Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

8 gợi ý cho thực đơn của bé từ 8-10 tháng tuổi

Không giống như giai đoạn khởi động, thực đơn cho bé ăn dặm trong giai đoạn 8-10 tháng tuổi sẽ đa dạng hơn về số lượng thực phẩm. Bé có thể ăn thêm nhiều loại rau xanh và trái cây, cũng như bổ sung thêm đạm từ các loại thịt cá. Ngoài ra, so với các bé 6-7 tháng tuổi, thức ăn của bé giờ đây sẽ đặc và lợn cợn hơn để bé có thể phát triển kỹ năng nhai của mình. Với những bé đã biết nhai và không còn phản xạ le lưỡi ra ngoài, mẹ có thể tập cho bé ăn thực phẩm ở dạng viên cục. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn dạng thực phẩm này để tránh làm bé bị nghẹn. Thức ăn dặm chế biến sẵn cũng có thể là “ứng viên sáng giá” cho các bé trong độ tuổi này.

Chọn thực phẩm cho bé ăn dặm
Các bé từ 8-10 tháng tuổi sẽ có nhiều lựa chọn hơn

Chế biến món ăn dặm cho bé, lưu ý điều gì?

– Với những thực phẩm như nui mỳ hoặc rau quả, mẹ nên nấu chín mềm trước khi xay nhuyễn. Một số loại trái cây mẹ có thể cho bé ăn sông ở giai đoạn này như xoài, chuối, bơ…

– Thực phẩm giàu protein như lòng đỏ trứng, thịt, cá … cần phải nấu chín mềm trước khi xay và cắt từng miếng nhỏ. Với các chế phẩm từ sữa, mẹ chỉ nên chọn những loại nào dễ tiêu.

Một số món MarryBaby gợi ý cho thực đơn của bé từ 8-10 tháng tuổi:

Cháo gạo lứt

Nguyên liệu:

– ¼ cốc gạo lức

– Hương vani

– 1 cốc sữa hạnh nhân có đường

– ¼ cốc nho khô

Cách làm:

Bước 1: Cho sữa, gạo lức và nho khô vào nồi

Bước 2: Nấu sôi và liên tục khuấy đều cho đến khi gạo hút nước, hơi nở

Bước 3: Tắt bếp và đậy nắp lại

Bước 4: Bật bếp lần 2, để sôi liu riu trong khoảng 20-30 phút

Nếu muốn, mẹ có thể thêm vài lát chuối, dâu tây, việt quất, hoặc đào vào cháo.

Gạo lứt cho bé ăn dặm
So với các loại gạo thông thường, gạo lứt chứa nhiều chất xơ và viatmin hơn hẳn

Bánh pudding gạo

Nguyên liệu:

– ½ cốc gạo lức hoặc gạo ăn thường ngày trong gia đình

– 2 cốc nước

– ¼ cốc táo cắt miếng hay hột lựu nhỏ

– ¼ cốc nho khô

– 1/8 cốc đường nâu

– 2 muỗng cà phê quế

Cách làm:

Bước 1: Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào một cái nồi nhỏ

Bước 2: Nấu trên lửa vừa khoảng 30 phút hoặc cho đến khi gạo nở mềm, thơm và hơi lỏng bỏng

Bước 3: Đổ thêm 1/8 cốc sữa tươi vào nồi và đun tiếp trong 10 phút. Lưu ý, không nên để hỗn hợp quá đặc

Bước 4: Tiếp tục khuấy đều để hỗn hợp không bị dính đáy nồi. Có thể thêm sữa hoặc nước nếu cảm thấy cần

Bước 5: Cho bé ăn khi còn ấm. Nếu dư, mẹ có thể để nguội và cất lên ngăn đá

Sự kết hợp giữa nui và chuối

Nguyên liệu:

– 2 muỗng nui, có thể lựa loại nui có hình sao, hình sò…

– 1 quả chuối chín

Nui ngôi sao
Hình thù lạ mắt của nui biết đâu sẽ khiến con thích thú và ngon miệng hơn, mẹ nhỉ!

Cách làm:

Bước 1: Luộc nui theo hướng dẫn ghi trên bao bì

Bước 2: Chuối dằm nhuyễn, sau đó trộn đều với nui. Có thể cho thêm sữa nếu muốn

Bước 3: Đổ hỗn hợp ra chén và cho bé ăn khi còn ấm

Tuy có một số tài liệu khuyến cáo chỉ nên cho bé sau 1-2 tuổi ăn những chế phẩm từ bột mì, nhưng phần lớn lại cho rằng, các bé từ 8 – 9 tháng tuổi đã có thể thưởng thức các món ăn này. Để yên tâm hơn, mẹ nên quan sát phản ứng của bé khi ăn hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi cho bé thử.

Trái cây thập cẩm

Không giống các bé từ 6-7 tháng tuổi cần ăn từng món riêng lẻ để làm quen với mùi vị thức ăn. Các bé từ 8-10 tháng tuổi đã có thể ăn hỗn hợp các loại trái cây, rau xanh trộn lẫn với nhau. Thậm chí, mẹ có thể trộn trái cây với sữa chua để cho bé ăn. MarryBaby mách mẹ một vài gợi ý cho “bộ đôi hoàn hảo”:

– Đào và Khoai lang

-Táo và Cà rốt

– Việt quất, Táo và Nước sốt lê

– Lê và Chuối

– Chuối và Việt quất

– Chuối, Việt quất và Lê

– Táo và Mận

– Việt quất và Táo

– Lê, Đào và Táo

Trái cây cho bé ăn dặm
Trái cây được nướng trước khi chế biến sẽ ngọt, thơm và mềm hơn hẳn

Táo nướng

Bước 1: Gọt vỏ và bỏ lõi táo

Bước 2: Để một viên bơ nhỏ vào bên trong quả táo. Với những bé có thể ăn quế, mẹ cũng có thể thêm vào một ít

Bước 3: Đổ nước vừa ngập mặt táo và cho vào lò nướng 400 độ nướng trong vòng 30 phút cho đến khi táo mềm. Thời gian nướng táo có thể phụ thuộc vào từng loại lò nướng khác nhau.

