Bé Nhím nhà em lúc sinh 2,7kg (hơn 35 tuần đã ra rùi), và giờ được 10kg. Nhím nghịch lắm, biết gọi bà bà, cũng hay bắt chước. Trộm vía từ khi sinh ra mới bị ốm cách đây 2 tuần giờ đã khỏi. Một ngày Nhím ăn 3 bữa bột (gần một bát ăn cơm) và khoảng 2-3 lần sữa (mỗi lần khoảng 120ml). Nhưng buồn quá, 8m rưỡi rùi mà Nhím vẫn không biết bò, ngồi cũng không vững, ngả nghiêng rồi đổ luôn, con có thể đứng khi có người giữ từ lúc 7m rưỡi. Các mẹ thông thái ơi, các mẹ thấy Nhím nhà em phát triển như vậy có làm sao không ạ? em thấy thường là các bé 6 7m đã ngồi vô tư rùi. hixhix :'(
Category: Cột mốc phát triển
Từ khi chào đời đến lúc thôi nôi, bé sẽ lớn rất nhanh và đạt được những cột mốc phát triển quan trọng về thể chất, trí tuệ. Hãy tìm hiểu hành trình lớn lên trong năm đầu tiên của bé tại đây.


Bé làm được những gì | Mẹ xử lý ra sao |
Con có thể hiểu được nhiều từ hơn là con có thể nói.
|
Hãy cho bé biết những gì đang xảy ra và những hành động tiếp theo của bạn: Uống sữa xong chúng ta sẽ ngủ trưa nhé con. Điều này giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Lịch sinh hoạt này cũng cho bé hiểu được những hoạt động gì sẽ xảy ra trong ngày. “Phiên dịch” âm thanh và hành động của bé thành từ ngữ, lời nói. Con đang đẩy đĩa thức ăn ra. Mẹ nghĩ con muốn nói là con đã no rồi. Gọi tên những sự vật mà bé nhìn thấy hoặc chỉ tay vào: Đó là mặt trăng. Mặt trăng xuất hiện vào ban đêm. |
Con có thể bò trườn.
|
Tạo khoảng không an toàn và cho trẻ có thêm nhiều thời gian để tập những kỹ năng mới như bò trườn và đi đứng. “Con đường đồ chơi” trong không gian an toàn tại nhà. Xếp những món đồ chơi thú vị thành một hàng dài để bé tự do bò và khám phá theo cách của riêng mình. |
Con biết rằng có những điều vẫn tồn tại ngay cả khi con không thể nhìn thấy, đặc biệt là bố mẹ!
|
Trò chơi trốn tìm. Trò chơi này sẽ giúp bé nhận thức được có những thứ biến mất nhưng sẽ xuất hiện trở lại. Luôn nói lời tạm biệt với bé. Đừng bao giờ lén bỏ ra ngoài. Điều này giúp tạo dựng lòng tin của bé dành cho bạn và tập bé học cách làm quen với những cảm xúc khó chịu. |
Con thích làm mọi thứ lặp đi lặp lại.
|
Hãy để cho bé tự thực hiện thao tác tiếp theo trong một trò chơi. Nếu thấy bé cầm 2 khối lego va vào nhau thì hãy để xem liệu bé có muốn tự tìm cách xếp chồng chúng lại với nhau hay không. Đưa một quả bóng cho bé ném hoặc một cái lắc để bé lắc. Những hoạt động này giúp trẻ học được cách mà mọi thứ vận hành. Ngoài ra, sự vận động cũng giúp các cơ ở tay bé phát triển cứng cáp hơn, linh hoạt hơn. |

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ bé phát triển tư duy?
Chỉ cho bé thấy cách mọi thứ hoạt động ra sao, ví dụ như cho bé tự nhấn chuông cửa để bé hiểu khi nhấn thì chuông sẽ reo, hoặc bật công tắc đèn để bé hiểu khi bật thì đèn sẽ sáng.
Để bé dẫn dắt bạn. Chú ý xem bé quan tâm, thích thú điều gì và cho bé cơ hội tự do khám phá theo cách của riêng mình (miễn là bảo đảm bé được an toàn).
Khuyến khích bé bạn sử dụng tất cả giác quan để học hỏi. Để một viên đá lạnh chạm vào da bé, hoặc đưa tay bé sờ vào một ly nước ấm để bé có thể tự mình phân biệt cảm giác nóng và lạnh (xúc giác). Vò một cọng rau thơm đưa lên mũi cho bé ngửi, để bé cảm nhận được hương thơm (khứu giác) hoặc cho bé ăn để cảm nhận mùi vị (vị giác). Cho bé lắc một cái chuông và một cái trống để bé cảm nhận sự khác biệt về âm thanh (thính giác). Cho bé nhìn một bức hình có màu sắc khác nhau giúp bé phân biệt được màu sắc (thị giác).

