Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thêm i-ốt vào chế độ dinh dưỡng cho bé thông minh

Dinh dưỡng cho bé thông minh
Muối không phải là cách duy nhất để mẹ bổ sung i-ốt cho trẻ

1/ Vai trò của i-ốt đối với sự phát triển của trẻ

– Duy trì quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến những hoạt động cơ bản để duy trì sự sống.

– Là vi chất hỗ trợ cho quá trình hoạt động của tuyến giáp, i-ốt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hệ xương, giới tính cũng như chiều cao của trẻ. Thiếu i-ốt có thể khiến cơ thể trẻ phát triển không bình thường, do thiếu hụt các hoóc-môn tuyến giáp.

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc bổ sung i-ốt trong chế độ dinh dưỡng cho bé mỗi ngày rất quan trọng. Thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hoóc-môn tuyến giáp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của trẻ, làm ảnh hưởng trí thông minh của bé ở những giai đoạn sau.

[inline_article id=77531]

2/ Trẻ bị thiếu i-ốt, nhận biết làm sao?

Thấp bé, nhẹ cân và thường xuyên bị rụng tóc là những dấu hiệu điển hình cho thấy bé đang bị thiếu i-ốt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Từ 5 tuổi trở lên, thiếu i-ốt sẽ đi kèm theo những dấu hiệu như kém tập trung, hay quên, kém minh mẫn hoặc có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè cùng trang lứa. Nếu nhận thấy những tình trạng này, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn hợp lý.

3/ Dinh dưỡng cho bé: Bổ sung i-ốt như thế nào mới đúng?

Nhắc đến i-ốt, phần lớn các mẹ đều nghĩ ngay đến muối i-ốt mà không biết rằng, i-ốt cũng tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên khác.

– Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, cho bé bú mẹ hoàn toàn là cách đơn giản để bổ sung i-ốt cho bé.

– Trẻ ăn dặm và những bé lớn hơn cần bổ sung i-ốt từ những nguồn thực phẩm hàng ngày như rong biển, phô mai, hải sản, trứng, thịt, các loại rau… Tuy nhiên, do lượng i-ốt trong thực phẩm rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến, nên mỗi ngày, mẹ nên bổ sung cho bé một lượng i-ốt vừa phải thông qua muối i-ốt để đảm bảo nhu cầu cần thiết cho con.

Độ tuổi Lượng i-ốt cần thiết cho bé

– Trẻ từ 0-6 tháng tuổi

– Trẻ từ 7-12 tháng tuổi

– Trẻ từ 1-8 tuổi

– Trẻ từ 9-13 tuổi

– Trẻ từ 14-18 tuổi

110 mcg/ ngày

130 mcg/ ngày

90 mcg/ ngày

120 mcg/ ngày

150 mcg/ ngày

Nhu cầu i-ốt theo độ tuổi của trẻ

4/ Hàm lượng i-ốt trong một số loại thực phẩm

Các loại thực phẩm Hàm lượng i-ốt trong 100 gram thực phẩm

Rau chân vịt

Rau cần

Cá biển

Muối ăn có i-ốt

Cải thảo

Trứng gà

Tôm

Cá ngừ

Khoai tây nướng

Dâu tây

Phô mai

164 mcg

160 mcg

80 mcg

7.600 mcg

9,8 mcg

9,7 mcg

35 mcg

17 mcg

60 mcg

13 mcg

12 mcg

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho bé ăn dặm: Bao nhiêu là đủ?

1/ Khẩu phần mỗi ngày của trẻ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú thêm sữa mẹ. Thậm chí, với những bé trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, sữa vẫn là thức ăn chính của bé và việc cho bé ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu để tập làm quen với mùi vị thức ăn. Vì vậy, trong buổi đầu “sơ khai” này, mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 3 muỗng thức ăn. Có thể cho bé ăn từ 1-2 lần mỗi ngày, tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, với những bé mới tập ăn dặm, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé thử từng chút một rồi mới tăng dần khẩu phẩn của trẻ.

Từ 6 -12 tháng tuổi, khẩu phần của trẻ có thể gia tăng với khoảng 6-8 muỗng thức ăn mỗi lần và lúc này, mẹ đã có thể cho bé ăn 2 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Tới khi được 1 tuổi, số lượng thực phẩm trẻ nạp mỗi ngày sẽ phụ thuộc nhiều vào trọng lượng và thể tích dạ dày của bé. Theo đó, cứ mỗi kg cân nặng của mình, bé cần khoảng 112 calo với thể tích dạ dày mỗi lần chỉ có thể tiêu thụ khoảng 200 gram thực phẩm. Trong giai đoạn này, thực phẩm đã trở thành nguồn năng lượng “nuôi” trẻ cả ngày và sữa chỉ là một trong những bữa phụ, giúp bé bổ sung thêm canxi.

Lý thuyết là vậy, nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, trẻ em mới là người quyết định mình cần bao nhiêu thức ăn mỗi ngày. Trong khi rất nhiều bà mẹ trẻ đang lo lắng liệu nhóc nhà mình có đang ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày thì hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý trẻ em đều cho rằng, trẻ em sẽ không bao giờ tự bỏ đói bản thân mình. Vì vậy, nếu mẹ thấy bé có vẻ không muốn ăn, đừng lo lắng! Có thể dạ dày của bé đang trong tình trạng “dư thừa” rồi mẹ ơi.

[inline_article id=89128]

2/ Lưu ý khi mẹ cho bé ăn

– Dù cũng một độ tuổi, nhưng bé cưng của bạn có thể sẽ ăn ít hơn các bé hàng xóm. Vì trong giai đoạn ăn dặm, khẩu phần ăn của mỗi bé sẽ còn tùy thuộc rất nhiều vào thời điểm bắt đầu, số lượng thực phẩm và cách bạn xay nhuyễn hay cắt nhỏ thức ăn.

– Các bé trong giai đoạn mọc răng thường có xu hướng ăn ít hơn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé trở nên khỏe hơn.

– Hầu hết các bé sẽ cảm thấy khó chịu khi phải dừng trò chơi hấp dẫn của mình để ăn một thứ gì đó. Trong trường hợp này, mẹ nên “kéo” món đồ chơi ra khỏi tầm ngắm của bé và thu hút sự chú ý của con về dĩa thức ăn.

– Miễn là cân nặng và chiều cao của trẻ vẫn đang nằm trong chuẩn cho phép, mẹ không cần quá lo lắng.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

10 lợi ích từ sữa dê công thức đối với trẻ nhỏ

Cùng MarryBaby điểm qua 10 lợi ích từ sữa dê đối với trẻ nhỏ

10 lợi ích từ sữa dê công thức

1. Sữa dê là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cung cấp hàm lượng phù hợp các protein, acid béo cần thiết, vitamin, khoáng chất và các thành phần có hoạt tính sinh học khác.

2. So với sữa bò, quá trình tiết sữa ở dê gần giống với người hơn. Sữa dê sẵn chứa một số thành phần quan trọng được tìm thấy trong sữa tiêu chuẩn. Điều này làm cho sữa dê trở thành một nguồn sữa lý tưởng để sản xuất sữa công thức dành cho trẻ nhỏ.

3. Thành phần casein trong sữa dê có ít αs1-casein và nhiều β-casein hơn, làm cho sữa dê gần nhu cầu của trẻ nhỏ hơn.

4. Sữa dê sẵn chứa các thành phần có hoạt tính sinh học như các nucleotide, polyamine và các yếu tố tăng trưởng. Sữa dê có sẵn các thành phần có hoạt tính sinh học với những chức năng sinh lí đa dạng và quan trọng để hỗ trợ sự phát triển tối ưu. Các nucleotide và các polyamine đóng vai trò trong sự phát triển và trưởng thành hệ tiêu hóa và điều hòa hệ thống miễn dịch.

Thành phần trong sữa dê công thức

5. Chất béo trong sữa dê khác với sữa bò. Hàm lượng acid béo bão hòa đơn (MUFA), acid béo không bão hòa đa (PUFA) và acid béo chuỗi trung bình không bão hòa đa (MCFA) trong sữa dê cao hơn. PUFA rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ và MCFA được hấp thu nhanh hơn so với acid béo chuỗi dài bão hòa (LCFA).

6. Ngoài các đặc tính về thành phần và dinh dưỡng, sữa dê còn đem lại một số lợi ích sinh lý:

a. Mức αs1-casein thấp giúp hình thành sữa đông mịn hơn, tăng cường khả năng tiêu hóa β-lactoglobulin. Hàm lượng MCFA có sẵn cao hơn là những yếu tố tiềm năng hỗ trợ và tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa của trẻ.

b. Thực tế lâm sàng cho thấy sữa dê giúp làm giảm tổn thương ruột và rò đường tiêu hóa gây ra bởi các phương pháp điều trị y học hoặc những căng thẳng khác. Đặc tính này có thể giúp duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

c. Sữa dê ít sinh dị ứng hơn sữa bò do bản chất của sữa dê có chứa ít αs1-casein hơn và được tăng cường khả năng tiêu hóa β-lactoglobulin. Thêm vào đó, sự hiện diện của các thành phần có hoạt tính sinh học tự nhiên có thể điều hòa hệ thống miễn dịch và giúp duy trì một hàng rào dạ dày ruột khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ dị ứng nguyên trong thức ăn đi vào máu.

d. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã thấy có sự tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng vi lượng như calci, sắt, đồng, kẽm và selen khi dùng sữa dê.

7. Sữa dê tươi được lấy từ dê nuôi bằng cỏ đồng New Zealand là nguyên liệu chính cho sữa dê công thức dành cho trẻ nhỏ. Dê được cho ăn ngũ cốc trong các hệ thống trang trại, sữa từ động vật được cho ăn cỏ có chứa một lượng tương đối cao acid linoleic liên hợp (CLA)- một chất được biết đến nhiều nhất với những đặc tính hỗ trợ phát triển trí não.Sữa dê công thức tốt cho trí não

8. Vì tất cả những lí do trên, sữa dê công thức dành cho trẻ nhỏ được sản xuất từ sữa dê tươi nguyên chất để bảo tồn tất cả các thành phần dinh dưỡng cũng như hoạt tính sinh học có trong sữa dê và chuyển những thành phần giá trị này vào trong sữa công thức cho trẻ

9. Sữa dê công thức cho trẻ được xây dựng và sản xuất theo Cordex và những tiêu chuẩn quốc tế khác để cung cấp một nguồn dinh dưỡng an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ.

10. Sản phẩm này có lịch sử sử dụng lâu dài và an toàn tại một số quốc gia, hiệu quả dinh dưỡng và tính an toàn của nó đã được xác minh qua một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Đây là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những bà mẹ muốn tránh các công thức có nguồn gốc sữa bò.

Lần Đầu Tiên Nuôi Dưỡng Trẻ Khỏe Mạnh Và Phát Triển Tiềm Năng Ngay Sau Khi Sinh
Tư vấn khoa học nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh đầu đời. Khám phá tiềm năng năm sinh và nuôi dưỡng tối ưu để phát huy tối đa tiềm năng. Nhận sách miễn phí và giải thưởng may mắn tổng giá trị 50.000.000đ.
 Sữa dê công thức có vị đặc biệt nhẹ, khác với các loại sữa khác, thích hợp với những trẻ kén mùi vị, lười ăn, giúp trẻ bú nhiều hơn. Từ rất nhiều lợi ích phân tích trên, có thể khẳng định sữa dê công thức chính là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho khởi đầu khỏe mạnh của trẻ.
Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết cách cho bé ăn trứng đúng cách?

Với hàm lượng protein, các loại vitamin và khoáng chất dồi dào, trứng được xếp vào danh sách những thực phẩm “vạn năng”, có thể xuất hiện trong chế độ dinh dưỡng của bé ngay từ lúc mới ăn dặm đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, mẹ có biết, trong các loại trứng, trứng nào có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất? Hay mẹ nên cho bé ăn như thế nào để hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ trứng? Tìm hiểu ngay những thông tin sau đây mẹ nhé!

1/ Cho bé ăn trứng tùy theo độ tuổi

Trứng là thực phẩm quen thuộc và rất lành tính, có thể phù hợp với những bé đang trong thời kỳ ăn dặm, trẻ mẫu giáo hay những bé lớn. Tuy nhiên, tùy theo từng độ tuổi, lượng trứng bé có thể tiêu thụ sẽ có một chút khác nhau. Mẹ nên tham khảo liều lượng chuẩn phù hợp cho bé trong từng độ tuổi khác nhau dưới đây để tránh trường hợp “quá liều” cho bé nhé!

– Từ 6-7 tháng tuổi: Bé chỉ có thể ăn lòng đỏ trứng, và không thể ăn quá 2-3 lần một tuần, mỗi tuần không được ăn quá 1/2 lòng đỏ trứng.