Bước 4: Sau khi nướng xong, mẹ có thể nghiền nhuyễn hoặc cắt thành từng miếng để bé tự bốc ăn.

Táo nướng cho bé
Vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng, táo vừa lành tính và an toàn cho hệ tiêu hóa của bé

Việt quất

Nguyên liệu:

– 500gr việt quất tươi hay đông lạnh

– ½ cốc nước

Cách làm:

Bước 1: Đun sôi nước, sau đó cho  việt quất vào. Để sôi liu riu trong vòng 15 phút đến khi việt quất mềm

Bước 2: Với việt quất ra, dằm bằng tay hoặc xay nhuyễn bằng máy. Có thể pha loãng để bé dễ ăn hơn. Ngược lại, nếu muốn cho bé ăn đặc, mẹ có thể thêm bột ngũ cốc.

Sữa chua Chuối và việt quất

Nguyên liệu:

– 1 cốc việt quất

– 1 trái chuối

– 1 cốc sữa chua

Cách làm:

– Xay nhuyễn việt quất hoặc cho vào lò vi sóng cho đến khi chảy nước (khoảng 30 giây). Cho thêm chuối, sữa chua vào máy xay cho đến khi có hỗn hợp mềm, mịn.

Sữa chua việt quất, chuối
Dù “đơn độc” hay kết hợp thành bộ đôi với chuối, việt quất cũng sẽ là món ăn hấp dẫn và ngon miệng cho bé cưng

Các loại dưa (dưa lưới, dưa hấu, dưa bở) 

Bước 1: Lấy ¼ cốc dưa đã được gọt vỏ, loại bỏ tì vết, bỏ hạt, chín mềm và cắt nhỏ. Mẹ có thể hấp hơi cho đến khi thịt dưa mềm rồi xay nhuyễn. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Bước 2: Dùng nĩa dằm nát rồi thêm ngũ cốc vào để làm cho hỗn hợp đặc lại và mềm mịn hơn (nếu cầu)

[inline_article id=86045]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ trong 1 ngày?

Sữa công thức thường giúp bé tăng cân nhỉnh hơn so với sữa mẹ. Bé hợp với loại sữa công thức nào tùy thuộc vào khẩu vị, nhu cầu dinh dưỡng từng ngày, từng tháng của mỗi bé. Thế nhưng, trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ, mẹ đã biết chưa?

1. Khi nào cho trẻ bắt đầu uống sữa công thức?

Mẹ nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa công thức trong những trường hợp dưới đây:

  • Khi bé có biểu hiện còi, ít tăng cân và chậm lớn và hay ốm vặt
  • Bé không hấp thụ được các chất trong sữa mẹ, không hợp với sữa mẹ.
  • Khi bé trên 6 tháng tuổi, cần hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. Trong khi lúc này, sữa mẹ không còn nhiều như thời gian đầu nữa, sữa đã loãng và còn ít dinh dưỡng, chất kháng khuẩn…
  • Khi mẹ không đủ sữa cho con bú.

Thông thường, mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức khi bé đã được 4-6 tháng tuổi, sau đó bạn có thể cho con uống sữa kết hợp ăn dặm đến khi bé tròn 1 tuổi.

Trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ? Mẹ nhớ chú ý không nên cho bé bú quá 800ml sữa công thức mỗi ngày và có thể giảm lượng sữa công thức xuống khi bé bắt đầu ăn dặm.

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bé đang trong giai đoạn phát triển nào, có ổn định hay không; từ đó định lượng được lượng sữa cần thiết mỗi ngày. Thêm một lưu ý là nếu mẹ đang cho bé bú kết hợp với sữa công thức, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên cụ thể hơn cho bé.

trẻ uống bao nhiêu sữa công thức 1 ngày
Trẻ uống sữa công thức công thức bao nhiêu là đủ?

 

2. Trẻ uống sữa công thức công thức bao nhiêu là đủ?

2.1 Hàm lượng sữa công thức tương ứng với cân nặng của bé

Nếu cho bé bú hoàn toàn sữa công thức trong 4-6 tháng đầu, mẹ cần nhớ nguyên tắc lượng sữa theo công thức: 125ml tương đương 1kg cân nặng của bé.

Ví dụ nếu bé nặng 3kg, mẹ nên cho bé uống 125 x 3 = 375 ml sữa mỗi ngày. Vậy trẻ 5kg uống bao nhiêu sữa công thức? Nếu bé nặng 5kg, mẹ nên cho bé uống 125 x 5 = 625ml sữa mỗi ngày.

Đây không phải là công thức cố định mà chỉ để cho mẹ hình dung hàm lượng sữa trung bình bé cần tiêu thụ mỗi ngày. Số lượng này sẽ thay đổi tùy nhu cầu từng bé, có ngày bé cần nhiều hơn hoặc ít hơn con số trên.

Dưới đây là nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh cụ thể theo từng tháng:

  • Từ khi sinh đến 1 tháng: 60 ml/lần, 8 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 480 ml/ngày;
  • Từ 1 tháng đến 2 tháng: 90 ml/lần, 7 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 630 ml/ngày;
  • Từ 2 tháng đến 4 tháng: 120 ml/lần, 6 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 720 ml/ngày;
  • Từ 4 tháng đến 6 tháng: 150ml/lần, 6 – 8 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 900 ml/ngày.