Chú ý độ an toàn cho bé! Bé đã biết hành động theo mục tiêu trong đầu bé cho nên cần bảo đảm những đồ vật xung quanh bé phải thật an toàn (góc cạnh bàn, ổ cắm điện…). Ngoài ra cũng phải chú ý đừng để bé “quậy phá” những đồ đạc. Biến ngôi nhà thành một nơi an toàn để bé thực sự được vui chơi thoải mái.
Bạn có biết?
Các bậc cha mẹ nào càng cho đứa con 1 tuổi của mình được tự do thoải mái chơi đùa và càng chú ý đến sở thích hoặc mối quan tâm của con thì đứa bé đó càng phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở tuổi lên 3.
Điều này có ý nghĩa đối với bạn?
Khi bạn và bé trò chuyện với nhau, bé đang học cách phân biệt giữa các âm thanh. Sau đó, bé sẽ biết kết nối những âm thanh này thành từ ngữ. Để xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho bé 1 tuổi trong khi chơi đùa, trò chuyện với bé những gì mà bạn và bé đang chơi với nhau.
Theo dõi xem điều gì khiến bé quan tâm, thích thú. Bé được chơi và cảm thấy vui vẻ với trò chơi đó nghĩa là bé đang học hỏi. Cũng nên tạo ra các thử thách để bé phát triển thêm những kỹ năng khác.

Quá trình phát triển của trẻ
Theo Tiến sĩ Karen Ytterberg, một bác sĩ nhi khoa của Bệnh viện Mayo, Mỹ, khả năng nghệ thuật diễn ra trong các mô hình tương đối dự đoán được và phổ quát. Bà cho biết những cột mốc sau đây được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng y học. Và trong thời gian thăm bệnh nhân, bà ấy đã hỏi các bậc phụ huynh liệu họ đã để con cái của họ làm chủ được những kỹ năng sau:
- Chơi với bút chì màu: 12 tháng tuổi
- Bắt chước viết nguệch ngoạc: 15 tháng tuổi.
- Bắt chước theo đường (nét): 2 tuổi
- Vẽ vòng tròn theo mẫu: 3 tuổi.
- Nhận biết một số màu sắc: 3 tuổi.
- Vẽ dấu thập: 4 tuổi.
- Vẽ hình tam giác: 5 tuổi.
- Vẽ hình thoi: 6 tuổi.

Bộc lộ năng khiếu qua từng độ tuổi
Khi trẻ mới biết đi, viết nguệch ngoạc trên một trang giấy hoặc chơi nặn đất sét là lúc bé đang xây dựng kỹ năng vận động của bé. Tiến sĩ Ytterberg giải thích bản vẽ đó là một tiền chất để viết. “Nó giống như đọc sách cho bé nghe lúc đầu đời”.
Bà giải thích rằng các lợi ích của việc tiếp xúc với nghệ thuật sớm sẽ giúp trẻ phát triển hơn về thể chất và cũng giúp xây dựng sự tự tin và khuyến khích tự thể hiện. “Tôi nghĩ rằng nó cho phép bé cảm thấy tự do hơn khi bé lớn lên để có thể vui chơi với nghệ thuật”, Tiến sĩ Ytterberg nói.
Tiến sĩ Rachael Gardner, chủ sở hữu The Painting Workshop in Baltimore, Maryland cho rằng “Dạy bé cách chơi là điều quan trọng khi trẻ còn bé.” Gardner nhận thấy một số ít trẻ được khám phá và sau đó vượt trội hơn về nghệ thuật. Bà gợi ý những mẹo nhỏ sau đây để phát triển óc sáng tạo ở trẻ:
Khi sơ sinh đến phát triển (từ 0-2 tuổi)
Đây là thời gian để cho bé làm những gì bé làm tốt nhất, để bé tự tay làm mọi thứ. Gardner khuyến cáo nên khuyến khích bé chơi với các vật liệu khác nhau, từ mô hình đến dùng ngón tay để vẽ.
Trẻ mới biết đi và trẻ học nhà trẻ (từ 2-3 tuổi)
Tiến sĩ Gardner cho biết việc yêu thích nặn đất sét và các vật liệu khác rút ra những khuynh hướng nghệ thuật của trẻ mẫu giáo. Bà cho biết nhóm tuổi này cũng thích chơi với kim tuyến và keo, và một đứa trẻ ba tuổi thường có thể hiểu được sự cần thiết phải đặt keo trên giấy trước khi thêm kim tuyến.
Trẻ học mẫu giáo và trước khi học mẫu giáo (từ 3-4 tuổi)
Những hoạt động thích hợp với độ tuổi bao gồm sơn và vẽ, bắt đầu sử dụng kéo (khoảng 4 tuổi).


