay để đỡ người nữa. Giờ đây, đôi tay đã được tự do để cầm đồ chơi.

5. Đứng lên và bước đi

Sau khi biết ngồi và biết bò, bé đã rất mong ngóng được đứng lên và bước đi. Tất cả mọi đồ vật trong nhà đều có thể trở thành tay vịn của con như thành củi, bức tường, chiếc ghế… Khi mới tập đứng lên, bé sẽ không biết cách để ngồi xuống, nên nếu nghe con khóc lóc xin trợ giúp, mẹ nhớ chỉ cho bé cách cong đầu gối để hạ thân người xuống nhé.

Chẳng bao lâu sau đó, bé đã có thể đi một vòng bằng cách bám vào thành củi, hay vịn theo các cạnh tường để di chuyển. Khi đã tập được khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, bé sẽ bước khỏi vòng tay của mẹ để thực hiện những bước đi của chính mình. Thời điểm bé biết đi có thể dao động trong khoảng 8 đến 18 tháng. Mẹ đừng vội lo lắng khi con chưa chịu “nhúc nhích” trong khi các bé cùng lứa đã bắt đầu đi lon ton rồi nhé.

Để con đi nhanh và chắc chắn, mẹ hãy để bé đi chân trần. Điều này giúp bé bám đất tốt và giữ thăng bằng thoải mái hơn so với đi giày.

>> Xem thêm: Các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

Bắt sóng các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bé

1. Nhận biết thời điểm phát triển thể chất

Trẻ biết ngồi hay bò trước? Sự phát triển thể chất của bé
Trẻ biết ngồi hay bò trước? Sự phát triển thể chất của bé

Các giai đoạn phát triển của trẻ là một hành trình với nhiều tốc độ khác nhau, khi nhanh, khi chậm, và chúng luôn đi qua những điểm mút mà chúng ta gọi là thời điểm phát triển thể chất. Vì mỗi bé có tốc độ phát triển riêng của mình, các điểm mốc này sẽ không hoàn toàn trùng khớp ở tất cả mọi trẻ em.

Tuy thế, bố mẹ vẫn có thể “nhận diện” các giai đoạn này thông qua:

  • Sự gia tăng các cữ ăn hoặc bú: Mặc dù vẫn được cho bú hay ăn như mọi ngày nhưng bé vẫn tỏ ra đói bụng
  • Gắt gỏng và đeo mẹ: Con đã không còn vui vẻ và thoải mái nữa mà trở nên khó chịu, nhăn nhó và đặc biệt là “dính” lấy mẹ bất cứ lúc nào. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của trẻ cho biết, trong một vài tuần bé có thể luôn hạnh phúc và tươi tắn, thế rồi giai đoạn phát triển đến và kéo theo hàng loạt những “đám mây u ám”. Đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng cho sự thay đổi này, nhưng nhiều người tán đồng với ý tưởng rằng bé cảm thấy mệt mỏi hay bị choáng ngợp khi dồn năng lượng của cơ thể cho các bước phát triển mới.
  • Thức trắng đêm hoặc luôn tỏ ra buồn ngủ: Trong một giai đoạn tăng trưởng bứt phá, bé sẽ thường xuyên thức dậy ban đêm vì cơn đói hoặc ngược lại, những thay đổi này làm bé mệt mỏi và muốn được ngủ nhiều hơn.

2. Các mốc phát triển thể chất

Thông thường, các mốc phát triển bùng phát của bé nằm trong khoảng:

  • 2 tuần tuổi
  • 3 tuần tuổi
  • 6 tuần tuổi
  • 3 tháng tuổi
  • 6 tháng tuổi

Những bộ đồ đã chật, thêm một ngấn mập mạp trên đùi bé… đó có thể là những kết quả của đợt tăng trưởng mạnh mẽ đã hoặc đang diễn ra. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác thì không gì tốt hơn là để bé được cân đo bởi các chuyên gia sức khỏe.

Thông thường, những giai đoạn này sẽ chỉ diễn ra trong một vài ngày mà thôi, và mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu những biểu hiện kể trên kéo dài hơn mong đợi, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để tìm lời khuyên của các chuyên gia, bởi có thể bé đang gặp trục trặc về sức khỏe.

“Cứu” con khỏi nguy cơ chậm phát triển

1. Chủ động theo dõi các giai đoạn phát triển của con

Có một sự thật là trẻ sơ sinh và trẻ tập đi có tốc độ phát triển của riêng cá nhân mình. Hầu hết các bé vẫn trải qua các mốc phát triển giống nhau, chỉ một số ít phát triển chậm hơn hoặc nhanh hơn so với các bạn cùng tuổi. Điều đó nói lên rằng có những cột mốc chuẩn cho sự phát triển ở từng độ tuổi. Đối chiếu giữa các mốc này trong các giai đoạn phát triển của trẻ và ở từng độ tuổi, ta có thể đánh giá tương đối chính xác về sự phát triển cụ thể ở các giai đoạn phát triển của trẻ cũng như biết khi nào cần phải can thiệp.

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Ngay khi bé vừa ra đời, bạn đã phải kiểm tra các biểu hiện gắn liền với sự phát triển của bé

2. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia

Thay vì thắc mắc trẻ biết ngồi trước hay bò trước, tại sao trẻ chậm ngồi, chậm bò hay chậm đi…, ba mẹ cần chủ động đưa con đến gặp bác sĩ nếu thấy bé có bất thường nào trong quá trình phát triển. Việc can thiệp sớm có thể giúp phát hiện các vấn đề tiềm tàng bao gồm tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển hệ vận động. Sự can thiệp sớm giúp tạo ra những thay đổi rất lớn trong cuộc đời của một đứa trẻ.