Gợi ý sữa bột giúp bé phát triển tư duy

[affiliate-product id=”320233″ sku=”109863ID706″ title=”Sữa Bột Enfagrow A+ Neuropro 3 Cho Trẻ 1-3 Tuổi Phát Triển Tư Duy” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

2.2 Khi đói, trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ?

Nhận biết khi nào bé đói một cách chính xác sẽ rất hữu ích cho mẹ ước lượng trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ và khi nào cần uống.

Với trẻ sơ sinh:

Nếu con mới được sinh ra, bé sẽ khóc khi đói nhưng đó là dấu hiệu cuối cùng. Mẹ có thể nhận biết bé đói sớm hơn khi bé nhếch môi, mút miệng, hoặc dúi đầu vào tay bạn khi bạn nựng cằm bé, hoặc mút tay. Từ đó, mẹ sẽ tính được trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ.

Thay đổi hàm lượng cần:

Bé thường sẽ đói hơn trong giai đoạn phát triển nhanh, thường là từ 10-14 ngày sau sinh, 3-6 tuần, 3-6 tháng. Bé thường bú ít hơn khi trong người không khỏe.

Khi bé cần nhiều sữa hơn:

Mẹ dễ nhận biết khi bé đã uống xong và tiếp tục nhìn xung quanh ra dấu hiệu cần thêm nữa. Nếu bé vẫn đói sau khi bú xong bình thứ nhất, mẹ nên cho thêm khoảng 25ml nữa, hoặc 50ml. Mẹ đừng chuẩn bị cùng 1 lúc vì bé có thể không bú hết và mẹ phải đổ sữa đi.

Khi bé bú quá nhiều:

Nôn sau khi bú bình là dấu hiệu rõ ràng nhất chứng tỏ bé đã bú quá nhiều. Thông thường bé sẽ không nuốt thêm nữa và sữa tràn miệng, không cần đến lúc bé nôn ra mẹ mới biết chuyện này. Đau bụng sau khi bú cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã bú quá nhiều. Nếu bé giơ chân lên, hoặc căng bụng, mẹ nên lưu ý lúc đó bé có thể đang bị đau bụng.

Không phải lúc nào bé cũng đói:

Mẹ nên chú ý, không phải lúc nào bé khóc thút thít là bé cũng đói. Mẹ nện quan sát kỹ, nếu mới cho bé bú, mà bé vẫn khóc có thể là tã ướt quá, bé đang bị nóng, lạnh, buồn nôn và điều duy nhất bé cần là được gần mẹ.

Hàm lượng sữa bé cần theo độ tuổi:

Trong tuần đầu sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú bình theo nhu cầu. Sau đó tránh cho bé uống quá nhiều để bé đạt tốc độ tăng cân lành mạnh.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều muốn bú liên tục, cách nhau vài giờ. Vậy nên mẹ cần cho bé bú khoảng 35-50 ml/lần trong tuần đầu tiên, và tăng dần lên 50ml – 75ml sau mỗi 3 – 4 giờ.

Khi bé dần lớn lên, dạ dày cũng tăng trưởng theo và có thể bú nhiều hơn với mỗi lần bú bình to hơn nhưng số lần ít hơn. Ví dụ: vào khoảng 1 tháng, bé sẽ bú khoảng 4-5 bình 100ml trong 1 ngày. Và lên đến 6 tháng, bé có thể bú 4-5 bình 150ml-200ml/ngày. Bé vẫn sẽ duy trì “năng suất” này cho đến khi 1 tuổi. Sau đó, bé có thể thêm 3 bữa ăn dặm và 2 bữa ăn phụ trong ngày bên cạnh bú bình.

3. Dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ

Để biết trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ trong 1 ngày, bạn cũng cần biết những dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ:

  • Tăng cân đều đặn: Bé tăng cân sau 2 tuần đầu và tiếp tục duy trì “phong độ” trong suốt 1 năm đầu. (Hầu hết các bé sẽ bị tụt khoảng 10% cân nặng sau đó tăng lại khi bé lên 2 tuần tuổi)
  • Bé vui vẻ: cảm thấy thoải mái và vui khi được cho bú bình
  • Tả ướt: Nếu dùng tã thấm tốt, mỗi ngày mẹ chỉ cần thay tã từ 5-6 lần, hoặc 6-8 lần nếu mẹ dùng tã vải (nhưng vẫn thấm tốt)

    Bé cần uống bao nhiêu sữa công thức
    Bé sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi đã được bú no đủ

4. Dấu hiệu bé bú không đủ sữa

Nếu đã biết trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ, vậy nếu trẻ bú không đủ sữa thì sẽ có các dấu hiệu như thế nào?

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách tập cho bé bú bình đơn giản, hiệu quả, mẹ nhàn tênh

5. Dấu hiệu cho thấy trẻ ăn quá nhiều sữa

Nếu đã biết trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ, vậy nếu trẻ bú dư sữa thì sẽ có các dấu hiệu như thế nào?

  • Nôn: Trẻ nôn sau khi cho ăn có thể là một dấu hiệu cho thấy ăn quá nhiều sữa.
  • Đau bụng: Trẻ bị đau bụng sau khi cho ăn cũng có thể là một dấu hiệu của việc ăn quá nhiều. Nếu trẻ kéo chân lên hoặc sờ bụng, đây có thể là biểu hiện cho thấy trẻ bị đau bụng.

Nếu mẹ lo lắng bé đang bú quá nhiều hoặc quá ít sữa công thức, hoặc chưa chắc chắn về việc trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ; hãy thăm hỏi ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên lượng sữa phù hợp với cân nặng, tốc độ tăng trưởng lẫn độ tuổi và có sự điều chỉnh phù hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé cưng có đang “quá tải” muối, đường?