Bé làm được những gì | Mẹ xử lý ra sao |
Con đang học cách kiểm soát cơ thể con.
|
Đặt bé vào nhiều vị trí khác nhau để giúp bé phát triển những kỹ năng mới như: lăn, lê, bò, trườn.
|
Con biết sử dụng bàn tay tôi và ngón tay để khám phá.
|
Hãy để bé tự mình khám phá thông qua những món đồ chơi với nhiều kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu và âm thanh khác nhau. Chỉ cho bé biết cách sử dụng bằng cách rung, lắc, đập, thả rơi đồ vật… |
Con có thể giao tiếp qua âm thanh, hành động, và nét mặt của con.
|
Hãy theo dõi và đáp lại những tín hiệu của bé. Bé yêu của mẹ đang mỉm cười nè – Mẹ nghĩ là con thích nhìn mình trong gương. Con có muốn soi gương nữa không nào? Hãy “trò chuyện” qua lại với bé. Khi bạn đáp lại những âm thanh u ơ của bé có nghĩa là bạn đang thể hiện cho bé biết bạn đang quan tâm đến những gì bé nói. Điều này sẽ kích thích bé học nói. |
Con đang tập làm quen với thế giới xung quanh.
|
Lên lịch sinh hoạt cho bé.
|

Các bà mẹ nên nhớ rằng trẻ sơ sinh không chỉ biết nghe mà còn biết nói nữa. Bắt đầu từ khoảng 2 đến 3 tháng, bé biết sử dụng tiếng nói để thủ thỉ, cười hay kêu ré lên. Thậm chí ngay từ giai đoạn này bé còn học được “quy tắc đối đáp” của giao tiếp: biết giữ yên lặng trong khi người khác đang nói. Trẻ sơ sinh biết im lặng chờ đợi, sau đó bi bô bi ba, rồi chờ mẹ đáp lại.
Khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu biết lặp đi lặp lại một số âm thanh như ma-ma-ma hay ba-ba-ba. Chừng 1 tuổi, bé biết liên hệ giữa âm thanh mình tạo ra và một món đồ vật, ví dụ như da-da tương trưng cho bình sữa chẳng hạn. Sau khi biết liên hệ giữa sự vật và âm thanh thì khả năng sử dụng ngôn từ của bé mới thực sự bắt đầu phát triển!