– Từ 8-12 tháng tuổi: Không chỉ một nửa, tại thời điểm này bé đã có thể ăn hết cả một lòng đỏ trứng gà cho mỗi bữa. Mặc dù con đã “lên cấp”, nhưng mẹ cũng hạn chế, chỉ nên cho bé ăn trứng 3,4 lần một tuần thôi nhé!

– Trên 1 tuổi: 3-4 trái trứng mỗi tuần đã không còn là vấn đề lớn với trẻ. Tất nhiên, giờ thì cả lòng trắng bé cũng có thể “chén” một cách ngon lành rồi.

[inline_article id=611]

Trong khi lòng đỏ trứng có nhiều dưỡng chất tốt cho trí não của trẻ như cholin, vitamin B12, vitamin A… , thì lòng trắng trứng cũng “không chịu thua kém” với hàm lượng protein khá cao và nhiều dưỡng chất lòng đỏ bị thiếu như vitamin B2, B6, B9… Nếu nhiều người xem lòng đỏ là thức ăn cho não của trẻ thì lòng trắng là yếu tố cần thiết cho quá trình tăng trưởng tế bào và phát triển hệ xương, răng của bé. Vì vậy, khi bé đủ tuổi, mẹ nên cho bé ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho bé
Dù bé có “thiên vị” bên nào hơn nhưng mẹ cũng nên khuyến khích bé ăn đủ cả lòng đỏ lẫn lòng trắng nhé!

2/ So lợi hại giữa các loại trứng

– Trứng gà: So với các loại trứng khác, trứng gà quen thuộc và phổ biến hơn cả. Ngoài những dưỡng chất chung, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin A trong trứng gà thuộc dạng cao nhất. Đặc biệt, trứng gà cũng là một trong số ít những loại thực phẩm có chứa vitamin D.

– Trứng vịt: Chứa nhiều chất dinh dưỡng tương tự trứng gà, nhưng trứng vịt không bổ sung vitamin D, và cũng khó tiêu hơn trứng gà. Vì vậy, trứng vịt không thích hợp để bé ăn nhiều lần, nhất là ăn vào buổi tối.

– Trứng cút: Nhỏ nhắn, nhưng không kém phần “lợi hại”. Không chỉ hàm lượng dinh dưỡng tương đương với trứng gà và trứng vịt, hàm lượng mỡ phốt phát có trong trứng cút còn đặc biệt có ích cho sự phát triển não của bé.

– Trứng bách thảo: Trung bình, mỗi một quả trứng bách thảo 50 gr sẽ chứa khoảng 50 mg chì, vượt quá lượng chì có trẻ có thể hấp thu trong một ngày. Cho bé ăn trứng bách thảo có thể dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ như chậm phát triển, thiếu máu, thiếu tập trung, cản trở quá trình trao đổi chất…

– Trứng vịt lộn: Tuy chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, protein, canxi, phốt pho… nhưng hàm lượng dinh dưỡng của trứng vịt lộn vượt quá nhu cầu cần thiết của một đứa trẻ dưới 5 tuổi. Thậm chí, nếu cho bé ăn trứng vịt lộn, bé có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

[inline_article id=90359]

3/ Lưu ý khi cho bé ăn trứng

– Với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, mẹ không nên cho bé ăn trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín kỹ để tránh những trường hợp ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.

– Nếu làm món trứng chiên cho bé, mẹ nên sử dụng lửa nhỏ. Tuy hơi mất thời gian hơn một chút, nhưng cách này vừa hạn chế làm vitamin B “bay hơi” vừa tiêu diệt được hết những vi khuẩn có trong trứng.

– Nếu luộc trứng, không nên cho trứng vào khi nước còn lạnh mà nên để nước sôi mới cho trứng vào để tránh tình trạng trứng bị nứt.

– Với những bé trên 5 tuổi, không nên cho bé ăn trứng vịt lộn vào buổi tối cũng như không nên cho bé ăn quá 1 trứng/ ngày. Ngoài ra, không nên cho bé ăn trứng vịt lộn kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin A khác.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Tổng hợp các món cháo ngon cho bé

Cháo óc heo + rau ngót

1. Óc mua về lột lớp màng bên ngoài sạch sẽ
2. Uớp óc với 1 thìa mỡ lợn, 1 thìa nước mắm, gia vị
3. Hấp cách thủy óc cho tới khi chín. Dùng thìa tán nhỏ óc ra.
4. Rau ngót băm hoặc xay
5. Bắc nồi cháo trắng lên, đổ bát óc và rau ngót vào ngoáy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Cháo riêu cua đồng.

1. Cua xay lọc với nước.
2. Đun nước lọc cua với vài hạt muối trắng đến khi sôi, vớt thịt cua để riêng.
3. Còn phần nước cua cho gạo vào ninh cháo.
4. Hành củ băm nhỏ phi hành mỡ, cho cà chua băm (đã bỏ hạt bỏ vỏ) vào xào cùng, gạch cua cho vào xào cùng để làm mầu, nêm nếm gia vị. Cho bát thịt cua để riêng vào đảo cùng luôn.
5. Bắc nồi cháo lên đổ hỗn hợp riêu cua ở trên vào ngoáy cùng. Nêm nếm cho vừa miệng.

Cháo móng giò hạt sen + hành hoa.

1. Móng giò chọn miếng chỉ có gân và da cho đỡ ngấy.
2. Luộc móng giò lên, đổ nước bẩn đi
3. Cho móng, hạt sen, gạo vào ninh dừ.
4. Gỡ móng ra băm hoặc để nguyên miếng ( nếu trẻ lớn). Hạt sen dùng thìa tán nhuyễn.
5. Nêm nếm cho vừa miệng.
6. Hành hoa thái nhỏ, thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.

Cháo mực + cà rốt + thì là.

1/ Mực mua về lột lớp mang bên ngoài , dùng dao rạch bụng mực ra bóp vs muối và rượu trắng, rửa lại bằng nc thật sạch , k còn một tí mùi tanh nào luôn ạ ! Thái miếng vừa r ướp vs gia vị và 1 xíu nước mắm!
2/ Hành củ băm ra r phi hành mỡ cho vàng ươm lên r lấy thìa vớt hành phi ra 1 chén con để riêng còn phần mỡ trong chảo thì cho mực vào xào, để lửa to và xào nhanh tay và chín tới cho mực k bị ra hết nước ngọt
3/ Cà rốt luộc chín tới mục đích là giữ lại vitamin trong cà rốt
4/ Con nhà mình ăn dc lổn nhổn nên mình sẽ băm mực xào và băm cà rốt còn con bạn nào chưa ăn dc thì phải xay nhuyễn nha, khi xay nhớ thái nhỏ mực và cà rốt ra để xay nát hơn, có thể dùng nước luộc cà rốt xay cùng nha các bạn !
5/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho mực băm( xay ) và cà rốt băm ( xay ) vào ngoáy cùng nêm nếm gia vị cho vừa miệng, cho thì là thái nhỏ vào r bắc ra !
6/ Múc cháo ra tô , cho 1 thìa hành phi lên !

Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ.
1. Thịt bò thái mỏng ướp với 1 nhánh tỏi băm, 1 thìa dầu ăn, hạt nêm.
2. Phi tỏi băm lên, cho thịt bò vào xào lửa lớn. Cho mướp thái miếng vừa vào xào cùng, đảo nhanh tay.
3. Băm hoặc xay hỗn hợp xào vừa rồi.
4. Gía đỗ băm nhỏ.
5. Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt bò, mướp đã băm, giá đỗ băm vào ngoáy cùng.
6. Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra

Cháo thịt heo + tàu hũ + cà chua + rau mùi.

1. Thịt heo băm nhỏ ướp với 1 thìa hành củ băm, 1 thìa nước mắm,hạt nêm.
2. Hành củ băm nhỏ. Phi hành mỡ, cho cà chua băm ( đã bỏ vỏ bỏ hạt) vào xào, cho bát thịt băm đã ướp vào đảo cùng luôn.
3. Tàu hũ dùng thìa tán nhỏ.
4. Bắc nồi cháo trắng lên, cho hỗn hợp xào, tàu hũ vào ngoáy cùng. Nêm nếm cho vừa miệng.
5. Rau mùi thái nhỏ thả vào nồi cháo trước khi bắc ra

Cháo lươn + rau răm thì là.

1. Lươn mua về làm sạch sẽ, luộc lươn lên với vài hạt muối trắng.
2. Gỡ thịt lươn ra 1 bát con để riêng, còn phần xương cho vào cối giã với nước luộc lươn. Chắt lấy nước cốt để riêng.
3. Băm nhuyễn miếng nghệ cho vào bát thịt lươn ( đã băm). Uớp cùng 1 thìa nước mắm, hạt nêm.
4. Phi hành mỡ lên, cho lươn vào xào.
5. Bắc nồi cháo trắng lên, cho lươn xào, nước cốt xương lươn vào ngoáy cùng.
6. Nêm nếm cho vừa miệng.
7. Rau răm thì là thái nhỏ thả vào rồi cháo trước khi bắc ra.

Cháo tôm + bí đỏ.

1. Bóc tôm ra, lấy phần thịt, bỏ gân đen ở sống lưng con tôm đi.
2. Băm tôm cùng với đầu hành trắng, ướp gia vị.
3. Bí đỏ luộc chín, dùng thìa tán nhuyễn hoặc băm.
4. Bắc nồi cháo trắng lên cho tôm đã ướp vào, cho bí đỏ vào ngoáy cùng.
5. Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra. Cho thìa dầu ăn của bé vào bát cháo.

Cháo vịt + khoai sọ + hành hoa mùi tàu.

1. Vịt mua về làm sạch, ninh cùng gạo.
2. Khoai sọ gọt vỏ, luộc chín rồi băm hoặc xay.
3. Gỡ thịt vịt ra băm nhỏ. Bắc nồi cháo lên cho vịt băm, khoai sọ băm vào ngoáy, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
4. Hành hoa mùi tàu băm nhỏ thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.

Cháo thịt bò + rau cải.

1/ Thịt bò thái mỏng ướp vs 1 thìa tỏi băm, 1 thìa dầu ăn, hạt nêm
2/ Phi tỏi thơm lên cho thịt bò vào xào lửa lớn cho chín tới
3/ Băm thịt bò đã xào ra, rau cải cũng băm nhỏ!
4/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt bò băm + rau cải băm vào ngoáy đều, nêm nếm lại cho
vừa miệng r bắc ra.

Cháo sườn heo + cà rốt

1/ Sườn mua về luộc r đổ nước bẩn đi
2/ Cho sườn và gạo vào ninh cháo
3/ Cà rốt luộc chín r dùng thìa tán nhuyễn hoặc băm
4/ Gỡ thịt ở sườn ra băm nhỏ
5/ Bắc nồi cháo lên, cho sườn băm + cà rốt băm vào ngoáy, nêm nếm lại cho vừa miệng r bắc ra.

Cháo ngao + hành răm

1/ Ngao mua về rửa sạch, cho ít nước vào nồi hấp ngao cho đến khi ngao mở hết miệng ra!
2/ Gỡ thịt ngao để riêng ra 1 bát con, còn phần nước ngao đổ ra 1 bát khác!
3/ Hành củ băm ra r phi hành mỡ cho thơm cho thịt ngao vào xào vs 1 thìa nc mắm , hạt nêm.
4/ Băm chỗ ngao xào ấy thật nhuyễn, vì sợ ngao dai nên băm lâu 1 chút
5/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho ngao băm+ nước ngao hấp vào ngoáy, nêm nếm cho vừa miệng .
6/ Băm nhỏ hành hoa rau răm r thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.

Cháo gà + nấm hương

1/ Cho gà và gạo vào ninh cháo cho ngọt
2/ Nấm rửa sạch , luộc chín r băm nhuyễn
3/ Gỡ thịt gà ra băm
4/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho gà băm, nấm băm, nước luộc nấm vào ngoáy cùng, nêm nếm cho vừa miệng r bắc ra !

Cháo cá chép + hành hoa thì là

1/ Luộc cá chép vs vài hạt muối trắng, hớt bọt bẩn đi
2/ Gỡ thịt cá cho vào 1 bát con ( có thể băm nhỏ ) , r ướp với ít nước mắm, hạt nêm
3/ Hành củ băm nhỏ, phi hành mỡ cho thơm r đổ bát cá đã ướp vào xào
4/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá xào vào ngoáy , nêm nếm cho vừa miệng
5/ Hành hoa thì là thái nhỏ rắc vào nồi cháo trước khi bắc ra

Cháo thịt + rau ngót

1/ Thịt băm nhỏ cùng với đầu hành trắng, ướp thịt với ít nước mắm, hạt nêm
2/ Rau ngót băm nhỏ
3/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt đã ướp vào ngoáy cùng
4/ Cho rau ngót băm vào, nêm nếm cho vừa miệng
5/ Cho dầu ăn trẻ em vào nồi cháo r bắc ra !

Cháo cua biển + cà rốt

1/ Cua rửa sạch, cho cua vào nồi vs nửa bát con nước , 1 củ gừng đập dập r luộc chín
2/ Gỡ cua, trứng cua, k lấy gạch ( vì gạch dễ gây đầy bụng ) gỡ xong băm nhỏ, ướp vs 1 ít nước mắm, hạt nêm.
3/ Hành củ băm nhỏ, phi hành mỡ cho thơm r cho cua băm đã ướp vào xào
4/ Cà rốt luộc chín, băm nhỏ
5/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho cua xào, cà rốt băm vào ngoáy cùng, nêm nếm cho vừa miệng r bắc ra!

Cháo vịt đậu xanh + hành hoa rau mùi

1/ Vịt rửa sạch, cho vịt và đỗ xanh và gạo vào ninh cháo ( nhớ nướng củ gừng, cạo vỏ r để nguyên củ vào nồi cháo cùng luôn )
2/ Gỡ thịt vịt ra băm nhỏ( còn miếng gừng bỏ đi )
3/ Bắc nồi cháo lên, cho vịt băm vào, nêm nếm cho vừa miệng
4/ Hành hoa rau mùi thái nhỏ thả vào nồi cháo trước khi bắc ra!

Cháo tôm + rau mồng tơi

1/ Tôm lột vỏ,bỏ gân đen ở sống lưng.băm nhỏ tôm với đầu hành trắng sau đó ướp tôm với 1 thìa hạt nêm
2/ Mồng tơi băm nhỏ
3/ Bắc nồi cháo trắng lên,cho tôm băm đã ướp vào ngoáy cùng tiếp đó cho mồng tơi băm vào.Nêm nếm cho vừa miệng.
4/ Cho dầu ăn trẻ em vào trước khi bắc ra.

Cháo tim gà + rau cải

( nấu cải ngọt hợp hơn nha các mẹ, nhưng tại nhà m trồng mỗi cải canh nên dùng tạm cho an toàn đó mà )
1/ Tim lột màng bầy nhầy xung quanh bỏ đi.Băm nhỏ tim.ướp tim với 1 xíu nước mắm và hạt nêm.
2/ Rau cải băm nhỏ
3/ Hành củ băm, phi hành mỡ cho thơm,rồi cho tim vào xào.
4/ Bắc nồi cháo trắng lên,cho tim xào và rau cải băm vào ngoáy cùng.Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.

Cháo chim bồ câu + hạt sen nấm hương.

1/ Chim bồ câu (bỏ chân vì chân làm hôi nồi cháo ) và gạo cho vào ninh cùng cho ngọt cháo.
2/ Nấm hương hạt sen rửa sạch,luộc chín.
3/ Băm nhỏ nấm hương,hạt sen thì dùng thìa tán nhuyễn ( mình dùng hạt sen tươi nên rất nhanh chín).
4/ Gỡ chim bồ câu lấy thịt,băm nhỏ.
5/ Bắc nồi cháo lên cho thịt chim băm với nấm hương hạt sen vào ngoáy cùng.
6/ Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.

Cháo sườn heo + cà rốt + đậu cô ve.

1/ Sườn cho nước vào luộc rồi đổ nước bẩn đi.Rửa sạch sườn.Cho sườn + gạo vào ninh cháo cho ngọt.
2/ Cà rốt + đậu cô ve cho vào nồi luộc chín.Băm nhỏ hỗn hợp cà rốt + đậu.
3/ Gỡ sườn ra băm nhỏ.
4/ Bắc nồi cháo lên cho sườn băm + cà rốt + đậu cô ve băm vào ngoáy cùng.
5/ Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.

Cháo gan gà + rau cải ngọt

•Gan là thực phẩm các mẹ NÊN cho trẻ ăn, vì rất giàu sắt! Mình k nấu gan heo mà thường chọn gan gà vì gà nhà tự nuôi sạch sẽ , nên khi nào nhà thịt gà thì bé mới có gan ăn ! Cải ngọt nhà cũng tự trồng luôn, thành ra món này tương đối SẠCH
1/ Gan bỏ màng,bỏ cuống.Thái miếng vừa rồi ướp với 1 xíu nước mắm hạt nêm.
2/ Hành củ băm ra,phi hành mỡ cho thơm,cho gan vào xào.Băm nhỏ gan xào.
3/ Rau cải băm nhỏ.
4/ Bắc nồi cháo trắng lên,cho gan + rau cải băm vào ngoáy cùng.
5/ Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.

Cháo hải sản.

1/ Ngao rửa sạch,cho ít nước vào hấp ngao với 1 nhánh gừng đập dập.Ngao mở miệng thì bắc ra, gỡ thịt ngao ra 1 bát con.Còn nước ngao chắt ra 1 bát nhỏ.Uớp thịt ngao với xíu hạt nêm.
2/ Hấp tôm với 1 nhánh gừng đập dập.Bóc lấy phần tôm nõn.
3/ Mực thái miếng vừa,ướp với 1 xíu nước mắm hạt nêm.
4/ Hành củ băm ra.Phi hành mỡ cho vàng ươm rồi vớt hành phi riêng ra 1 chén con còn lại phần mỡ để lát nữa xào ngao và mực.
5/ Xào ngao.
6/ Xào mực.
7/ Cà rốt đem luộc với nước ngao rồi băm nhỏ.
8/ Băm nhỏ tôm hấp + ngao xào+ mực xào.
9/ Bắc nồi cháo trắng lên,cho hỗn hợp hải sản băm + cà rốt băm + nước luộc cà rốt vào ngoáy cùng.
10/ Nêm nếm cho vừa miệng, rau răm thì là băm nhỏ,thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.
11/ Múc cháo ra tô,cho thìa hành phi lên.

(Sưu tầm)

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 bước chế biến món ăn dặm cho bé

Không giống như suy nghĩ của nhiều người, việc chế biến món ăn dặm cho bé không quá cầu kỳ và đòi hỏi nhiều kỹ thuật như nấu một bữa ăn thịnh soạn. Chỉ với những bước đơn giản sau đây, mẹ đã có thể “cho ra lò” một món ăn dặm ngon không tưởng cho nhóc nhà mình rồi.

Món ăn dặm cho bé
Tuy không cần quá cầu kỳ, những những món ăn dặm cho bé cần được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối

1/ Sơ chế thức ăn

Không giống như người lớn, hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của trẻ vẫn còn khá non nớt và chưa được hoàn thiện. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên được mẹ đặt lên hàng đầu.

Trước khi chế biến thức ăn, mẹ nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Rửa trực tiếp thực phẩm dưới vòi nước sạch để loại bỏ những loại vi khuẩn và bụi bẩn bám trên bề mặt. Tốt hơn hết, mẹ nên ngâm rau trong nước muỗi loãng ít nhất trong 5 phút để loại bỏ những vi khuẩn gây hại.

[inline_article id=57555]

2/ Giai đoạn chuẩn bị

Với các loại trái cây hoặc các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang…, mẹ nên gọt vỏ và rửa lại thêm một lần nữa với nước. Cách này giúp hạn chế những chất bẩn từ vỏ có thể dính sang thịt quả sau khi gọt.

Mẹ nên cắt nhỏ các loại rau củ ra thành từng miếng nhỏ, như vậy khi nấu và xay nhuyễn sẽ dễ dàng hơn cho bạn.

3/ Công đoạn nấu nướng

Gọi là “nấu nướng” cho sang, thực tế, mẹ chỉ cần luộc chín sơ các loại rau củ trước khi nghiền nhuyễn cho bé. Đừng nghĩ trái cây thì không cần nấu mẹ nhé! Hệ tiêu hóa của bé còn kém, nên việc nấu chín có thể giúp con tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, với những thực phẩm như chuối. kiwi, xoài, mẹ có thể bỏ qua bước này. Còn lại, dù là táo hay lê mẹ cũng nên nấu chín cho con nhé!

[inline_article id=62510]

4/ Sự xuất hiện của “trợ thủ”

Với những bé mới tập ăn dặm, việc xay nhuyễn mọi thứ là điều cần thiết để tránh bé không bị hóc, nghẹn khi ăn. Nếu cảm thấy thức ăn quá đặc, mẹ có thể thêm một chút nước. Nếu nhà không có máy xay, đừng ngại nhờ anh xã giúp nghiền nhuyễn thức ăn cho con mẹ nhé!

Ghi nhớ 4 bước đơn giản trên, và việc chế biến thức ăn dặm cho bé không còn là “nhiệm vụ bất khả thi” với mẹ nữa. Tuy nhiên, muốn việc ăn dặm của con trở nên hoàn hảo hơn, mẹ nên lưu ý một vài chi tiết nhỏ sau đây nữa nhé!

– Mỗi khi cho con thử món mới, mẹ nên cho chờ khoảng 4 ngày để xem liệu bé có bị dị ứng với thực phẩm này không rồi mới tiếp tục.

– Mẹ có thể biến tấu thêm những món ăn khác nhau cho bé, bằng cách kết hợp các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nên nhớ chỉ kết hợp những loại thử phẩm đã kiểm tra từ trước.

– Thực phẩm tự chế biến không có hạn sử dụng lâu như thực phẩm chế biến sẵn, nên cần được để lạnh và vứt bỏ sau một thời gian dài.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Để ăn dặm không trở thành một cuộc chiến

Con ăn siêu chậm
Trên hết, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân. Liệu bé có bị điều gì làm mất tập trung không? Hay bé không đói? Nếu bạn tìm ra điều gì khiến bé bị phân tán, hãy loại bỏ nó khỏi bữa ăn. Chẳng hạn, các anh, chị của bé có thể đang trêu bé và bạn nên bảo các con chơi gì đó trong lúc mẹ cho em nhỏ ăn.

Nếu bé không thực sự đói khi bạn bắt đầu bữa ăn, hãy chờ thêm một lúc nữa và đừng cho bé ăn quá nhiều các thức ăn lặt vặt gần thời điểm mẹ cho bé ăn bữa chính. Thực ra, ăn chậm là thói quen tốt vì bé có thời gian để cảm nhận hương vị của thực phẩm và nhận biết khi nào mình đã no.

Cho bé ăn dặm và thử thách cần vượt qua
Mẹ cần lập ra giờ giấc cụ thể và cố định cho các bữa ăn

Cả người bé lấm lem đồ ăn
Bạn cần đưa thức ăn vào miệng bé, nhưng bé lại không hề ăn mà lại làm đổ đầy ra người. Thực ra, việc khám phá thức ăn bằng những ngón tay cũng quan trọng không kém việc nếm chúng. Điều này khiến bé cảm thấy vui vẻ. Đối với trẻ lớn hơn 7 tháng thì việc ăn bốc và chơi đùa với thức ăn là bước phát triển tiếp theo không thể thiếu của quá trình ăn dặm.

Bạn nên dùng bát chống đổ (loại có giác hút ở đáy) và đặt vài miếng lót trên sàn để tránh phải lau dọn mất thời gian. Nếu bạn cứ nhặt tất cả đồ ăn bé làm rớt lên, bé sẽ nghĩ đó là một trò chơi và tiếp tục vứt đồ ăn đi. Nếu bé vẫn thích đổ thức ăn, hãy lau sạch sàn và lấy thức ăn còn lại đi.

[inline_article id=79630]

Bé nôn ra tất cả đồ ăn
Thực ra, nôn là một phản xạ giúp bé không bị hóc, vì vậy mẹ đừng quá hoảng hốt. Tiếp đến, bạn thử kiểm tra xem mình có đút quá nhiều hay đưa thìa quá sâu vào miệng bé không.

VIệc chuyển từ thức ăn dạng nhuyễn sang có các hạt lẩn sẩn cũng khiến bé cảm thấy không an toàn và sẽ có phản xạ muốn nôn ra khi gặp phải các hạt thức ăn hơi lớn một chút. Bí quyết để khắc phục tình trạng này là chuyển đổi chậm rãi, bắt đầu với các hạt thật nhỏ rồi mới chuyển sang các dạng thức ăn có hạt to.

Một khi bé đã có biểu hiện nôn thức ăn, mẹ cũng không phản xạ thái quá như bế bé ra khỏi ghế ăn mà chỉ vuốt ve và nói những lời dỗ dành nhẹ nhàng để trấn an con.

[inline_article id=9158]

Bé không chịu ăn rau
Trái với các loại củ, quả, bé thường từ chối các loại rau xanh. Đừng tỏ ra thất vọng vì điều này rất bình thường. Bạn có thể thử lại sau vài ngày. Nếu bé vẫn không ưa loại rau đó, bạn tạm thời hãy chọn những loại rau có hương vị nhẹ nhàng hơn. Một cách khác là trộn lẫn rau và trái cây, dần dần tăng lượng rau lên và giảm bớt trái cây đi.

Bé từ chối những món mới
Dường như bé chẳng chịu ăn bất kỳ món nào mới và công sức chuẩn bị của bạn thành công cốc!

Khi gặp tình huống này, mẹ đừng cố ép con ăn vì nó chỉ khiến bé nghĩ rằng, bữa ăn là khoảng thời gian khủng khiếp. Cứ để con ăn những món mà bé thích. Tuy nhiên, đừng từ bỏ nỗ lực giới thiệu những món mới. Và mẹ cũng nên lưu ý, việc giới thiệu quá nhiều hương vị mới trong một ngày có thể khiến bé bị “quá tải” đấy. Một gợi ý hay là nên giới thiệu hương vị mới vào bữa ăn buổi sáng (khoảng 10 giờ). Nếu bé phản ứng lại và khóc lóc, giờ ngủ ngay gần đó sẽ giúp bé bình tĩnh trở lại và quên mất mình vừa ăn món không ưng ý.

>> Tham khảo thêm chủ đề liên quan từ cộng đồng:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách tắm cho bé chuẩn không cần chỉnh

Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Việc tắm cho con không còn quá khó khăn, nếu mẹ tuân thủ “quy trình” đặc biệt sau

1/ Có nên tắm hàng ngày cho bé?

Không giống như người lớn, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày là điều không cần thiết. Thực tế, các bé chỉ cần mẹ tắm khoảng 2-3 lần/ tuần, và thường xuyên được rửa mặt, lau những vùng được quấn tã hàng ngày là đủ. Việc tắm cho bé quá nhiều ngược lại sẽ làm trôi mất lớp bảo vệ tự nhiên trên da.

2/ Tắm cho bé cần chuẩn bị những gì?

Để việc tắm cho con diễn ra một cách “trôi chảy”, mẹ nên chuẩn bị trước những vật dụng sau đây:

– Thau tắm cho bé: Để tránh trường hợp mẹ bị trượt tay khi tắm cho bé, mẹ nên chọn loại thau tắm phù hợp với độ tuổi và vóc dáng của con. Mẹ có thể ưu tiên những loại thau tắm bé có thiết kế đặc biệt để bé có thể nửa nằm nửa ngồi một cách an toàn.

– Khăn tắm: Nên chọn loại khăn lông mềm, làm bằng sợi tự nhiên. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý tránh những sợi vải thừa trên khăn vì chúng có thể chạm, móc vào da của bé.

– Sữa tắm cho bé: Nên chọn những loại dành riêng cho trẻ sơ sinh, ít bọt, ít mùi hương để tránh gây kích thích da của bé. Trên thực tế, mẹ có thể tắm cho con bằng nước ấm và không cần sử dụng bất kỳ một loại sữa tắm nào.

– Vật dụng khác như khăn sữa, dầu khuynh diệp, quần áo, vớ tay chân… Mẹ nên chuẩn bị sẵn để khi bé tắm xong có thể sử dụng ngay, tránh cho con bị cảm lạnh khi phải “nude” quá lâu trong không khí.

[inline_article id=27268]

3/ Tắm “chuẩn” cho bé

Không giống như suy nghĩ của mẹ, việc tắm cho con khá đơn giản, miễn mẹ tuân thủ đầy đủ các “thủ tục” sau đây:

– Trước khi tắm, mẹ nên đặt một chiếc khăn trong thau tắm, để tránh trượt. Với những thau được thiết kế đặc biệt, mẹ có thể bỏ qua thao tác này.

– Đổ nước vào thau tắm, theo thứ tự nóng trước lạnh sau. Chú ý nước tắm cho con phải đủ ấm, nhưng không được quá 37 độ C.

– Bắt đầu rửa mặt cho bé bằng một miếng bông gòn thấm nước ấm. Dùng bông lau sạch mí mắt, khóe mắt bé theo hướng từ trong ra ngoài.

Dùng tăm bông vệ sinh tai của bé. Lưu ý chỉ vệ sinh vành tai, không đưa tăm bông vào sâu trong tai con.

– Dùng khăn sạch nhúng nước lau nhẹ các bộ phận trên cơ thể, bắt đầu từ mặt đến chân. Lau kỹ những vùng da có nếp gấp như cổ, nách, kẽ ngón tay, chân, hai bên bẹn, vùng kín, hậu môn…

– Nếu muốn gội đầu cho bé, mẹ cho con vào thau theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, vòng hai tay sau lưng giữ chặt nách và cánh tay. Dùng một tay đỡ đầu, vai, gáy của con, tay kia xoa nước lên đầu con. Lưu ý tránh để nước vào mắt, tai bé.

– Sau khi tắm, dùng khăn lau khô đầu, mình của con. Mẹ có thể dùng phấn thoa qua những vùng da có nếp gấp, và bôi dầu khuynh diệp lên phần ngực, mỏ ác, lưng của bé.

– Kết thúc “quy trình”, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và tai của bé.

Với những bé chưa rụng rốn, mẹ cần thêm những bước sau vào “quy trình” của mình:

– Dùng bông gòn thấm nước lau sạch rốn, sau đó tiếp tục dùng bông gòn khô thấm khô cuống rốn và chân rốn.

– Sử dụng cồn 70 độ sát trùng da quanh rốn của bé

– Băng rốn cho bé bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng. Hoặc nếu muốn, mẹ có thể để hở rốn

[inline_article id=75607]

4/ Lưu ý khi tắm cho bé

– Tắm cho bé trong phòng kín gió, nhiệt độ phòng khoảng 28-30 độ C

– Cắt móng tay dọn gàng, và rửa tay bằng xà phòng trước khi tắm cho bé

– Không nên tắm cho con quá lâu, mỗi lần chỉ nên tắm con khoảng 5 phút. Những bé trên 3 tháng tuổi, thời gian tắm có thể lâu hơn, nhưng không nên quá 10 phút.

– Không nên đổ quá nhiều nước trong thau tắm, 5-8 cm là ổn.

– Không nên để bé một mình trong khi tắm, dù chỉ 1 giây

– Không nên tắm sau khi bé vừa bú no. Tắm trước khi bú sẽ giúp con ăn ngon miệng, và ngủ ngon hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Xương của trẻ sơ sinh và những sự thật thú vị

Sự phát triển của trẻ sơ sinh
Xương của trẻ sơ sinh và những sự thật thú vị

Bạn có biết xương của trẻ sơ sinh thường nhiều hơn xương người lớn? Không chỉ vậy, bé mới sinh ra cũng không có xương bánh chè như người lớn. Trẻ sơ sinh còn có điều gì thú vị mà bạn chưa biết không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1/ Không giống với người lớn, trẻ mới sinh ra không có xương bánh chè mà chỉ có một phần sụn nhỏ, và sẽ bắt đầu phát triển thành xương khi bé được 6 tháng tuổi. Cũng nhờ vậy, bé sẽ ít cảm thấy đau hơn nếu lỡ va đập đầu gối xuống sàn, do lực va đập đã được phần sụn mềm giảm bớt đi rất nhiều.

2/ Xương của trẻ sơ sinh nhiều hơn hẳn so với xương người lớn. Khi chào đời, trẻ sơ sinh có khoảng 300 cái xương, trong khi người lớn chỉ có khoảng 206 cái. Nguyên nhân là do trong quá trình phát triển, xương ở một số chỗ có xu hướng nối lại với nhau.

3/ Bạn có biết, cân nặng của trẻ em có liên quan nhiều đến thời điểm bé chào đời? Theo thống kê, những đứa trẻ sinh tháng 5 thường có cân nặng trung bình lớn hơn những đứa trẻ sinh vào thời điểm khác khoảng 200 gram.

4/ Khi 1 tuổi, chân bé có kích thước bằng 1/2 kích thước sau khi trưởng thành, và cân nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh.

[inline_article id=66754]

5/ Nếu con bạn sinh ra với một chiếc bớt nhỏ trên cơ thể, đừng vội nghĩ đây là một điều bất thường. 80% trẻ em sinh ra đều có một vết bớt hoặc một đặc điểm nhận dạng nào đó. Phổ biến nhất là vết cò mổ hoặc vết rượu lan.

6/ Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh có khả năng thị giác tương đương với người lớn. Tuy nhiên, bộ não của bé lại chưa có khả năng xử lý thông tin tốt như chúng ta. Đó là nguyên nhân, tầm nhìn của bé chỉ giới hạn trong khoảng 30-40 cm.

7/ Trẻ sơ sinh không hề có nước mắt trong 3-6 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Thậm chí, cho đến 4-5 tháng tuổi, nhiều bé vẫn không có nước mắt, và điều này không có gì bất thường.

xương của trẻ sơ sinh và những sự thật thú vị

8/ Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình bởi âm thanh xung quanh. Không hẳn bởi vì cường độ âm thanh, mà phần lớn bởi vì… lạ.

9/ Mất vài tuần để bé có thể phân biệt rõ giọng nói của bố và những người khác. Tuy nhiên, ngay từ khi sinh ra, bé cưng đã có thể nhận biết được giọng nói và mùi của mẹ. Các ông bố có cảm thấy ghen tỵ khi biết điều này không nhỉ?

[inline_article id=76697]

10/ Vào 6 tháng tuổi, bé cưng có thể đạt trọng lượng gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh. Một điều gần như không thể ở bất kỳ độ tuổi nào khác.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi: 9 món cấm kỵ

dinh dưỡng cho bé
Thay vì cho bé ăn phô mai mềm, mẹ nên đổi bằng phô mai cứng hoặc kem phô mai

1/ Muối 

Khi chế biến các món ăn dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm, chẳng hạn như bột hay cháo, mẹ tuyệt đối không nêm thêm gia vị, bột nêm hay muối. Thận của trẻ sơ sinh chưa thích ứng với lượng muối nhiều từ thức ăn, rất dễ bị tổn hại nếu hoạt động quá tải.

Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như phô mai, xúc xích, thịt hun khói cũng nên nằm ngoài danh sách thực phẩm dành cho trẻ dưới 1 tuổi. Khi mua đồ ăn dành cho bé, mẹ nhớ kiểm tra kỹ thành phần muối trên bao bì nhé!

2/ Hải sản có vỏ 

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo rằng, trẻ trên 1 tuổi mới có thể ăn các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc, hến,… Đây là loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt.

Nếu trong gia đình có người từng bị dị ứng với hải sản, mẹ nên cẩn thận và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi có ý định đưa hải sản có vỏ vào thực đơn dinh dưỡng cho bé.

3/ Các loại phô mai mềm

Trẻ dưới 1 tuổi có thể ăn phô mai, nhưng nên tránh xa loại mềm và ướt. Nguy cơ nhiễm khuẩn listeria khi ăn loại phô mai này là rất cao. Nguồn cung cấp canxi của trẻ lành mạnh nhất vẫn là từ sữa mẹ, sữa công thức. Nếu cần, mẹ có thể cho bé ăn phô mai cứng hoặc kem phô mai để bổ sung thêm canxi cho con.

4/ Patê gan động vật

Món bánh mì trở nên hấp dẫn hơn với bé khi có quết chút patê gan, nhưng mẹ ơi cẩn thận gây hại cho con đấy. Vi khuẩn listeria có thể đang ẩn nấp trong loại thực phẩm này, và rất dễ làm bé bị ngộ độc. Hàm lượng vitamin A quá cao trong patê gan rõ ràng cũng không tốt cho sự phát triển của bé.

5/ Sữa bò 

Ngoài nguồn sữa mẹ, sữa công thức, nhiều mẹ còn cho con uống thêm sữa bò để giúp con tăng cân, mau lớn. Với bé dưới 1 tuổi, đừng làm thế nhé mẹ. Hàm lượng protein quá dồi dào trong sữa bò sẽ tăng nguy cơ bị dị ứng ở trẻ, đồng thời có thể làm trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và thêm nhiều rắc rối về hệ tiêu hóa khác.

[inline_article id = 78121]

6/ Đường 

Đường và tất cả những thực phẩm chứa đường không hề tốt cho răng miệng của bé dưới 1 tuổi. Mẹ đừng để những chiếc răng sữa mới nhú của con bị hại bởi sâu răng nhé. Tốt nhất, nên cho bé nạp đường tự nhiên từ hoa quả, rau củ thay vì ăn đồ ngọt như bánh quy, kẹo hay kem.

7/ Mật ong

Chưa vội kể đến chuyện dùng mật ong chế biến đồ ăn, thức uống, rất nhiều mẹ vẫn có thói quen dùng mật ong rơ lưỡi cho bé. Hoàn toàn không nên mẹ nhé. Các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi dù trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi trẻ bị ho.

Mật ong chứa vi khuẩn có thể gây hại cho đường ruột bé, dẫn đến tình trạng ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

8/ Các loại hạt

Các loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng lại không hề thích hợp cho trẻ dưới 5 tuổi, chứ không riêng gì 1 tuổi. Khi cho bé ăn hạt, tình trạng hóc nghẹn rất có thể sẽ xảy ra, gây tắc nghẽn đường thở và để lại hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, trường hợp trẻ dị ứng với hạt đậu phộng khá phổ biến, mẹ nên cẩn thận.

9/ Cá nhiều thủy ngân

Các loại cá lớn như cá mập, cá kiếm, cá ngừ đại dương, cá thu lớn, chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ qua đường ăn uống. Vì vậy, mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc các loại cá này nhé.

MarryBaby