Nếu liên tục phải ăn một món “nhạt thếch” trong nhiều ngày, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô vị và nhàm chán đúng không? Cũng chính vì suy nghĩ này, khi chế biến thức ăn dặm cho bé, nhiều mẹ “nhiệt tình” bỏ thêm muối và đường để món ăn thêm hấp dẫn. Tuy nhiên, việc làm này có thực sự cần thiết?

Cho bé ăn dặm: Nêm muối và đường
Muối và đường có thực sự cần thiết trong bữa ăn của bé?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thêm muối và đường vào thức ăn dặm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi hoàn toàn không cần thiết. Vì ở độ tuổi này, nhu cầu muối và đường của trẻ rất ít và có thể được đáp ứng đủ thông qua lượng đường và muối tự nhiên trong thực phẩm, sữa, bột ăn dặm… Hơn nữa, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, không chỉ không cần thiết, việc nêm nếm gia vị vào thức ăn dặm của trẻ còn có thể gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1/ Dư muối ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe bé?

Không chỉ là gia vị nêm nếm cho món ăn thêm đậm vị, muối còn giúp cân bằng thể dịch trong cơ thể, duy trì hoạt động bình thường của các tế bào. Thiếu muối có thể dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt thậm chí hôn mê. Nhưng ngược lại, bổ sung thừa muối cho cơ thể có thể làm tăng khối lượng dịch cho cơ thể, làm tăng huyết áp và gây các vấn đề nghiêm trọng đến tim, thận. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người có chức năng thận chưa “trưởng thành” sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng “quá tải” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, một vài nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung muối quá nhiều trong thức ăn của bé có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của não và có thể gây tử vong trong một số trường hợp.

2/ Thừa đường thì gây tác động ra sao?

Đường ngon ngọt có thể “dụ dỗ” bé cưng uống thuốc hay giúp món nước ép của bé thêm ngon. Đồng thời, nếm một ít nước đường trước các mũi tiêm phòng cũng là cách hiệu quả giúp bé cưng giảm đau. Tuy nhiên, nếu cho bé ăn quá nhiều đường hoặc ăn quá nhiều thực phẩm ngọt như bánh, kẹo…, nguy cơ béo phì và tiểu đường của trẻ sẽ cao hơn hẳn. Đồng thời, nguy cơ sâu răng ở trẻ cũng sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé có quá nhiều đường.

Hơn nữa, một vài kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy, thực đơn nhiều đường có thể là nguyên nhân gây chứng tăng động thái quá ở trẻ em và hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).

3/ Đường và muối, cho bé ăn bao nhiêu là đủ?

Tùy theo độ tuổi và lượng thực phẩm bé tiêu thụ mỗi ngày, nhu cầu về đường và mối của các bé cũng khác nhau.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi, việc bổ sung muối và đường trong các món ăn là không cần thiết. Thực phẩm tự nhiên, sữa mẹ, sữa công thức và bột ăn dặm hàng ngày đã đáp ứng đủ nhu cầu của bé.

Bước qua sinh nhật lần đầu tiên, nhu cầu của bé có thể tăng thêm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên tập cho bé thói quen ăn quá mặn, hoặc quá ngọt. Tốt nhất, vẫn nên theo mức khuyến cáo do các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra.

Độ tuổi Nhu cầu muối/ngày Nhu cầu đường/ngày
0-6 tháng < 1g hạn chế tối đa
6 -12 tháng 1g hạn chế tối đa
1-3 tuổi 2 g < 4 muỗng cà phê
4-6 tuổi 3 g 3 muỗng cà phê
7-10 tuổi 5 g 3 muỗng cà phê
Từ 11 tuổi trở lên 6 g 5-8 muỗng cà phê

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho trẻ uống mật ong: Hiểm nguy cận kề!

Thông tin mới được truyền thông chia sẻ gần đây không phải xuất phát từ Việt Nam mà là từ Nhật Bản – nơi được coi là có phương pháp nuôi dạy trẻ hàng đầu thế giới. Một bé trai 6 tháng tuổi đã tử vong sau khi được gia đình cho trẻ uống mật ong. Điều đáng tiếc là các thành viên trong gia đình không hề biết đây là việc không được làm đối với trẻ sơ sinh.

Cụ thể, theo The Japan Times, bé trai sống ở quận Adachi, thủ đô Tokyo được gia đình cho uống mật ong trộn cùng nước ép trái cây 2 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 1 tháng. Thành viên trong nhà chia sẻ: “Chúng tôi trộn mật ong nước ép hoa quả mua ở tiệm rồi cho bé uống bởi chúng tôi đều nghĩ, làm vậy là tốt cho cơ thể bé“.

Khi phát hiện bé bị co giật và khó thở, người nhà lập tức đưa bé vào viện cấp cứu. Xét nghiệm cho thấy, bé đã hấp thụ loại mật ong bị nhiễm loại vi khuẩn có tên Clostridium botulinum – loại vi khuẩn gram dương, sinh độc tố thần kinh, là nguyên nhân liệt cơ. Đây là trường hợp rõ ràng của bệnh bại liệt do ngộ độc. Bé trai qua đời 1 tháng sau đó.

 

Cho trẻ uống mật ong
Mật ong hấp dẫn nhưng chưa chắc đã phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cho trẻ uống mật ong chỉ hại, không lợi

Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng cho bé nhưng trong thành phần mật ong cũng có bào tử clostridium botulinum gây nhiễm độc botulism. Theo thống kê, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 145 ca nhiễm độc botulism và có khoảng 65% trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong thô hoặc mật ong chưa tiệt trùng dưới bất kỳ hình thức nào.

cho trẻ uống mật ong
WHO khuyến cáo không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong

Ở nhiều nền văn hóa, việc cho trẻ uống mật ong đã trở nên quá quen thuộc, thậm chí, có mẹ còn cho trẻ uống mật ong ngay từ khi mới chào đời. Mặc dù đã có nhiều thông tin cần lưu ý và nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng mật ong cho bé nhưng vẫn có không ít người cho rằng, những nghiên cứu này quá bảo thủ và chỉ nghiêm trọng hóa mọi việc lên.