Nói chuyện với con. Trẻ sơ sinh học ngôn ngữ khi người lớn trò chuyện và đáp lại những tiếng bập bẹ của chúng. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được người lớn nói chuyện càng nhiều bao nhiêu thì có vốn từ vựng càng lớn bấy nhiêu.
Đáp lại những âm thanh của con. Khi bé bi bô, dừng một lúc rồi đáp lại: Con thích nghịch nước trong thau tắm phải không? Vui lắm phải không cục cưng của mẹ?
Quan sát bé. Trẻ con nói cho chúng ta biết chúng đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao qua nét mặt và chuyển động của cơ thể. Khi bạn thấy con mình đang với tới một vật nào đó, diễn đạt hành động của bé bằng lời nói: Con thấy mẹ ăn rồi đòi cầm cái muỗng của mẹ!
Hát cho con nghe. Hát hò giúp trẻ nghe và sau đó là biết lặp lại từ hoặc cụm từ trong bài hát (thông thường trẻ sơ sinh có xu hướng nhớ từ nằm sau cùng trong câu). Ngoài ra, đây cũng là một cách tuyệt vời để mẹ con vui đùa cùng nhau và gắn bó thân thiết với nhau hơn.
Đọc sách con nghe. Đừng lo lắng về việc bắt đầu đọc sách cho trẻ sơ sinh nghe quá sớm như thế. Ôm bé vào lòng và chỉ cho bé xem những tranh ảnh đầy màu sắc trong khi bạn đọc truyện. Dần dần, từ ngữ sẽ bắt đầu gắn kết với những hình ảnh trong trí óc trẻ. Đọc sách ở tuổi này cũng giúp truyền cảm hứng cho bé về sự ham thích đọc sách.
Kể chuyện cho bé. Ông bà và các thành viên khác trong gia đình cũng nên giao tiếp với bé thông qua việc kể chuyện. Đây cũng một cách xây dựng và nuôi dưỡng tình cảm gia đình.
Bạn có biết?
Khi bố mẹ biết chú ý và đáp lại những tín hiệu của con nghĩa là họ đang giúp con mình phát triển khả năng tư duy cũng như những kỹ năng về mặt tình cảm và xã hội.
Điều này có ý nghĩa gì đối với bạn?
Dỗ dành mỗi khi bé kêu khóc và đáp ứng nhu cầu của bé không làm hư hỏng con cái, đó mới chính là bậc cha mẹ thực sự. Ba bước sau có thể giúp bạn hiểu những gì bé diễn đạt trước khi biết nói:
1. Quan sát và lắng nghe: Tìm hiểu ý nghĩa qua mỗi tiếng khóc, âm thanh, nét mặt, và chuyển động cơ thể của bé. Chẳng hạn như, con bạn có ngậm ngón tay khi bé đói bụng không?
2. Am hiểu: Sử dụng tín hiệu của trẻ sơ sinh để hiểu được bé đang cần hoặc muốn cái gì. Chẳng hạn như, con bạn có dụi mắt khi buồn ngủ không?
3. Hồi đáp: Lúc đang chơi đùa cùng bé, nếu bạn thấy bé cong lưng lại hoặc nhìn sang một hướng khác thì bạn nên để bé nghỉ ngơi. Lưu ý rằng có thể bạn sẽ phải thử nghiệm nhiều cách đáp ứng khác nhau trước khi bạn biết được chính xác bé cần gì hoặc đang cố truyền đạt điều gì.

Bất kỳ người làm cha mẹ nào cũng lo lắng về trí thông minh của con cái. Trong khi đó, tác dụng của âm nhạc thật kỳ diệu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có cảm thụ âm nhạc tốt thường có xu hướng thông minh hơn những trẻ không có hứng thú hoặc thậm chí là ghét nghe nhạc. Điều này được lý giải rằng các giai điệu và thanh sắc của âm nhạc có tác động kích thích sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, âm nhạc còn có tác dụng xoa dịu và giải tỏa stress đối với trẻ nhỏ. Vì thế, chẳng có gì là ngạc nhiên khi nhiều người tin rằng âm nhạc rất cần thiết cho phụ nữ mang thai và thai nhi trong bụng mẹ.
Một số trẻ em sinh ra có tính cách u uất. Những đứa trẻ này dễ dàng chìm đắm trong thế giới riêng của chúng mà không hề quan tâm gì đến xung quanh. Trong những trường hợp này, một biện pháp được gọi là “âm nhạc trị liệu” được xem là một cứu cánh. Âm nhạc có thể làm sống lại những cảm xúc và hình thành một trạng thái tinh thần mới ở trẻ.
[inline_article id=711]

Âm nhạc cũng là một ngôn ngữ thế giới mà trẻ em nên học hỏi. Nhờ vào những cuộc cách mạng công nghệ và khoa học mà Trái Đất đã trở thành một “ngôi làng toàn cầu”. Con người ngày càng tò mò và mong muốn tìm hiểu các nền văn hóa của các đất nước khác trên toàn thế giới. Và âm nhạc đã trở thành một trong những công cụ giúp con người thực hiện điều đó. Vì thế, âm nhạc cũng như ngôn ngữ, đã trở thành một nguồn sức mạnh, và bạn không nên để trẻ mất đi cơ hội thừa hưởng nguồn sức mạnh này.
Các giai điệu và bài hát lại càng chứng tỏ được khả năng ảnh hưởng của mình khi chúng được đưa vào trong giáo dục. Ngay trong những trường tiểu học có sử dụng các phương pháp dạy và học kết hợp giữa hình ảnh và âm nhạc, trẻ em hiểu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn. Những đứa trẻ này không chỉ cảm thấy hứng thú hơn với bài học mà còn tiếp nhận chúng dễ dàng hơn.
[inline_article id=3083]
Bạn nên sắp xếp thời gian và bố trí trong nhà như thế nào để trẻ có thể nghe nhạc ít nhất một lần mỗi ngày. Bạn có thể treo bộ loa ở gần quạt trần, như thế các nốt nhạc sẽ từ từ truyền đến tai con bạn thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Âm nhạc cũng có tác dụng tăng khả năng tập trung ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với những trẻ thường khó tập trung vào một vấn đề gì đó trong một khoảng thời gian kéo dài.
Âm nhạc chứa đựng nhiều cảm xúc ấm áp, và cuộc sống chính là thế giới của sự ấm áp và tình yêu. Bạn có nghĩ như thế không?
Xuân An