Can thiệp sớm là gì?
Can thiệp sớm được biết đến như một hệ thống các biện pháp nhằm giúp các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chậm phát triển hoặc bị khuyết tật. Can thiệp sớm giúp bé có đủ khả năng để học được các kỹ năng quan trọng trong 3 năm đầu đời như:

  • Kỹ năng vận động (vươn, lăn, bò, đi)
  • Khả năng nhận thức (suy nghĩ, học hỏi, giải quyết vấn đề)
  • Giao tiếp (nói, nghe, hiểu)
  • Kỹ năng xã hội/ cảm xúc (chơi đùa, cảm giác an toàn và hạnh phúc)
  • Tự giúp đỡ bản thân (ăn uống, mặc quần áo…)

Khi bé đã được kiểm tra, đánh giá, các chuyên gia sẽ đưa ra các biện pháp để giúp đỡ cho bé trên các phương diện khác nhau như:

  • Cung cấp thiết bị hỗ trợ
  • Dạy trẻ học ngôn ngữ
  • Thuốc
  • Dinh dưỡng
  • Lao động trị liệu
  • Vật lý trị liệu
  • Tâm lý

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ biết ngồi trước hay bò trước?”. Ngay khi không chắc chắn mình nên tiếp tục đợi hay hành động ngay để can thiệp vào sự phát triển của con, bạn đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ. Sự trao đổi sớm sẽ giúp mẹ giải tỏa được tâm lý bất an và tìm được sự hỗ trợ hợp lý và đúng lúc dành cho con mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trình tự mọc răng của bé: Dấu hiệu của sự phát triển

Mọc răng là một trong những mốc phát triển mà bé nào cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Không chỉ vậy, theo các chuyên gia, số lượng răng của bé trong từng giai đoạn cũng là dấu hiệu thể hiện sự phát triển thể chất của bé. Chẳng hạn, khi chiếc răng đầu tiên của con xuất hiện cũng là lúc mẹ có thể cho bé “thử nghiệm” thức ăn đặc hơn.

Đa phần các bé mọc răng lần đầu tiên khi được 6 tháng tuổi và hoàn tất quá trình mọc răng của mình khi đã có đủ 20 chiếc răng, khi bé được 2 đến 2 tuổi rưỡi. Đây là chuẩn mực thông thường trong tiến trình phát triển thể chất của phần lớn các bé. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt, bé cưng của bạn có thể sẽ có tốc độ phát triển chậm hoặc nhanh hơn so với những bé khác. Không chờ đến khi 6 tháng tuổi, bé có thể mọc răng khi mới được 3 tháng hoặc có thể sẽ phải chờ đến tháng thứ 8 hoặc thứ 10 mới mọc chiếc răng đầu tiên. Miễn là sự phát triển về cân nặng và chiều cao của con vẫn trong mức ổn định, mẹ không cần quá lo lắng về sự “chậm trễ” này, bởi đây có thể chỉ là do cấu trúc răng hoặc do ảnh hưởng di truyền.

Khác nhau về thời điểm nhưng thứ tự mọc răng trên hàm của các bé hầu như sẽ giống nhau, theo một “chuẩn” nhất định: Bé mọc răng cửa giữa, răng cửa bên, tới răng hàm rồi mới tới răng nanh. Nếu vẫn chưa nắm rõ về những thay đổi này, mẹ có thể tham khảo thêm về trình tự phát triển răng của bé thông qua những hình ảnh infographic đáng yêu sau đây nhé! Đây cũng là tiền để để mẹ tiện theo dõi cũng như chăm sóc răng miệng tốt hơn cho con.

Trình tự mọc răng của trẻ khác nhau chứ không theo “chuẩn” nhất định, nên nếu con mọc chậm mẹ cũng đừng lo quá nhé.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

“Đo” độ năng động của bé yêu

Trong vài tuần đầu đời, mẹ có thể nhận thấy rằng thiên thần nhỏ của mình rất ư là nghịch ngợm. Tuy chưa thể chạy băng băng cùng cả nhà ra công viên, bé vẫn không bỏ qua các cơ hội để phát triển kỹ năng vận động của mình để chuẩn bị cho một tuổi thơ đầy sôi nổi. Độ năng động này cũng là thước đo phản ánh trung thực về sự phát triển của trẻ sơ sinh.

sự phát triển của tre sơ sinh thông qua sự năng động của bé
Sự phát triển của các kỹ năng vận động là những dấu mốc quan trọng giúp mẹ theo dấu sự phát triển của con

Kỹ năng vận động của bé qua từng tháng

Vào tháng thứ 2, bé cưng đã bắt đầu đá chân. Thực ra, đây là một hoạt động rất điển hình ở thời điểm này, nhưng chẳng bao lâu sau đó, bé có thể gập và duỗi chân bất cứ khi nào bé muốn.

Ở tháng thứ 3, bé có thể lật người từ tư thế nằm ngửa thành nằm sấp. Bé sẽ chưa thể lật theo chiều ngược lại, từ sấp thành ngửa ở thời điểm này mà phải chờ khoảng 3 tháng nữa.

Cũng trong khoảng thời gian này, khi bạn giữ cho con đứng lên, bé có thể ấn mạnh chân xuống sàn và đẩy thẳng chân như thể đang tự đứng. Sau một thời gian, bé sẽ phát hiện ra mình còn có thể cong đầu gối lại và nhảy tưng lên. Việc bé đứng và nhún nhảy không ngừng là một mốc phát triển bình thường của bé 3-4 tháng tuổi, mẹ cứ để bé được thoải mái khám phá khả năng của đôi chân nhé.

Khi bước vào tháng thứ 5, bé yêu sẽ có thể nâng cao đầu khi đang nằm sấp và dùng cánh tay đẩy cao phần ngực lên khỏi sàn. Với bụng làm bệ đỡ, bé có thể quẫy đập chân tay lên sàn như thể đang bơi. Chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ thấy bé có thể lăn tròn.