Ngoài ra, các bào tử clostridium botulinum có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường. Chúng có trong bụi, chất bẩn và thậm chí trong không khí. Vì thế, khi bé còn nhỏ cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với đất hoặc bụi có nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn cần vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ của bé sạch sẽ.

Cho trẻ uống mật ong khi bé dưới 1 tuổi, thậm chí cho vào thực đơn cho bé 10 tháng tuổi, độ tuổi lớn xấp xỉ 12 tháng tuổi cũng chính là hại con. Lời cảnh tỉnh này không nói quá mà là sự thật. Mẹ cần lưu ý nhắc nhở các thành viên gia đình, những người trực tiếp chăm sóc bé đế tránh lặp lại sai lầm không đáng có này.

Ngộ độc Clostridium botulinum
Ngay khi vào cơ thể, bào tử clostridium botulinum sẽ tạo thành chất độc gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của bé.

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc mật ong

Trẻ sơ sinh bị nhiễm độc botulism sẽ có những triệu chứng sau:

  •  Hôn mê
  • Ăn uống kém
  • Táo bón
  • Khóc yếu, tay chân mềm yếu, lỏng lẻo
  • Trương lực cơ yếu (dấu hiệu khả nghi của bệnh teo cơ)
  • Cử động cơ mặt kém
  • Nôn ói

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu ngay. Chú ý mang theo mẫu thực phẩm mà bé đã ăn để đi xét nghiệm. Thông thường, những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vòng 12-36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xảy ra sớm sau một vài giờ, hoặc xảy ra muộn hơn, sau khoảng 10 -14 ngày.

Có nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có mật ong chế biến chín?

Ngay cả khi đã được tiệt trùng, mật ong vẫn có thể còn tồn đọng bào tử clostridium botulism và với hệ tiêu hóa còn non nớt. Trẻ dưới 1 tuổi rất khó có thể vô hiệu hóa những bào tử này. Do đó, dù nấu chín hoặc nướng ở nhiệt độ cao, mẹ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các bào tử clostridium botulism được. Vì vậy, việc cho trẻ ăn dặm mật ong dưới 12 tháng tuổi, dù đã nấu hoặc nướng chung với thực phẩm khác cũng đều không an toàn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên đặc biệt cẩn thận khi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng si-rô bắp và mật mía, bởi giống mật ong, chúng cũng chứa bào tử clostridium botulism. Tốt nhất, nếu muốn cho trẻ dùng bất kỳ loại si-rô nào, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bữa ăn dinh dưỡng cho bé ở giai đoạn tập đi

Lựa chọn bữa ăn dinh dưỡng cho bé tập đi

Ví dụ như nhiều bậc ba mẹ không thích ăn cá và hệ quả là con của họ cũng không thích ăn cá theo, trong khi thực phẩm này rất cần thiết và tốt cho sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp này, mẹ hãy làm gương và khuyến khích bé ăn cá 2 lần/tuần, trong đó có các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu… vì đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3, là những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này.

Bé nên có 3 bữa chính và từ 2 đến 3 bữa phụ mỗi ngày. Thức ăn cho bé luôn phải đa dạng, gồm thịt nạc, cá, trứng sữa, rau củ quả, và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Bé cũng cần uống từ 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc. Bên cạnh đó, mẹ hãy giúp bé được dùng thử nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau trong bữa chính và cả bữa phụ để giúp bé có một chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ.

Một số gợi ý cho bữa ăn phụ khoẻ mạnh:

  • Nhiều loại trái cây khác nhau
  • Các món chế biến từ rau
  • Sữa chua (sữa chua tự nhiên trộn trái cây)
  • Bánh quy kèm phô mai
  • Cá hồi hấp và phô mai với bánh yến mạch
  • Bánh khoai tây (khoai tây, trứng và một loại tự chọn như cá hồi hoặc thịt gà được trộn chung rồi nướng)
  • Bánh gạo (không muối)

[inline_article id=60622]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trò chơi cho bé từ 7 tháng tuổi: Ẩn và tìm kiếm

Độ tuổi thích hợp: 7- 15 tháng

Kỹ năng phát triểnTrò chơi cho bé từ 7 tháng tuổi này sẽ giúp bé hiểu biết khái niệm về đối tượng vĩnh cửu (Các sự vật, đồ vật vẫn tồn tại dù ở ngoài tầm nhìn của bé)

Cần chuẩn bị: Hai chiếc ghế hay một cái bàn dài, tấm khăn trải bàn lớn (hoặc chăn, ga,..) và một món đồ chơi ưa thích của bé (búp bê, gấu bông,…)

Trò chơi phát triển kỹ năng
Chơi cùng con không những là cầu nối gắn kết tình mẫu tử mà còn giúp con phát triển trí tuệ

Cách chơi:

Trải tấm khăn lên bàn hoặc 2 chiếc ghế để khăn chạm đến sàn nhà, làm sao như tạo được một cái lều, đủ không gian cho bé bò bên dưới. Đem giấu món đồ chơi ưa thích của bé trong lều và hỏi: ” Búp bê của con đâu rồi?”. Sau đó, để bé tự bò vào trong lều hoặc kéo tấm khăn tìm người bạn đã biến mất của mình (Bạn cũng có thể giúp bé làm điều này). Khi tìm ra được món đồ, bạn reo lên với bé: “A, búp bê của con đây rồi!”.