1 tháng tuổi
Khi mới sinh, con bạn chưa biết phối hợp cả hai mắt, do đó, nhiều khi trông bé có vẻ như bị lác. Nhưng khi bé 1 hoặc 2 tháng tuổi, bé sẽ biết nhìn bằng cả hai mắt và bé có thể theo dõi đồ vật di chuyển (mặc dù khi mới sinh bé đã có thể nhìn theo đồ vật trong thời gian ngắn). Bé sẽ ngạc nhiên khi bạn đưa một cái xúc xắc ngang qua mặt bé, hoặc bạn có thể nhìn sát vào mặt bé và từ từ nghiêng đầu; mắt bé thường dán chặt vào mắt bạn.

2 tháng tuổi
Các bé có thể nhìn thấy màu sắc ngay khi mới sinh, nhưng bé rất khó phân biệt các màu tương tự như màu đỏ và màu da cam. Do đó, bé thường thích nhìn các màu tương phản như đen và trắng, hoặc các màu có độ tương phản cao. Nhưng từ 2 đến 3 tháng tuổi, sự khác biệt về màu sắc trở nên rõ ràng hơn, con bạn có thể bắt đầu phân biệt được các màu đậm. Do đó, bé có thể thích xem những quyển sách có nhiều màu rực rỡ, các bức tranh và các hình thù chi tiết và phức tạp hơn. Khuyến khích bé bằng cách để bé xem các quyển sách, bức tranh và chơi các đồ chơi có màu sắc rực rỡ. Khoảng 2 tháng tiếp theo, bé sẽ hoàn thiện các kỹ năng dõi theo đồ vật.
4 tháng tuổi
Trong khoảng thời gian này, con bạn bắt đầu có khái niệm về chiều sâu. Bé cũng điều khiển tay tốt hơn, do đó, thị lực phát triển đúng thời điểm này sẽ giúp con bạn cầm tóc và tai chính xác hơn nhiều.
5 tháng tuổi
Con bạn có thể nhìn một điểm ở đồ vật nhỏ tốt hơn và theo dõi những vật chuyển động. Bé có thể nhận ra đồ vật sau khi thoáng nhìn thấy một phần của đồ vật đó – những tháng tiếp theo bạn nên chơi trò chơi ú tìm với bé. Hầu hết các bé 5 tháng tuổi đã có thể phân biệt được các màu sắc tương tự, và bé bắt đầu phân loại các màu nhạt.

6-8 tháng tuổi
Con bạn nhìn rõ và có khả năng nhìn theo chiều sâu giống như người lớn. Mặc dù vậy, bé vẫn nhìn các đồ vật ở gần tốt hơn các đồ vật ở xa, khoảng 8 tháng tuổi, con bạn có thể nhận ra mọi người hoặc đồ vật ở phòng khác.
Trẻ thơ với đôi mắt vô tư và mở to đầy ngơ ngác thật dễ thương. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất phát triển thị lực như DHA để giữ gìn và chăm sóc ánh nhìn ngây thơ trong trẻo này mẹ nhé!
Trang Vàng

Làm thế nào để giúp bé cảm thấy yên tâm và an toàn?
Bé có thể làm được gì | Mẹ xử lý ra sao |
Bé bắt đầu nhận biết mẹ của mình và những người yêu thương, quan tâm đến bé.
|
Hãy nói và hát cho bé nghe. Điều này giúp bé cảm thấy bé được yêu thương và tạo sợi dây tình cảm với mẹ. Ôm bé vào lòng. Hãy ôm ấp, âu yếm bé vào lòng cho da thịt của bạn và bé tiếp xúc với nhau. |
Bé biết cách “báo hiệu” cho bạn biết bé đang cần gì.
|
Hãy nhìn bé để học được những tín hiệu của bé. Bé khóc vì đòi bú không? Bé có dụi mắt hoặc quay mặt đi chỗ khác không nhìn mẹ khi đang mệt mỏi? Nụ cười là biểu diện dễ nhận biết nhất. Đáp lại tín hiệu của bé. Khi mắt bé mở to và sáng thì có nghĩa là “giờ chơi đến rồi”. Hãy làm mọi thứ êm dịu những lúc bé khóc, quay mặt đi hoặc cong lưng lại. |
Bé bắt đầu sử dụng cơ thể để diễn đạt.
|
Cho bé một thứ gì đó để với tới hoặc cầm nắm – ngón tay hoặc đồ chơi. Để bé sờ vào đồ vật đủ mọi chất liệu và hình dạng. Giữ một món đồ chơi trong tầm với của bé để bé có thể dùng tay hoặc chân đập vào đồ chơi. Quan sát cách bé tự khám phá cơ thể mình. Bé có nhìn tay mình không, có ngậm bàn chân hay cố lật người không? |
Hai mẹ con mỗi ngày mỗi gần nhau hơn.
|
Hãy dỗ dành bé bất cứ khi nào bé la khóc. Bạn không thể làm hư một đứa bé. Xoa dịu, vỗ về làm bé cảm thấy an toàn, yên tâm, và được yêu thương. Giúp bé giữ bình tĩnh bằng cách hướng dẫn bé cho ngón tay của bé vào miệng, hoặc cho bé ngậm núm vú, hoặc cho bé một chiếc mền hay đồ vật mềm mại đặc biệt với bé. |
Khi bé khóc
Khóc là cách thức bình thường mà đứa bé sơ sinh nào cũng vận dụng để “diễn đạt” sự đói bụng, khó chịu, buồn bã, hoặc cần ai đó quan tâm, chú ý.
- Thường thì ở khoảng 6 tuần tuổi bé khóc nhiều nhất, sau đó có khuynh hướng giảm đi. Khi tròn 3 tháng tuổi, bé thường khóc mỗi ngày khoảng 1 tiếng đồng hồ.
- Nếu bé của bạn khó dỗ nín mỗi khi khóc quấy thì điều này có thể khiến bạn kiệt sức, căng thẳng, và bực bội. Nhưng lưu ý rằng chỉ cần bạn có mặt ở đó – ôm ấp và vỗ về bé – là bạn đang “truyền đạt” cho bé biết là bé không hề cô độc và bạn sẽ luôn luôn kề cận bên bé trong mọi tình huống.
- Khi tất cả các em bé đều khóc thì có một số bé khóc nhiều hơn những đứa bé khác. Đây là biểu hiện khóc do đau bụng và các triệu chứng là:
bắt đầu và chấm dứt không có lý do rõ ràng
kéo dài ít nhất 3 giờ một ngày
xảy ra ít nhất 3 ngày một tuần
liên tục từ 3 tuần đến 3 tháng

Cần làm gì khi bé khóc?
Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Một số nguyên nhân kiến bé khóc có thể là do mắc chứng bệnh nào đó – mẫn cảm với thức phẩm, ợ chua, đau bụng…
Ôm bé vào lòng nhiều hơn. Một số bé khóc ít đi mỗi khi chúng được ôm ấp hoặc bồng bế nhiều hơn. Hãy quấn bé vào một tấm chăn mỏng và mềm mại và lắc lư bé thật nhẹ nhàng.
Dùng âm thanh để xoa dịu cảm giác khó chịu. Hãy khẽ trò chuyện hay hát cho bé nghe. Thử bật quạt hoặc máy điều hòa trong phòng ngủ của bé. Vài đứa bé nín khóc nhờ nghe những tạp âm này.
Giảm kích thích – đèn, cảnh vật, âm thanh, và đồ đạc xung quanh bé. Đôi khi sự ít kích thích từ các tác nhân bên ngoài sẽ khiến trẻ khóc vì bị đau bụng ít khóc hơn.
Tìm kiếm sự hỗ trợ. Hãy nhờ người thân, bạn bè của bạn giúp đỡ để bạn có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức.
Bình tĩnh. Khi bạn giữ được bình tĩnh thì bé của bạn sẽ “bắt chước” bình tĩnh theo. Nếu bạn cảm thấy tuyệt vọng, bất lực thì hãy đặt bé nằm xuống một nơi an toàn – chẳng hạn như nôi hoặc giường – và tự cho mình giải lao một chút. Khóc lóc không hề làm đau con trẻ, và nếu bạn nghỉ ngơi hợp lý sẹ giúp xoa dịu một nhân vật không kém phần quan trọng: đó chính là bạn!
Đừng đầu hàng. Dỗ bé nín khóc là cả một quá trình mà các bậc làm cha mẹ tự mày mò. Nếu một chiến lược này không hiệu quả thì hãy thử thay thế bằng một chiêu thức khác. Hãy luôn kiên trì, bền bĩ và ghi nhớ một điều rằng bé khóc nhiều cũng có lợi.
Bạn có biết?
Mẹ càng căng thẳng thì bé càng quấy khóc nhiều hơn
Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn :
Thậm chí một đứa trẻ mới lọt lòng đã có thể cảm nhận tình cảm của người mà nó yêu thương. Khi bạn bình tĩnh và thoải mái, bé sẽ cảm thấy bình tĩnh. Khi bạn cảm thấy căng thẳng và muốn nổ tung thì bé cũng cảm thấy khó chịu theo. Vì vậy để chăm sóc bé thì trước hết hãy tự chăm sóc bạn thật tốt. Hãy nhờ người thân hoặc bè bạn giúp đỡ khi bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy dành thời gian làm những việc bạn cảm thấy thoải mái. Và nên hỏi ý kiến một bác sĩ tin cậy nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm.
MarryBABY

Những mốc phát triển của trẻ giai đoạn 8-12 tháng tuổi
Bé tập đi: Ở giai đoạn này, bé yêu của bạn rất bận rộn. Hai bàn tay bé hoạt động liên tục, bé có thể cầm nắm nhiều thứ khá tốt và tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ. Bé đã biết tự ngồi nên có thể vịn tay vào đồ vật để giúp bé đứng dậy. Đặc biệt hơn, nhiều bé đã chập chững vài bước trước khi đón ngày sinh nhật đầu tiên đấy!
Bé bập bẹ tập nói: Từ 8-12 tháng tuổi, bé có thể nhận biết những từ thường nghe, biết nói các từ đơn giản như “baba” hay “mama” và có xu hướng “bắt chước” những hành động, cử chỉ của bạn như dùng lược chải đầu, cầm ly uống nước hay thậm chí là nói chuyện qua điện thoại. Đồng thời, bé sẽ càng cảnh giác với người lạ hơn, bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi chia ly khi bạn có việc rời xa bé.

Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Trò chuyện với con thường xuyên hơn vì đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của bé. Tỉ tê cùng con hằng ngày sẽ giúp con phát triển cảm xúc rất nhanh. Mẹ cũng nên duy trì việc đọc truyện và chơi cùng con như trước đó.
Bé đã hiếu động hơn nên mẹ cần chú ý độ an toàn của không gian chơi đùa hơn nữa. Để giúp bé tự do phát triển các giác quan và khám phá mọi thứ, các mẹ mua giấy, bút chì màu, các khối hình, hộp rỗng… cho con vừa vẽ vừa chơi.
Đừng tiếc lời khen thưởng nếu con làm tốt. Tuy nhiên, khi con nghịch ngợm, mẹ cần biết nói “không” và hướng dẫn lại cách làm cho con. Mặc dù bé vẫn còn non nớt và chưa hiểu khuôn phép là gì, nhưng mẹ có thể bắt đầu chỉ bảo con những chuyện không nên làm để bé có cách hành xử đúng.
Xây dựng lòng tin với bé bằng cách cho bé thời gian làm quen với cô bảo mẫu hay người giúp việc và luôn tạm biệt bé mỗi khi bạn có việc phải đi ra ngoài.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng mẹ cần theo dõi sự phát triển của con và lưu ý nếu bé đã tám tháng tuổi và:
- Không biết bò hoặc trườn
- Chỉ bò/trườn theo một hướng duy nhất trong vòng 1 tháng hoặc hơn
- Không thể đứng nếu thiếu người hỗ trợ
- Không tìm kiếm những đồ vật bạn giấu dù nó ngay trước mặt bé
- Không nói bất kỳ từ nào
- Không dùng các cử chỉ như lắc đầu báo hiệu “con không đồng ý” và chỉ trỏ
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.