Ở tháng thứ 8, bé có thể ngồi mà không cần trợ giúp nữa. Không những thế, bé còn có thể nhấc cả hai tay lên để vỗ tay hoặc chơi đồ chơi. Bé cũng đã biết nhặt và chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia.

[inline_article id=84925]

Chỉ vài tháng trước ngày sinh nhật đầu tiên, bé cưng có khuynh hướng hoạt động liên tục. Bé sẽ kéo chân để cho vào miệng. Bé có thể nóng nảy đá và giãy chân suốt những lúc thay tã. Giữa khoảng thời gian từ 7 đến 10 tháng, bé từ một “tập sự” đã trở nên một “bậc thầy” trong việc bò tung tăng đây đó. Vào gần ngày sinh nhật 1 tuổi, bé đã có thể bước những bước đầu tiên.

Kích thích sự phát triển của con

Khi bé yêu đang phát triển, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội tăng tốc cho con bằng các cách kích thích tinh thần và thể chất. Trong vài tuần đầu tiên, trong lúc bế con đi dạo đây đó, mẹ có thể chỉ cho bé thấy những sự vật xung quanh và đọc to tên gọi của chúng. Rất nhanh sau đó, bé sẽ muốn với ra và chạm vào những đồ vật này, và nhặt chúng lên. Mẹ cũng đừng quên nói với con về nơi mà mình đang đứng. Bất cứ khi nào ở bên con, mẹ cũng nên tiếp tục cuộc đối thoại, dù là thay tã, đi tắm hay chở con đi chơi. Mẹ có thấy con đang đáp lại mình bằng cách ngọ ngoạy chân và tay không?

[inline_article id=85937]

Dưới đây là một vài gợi ý những việc mà mẹ và bé có thể cùng làm với nhau:

-Đọc to tên đồ vật,

-Chơi nhạc và nhún nhảy khi bạn bế bé trong tay,

-Chơi cùng nhau trên sàn

-Chơi trò hú -hà

-Ôm, bế bé thường xuyên để bé cảm thấy sự vỗ về, yêu thương

-Đặt bé vào xe đẩy và đi dạo cùng nhau. Đây là một cách tốt để bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình.

-Khi bé lớn hơn, mẹ có thể mua cho con những món đồ chơi thích hợp và an toàn.

>>> Thảo luận cùng chủ đề từ cộng đồng:

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Những cột mốc phát hiện trẻ chậm nói và giải pháp cho mẹ!

Chậm nói là một trong những tình trạng có thể khiến mẹ hốt hoảng. Tuy mỗi trẻ có một tốc độ phát triển ngôn ngữ riêng, nhưng hầu hết các bé vẫn có những mốc chung nhất định. Vì vậy, nếu bé cưng không thể đạt được những kỹ năng mới trong một thời gian dài, bạn nên bình tĩnh đưa bé đi khám bác sĩ. Trẻ em học ngôn ngữ ở các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết theo một thời gian chung.

Những cột mốc phát hiện trẻ chậm nói

 chậm nói

Có thể là không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng nếu con bạn bị chậm nói, việc nhận ra và việc điều trị các vấn đề sớm có vai trò rất quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng nhận thức của trẻ.

Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng khi bé chậm nói, bởi thời gian biểu cho sự phát triển ngôn ngữ rất rộng, và con của bạn có thể vấp vào những rào chắn nhỏ trong quá trình phát triển. Đặc biệt, những trẻ sinh non hoặc sinh thiếu tháng thường sẽ bị chậm hơn so với những bé khác.

Trẻ chậm nói: Khi nào nên lo?

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của con nếu thấy bé có một hoặc nhiều những dấu hiệu sau đây:

Trẻ 4 tháng tuổi

  • Không chỉ cho bạn biết khi nào bé buồn hay vui.
  • Không thì thầm hoặc bắt đầu bập bẹ.

Trẻ 6 tháng tuổi

  • Không cười hoặc thét lên.
  • Không kết hợp nguyên âm để bập bẹ (a, e, o).

Trẻ 7 tháng tuổi

  • Không bắt chước các âm thanh do người khác làm.
  • Không dùng các hành động để có được sự chú ý của bạn.

Trẻ 8 tháng tuổi

  • Không bắt đầu bập bẹ phụ âm.

Trẻ 9 tháng tuổi

  •  Không phản ứng khi được gọi tên.
  • Không lảm nhảm phụ âm và nguyên âm với nhau (“mama”, “baba”).
  •  Không nhìn nơi bạn chỉ.

[inline_article id=398]

Trẻ 12 tháng tuổi

  •  Không nói “mama” hay “baba”.
  • Không sử dụng cử chỉ như vẫy tay, lắc đầu, hoặc chỉ trỏ.
  • Không thực hành sử dụng ít nhất một vài phụ âm (ví dụ như p hoặc b).
  • Không hiểu và phản ứng với những từ như “không” và “bye-bye”.
  • Không phải chỉ ra được những điều quan tâm chẳng hạn như một con chim hay máy bay trên không.
  • Không thể nói những từ đơn.

Từ 12 tháng đến 15 tháng

  • Không bi bô, nói chuyện.

Trẻ chậm nói hơn so với bạn bè khiến nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chỉ ra về vấn đề này, lý do mới nhất được các bác sĩ chuyên khoa nhi Singapore chỉ ra là do môi trường song ngữ mà trẻ đang sống.

Xem ngay Video Dấu hiệu sớm cảnh báo trẻ bị chậm nói:

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói: Môi trường song ngữ có thể dẫn tới tình trạng này

Tiến sĩ Natalie Epton, bác sĩ nhi khoa tại Singapore đã chia sẻ với tờ Young Parents: “Hầu hết trẻ nhỏ có thể nói lời đầu tiên vào lúc 14 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh nói một hoặc hai từ sớm hơn khi được 9 tháng”.

chậm nói
Trẻ chậm nói có thể là do sống trong môi trường sử dụng song ngữ

Cũng theo bác sĩ này, những trẻ sơ sinh lớn lên trong môi trường sử dụng song ngữ thường chậm nói hơn. Trẻ sẽ tiếp xúc với ngôn ngữ mà các thành viên trong gia đình thường trao đổi và học nói bằng ngôn ngữ đó trước tiên.

Nếu trong vòng 18 tháng mà trẻ không có xu hướng nói chuyện vì chậm nói không còn thuộc về tính tự nhiên nữa và có vấn đề về phát triển cơ bản. Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất kiểm tra thính giác để đảm bảo rằng bé vẫn nghe tốt và việc trẻ chậm nói không xuất phát từ vấn đề nghe. Ví dụ đơn giản hơn bạn có thể làm tại nhà là làm trẻ tập trung vào sự vật, sự việc nào đó và đứng phía sau gọi lớn. Nếu bé không quay lại, có thể là vấn đề thính giác.

Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

Làm gì khi con chậm nói?

Nghe và nói là hai kỹ năng đi kèm với nhau. Thông thường, nếu gặp vấn đề về khả năng nghe, bé cũng sẽ bị rối loạn khả năng ngôn ngữ. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

[inline_article id =212994]

Nếu nhóc của bạn có các dấu hiệu trên, mẹ nên:

1. Dành thời gian nói chuyện nhiều hơn với con, cho dù bé đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Bạn có thể hát, nói chuyện hoặc khuyến khích bé bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ của bạn.

2.  Đọc sách cho bé nghe. Nên chọn những cuốn nhiều màu sắc vì chúng sẽ thu hút bé hơn. Khi bé cưng lớn hơn một chút, bạn có thể khuyến khích trẻ chỉ vào những hình ảnh và gọi tên chúng.

3. Sử dụng những tình huống hằng ngày để khuyến khích con nói chuyện. Để con gọi tên những món ăn, sự vật hoặc đồ dùng trong nhà. Bạn cũng có thể hỏi những câu đơn giản và khuyến khích bé trả lời.

4. Mua những cuốn sách dành riêng cho bé tập nói. Những sách này thường có nhiều hình ảnh của các loại động vật, xe cộ, đồ dùng…

Dù bé bao nhiêu tuổi, việc phát hiện và điều trị kịp thời khi trẻ chậm nói là hết sức cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đên bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bật mí thời điểm bé trở thành “siêu sao” lộn vòng

Nhóc nhà bạn có thể bắt đầu nẩy từ bụng đến lưng của bé, ở giai đoạn khoảng 4 tháng tuổi. Đến tháng thứ 5, thứ 6, khi cổ và những cách tay khỏe hơn, bé đã có thể lật mình một cách điêu luyện. Tuy nhiên, không phải nhóc nào cũng như vậy.

Khi nào trẻ biết lẫy?

Khi được 3 tháng tuổi, nếu được đặt nằm sấp, bé của bạn sẽ tự nâng cao đầu và vai nhờ vào sự giúp sức của hai cánh tay. Những động tác hít đất nhỏ này giúp bé tăng cường cơ bắp, và bé sẽ sẽ sử dụng chúng để có thể lật người qua.

Vào tháng thứ 5, bé có thể sẽ có thể nâng đầu lên, đẩy lên trên cánh tay của mình, và cong lưng để nâng ngực lên khỏi mặt đất. Bé thậm chí còn có thể đá vào bụng, đá phải chân của mình, và bơi với hai cánh tay.

Tất cả các bài tập này giúp bé phát triển các cơ mà bé cần để lật qua lại trên cả hai hướng. Tuy nhiên, một số bé có thể bỏ qua giai đoạn lẫy, lật và chuyển sang những bước tiếp theo như ngồi, bò. Những miễn là bé vẫn đang phát triển kỹ năng mới, và tò mò với thế giới xung quanh, mẹ không cần phải lo lắng quá.

Khi nào trẻ tập lẫyKhi nào trẻ tập lẫy
Bỏ qua giai đoạn tập lẫy, nhiều bé chuyển qua tập bò, rồi tập ngồi luôn

Mẹ có thể làm gì giúp trẻ tập lẫy?

Thông qua các trò chơi, mẹ có thể giúp bé phát triển các kỹ năng của mình. Thử đặt hoặc lắc lư một món đồ chơi bên cạnh, và khuyến khích bé lật qua để lấy đồ chơi. Hoặc mẹ cũng có thể nằm xuống bên cạnh bé, nhớ cách bé một khoảng nhỏ, để xem bé có cố gắng tìm cách “tiếp cận” mẹ hay không. Vỗ tay hoặc mỉm cười như một cách khen ngợi những nỗ lực của con. Có sự khuyến khích của mẹ, các bé sẽ hào hứng với “trò” này hơn.

Lưu ý dành cho mẹ đang có con trong giai đoạn tập lẫy: Nên giữ tay bé trong khi thay tã và tốt nhất không nên để bé một mình trên giường hoặc bất kỳ một nơi cao ráo nào khác. Hẳn mẹ cũng không muốn lần đầu tiên bé có thể lẫy, lật  lại kết thúc bằng một “tai nạn” đúng không nào?

[inline_article id=62165]

Khi nào mẹ nên lo lắng?

Dù mỗi bé có một cách phát triển khác nhau, có bé biết lật sớm, có bé lật trễ, thậm chí bỏ qua giai đoạn lật, nhưng nếu bé không đạt được những kỹ năng khác như ngồi, trườn hay bò, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ. Nếu được 6 tháng tuổi, bé vẫn chưa tìm cách lật, và cũng không cố gắng trườn, bò hay hứng thú với việc tập ngồi, mẹ cũng nên đưa bé đi khám.

Đa số các bé sẽ bắt đầu tập ngồi, và có thể làm chủ khả năng ngồi khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Sau đó, bé sẽ chuyển sang tập bò khi được khoảng 10 tháng tuổi.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Muốn con thông minh – hãy kích thích phát triển não phải

Hoạt động trí tuệ chịu sự khống chế của não, song não lại chia thành hai bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái và hai bán cầu này có ưu thế, chức năng khác nhau.

Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ. Do đó, học ngôn ngữ ngay từ nhỏ, sau đó lại chú trọng việc đọc, viết, tính toán, lý giải và tư duy logic, não trái sử dụng tương đối nhiều nên khá phát triển.

Giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn thuận lợi để kích thích não phải phát triển mạnh mẽ 

Phương pháp cụ thể để phát triển não phải cho trẻ:

Khích lệ trẻ sử dụng tay trái nhiều

Sử dụng tay trái nhiều có nghĩa là dùng nhiều não phải. Những đứa trẻ dùng tay trái cầm kéo, gấp giấy, chơi bóng… cha mẹ không cần phải chỉnh cho trẻ chuyển sang tay phải.

Chơi nhiều trò chơi

Để trẻ tham gia các hoạt động thực tiễn như: Mỹ thuật, âm nhạc, múa. Những hoạt động như âm nhạc, hội họa, múa, thể dục… đều cần sử dụng nhiều dụng cụ trực quan và hình tượng, để trẻ tiếp xúc nhiều với tự nhiên và xã hội, làm phong phú hình tượng cảm tính, kích thích làm bán cầu não trở nên linh hoạt hơn.

Khích lệ trẻ tưởng tượng

Nên tạo điều kiện để trẻ được học tập trong không khí vui vẻ; giữ gìn và tôn trọng hứng thú, lòng hiếu kỳ của trẻ.

Khích lệ trẻ đặt câu hỏi

Để trẻ cảm thấy rằng, đặt câu hỏi là một hoạt động có lợi cho cả hai bên, bạn cũng có thể tự do hỏi trẻ một số câu hỏi, giống như trẻ hỏi bạn. Khi trẻ đặt câu hỏi, bạn không nên vội vã trả lời ngay, bạn có thể nói thế này: “Bây giờ chúng ta cùng thảo luận câu hỏi này nhé!”. Bạn có thể căn cứ vào câu hỏi của bé để nêu ra một số câu hỏi dễ phán đoán tương quan, lại không ngừng nêu ra những câu hỏi mang tính hướng dẫn, để trẻ khi tự mình suy nghĩ nên trả lời như thế nào và tìm ra đáp án cho câu hỏi đã nêu ra.

Ngoài ra, khi bạn trả lời câu hỏi của trẻ, phải để trẻ nghe rõ đáp án hoặc sau khi đã nghe xong câu trả lời hoàn chỉnh, lại ngắt lời bạn để nêu ra một câu hỏi khác.

Để trẻ sớm nhận biết chữ viết và tập đọc

Sớm nhận biết chữ viết và đọc chữ cái vừa có thể thúc đẩy não trái và não phải cùng phát triển, lại có thể giúp trẻ sớm có thể vận dụng chữ viết và ngôn ngữ. Không ít cha mẹ cho rằng, mỗi ngày bỏ ra một chút thời gian để xem tivi cũng có thể thu được một lượng thông tin lớn và có thể phát triển trí tuệ, lẽ nào không bằng đọc sao?

Có một cuộc nghiên cứu về vấn đề này và kết quả cho ta thấy: Mỗi ngày trẻ xem tivi trên dưới 3 tiếng, hiệu suất đọc sách sẽ giảm đi nhiều, vì những hình màu sẽ khiến trẻ bị phân tâm. Và đưa ra đề nghị cha mẹ và trẻ mỗi ngày nên đọc 20 phút, và gọi là: 20 phút quan trọng nhất trong ngày của bạn.

Các bậc cha mẹ thông minh nên hiểu rằng: Khi trẻ bị hấp dẫn bởi những câu chuyện thiếu nhi thì cũng là khúc mở đầu thành tài của trẻ đã bắt đầu rồi.

Kiến nghị cho cha mẹ là, khích lệ trẻ đọc, khiến đọc trở thành một phần trong sinh hoạt hàng ngày, cũng tự nhiên và cần thiết như ăn cơm, đi ngủ vậy. Tạo môi trường đọc sách cho trẻ, để trẻ bất cứ lúc nào cũng có thể lấy và đọc những quyển sách mà trẻ thích.

Những ngày nghỉ, bạn nên thường xuyên đưa trẻ đến hiệu sách, giúp trẻ chọn những quyển sách phù hợp với trình độ hiểu biết của trẻ, có những tình tiết thú vị của cuộc sống trẻ thơ, có ý nghĩa tư tưởng tích cực; đưa trẻ đến thư viện, tham quan triển lãm sách. Hàng ngày định giờ đọc, kể chuyện hoặc thảo luận nội dung trong sách cho trẻ. Hướng dẫn trẻ giở sách có trình tự; hình thành thói quen đọc sách tốt cho trẻ. Khích lệ trẻ trong khi đọc, hãy tập cải biến câu chuyện, kể lại câu chuyện theo ý hiểu của mình.

Được rèn luyện trong lao động

Khích lệ trẻ giúp cha mẹ thu dọn bàn ăn, giá sách… đều có lợi cho sự phát triển não phải của trẻ.

Chú ý thực hiện giáo dục toàn diện cho trẻ

Chúng ta không những chú trọng phát triển cho trẻ về trí tuệ, nhận thức, mà còn chú trọng phát triển cả về tình cảm, ý chí, động cơ, hứng thú, lý tưởng của trẻ.

Tiềm năng trí tuệ của con người là kết quả hoạt động của hai bán cầu não. Vì thế, hãy chú trọng, phát triển tiềm năng não phải cho trẻ có 3 điểm tốt sau.

Một là mở rộng lượng thông tin, khiến trẻ học được nhiều hơn. Vì dung lượng thông tin hình tượng của não phải nhiều gấp vạn lần so với não trái. Hình tượng sự vật là cơ sở tích lũy tri thức của trẻ.

Thứ hai là phát triển tư duy hình tượng, giúp trẻ học thoải mái hơn. Trẻ trước 6 tuổi về cơ bản là sống trong thế giới hình tượng, dùng não phải quan sát và phân tích sự vật, việc học của trẻ phải nhờ sự giúp đỡ của hình tượng cụ thể, nếu không sẽ trở nên rất khó khăn.

Thứ ba là bồi dưỡng và phát huy tiêm năng sáng tạo, khiến trẻ thông minh hơn, giàu sức sáng tạo hơn.

Lời khuyên: Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó có thể thấy, muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau.

Trích dịch từ About.com

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Giúp bé mọc răng không nước mắt

Giúp bé mọc răng đỡ đau hơn
Trong khi có bé 3 tháng tuổi đã mọc răng, một số bé khác lại “chờ” đến tận sinh nhật 1 tuổi của mình

1/ Cho bé nhai hoặc cắn đồ lạnh

Giống như mẹ thỉnh thoảng bị đau sẽ lấy đá lạnh chườm lên chỗ đau, việc cho con nhai hoặc cắn đồ lạnh cũng có tác dụng tương tự. Mẹ có thể chọn mua đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng của những thương hiệu có uy tín trên thị trường để bé cắn cho đỡ ngứa răng. Những loại này thường có nhiều màu sắc bắt mắt nên các bé sẽ rất thích.

Tuy nhiên, mẹ nên mua loại có nước ở bên trong rồi đặt nó vào tủ lạnh làm lạnh nó để khi bé ngậm vào sẽ bớt đau nướu hơn. Ngoài ra,  mẹ cũng có thể để một cái khăn hoặc miếng vải dày sạch trong tủ lạnh trong 1 giờ rồi cho bé cắn. Nếu bé bắt đầu tập ăn thức ăn cứng, thử cho bé ăn trái cây và rau củ lạnh để bé tập nhai và bớt đau.

2/ Massage nướu cho bé

Trước tiên, mẹ nên rửa tay thật sach với xà phòng diệt khuẩn rồi lau khô tay. Dùng ngón tay xoa ấn nhẹ vùng nướu sưng của bé. Sau đó, dùng một miếng vải lạnh để vào chỗ vừa massage nhằm tăng thêm hiệu quả giảm đau. Nếu các mẹ không biết chính xác chỗ nào bé sẽ mọc răng, massage hai vị trí bên cạnh chiếc răng mọc đầu tiên của bé.

[inline_article id=1164]

3/ Để con tự massage theo cách riêng

Một số bé sẽ không thích cho đồ lạnh vào miệng nhưng có thể bé sẽ thích có cái gì đó trong miệng để nhai. Việc bé nhai hoặc cắn đồ chơi, một số thức ăn cứng như bánh qui, miếng cà rốt… sẽ tạo ra áp lực nhẹ lên mặt nướu của bé, giống như khi mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ để mát xa cho bé. Nhờ đó bé cảm thấy đỡ đau hơn.

4/ Làm bé phân tâm

Mẹ có thể giúp bé dần quên cảm giác khó chịu khi mọc răng bằng cách hướng sự chú ý của bé vào một món đồ chơi nào đó. Không nhất thiết phải mua đồ chơi mới, mỗi ngày mẹ có thể cho bé chơi một món đồ chơi trong thùng đồ chơi. Việc thay đổi này sẽ giúp bé không có cảm giác ngày nào cũng chơi giống nhau. Nếu đồ chơi không làm bé phân tâm, mẹ có thể bế hay đẩy xe cho bé ra ngoài chơi. Ở lứa tuổi này, các bé rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xảy ra xung quanh bé.

[inline_article id=1172]

5/ Bù đắp cho bé

Khi mọc răng, có bé sẽ thích ở gần mẹ để được mẹ nâng niu hơn. Đặc biệt, với những bé đang trong giai đoạn tập ngủ riêng, mẹ cứ duy trì việc này. Tuy nhiên, nếu nửa đêm bé cần, mẹ đừng lơ là con nhé!

Trong trường hợp bé thích ngủ nôi hay nằm trong ghế rung, mẹ có thể dùng nó để đánh lạc hướng bé như được mẹ bế ru ngủ.

6/ Những điều cần lưu ý

Dấu hiệu mọc răng sẽ không đúng với tất cả các bé. Có bé sẽ không chảy nước miếng nhiều và thường xuyên như một số bé khác. Mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu chung để theo dõi bé nhưng cũng cần biết thêm một số yếu tố khác có thể làm bé khó chịu. Sốt nhẹ là một biểu hiện thông thường khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao hơn 38 độ C hoặc nếu sốt đi kèm với ói mửa, ho hay tiêu chảy, mẹ nên cho bé đi bác sĩ.

Tăng cường giữ vệ sinh, không để cho vi khuẩn tích tụ trong vùng nướu của bé lúc này bằng cách giặt sạch, thay khăn/miếng vải lạnh mỗi ngày. Một khi chiếc răng đầu tiên của bé đã mọc, mẹ nên dùng một bàn chải mềm cùng nước sạch để vệ sinh cho bé. Kem đánh răng có thể được “để dành” cho đến khi con được 2 tuổi hoặc khi bé đã biết cách nhổ ra ngoài.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tháng thứ 5 của bé

Bé biết lạ, quen
Ở thời điểm này, bé thường khóc và tỏ ra khó chịu khi được ôm, bế bởi một người không quen. Bé cũng gắn bó với bạn nhiều hơn, nên bố hay mẹ sẽ thấy con thích theo mình và trở nên nhõng nhẽo hơn trước đây. Bé sẽ ít chịu nằm mà đòi bạn bế lên thường xuyên hơn.

Nhận ra tên gọi
Nếu bạn gọi tên con, bé sẽ quay đầu lại ngay. Điều này ít khi xảy ra với những bé nhỏ hơn 5 tháng. Đây là một mốc phát triển cực kỳ có ý nghĩa, nhất là khi bạn đã cùng con trải qua từng khoảnh khắc cho đến thời điểm này.

Thể hiện bản thân
Bé bắt đầu bập bẹ được rất nhiều âm thanh vui tai để diễn tả ý muốn của mình hoặc chỉ đơn giản là kể một điều gì đó theo cách của mình. Nhiều bé còn cố bắt chước khi bạn lên hoặc xuống giọng.

Chụp lấy mọi thứ
Bé cực kỳ hăng hái khi nắm lấy mọi thứ mà mình nhìn thấy để đưa vào miệng: xe đồ chơi, khăn sữa, bàn tay của mẹ… Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy bé sử dụng bàn tay thành thạo hơn trước rất nhiều, có thể di chuyển đồ vật theo ý muốn của mình.

Bé biết lăn
Không chỉ lật nhanh hơn, các bé 5 tháng tuổi cũng biết lăn để giúp bé di chuyển đến nơi mình muốn. Vì vậy, những chiếc nệm thấp, miếng xốp để sát với sàn chính là bề mặt an toàn nhất. Nếu để bé nằm chung giường cao, bạn cần để mắt canh chừng kẻo bé sẽ lăn đến cạnh giường và té ngã.

[inline_article id=21975]

Nhận ra mình trong gương
Bé thích trò chuyện với chính mình trong gương, và bạn có thể lặp lại trò chơi này nhiều lần mà bé vẫn đầy hào hứng.

Bé có thể ngồi
Ở thời điểm này, bạn có thể giúp bé ngồi ngay ngắn trong lòng mình hoặc nôi ăn bột, chỉ cần trợ giúp bé ở phần mông và lưng dưới.

Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi
Ba mẹ có thể chọn cho con một chiếc ghế tiện lợi để bé tập ngồi trong giai đoạn này

Quan tâm đến những thứ bố mẹ ăn
Bé sẽ vô cùng thích thú nếu được chia sẻ một miếng trái cây hay rau củ. Lưu ý, bạn không để kích cỡ của thức ăn nhỏ hơn miệng bé. Nếu có ý định cho bé thử hương vị của các món ăn, tốt nhất nên sử dụng túi chống hóc cho trẻ nhỏ và canh chừng khi bé cho đồ ăn vào miệng.

[inline_article id=10414]

Thúc đẩy sự phát triển của bé
Để bé thành thục các kỹ năng của mình, bạn nên trợ giúp con bằng những bước đơn giản như:

-Đáp lại tiếng khóc của bé: Tiếng khóc của bé sơ sinh thường là để tìm sự giúp đỡ. Bé có thể đang khó chịu vì phòng quá nóng, vì bé muốn được chơi đùa, vì tã ướt… Việc bạn đưa ra một hành động lúc này sẽ giúp bé có được sự tin tưởng để nương tựa vào bạn.

-Nói chuyện với bé: Bé rất thích nhìn khuôn mặt của bạn khi nói chuyện, và thậm chí bé còn có thể đáp lại bằng cách ê a nữa. Đây là cách để dạy con về mối liên kết giữa từ ngữ và cảm giác của chúng ta.

-Chơi cùng bé: Nói, hát và chơi đồ chơi với bé, cùng bé làm những hoạt động đơn giản như nằm sấp, lăn… và giữ sự giao tiếp bằng mắt, đó là cách để giúp bé thêm hào hứng với những hoạt động mà mình mới học được.

-Giữ cho ngôi nhà an toàn: Bé đã bắt đầu di chuyển nhiều hơn, nghịch ngợm hơn nên bạn cần đảm bảo những vật nguy hiểm được giữ xa khỏi tầm tay bé

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ chậm phát triển: Nhận biết thế nào?

Đối với bé dưới 6 tháng

Mẹ nhớ cẩn thận theo dõi và cho con đi đến phòng khám hay bệnh viện để kiểm tra nếu bé có những dấu hiệu dưới đây nhé:

-Mắt chuyển động không tốt, hoặc tụ về một điểm hầu hết thời gian trong ngày

-Không giật mình hay tỏ ra chú ý khi có tiếng ồn hoặc âm thanh xung quanh

-Bé hơn 2 tháng không chú ý đến đôi bàn tay của mình

Bé 3 tháng không nhìn theo đồ vật chuyển động

-Bé 3 tháng không đưa tay lấy đồ vật

-Bé 3 tháng mà chưa tự nâng đầu lên được

-Bé 3 tháng chưa biết cười khi người xung quanh hỏi han

-Bé 4 tháng chưa ê a hay cố gắng bắt chước âm thanh xung quanh

-Bé 4 tháng chưa biết đưa đồ vật vào miệng

-Bé 4 tháng mà không biết giẫm, chống chân mạnh khi đứng trên bề mặt cứng như bàn gỗ, sàn nhà…

-Bé 5 tháng mà chưa biết lật

[inline_article id=140]

 

Khi bé hơn 6 tháng

-Chân tay quá cứng nhắc hoặc cơ thể quá mềm

-Đầu vẫn ngả về sau khi được kéo ngồi dậy

-Với đồ vật chỉ bằng một tay

-Không biết ôm

-Bé chảy nước mắt liên tục hay mắt luôn bị đóng ghèn, hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng

-Bé 6 tháng mà chưa thể ngồi khi được người lớn trợ giúp

-Không cười lớn hay hò hét

Khi bé 1 tuổi

-Không biết bò hay giữ thăng bằng trên 1 bên cơ thể khi đang bò

-Không thể đứng khi được trợ giúp bởi người lớn

-Không tìm kiếm đồ vật khi bé thấy chúng bị giấu đi

Trẻ bị chậm nói, không biết nói một từ đơn lẻ nào

-Không biết diễn đạt bằng cử chỉ như lắc đầu, gật đầu

-Không biết chỉ vào vật thể

-Không thể đi khi đã được 18 tháng

-Chưa thể bước tuần tự 2 chân khi bé đã biết đi được vài tháng

[inline_article id=882]

 

Đối với bé 2 tuổi

-Không nói tối thiểu 15 từ

-Không dùng những câu ngắn

-Không bắt chước hành động hay từ ngữ

-Không làm theo những chỉ dẫn đơn giản

-Không biết đẩy những món đồ chơi có bánh xe

 

Đối với bé trên 3 tuổi

-Thường xuyên té ngã hay gặp khó khăn khi leo bậc thang

-Liên tục chảy nước miếng

-Phát âm khó khăn

-Không thao tác được khi sử dụng những đồ vật nhỏ

-Bé không tham gia những trò chơi giả vờ làm người khác như làm ca sĩ, nhà buôn…

-Tỏ ra không quan tâm đến những em bé khác xung quanh

-Không giao tiếp bằng mắt

-Không quan tâm đến đồ chơi

Khi nghi ngờ bé có dấu hiệu chậm phát triển, mẹ nên đưa con đến các cơ sở có chuyên môn để kiểm tra, đưa ra kết luận chính xác và có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác, bạn không nên lo lắng, mất bình tĩnh bởi đôi khi bé chỉ lỗi nhịp ở một vài kỹ năng nhưng vẫn phát triển bình thường. Mẹ cần lắng nghe các bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn về tình trạng của bé nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

5 cách trẻ sơ sinh thể hiện “Con yêu mẹ”

Mỉm cười
Có bà mẹ nào không “nghiêng ngả” vì nụ cười của con yêu cơ chứ? Sau những ngày tháng mang nặng đẻ đau, được thấy con cười dường như là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất phải không các mẹ?

Một khi các bé cảm nhận được mối dây liên kết tình cảm giữa hai mẹ con và vô thức hiểu rằng mẹ là “bà tiên” luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bé, cho bé bú khi đói, vệ sinh cho bé khi tã ướt…, bé sẽ thích thú được nhìn vào mắt bạn và cười thật tươi. Đó là cách mà bé muốn nói rằng mẹ là người quan trọng nhất và bé thương mẹ nhất trên đời này.

Hay đòi hỏi
Khoảng từ tháng thứ ba trở đi, khi đã quen dần với thế giới bên ngoài bụng mẹ, bé con sẽ bắt đầu biết “yêu sách” nhiều hơn. Bé rất tinh ranh và hiểu rằng mẹ sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bé, thế là bé khóc um lên cho tới khi nào được chiều lòng thì thôi. Mặc dù bé chưa biết cách diễn đạt ý mình nhưng bé hiểu rõ mình muốn gì và sẽ khiến mẹ thực hiện nó cho bé bằng cách này hay cách khác.

Đây là cách mà bé thể hiện rằng mình hoàn toàn tin tưởng, ngưỡng mộ và yêu quý mẹ vì bé sẽ chỉ đòi hỏi từ người mà bé cảm thấy thoải mái khi ở bên mà thôi.

tre so sinh 3
Trẻ sơ sinh có những cách rất riêng để thể hiện tình cảm của mình

Đôi khi nổi giận
Mẹ có bao giờ nghe bà hoặc cô giúp việc than phiền rằng khi không có mẹ ở bên, bé rất ngoan, còn khi mẹ về nhà, bé thường quấy khóc và nhõng nhẽo không?

Điều này nghe có vẻ khó hiểu nhưng thật ra bé mè nheo và quấy khóc với mẹ cũng là một cách để thể hiện rằng bé yêu mẹ. Bé tin tưởng mẹ nhất và bé cũng biết rằng mẹ yêu bé nhất trên đời nên bé mới thoải mái thể hiện bản tính trẻ con của mình ra với mẹ đấy.

Bập bẹ
Nhóc tì nhà bạn có hay bập bẹ và thì thầm không? Bé có thích thú với chuyện xen vào những cuộc nói chuyện của người lớn bằng những tiếng ô a ngô nghê của mình hay không? Bé đang muốn dùng những tiếng bập bẹ của mình để nói rằng: “Mẹ ơi, nhìn con nè” và nếu bạn phản ứng lại, bé sẽ tiếp tục bập bẹ không ngừng đấy.

Cách bé tương tác với mẹ bằng ngôn ngữ non nớt của mình cho thấy bé yêu quý mẹ và bé thấy an toàn khi ở bên mẹ. Do đó, bé hoàn toàn thoải mái học hỏi những điều mới, chẳng hạn như bắt chước những gì mẹ nói mặc dù ngôn ngữ của bé vẫn còn rất “khó hiểu” phải không nào?

Hôn và cắn
Bạn có chú ý thấy là các bé rất thích được tiếp xúc với người lớn mà đặc biệt là bố mẹ? Đó có thể là một cái thơm nhẹ lên má nhưng cũng có thể là một cái cắn sẽ để lại dấu răng và nước dãi trên người bạn. Đây quả là một cách thức thể hiện tình cảm độc đáo mà chắc chỉ có ở trẻ sơ sinh.

Còn bé con nhà bạn thì sao? Bé có biểu hiện nào trong các hành động thể hiện tình thương mến thương với mẹ kể trên không? Chia sẻ cho các mẹ khác cùng biết nhé.

MarryBaby