[inline_article id=152]

Kế đến, nếu em bé của bạn đã biết bò, bạn khuyến khích bé bò và trốn vào trong lều, trường hợp bé nhút nhát, bạn hãy dỗ dành và giúp đỡ. Tiếp theo, làm sao để con biết rằng bạn không thể nhìn thấy bé khi bạn ở ngoài lều. Bạn hãy hỏi: “Con của tôi đâu rồi”, và khi bé bò ra hay hé nhìn bạn qua tấm khăn, bạn hãy mừng rỡ nói: “ A, con của tôi đây rồi!”. Mẹ hãy luôn nhớ dùng giọng nói của mình để trò chuyện với bé trong suốt quá trình chơi để trấn an bé là mẹ vẫn đang ở gần nhé!

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Có nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ?

Có dung tích dạ dày nhỏ nhưng tốc độ chuyển hóa thức ăn lại cao, trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng bao nhiêu là đủ cho một bữa?

Dinh dưỡng cho bé
Mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng sẽ khác

Ngoài sữa, trẻ từ 6 -12 tháng tuổi cần 2 bữa ăn chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Và số lượng thực phẩm trẻ nạp vào sẽ tăng dần theo độ tuổi, trọng lượng cũng như dung tích dạ dày của mình. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để đảm bảo cho sự phát triển thần tốc trong 2 năm đầu đời, trẻ cần được cung cấp khoảng 112 calo cho mỗi kg cân nặng. Tuy nhiên, thể tích dạ dày của trẻ lúc này chỉ có thể chứa khoảng 200 gram thực phẩm nên bé có thể sẽ cần từ 5 -6 bữa/ ngày để cung cấp đủ khẩu phần dinh dưỡng. Trung bình, cứ mỗi 3-4 tiếng, mẹ có thể cho bé ăn một bữa nhỏ, với đầy đủ các nhóm chất. Nước cam, sữa chua, bánh quy hay trái cây là những món ăn vặt lành mạnh, mẹ có thể cho bé ăn sau  bữa ăn. Tuy nhiên, tránh để bé ăn quá nhiều hoặc rải rác xuyên suốt trong ngày khiến bé “no ngang” và ăn ít trong những bữa chính.

Đối với trẻ em, tổng lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày quan trọng hơn lượng thức ăn bé “nạp” vào trong từng bữa. Vì vậy, nếu con có lỡ ăn ít 1 bữa, mẹ cũng không cần quá lo. Bé có thể bù lại số lượng cần thiết trong những bữa sau. Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo, mỗi bữa ăn của bé không nên vượt quá 30 phút. Nếu bé “nhây” quá lâu, mẹ có thể chủ động ngưng bữa ăn và cho bé uống sữa bù lại hoặc cho bé ăn sớm hơn một chút trong bữa ăn kế tiếp.

Thực đơn “chuẩn” cho bé phát triển khỏe mạnh

Trong thực đơn dinh dưỡng cho bé mỗi ngày, mẹ nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng, và theo đúng tỷ lệ 20-25% chất đạm, 30-40% chất béo và 35 – 50 % tinh bột, rau xanh và trái cây các loại.

– Chất đạm: Để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển các mô, cơ cũng như cung cấp năng lượng cho những hoạt động bình thường của các cơ quan, mỗi ngày, bé cần 2- 2,5 gram chất đạm cho mỗi kg trọng lượng.

– Chất béo: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào thần kinh và duy trì hoạt động của não bộ, chất béo là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé trong 2 năm đầu đời, giai đoạn não tăng trưởng thần tốc. Trung bình, bé sẽ cần từ 33 -45 gram chất béo mỗi ngày.

– Tinh bột: 150 – 200 gram tinh bột mỗi ngày là vừa đủ để bé có thể duy trì những hoạt động cần thiết mỗi ngày. Mẹ lưu ý nên cho bé ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều. Dư thừa tinh bột trong thực đơn mỗi ngày là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị thừa cân, béo phì.

– Rau xanh, trái cây: Vừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa, rau xanh và trái cây còn là nguồn cung cấp vitamin để bé phát triển khỏe mạnh. Tốt nhất, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn khoảng 50 gram rau và khoảng 150 gram trái cây.

[inline_article id=78938]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé ăn dặm cần được bổ sung vitamin và khoáng chất nào?

Vitamin và khoáng chất nào cần thiết cho bé?

Bé ăn dặm cần vitamin và khoáng chất nào

Khi được 6 tháng tuổi, bé cần được cung cấp các loại vitamin sau để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp chuyển hóa tối đa chất dinh dưỡng thành năng lượng, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể bé yêu:

Vitamin A giúp da, tóc của bé khỏe, tăng độ sáng của mắt, hỗ trợ sức đề kháng, giúp cơ thể bé bé chống chọi lại các bệnh nhiễm khuẩn thông thường.

Vitamin D giúp thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và photpho. Ngoài việc bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa có vitamin D, mẹ cũng nên dành ra 10-15 phút mỗi ngày cho bé tắm nắng để giúp bé hấp thu canxi tốt hơn.

Vitamin C vitamin E giúp răng và da săn chắc, từ đó cơ thể dễ hấp thu chất sắt tốt hơn, tăng sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch chống chọi với các loại bệnh tật.

Bé ăn dặm vitamin và khoáng chất nào

Bên cạnh vitamin, khoáng chất cũng quan trọng để nuôi dưỡng cơ thể đang ngày càng phát triểncủa bé.Trong đó phải kể đến:

Sắt– khoáng chất thiết yếu cho sự hình thành và hoạt động của các tế bào hồng cầu, vốn có nhiệm vụ cung cấp ô-xygiúp não bộbé tăng trưởng. Danh sách thực phẩm giàu sắt cho bé như thịt, gan, các loại đậu, rau lá màu xanh sẫm.

