Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bữa ăn của bé 18 – 24 tháng có gì mới?

18 tháng tuổi, bé đã có thể tham gia ăn cùng các thành viên khác trong bữa ăn gia đình. Bé cũng đã biết yêu cầu “lấy thêm nữa”, hoặc nói “ăn xong rồi”, và thậm chí có thể sử dụng một cái muỗng để tự xúc thức ăn. Tất nhiên, chuyện rơi vãi vẫn xảy ra thường xuyên!

Bữa ăn của bé 18 – 24 tháng cần những gì? Mẹ nên biết những thông tin này để bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bé trong giai đoạn phát triển này nhé.Bữa ăn của bé

Bữa ăn của bé 18 – 24 tháng có gì mới?

1. Sự tiến bộ trong kỹ năng ăn uống

Nếu chưa biết dùng muỗng, bé cũng đã sớm sử dụng được ống hút, hoặc uống bằng ly mà không đổ. Sự xuất hiện của răng hàm làm cho kỹ năng nhai của bé sẽ được củng cố hơn bao giờ hết. Điều này là nét mới đáng kể nhất đối với các bữa ăn của bé.

2. Vẫn cần chia nhỏ bữa ăn

Bụng của bé là rất nhỏ so với người lớn, vì vậy bé sẽ không thể ăn nhiều trong một lần. Thay vào đó, bé sẽ thích được ăn thêm những bữa phụ lành mạnh.

3. Thức ăn càng đa dạng càng tốt

Từ những miếng pho mát hoặc trái cây, yến mạch, bánh gạo và bánh mì que đều là lựa chọn tốt cho bé. Bé cũng có thể sẽ thích rau sống, chẳng hạn như gậy dưa chuột, cà rốt và cà chua cherry. Càng được ăn đa dạng, bé càng có cơ hội tối ưu lượng dưỡng chất mà mình hấp thụ.

4. Từ chối thức ăn là một cách thể hiện sự độc lập

Khi những kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển, bé sẽ có thể yêu cầu được ăn món này hoặc nói “không” với món khác. Bé đang học tập cách để thể hiện sự độc lập và việc chọn hay từ chối một món ăn cũng là một phần của sự độc lập ấy. Điều này không liên quan đến chuyện mẹ làm thức ăn ngon hay dở, cũng không hẳn là do bé thực sự thích hay ghét món ăn đó.

bữa ăn của bé
Bé đang học tập cách để thể hiện sự độc lập và việc chọn hay từ chối một món ăn cũng là một phần của sự độc lập ấy.

5. “Phong độ” ăn thất thường

Có một điều hoàn toàn bình thường ở giai đoạn này là bé có thể ăn rất nhiều trong một bữa ăn, và không ăn gì trong bữa tiếp theo. Nhưng nếu bạn đang lo lắng con đang trở thành một đứa trẻ biếng ăn, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và không gây áp lực cho con.

6. Bé bắt chước cách ăn uống của bố mẹ

Trong cuộc sống của một đứa trẻ 1-2 tuổi, bố mẹ là hình mẫu lý tưởng nhất. Nếu bé thấy bạn ăn một cái gì đó xa lạ, và nói với bé như thế món đó rất ngon thì nhiều khả năng bé sẽ có hứng thú thử món ăn đó. Hãy thử đặt các món ăn khác nhau ở giữa bàn để mọi người có thể tự phục vụ, vì bé cũng sẽ cố gắng tập ăn một cách độc lập như bố và mẹ vậy.

7. Bé bị hấp dẫn bởi cách bày trí thức ăn

Bé thực sự là một fan của nghệ thuật trang trí thức ăn. Nếu mẹ biến đĩa thức ăn của bé thành một bức tranh, một khuôn mặt cười hay hình con thú nào đó, bé sẽ thích thú ăn đến miếng cuối cùng cho mà xem.

Bữa ăn của bé
Bé thực sự là một fan của nghệ thuật trang trí thức ăn

8. Thỉnh thoảng ăn đồ nghiền nhuyễn cũng không sao

Phần lớn các bé ở độ tuổi này vẫn thích những món cháo, canh hay súp. Đặc biệt, trong những ngày bé bị ốm thì bạn càng nên trổ tài làm những món sinh tố hay súp bổ dưỡng để con dễ ăn hơn.

Thêm sắt vào bữa ăn của bé

Sắt giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra hemoglobin, huyết sắc tố chuyên chở dưỡng khí trong máu và myoglobin chứa oxy trong các cơ. Tại Việt Nam, khoảng 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu sắt. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy mẹ cần bổ sung sắt cho bé đúng cách dưới đây.

1. Lượng sắt cần thiết cho bé

  • Từ 1-3 tuổi: 7mg mỗi ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 10mg mỗi ngày
  • Nếu bé của mẹ chỉ ăn rau củ, mẹ nên cho bé “nạp” gấp đôi lượng sắt trên vì chất sắt có trong những thực phẩm không bắt nguồn từ động vật sẽ khiến bé khó hấp thu hơn.Bữa ăn của bé

2. Sự khác nhau giữa nguồn sắt động vật và sắt thực vật

Sắt heme từ thịt động vật, hải sản, gia cầm… giúp bé dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Ngược lại, sắt non-heme các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, đậu, bánh mì, ngũ cốc và trái cây khô khiến cơ thể bé mất nhiều thời gian hấp thu hơn.

Mẹ có thể tăng lượng sắt non-heme cho bé bằng cách kết hợp với những thực phẩm chứa sắt heme hoặc giàu vitamin C như cam, dâu, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh, bưởi, dưa đỏ, cà chua, xoài và khoai lang.

3. Thực phẩm bổ sung sắt cho bé

Chất sắt có trong rất nhiều thực phẩm khác nhau, tùy theo độ tuổi và khẩu vị mà mẹ có thể cho bé ăn các loại khác nhau:

• 1/2 tách ngũ cốc ăn liền: 12mg
• 1/2 tách bột yến mạch: 5mg
• 1/4 tách đậu hủ nguyên chất: 2.22mg
• 1/4 tách đậu nành: 2mg
• 1/4 tách đậu lăng luộc: 2mg
• 1/4 tách đậu nấu với thịt và sốt cà: 2mg
• 1/4 tách đậu navy: 1mg
• 1/4 tách đậu tây: 1mg
• 28g thịt bò om: 1mg
• 1 muỗng mật mía: mg
• 1/2 cái hamburger nướng với 95% nạc: 1mg
• 1/4 tách đậu garbanzo: 1mg
• 1/4 tách rau chân vịt đã nấu chín: 0.9mg
• 1/4 tách đậu đen: 0.9mg
• 1/4 tách đậu pinto: 0.9mg
• 1 miếng bánh mì lúa mì: 0.9mg
• 1/4 tách nho khô: 0.7mg

Lượng sắt trong thực phẩm thay đổi tùy thuộc vào thương hiệu hoặc sự cắt giảm thịt. Lưu ý rằng nho khô và các loại đậu có thể gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé nên mẹ cần cắt nhỏ trước khi cho bé ăn.

[inline_article id=81808]

bữa ăn của bé ở giai đoạn nào cũng cần cân bằng dưỡng chất và bổ sung đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé để con phát triển toàn diện mẹ nhé

Marry Baby