Canxi cũng là chất đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khung xương và răng bé thêm chắc khỏe.

Kẽm cũng là một vi chất thiết yếu trong việc phát triển chiều cao, thể chất, giúp trẻ ăn ngon miệng. Bổ sung kẽm cho bé từ các loại đậu, nấm, sò biển, thịt heo, tôm cá,…

Làm thế nào để giữ trọn vẹn vitamin – khoáng chất trong thực phẩm của bé?

Chế biến cho bé ăn dặm

Bảo quản thức ăn cho bé đúng cách để các vi chất dinh dưỡng không bị hao hụt là điều mẹ nên nằm lòng trong hành trình cho bé ăn dặm. Một số mẹo mẹ nên tham khảo:

  • Rửa sạch các loại rau củ dưới vòi nước chảy để vitaminC và một số khoáng chất không bị hòa tan khi ngâm quá lâu trong nước.
  • Không nên gọt vỏ trái cây quá sâu vì các chất dinh dưỡng cũng nằm nhiều ở lớp vỏ này.
  • Tránh bào quản thức ăn lâu ngày và hâm đi hâm lại nhiều lần vì dễ làm hao hụt dưỡng chất trong thực phẩm.

Giai đoạn từ 6- 9 tháng tuổi, bé đã dần cứng cáp hơn, mẹ hãy đa dạng thức ăn của bé bằng cách bổ sung thức ăn mặn như thịt cá, rau, củ hay dầu, mỡ. Bật mí, mẹ có thể đa đạng thức ăn của bé với bột ăn dặm RiDIELAC Yến mạch sữa giàu dinh dưỡng với các lợi ích như sau:

  • Ngoài chất xơ tự nhiên từ yến mạch, RiDIELAC còn chứa dồi dào lượng vitamin A, D, E…cũng như giàu canxi, sắt, kẽm…hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
  • Bổ sung vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12TM, giúp bé không những phát triển trí não mà còn hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, cân đối lượng và chất đối với dạ dày tí hon của bé.
  • Ngoài bột vị ngọt, RiDIELAC còn có vị mặn như RiDIELAC Yến mạch gà đậu Hà Lan, Bò rau củ, thịt heo bó xôi… giúp thay đổi khẩu vị cho bé mỗi ngày.

Cho bé yêu ăn dặm cũng là một niềm vui không hề nhỏ đối với mẹ. Mẹ hãy nằm lòng vai trò quan trọng của những vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bé yêu và giúp bé bước vào thế giới ăn dặm đầy niềm vui thông qua những món ăn thơm ngon, đầy màu sắc và dồi dào giá trị dinh dưỡng.

 

Còn điều gì “Mẹ thông thái” muốn biết về “thế giới ăn dặm” của bé? Mẹ tìm hiểu ngay tại trang thông tin của RiDIELAC nhé: http://www.vinamilk.com.vn/the-gioi-an-dam.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Giúp con ăn ngoan và đúng giờ

Điều trước tiên mà mẹ cần nhớ là bé đang trong thời gian hình thành tính cách, cá tính và sự lựa chọn. Vì thế, việc cho bé ăn những thức ăn ngon miệng có trang trí đẹp mắt sẽ tạo thêm hứng khởi tham gia vào bữa ăn hơn là những món ăn chỉ chú trọng vào khía cạnh dinh dưỡng đơn thuần.

Cho bé ăn
Ngay từ bước khởi đầu là ăn dặm, mẹ đã có thể thấy bé đưa ra những lựa chọn của riêng mình

Đúng giờ, đúng giờ và đúng giờ

Ăn ngon không chỉ là một cảm xúc, đó còn là một thói quen nữa. Vì thế các bữa ăn chính và phụ trong ngày phải đúng giờ. Không nên cho bé ăn ngay trước khi đi ngủ vì thức ăn khó tiêu sẽ làm bé đầy bụng và khó chịu.

Trong ngày, ngoài 3 bữa ăn chính, bạn có thể cho bé ăn thêm 2 hoặc 3 bữa phụ. Ví dụ như các loại bánh làm từ bột gạo hay vài lát trái cây tươi hay trái cây sấy khô mềm, vài lát bánh sandwich, một ít sữa chua, một miếng phô-mai, bánh bích quy không đường, bánh quy giòn hoặc bánh mì que.

Gần đến giờ ăn, không nên cho bé uống quá nhiều nước trái cây vì sẽ làm bé no và không muốn ăn. Thay vào đó mẹ có thể cho bé uống nước lọc và tập cho bé bỏ dần thói quen lúc nào cũng mang chai nước bên mình để uống liên tục không ngừng.

Hãy để bé quyết định bé ăn bao nhiêu là vừa đủ, bé biết khi nào mình đói và khi nào đã ăn đủ.

Bữa ăn cũng cần phải đẹp

Mẹ có thể cắt bánh sandwich thành hình ngôi sao, hình các con thú hay hình trái tim… Nếu bé thích ăn mì ống, bạn có thể trang trí thành hình con ốc, hay hình các chữ cái, điều này sẽ làm bé thích thú hơn khi ăn.

Súp-lơ và bông cải trông giống hình thù như những cái cây, nên mẹ có thể tạo ra “khu vườn vui nhộn’’. Mẹ cũng có thể khoét những lỗ nhỏ trên bánh mì, sau đó bỏ một ít trứng luộc vào lỗ, giả vờ như trứng đang “trốn’’ trong hang!

Trang trí thức ăn trên đĩa thành hình khuôn mặt cười, sử dụng những thức ăn khác nhau để tạo những nét mặt khác nhau hay bạn cũng có thể tạo ra những trò chơi của riêng bạn để thưởng cho bé mỗi khi bé ăn được một muỗng (thìa). Bạn cũng có thể thử tạo ra một cuộc píc-níc trong nhà với tấm bạt trải trên sàn nhà cùng thức ăn được trải đều ra.

Đừng quá lo lắng về sự bừa bộn và lấm lem của bé, bé có thể ăn nhiều hơn nếu để bé tự xúc, vì thế bạn hãy xem như là bé đang chơi trong khi ăn.

Hãy để bé cùng tham gia chuẩn bị món ăn

Em bé thường thấy hứng thú hơn nếu được tham gia vào việc đi chợ, nấu nướng hay chọn thực phẩm mà bé thích ăn. Khi đi mua thức ăn, hãy hỏi bé xem cà rốt ở đâu, cà chua ở đâu để bé chỉ chỗ cho bạn lấy và hãy nhớ khen ngợi bé khi bé chỉ đúng. Bạn cũng đừng quên nhắc bé rằng món bé đang ăn được nấu từ những thứ bé đã tự chọn mua ở siêu thị.

Bé còn quá nhỏ để có thể tham gia vào việc phụ bếp, nhưng bé có thể ngồi xem bạn nấu, quan sát và lắng nghe bạn khi bạn gọt vỏ, cắt nhỏ nguyên liệu để chuẩn bị nấu ăn.

Hãy hỏi bé xem bé thích ăn loại rau nào, thích uống thức uống gì và bé sẽ rất thích thú khi được tham gia vào quá trình chuẩn bị món ăn.


Hãy tôn trọng bé như một người lớn

Như đã nói ở phần mở đầu, bé tuy còn nhỏ nhưng đã có khẩu vị riêng với món ăn yêu thích riêng của mình. 

Hãy chắc rằng món ăn được tạo ra theo cách mà bé thích. Mẹ cũng đừng đi quá đà trong việc sáng tạo ra những món ăn mới. Bé luôn cần có thời gian để làm quen với hương vị mới. Mẹ thử sắm cho bé bộ đồ ăn mà bé yêu thích như đĩa, muỗng (thìa), ly (cốc)… Cách này sẽ khiến bé thích thú và chịu ngồi xuống dùng bữa nhiều hơn đấy!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thêm i-ốt vào chế độ dinh dưỡng cho bé thông minh

Dinh dưỡng cho bé thông minh
Muối không phải là cách duy nhất để mẹ bổ sung i-ốt cho trẻ

1/ Vai trò của i-ốt đối với sự phát triển của trẻ

– Duy trì quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến những hoạt động cơ bản để duy trì sự sống.

– Là vi chất hỗ trợ cho quá trình hoạt động của tuyến giáp, i-ốt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hệ xương, giới tính cũng như chiều cao của trẻ. Thiếu i-ốt có thể khiến cơ thể trẻ phát triển không bình thường, do thiếu hụt các hoóc-môn tuyến giáp.

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc bổ sung i-ốt trong chế độ dinh dưỡng cho bé mỗi ngày rất quan trọng. Thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hoóc-môn tuyến giáp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của trẻ, làm ảnh hưởng trí thông minh của bé ở những giai đoạn sau.

[inline_article id=77531]

2/ Trẻ bị thiếu i-ốt, nhận biết làm sao?

Thấp bé, nhẹ cân và thường xuyên bị rụng tóc là những dấu hiệu điển hình cho thấy bé đang bị thiếu i-ốt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Từ 5 tuổi trở lên, thiếu i-ốt sẽ đi kèm theo những dấu hiệu như kém tập trung, hay quên, kém minh mẫn hoặc có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè cùng trang lứa. Nếu nhận thấy những tình trạng này, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn hợp lý.

3/ Dinh dưỡng cho bé: Bổ sung i-ốt như thế nào mới đúng?

Nhắc đến i-ốt, phần lớn các mẹ đều nghĩ ngay đến muối i-ốt mà không biết rằng, i-ốt cũng tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên khác.

– Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, cho bé bú mẹ hoàn toàn là cách đơn giản để bổ sung i-ốt cho bé.

– Trẻ ăn dặm và những bé lớn hơn cần bổ sung i-ốt từ những nguồn thực phẩm hàng ngày như rong biển, phô mai, hải sản, trứng, thịt, các loại rau… Tuy nhiên, do lượng i-ốt trong thực phẩm rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến, nên mỗi ngày, mẹ nên bổ sung cho bé một lượng i-ốt vừa phải thông qua muối i-ốt để đảm bảo nhu cầu cần thiết cho con.

Độ tuổi Lượng i-ốt cần thiết cho bé

– Trẻ từ 0-6 tháng tuổi

– Trẻ từ 7-12 tháng tuổi

– Trẻ từ 1-8 tuổi

– Trẻ từ 9-13 tuổi

– Trẻ từ 14-18 tuổi

110 mcg/ ngày

130 mcg/ ngày

90 mcg/ ngày

120 mcg/ ngày

150 mcg/ ngày

Nhu cầu i-ốt theo độ tuổi của trẻ

4/ Hàm lượng i-ốt trong một số loại thực phẩm

Các loại thực phẩm Hàm lượng i-ốt trong 100 gram thực phẩm

Rau chân vịt

Rau cần

Cá biển

Muối ăn có i-ốt

Cải thảo

Trứng gà

Tôm

Cá ngừ

Khoai tây nướng

Dâu tây

Phô mai

164 mcg

160 mcg

80 mcg

7.600 mcg

9,8 mcg

9,7 mcg

35 mcg

17 mcg

60 mcg

13 mcg

12 mcg

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: