Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Tập cho bé ăn trái cây như thế nào?

Làm gương cho bé

Trẻ con là chúa hay bắt chước. Chúng sẽ cảm thấy “người lớn” hơn nếu như chúng có những thói quen giống như bạn. Vậy nên, sẽ thật là khó khăn nếu như bạn là người chẳng bao giờ ăn trái cây nhưng lại muốn bé ăn trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nếu như có bạn ăn cùng, hiển nhiên việc ăn trái cây sẽ hấp dẫn hơn bao giờ hết. Hơn nữa, việc ăn trái cây hàng ngày cũng có lợi cho chính sức khỏe của bạn nữa.

Làm cho món ăn thật hấp dẫn

Một món ăn “ngon mắt” không chỉ hấp dẫn trẻ muốn ăn mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Bạn có thể thử cắt nhỏ trái cây và làm thành những hình thù lạ mắt. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể xiên nhiều loại trái cây lại với nhau. Bé sẽ bị thu hút hơn bởi sự đa dạng về màu sắc của các loại trái cây.

Kết hợp trái cây với nhiều loại thực phẩm khác

Bé có thể thấy thích thú hơn khi nếm thử những loại thức ăn khác nhau. Sữa chua có thể kết hợp được với nhiều loại trái cây khác nhau, bánh mì có thể kết hợp với chuối thành bánh chuối nướng, rau câu trái cây… Tùy vào sở thích và khẩu vị mà bạn có thể thử tạo ra một món ăn độc đáo của riêng mình cho bé yêu.

tap cho be an trai cay 1
“Những chú cá” này có thể làm bé thích thú hơn nhiều đấy!

Nước trái cây

Nước trái cây được xem như một giải pháp tối ưu để thoát khỏi cơn nóng mùa hè. Hơn nữa, bạn có thể trộn nhiều loại trái cây lại với nhau để làm cho bé một ly nước ép mát lạnh. Tuy nhiên, một lượng lớn chất xơ và vitamin bị mất đi trong quá trình chế biến này. Ngoài ra, vitamin C trong nước ép rất dễ bị phân hủy nếu như bạn giữ chúng trong tủ lạnh.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết khi cho bé ăn trái cây

Cho bé tham gia vào quá trình

Bạn có thể nhờ bé rửa giúp túi trái cây mà mình vừa mua về lúc sáng. Việc này không chỉ tập cho bé thói quen giúp bạn trong những công việc nhà mà còn giúp bé ăn tốt hơn. Bé sẽ có hứng thú hơn nếu như đó là thứ mình đã chuẩn bị.

Đừng ép buộc bé

Đừng biến việc ăn trái cây thành một “cuộc chiến” giữa mẹ và bé, điều này chỉ làm kết quả tệ hơn mà thôi. Dùng những câu nói nhẹ nhàng “dụ dỗ” bé ăn hoặc bạn cũng có thể ăn và miêu tả cho bé biết mùi vị của nó ra sao, điều này gây cho trẻ sự tò mò và kích thích bé ăn thử.

Bạn cũng nên lưu ý thời điểm cho bé ăn trái cây là giữa hai bữa ăn hoặc sau khi bé vừa thức dậy. Không nên cho bé ăn trái cây trước hoặc sau khi ăn quá no. Đặc biệt lưu ý không nên cho bé ăn những loại trái cây có tính axit cao như cam, quýt… sau khi uống sữa một giờ vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Nước nào để pha sữa cho bé?

Hiện nay có rất nhiều loại nước bố mẹ có thể xem xét để pha sữa cho bé như: nước tinh khiết, nước khoáng, nước cất, nước suối, nước máy, nước giếng… Tuy nhiên, để chọn loại nước nào thì mẹ nên tham khảo những điều dưới đây.

Không sử dụng nước có hàm lượng flo cao

Flo là thành phần quan trọng bảo vệ răng, tuy nhiên lượng flo quá cao thì men răng trẻ sẽ dễ bị hình thành các đốm trắng hay sọc trắng trên răng trưởng thành. Lượng flo cho phép trong nước là dưới 0.7mg/lít nước. Nếu vượt quá mức này, bạn nên chọn một nguồn nước có ít flo để thay thế 

Tránh cho bé uống nước khoáng đóng chai

Trong thành phần của nước khoáng có natri. Nước khoáng có ga cũng không phải là một lựa chọn tốt. Cả hai loại nước này đều có khả năng gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của trẻ và làm bé khó chịu.

Nước tinh khiết đóng chai thì sao?

Mẹ có thể sử dụng nước tinh khiết đóng chai hoặc nước đóng bình đã được khử ion, khử khoáng, lọc qua công nghệ thẩm thấu ngược hoặc đã xử lý bằng tia cực tím được bán trên thị trường. Tuy nhiên, một vấn đề cần xem xét là các hóa chất từ chai nhựa, vỏ nhựa có thể xâm lẫn vào nước, gây hại cho trẻ hoặc khiến trẻ bị tự kỷ về lâu dài. Đó là chưa kể đến quy trình xử lý nước không đảm bảo, không loại bỏ hết các tạp chất khác trong nước như: asen, flo, sắt, mangan, chì, đồng… 

Quy tắc an toàn với nước máy

Nếu mẹ dùng nước máy, sử dụng vòi nước lạnh và để nước ngoài không khí vài phút trước khi sử dụng để giảm lượng chì và các khoáng sản khác tích tụ sẵn trong nước. Trong trường hợp mẹ không đảm bảo nguồn nước có đảm bảo vệ sinh hay không thì đun sôi nước khoảng 1 phút trước khi sử dụng. Một điều mẹ lưu ý là không nên đun nước quá kỹ, vì nó có thể làm tăng nồng độ tạp chất (nitrat) trong nước.

Nước máy là một giải pháp an toàn có chi phí thấp để thay thế nước đóng chai. Vì thế, bố mẹ có thể xem xét việc lắp bộ lọc nước thẩm thấu ngược trên vòi nước hoặc bình lọc nước để loại bỏ các tạp chất và flo. 

Xử lý nước giếng

Nước giếng cũng là một lựa chọn cho các mẹ ở vùng nông thôn, những nó có thể chứa hàm lượng nitrat cao. Vì thế, trước khi sử dụng mẹ nên chắc chắn rằng nước có ít tạp chất gây hại cho em bé.

Trong sáu tháng đầu tiên sau khi chào đời, em bé hấp thụ nước trong sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ. Mẹ đừng nghĩ cho bé uống thêm nhiều nước là tốt. Điều này có thể dẫn đến chứng ngộ độc nước do thận của bé vẫn còn yếu.

 

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

8 loại vitamin và chất khoáng thiết yếu cho con

Canxi
Chất khoáng này tối cần thiết với sự phát triển của răng và xương, có vai trò thúc đẩy các chức năng của thần kinh và cơ bắp, giúp đông máu, kích hoạt các enzyme chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Vì xương của trẻ nhỏ luôn phát triển để đạt được chiều cao và một vóc dáng tối ưu, các bé luôn cần một nguồn canxi bền vững cho cơ thể.
Để bổ sung loại dưỡng chất này, mẹ cần cho bé uống sữa, ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, váng sữa, yogurt, kem. Đây là nguồn cung cấp canxi tốt nhất trong tự nhiên.

>> Xem thêm: Bổ sung canxi thế nào cho đúng?

Chất sắt
Nếu không bổ sung chất sắt, cơ thể sẽ không tạo ra hemoglobin và moyglobin, hai thành phần quan trọng vận chuyển oxy trong máu và trong cơ bắp. Thiếu máu do thiếu sắt làm cho cơ thể mệt mỏi, yếu đuối và cảm thấy khó chịu.
Để bé hấp thu đủ chất sắt, mẹ nên bổ sung vào bữa ăn những nguồn cung cấp như đậu, bánh mì, thịt bò, hải sản, gia cầm, các loại rau có lá xanh sậm. Để bé hấp thụ chất sắt tốt hơn, mẹ cũng cần kết hợp với các loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết.

Magiê
Muốn xương chắc khỏe và duy trì một nhịp tim ổn định, bé cần sự giúp sức của magiê. Dưỡng chất này còn hỗ trợ cho hệ miễn dịch, giúp duy trì cơ bắp và các chức năng thần kinh.
Đậu, hạt và các loại rau lá xanh, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp magiê tốt cho bé.

Kali hay potassium
Vai trò của kali là phối hợp với natri làm cân bằng nước trong cơ thể, từ đó giúp điều chỉnh huyết áp. Kali cũng hỗ trợ các chức năng của cơ bắp và điều chỉnh nhịp tim, làm giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương.
Trái cây tươi và các loại rau là nguồn kali tuyệt vời, không những thế, các loại thực phẩm này lại rất thơm ngon và giúp làm gia tăng hương vị cho các khẩu phần của bé.

>> Xem thêm: Những điều cần biết khi cho bé ăn trái cây

Vitamin C
Những tế bào máu được tạo thành và hồi phục với sự trợ giúp của vitamin C. Tác dụng tương tự cũng diễn ra với xương và các mô. Vitamin C cũng làm cho lợi khỏe, làm khỏe các mạch máu, giảm thiểu các vết thâm tím, tăng cường miễn dịch và chống nhiễm trùng.
Những loại trái cây sáng màu và các loại rau là nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất trong tự nhiên. Một trong những đặc điểm dễ nhận biết là vị chua như trái bưởi, cam, chanh. Những loại trái cây giàu vitamin C khác bao gồm ổi, đu đủ, ớt chuông đỏ, cà chua…

Vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và cũng tham gia vào việc củng cố hệ xương và răng. Vitamin D cần thiết để trẻ đạt đến chiều cao và mật độ xương tốt nhất, đồng thời có vai trò như một hoóc môn trong hệ miễn dịch, trong quá trình sản xuất isulin và sự phát triển của tế bào.
Cách dễ dàng nhất để bổ sung vitamin D cho bé là tắm nắng vào buổi sáng. Điều này vẫn được các bà mẹ tiến hành đối với các em bé sơ sinh. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bổ sung cho con thông qua sữa, yogurt, cá ngừ, cá hồi, lòng đỏ trứng.

Vitamin E
Hạn chế sự hình thành các gốc tự do, có vai trò tăng cường miễn dịch, khôi phục DNA và tham gia các quá trình trao đổi chất. Vitamin E có thể được tìm thấy trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, bơ đậu phộng, trong dầu đậu nành, xoài…

Kẽm
Loại khoáng chất này cần thiết cho hơn 70 enzyme hỗ trợ tiêu hóa và trao đổi chất, và cũng hết sức cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé thông qua hạnh nhân, bơ hạt điều, yogurt, hạt lanh, tàu hũ…

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bổ sung canxi cho bé như thế nào?

Bổ sung canxi cho bé như thế nào để giúp con phát triển hệ xương, răng chắc khỏe mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Các mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu trong bài viết này nhé!Bổ sung canxi cho bé

Tại sao cần bổ sung canxi cho trẻ?

1. Sự phát triển của xương

Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương và chiều cao của bé. Trẻ em thiếu canxi sẽ dẫn đến biến dạng xương, còi xương, chậm lớn, răng biến dạng, sâu răng.

2. Hệ miễn dịch

Khi những vi khuẩn gây hại tấn công cơ thể, canxi là một trong những “chiến sĩ” đầu tiên phát hiện sự xâm lăng và loan báo. Không chỉ vậy, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tấn công và tiêu diệt vi khuẩn.

3. Hệ thần kinh

Đối với hoạt động của hệ thần kinh, canxi là chất dẫn truyền, giúp các tế bào thần kinh hoạt động linh hoạt hơn. Vì vậy, các nhóc thiếu canxi thường hay khóc đêm, cáu giận, dễ rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu canxi

Tình trạng thiếu canxi ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị thiếu canxi, bé thường có các dấu hiệu phổ biến sau:

  • Thường hay vặn mình, trằn trọc khó ngủ, ngủ hay bị giật mình
  • Bé quấy khóc thường xuyên
  • Bú kém, có khi không bú mẹ
  • Hay bị nấc hoặc hay bị ọc sữa
  • Tóc rụng, dân gian gọi là rụng tóc hình vành khăn
  • Chậm mọc răng
  • Chân vòng kiềng, vẹo cột sống
  • Chậm tăng trưởng
  • Tim đập nhanh
  • Hay đổ mồ hôi dù trời không nóngBổ sung canxi cho bé

Tác hại của việc bổ sung canxi cho bé quá dư thừa

Thừa canxi có thể là nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, các bệnh về tiêu hóa. Vì vậy, trong một số trường hợp, bổ sung thừa canxi cho cơ thể sẽ dẫn đến việc giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, thậm chí có thể gây vôi hóa thận của cục cưng.

Cách bổ sung canxi cho bé 

1. Nên bổ sung canxi cho bé như thế nào?

♦ Bổ sung canxi cho thai nhi

Trong thời gian mang thai, canxi không chỉ cần cho mẹ mà còn cần cho cả thai nhi. Nếu mẹ thiếu canxi, thai nhi sẽ gặp nguy cơ bị suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra bị còi xương bẩm sinh, biến dạng xương gây dị hình, chiều cao kém phát triển bé trở nên thấp lùn. Vậy nên, bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu canxi. Mẹ ăn gì để bổ sung canxi cho bé? Bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm như:

  • Sữa dành cho bà bầu
  • Các loại đậu
  • Viên uống canxi bổ sung theo chỉ định của bác sĩ
  • Thực phẩm giàu canxi như cua, tôm, trứng, rau cải bó xôi.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn như: Chanh, cam, quýt, dứa, kiwi, chanh dây.

♦ Bổ sung canxi cho bé sơ sinh

Sau khi sinh, bé bị “cắt” nguồn canxi từ cơ thể mẹ, vì vậy con cần được bổ sung đủ canxi để phát triển hệ xương và chiều cao. Theo các chuyên gia sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi tối ưu nhất, vì vậy mẹ nên bổ sung canxi cho bé sơ sinh qua sữa mẹ bằng cách cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.

Đây chính là thời điểm xây dựng nền tảng để bé đạt được chiều cao tối đa về sau. Tuy nhiên vì còn quá nhỏ nên trẻ hay gặp phải các vấn đề thiếu hụt canxi với các biểu hiện như chậm liền thóp, bú kém, khó ngủ, hay quấy khóc, giật mình, nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Khi bước vào độ tuổi cho trẻ ăn dặm, nhu cầu canxi của trẻ cũng bắt đầu tăng dần. Mẹ hãy cho bé ăn nhiều thức ăn giàu canxi như cá, bông cải xanh, chế phẩm từ đậu nành, mẹ cũng đừng quên món sữa chua cho thực đơn của bé nhé!Bổ sung canxi cho bé

♦ Bổ sung canxi cho bé 3 tuổi-5 tuổi

Ở giai đoạn 3-6 tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 8,5kg và 28,5cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Áp dụng theo tiêu chuẩn của nước Anh, mức bổ sung canxi cho trẻ em Việt Nam giai đoạn này được khuyến nghị là 500-600mg/ngày, cao hơn một số nước ở châu Âu.

Phương pháp bổ sung canxi cho trẻ 3-6 tuổi hiệu quả chính là thông qua những loại thực phẩm thiên nhiên đầy đủ dinh dưỡng, thay cho món ăn bổ dưỡng nhất dành cho các bé trước kia là sữa mẹ.

♦ Bổ sung canxi cho trẻ 6-12 tuổi

Giai đoạn phát triển của trẻ có 3 mốc quan trọng: Bào thai, sơ sinh và dậy thì. 6-12 tuổi là tuổi tiền dậy thì của các em. Ở giai đoạn này, nhu cầu canxi và khoáng chất rất cao (khoảng 800-1200 mg/ngày). Một số trẻ còn đau xương khớp ở giai đoạn này. Ví dụ, một số cháu bé bắt bố mẹ bóp chân vào ban đêm bởi đau xương khớp. Do vậy, cần bổ sung canxi cho trẻ.

Cha mẹ nên chọn thực phẩm giàu canxi như sữa và chế phẩm của sữa, sữa không đường, phô mai; nên ăn tôm, cua cá dạng nhỏ ăn được cả xương; rau xanh như cải bó xôi. Tuy nhiên, canxi ở rau hấp thụ không tốt bằng canxi ở sữa hay hải sản. Nên bổ sung cả vitamin D, vitamin K để canxi được hấp thụ, vận chuyển đến xương. Sau khi điều trị như vậy, tình trạng đau xương ở trẻ sẽ giảm.

Ngoài ra, cha mẹ nên có thể cho con dùng thuốc bổ sung canxi cho bé theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời khuyến khích con tập thể dục thể thao vì thường xuyên luyện tập sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, tăng cường sản sinh các hormone tăng trưởng trong cơ thể, giúp phát triển chiều cao tối đa. Có thể cho trẻ tập luyện các môn như bơi lội, bóng rổ, đu xà đơn, cầu lông, đạp xe đạp.Bổ sung canxi cho bé

♦ Bổ sung canxi cho giai đoạn dậy thì

Đây được xem là thời điểm “vàng” để trẻ bứt phá về chiều cao và thể lực, vì vậy bổ sung canxi giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Nếu được cung cấp lượng canxi đầy đủ trẻ sẽ đạt được chiều cao tối đa, đồng thời phòng tránh bệnh loãng xương sau này.

Mẹ vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú với những thực phẩm giàu canxi. Bên cạnh đó, canxi và vitamin D là bộ đôi không thể tách rời nhau vì vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Song song với việc bổ sung canxi mẹ cũng nên nhớ bổ sung thêm vitamin D cho trẻ nhé.

2. Bổ sung canxi cho bé đúng liều lượng

Theo khuyến cáo của Viện y tế của Mỹ (IOM) để có xương chắc khỏe, nhu cầu bổ sung canxi hàng ngày của trẻ là:

  • Từ 1-3 tuổi: 700mg canxi/ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 1000mg canxi/ngày
  • Từ 9-18 tuổi: 1300mg canxi/ngày

Ngoài ra, trẻ từ 1-18 tuổi cũng cần bổ sung thêm 15mcg vitamin D mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ con mình không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, hãy thảo luận cùng bác sĩ để có bước điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, hoặc cho trẻ dùng thêm thuốc bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.Bổ sung canxi cho bé

3. Thực phẩm bổ sung canxi cho bé

♦ Bổ sung canxi cho bé theo khẩu phần

Thực phẩm bổ sung canxi cho bé

♦ Các thực phẩm giàu canxi cho bé khác

♣ Hải sản: Không chỉ canxi, trong hải sản có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng, mẹ nên cẩn thận khi cho con ăn.

♣ Các loại rau: Rau dền, cải thìa, bông cải, khoai tây, súp lơ chứa rất nhiều canxi. Hơn nữa, trong rau xanh cũng chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin D và vitamin K giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt hơn.

♣ Họ hàng nhà đậu: Các loại đậu có hàm lượng canxi nhiều hơn lượng canxi chứa trong sữa và trẻ cũng dễ hấp thụ hơn.

♣ Trái cây:

  • Kiwi: Kiwi được biết là loại quả có rất nhiều chất dinh dưỡng và là nguồn cung cấp dồi dào vitamin K, vitamin E, kali, canxi, chất xơ, folate, đồng.
  • Cam: Mỗi 100g cam chứa 40mg khoáng chất canxi. Trong cam còn chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể khác bao gồm vitamin B1, chất xơ, folate, kali.
  • Chuối: Cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý.
  • Dâu tây: Trong dâu tây còn có nhiều vitamin B1, B2 cũng như canxi, phốt pho, sắt, kali, kẽm, crôm và khoáng chất thiết yếu khác.Bổ sung canxi cho bé

4. Bí quyết giúp bé hấp thu canxi tốt nhất

♦ Bổ sung sữa theo từng độ tuổi

  • Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi không nên uống sữa bò thông thường vì nó không chứa các loại dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển. Hãy để bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức vì đây là nguồn thực phẩm chính, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé trong năm đầu đời.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi nên uống sữa nguyên kem để giúp cung cấp chế độ ăn đầy đủ chất béo cần thiết cho sự phát triển bình thường của não và cơ thể trẻ.
  • Sau 2 tuổi, hầu hết trẻ đều có thể chuyển sang uống sữa ít béo hoặc không béo. Tuy nhiên, mọi loại sữa, từ tách béo cho đến nguyên kem đều có chứa cùng lượng canxi cho mỗi khẩu phần. Theo khuyến cáo của bác sĩ, trẻ 2-3 tuổi nên uống 473ml sữa/ngày, trẻ 4-8 tuổi nên uống 354ml sữa/ngày và trẻ từ 9 tuổi trở lên uống khoảng 710ml sữa/ngày.

[inline_article id=88719]

♦ Lưu ý để trẻ hấp thụ canxi đúng cách

  • Theo nghiên cứu, buổi tối là thời điểm cơ thể dễ dàng hấp thu canxi nhất. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống sữa trước khi đi ngủ. Vừa giúp con ngủ ngon vừa bổ sung canxi hiệu quả, lợi cả đôi đường.
  • Khi cho bé ăn hải sản, mẹ nên đặc biệt chú ý đến độ tươi mới của sản phẩm. Nên hấp thay vì chiên xào, vì dầu mỡ có thể làm mất một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Các loại nước uống có ga, trà và cà phê có thể làm hao hụt lượng canxi cơ thể hấp thụ. Nếu không muốn con “nấm lùn”, mẹ nên hạn chế các loại nước ngọt trong thực đơn của con.
  • Không nên cùng lúc nạp quá nhiều nguồn canxi trong một bữa ăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, làm bé thiếu chất. Hơn nữa, dư thừa canxi cũng gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể bé.
  • Không uống canxi cùng với sữa vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu.
  • Khi trẻ đang dùng kháng sinh thì nên uống canxi cách nhau khoảng 2 giờ.
  • Trước 14 giờ chiều là thời gian cho trẻ uống canxi tốt nhất.
  • Chọn loại canxi có khả năng hấp thu vào cơ thể dễ dàng hơn, tránh dùng nhiều dẫn đến thừa canxi.
  • Kết hợp dùng canxi và vitamin D có lợi hơn cho quá trình hấp thu.

Bổ sung canxi cho bé

5. Cách bổ sung canxi cho bé giúp con không bị táo bón

♦ Uống nước đúng cách

Uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày sẽ giúp tránh được tình trạng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ cho trẻ uống nước cũng cần phải đúng cách.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em nên uống nước máy đun sôi để nguội, nước lọc, nước khoáng thiên nhiên. Thêm các loại nước ép trái cây như cam, táo, cà rốt, vừa giúp bé không ngán lại vừa bổ dưỡng.

Hạn chế cho bé uống các loại nước ngọt có ga vì bé cưng còn nhỏ nên thành dạ dày rất mỏng và yếu. Khí ga cùng axit trong nước ngọt sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa. Ngoài ra, nước ngọt có ga còn là nguyên nhân làm tăng khả năng đào thảo canxi trong cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi cơ thể ra mồ hôi và đi tiểu nhiều, có biểu hiện táo bón mẹ nên cho bé uống thêm nước. Chú ý không cho bé uống nhiều vì có thể gây ngộ độc nước, chỉ nên dùng từ 100-200ml nước/ngày. Còn những bé lớn hơn từ 6-12 tháng tuổi mẹ có thể căn cứ theo cân nặng, mỗi kg cân nặng cần 100ml nước/ngày. Trẻ trên 10 tuổi cần uống 2000-2500ml nước/ngày. Không để bé uống quá nhiều trong một lần uống kể cả khi đang khát, cố gắng dàn trải những lần uống nước đều cả ngày.

♦ Ăn nhiều rau xanh

  • Cho bé ăn rau xanh hàng ngày. Trái cây tuy tốt nhưng không thể thay thế hoàn toàn rau xanh.
  • Cho bé ăn trái cây sau hoặc trước bữa chính 1-2 tiếng. Tốt nhát nên cho bé ăn sau khi ngủ dậy hoặc giữa 2 bữa chính.
  • Tùy theo từng độ tuổi mà mẹ có cách cho bé ăn hoa quả phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi chỉ nên cho uống nước ép, trên 4 tháng tuổi hoặc bắt đầu ăn dặm mẹ hãy cho bé ăn bình thường.
  • Không cho bé ăn quá nhiều, bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, dễ bị đau bụng đi ngoài hoặc bị dị ứng. Cho bé ăn thử từng ít nếu không sao thì mới cho bé sử dụng tiếp.Bổ sung canxi cho bé

♦ Chọn nguồn canxi phù hợp cho bé

Khi muốn bổ sung canxi cho bé, mẹ cần lựa chọn kỹ lưỡng loại phù hợp nhất. Mẹ có thể dựa theo những điểm sau để đưa ra quyết định:

  • Canxi nano được sản xuất theo công nghệ hiện đại, có kích thước nhỏ nên dễ dàng hấp thu vào cơ thể, không gây thừa canxi.
  • Các loại canxi được bào chế dưới dạng siro cũng tăng khả năng hấp thụ cho bé.
  • Canxi có sự kết hợp của vitamin D, kẽm, lysine cùng các loại vitamin sẽ giúp bé hấp thụ tốt hơn, dễ tiêu hóa hơn.

Bổ sung canxi cho trẻ cũng như các loại vitamin và khoáng chất khác luôn cần đúng và đủ. Thừa hay thiếu đều không tốt, nhẹ thì các triệu chứng táo bón, tiêu chảy nặng có thể là các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Mẹ cần chú ý nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

5 loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Chuối

Theo những cuộc nghiên cứu mới đây, chuối là loại trái cây  có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là với trẻ em. Chất xơ trong chuối có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ, có tác dụng phòng ngừa táo bón, giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển. Trong chuối cũng cung cấp khá nhiều tyrosin, chất tiền đề để sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Các mẹ có thể nghiền nát chuối rồi trộn với sữa, sữa chua hay các loại thực phẩm khác như khoai lang, bơ, bí đỏ… để cho bé ăn. Chuối không có những thành phần gây dị ứng nên các mẹ không cần lo bé có thể bị dị ứng khi ăn chuối.

Đu đủ

Đu đủ là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất tốt cho trẻ nhỏ. Trong đu đủ có một loại enzyme giúp phân hóa protein hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, phòng chống các bệnh về đường ruột của trẻ em như ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng ở trẻ.

Các mẹ có thể tập thói quen cho trẻ ăn đủ đủ sau bữa ăn. Ngoài ra trong những ngày hè nóng bức như thế này thì một ly sinh tố đu đủ hay nước ép đu đủ sẽ là một món ăn tuyệt vời cho bé đấy nhé!

he tieu hoa cua be 2
Một ly nước ép đu đủ vừa giúp bé giải nhiệt vừa tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Trong trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, kali, kẽm…. Đặc biệt, hàm lượng protein trong bơ cao hơn rất nhiều loại trái khác, thậm chí gần bằng lượng protein có trong sữa. Chất béo không bảo hòa đơn chứa trong bơ giúp đường tiêu hóa của trẻ phát triển một lớp màng nhầy lành mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.
Với trái bơ, các mẹ có thể xay nhuyễn rồi trộn với sữa tươi, sữa chua hay ván sữa và cho bé ăn hàng ngày.

>>> Xem thêm: 5 loại trái cây không nên cho bé ăn nhiều vào mùa hè.

Táo

Táo rất giàu vitamin C, vitamin A, folate, khoáng chất, kali và phốt pho. Những chất này làm giảm các vấn đề táo bón và cải thiện cảm giác đầy bụng. Ăn táo rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì trong táo chứa nhiều chất xơ. Chất pectin có trong táo cũng giúp tăng vi khuẩn có lợi giúp tăng sức khỏe của đường ruột. Mẹ có thể cắt táo thành từng miếng nhỏ cho bé ăn hoặc làm nước ép táo cho bé.

Dưa hấu

Trong dưa hấu có chứa vitamin A, vitamin C, myoinositol và một lượng lớn các enzyme tiêu hóa có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruôt của bé. Dưa hấu cũng chứa nhiều tác nhân có thể trợ giúp chiến đấu chống lại bệnh ung thư ruột. Ngoài ra, dưa hấu còn là loại trái cây phổ biến, dễ tìm với vị ngọt thanh mát rất thích hợp với khẩu vị của bé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những lợi ích của phô mai đối với bé

Cung cấp canxi

Ai cũng biết canxi giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển xương của bé. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không tự sản xuất canxi được nên phải nhờ chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp cơ thể bổ sung thêm canxi.

Những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai và sữa chua là những nguồn bổ sung canxi tuyệt vời cho cơ thể bé. Cùng một trọng lượng nhưng trong phô mai có chứa một lượng canxi cao gấp 6 lần trong sữa, gấp 100 lần lượng canxi có trong các loại thịt. Trong phô mai còn có chứa vitamin D, rất tốt trong việc giúp cơ thể hấp thu canxi vào xương.

Cung cấp protein cho bé

Protein là một thành phần thiết yếu cho sự phát triển của con người, nhất là trẻ em. Protein cung cấp năng lượng và giúp cơ thể bé hình thành cơ, xương cũng như các tế bào cơ thể. Trong phô mai chứa hàm lượng protein rất cao, chiếm gần 25% tổng giá trị dinh dưỡng, được xếp vào nhóm thực phẩm giàu protein.

phat trien cua be 3
Với trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn loại phô mai có lượng chất béo không quá 20%

Chất béo

Chất béo giúp tổng hợp chất xám của hệ thần kinh, thiết lập màng tế bào, hấp thu và vận chuyển các chất dễ tan trong dầu như vitamin A, vitamin D… Trong 15g phô mai có thể cung cấp cho cơ thể tới 4,6g chất béo.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Trong phô mai chứa nhiều loại men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các loại men này giúp bé hấp thu thức ăn tốt hơn, cải thiện sức khỏe.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn phô mai

– Ngoài phô mai, các mẹ cần đa dạng nguồn canxi, vitamin, khoáng chất từ các thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của bé trong những năm đầu.

– Một lưu ý quan trọng khi cho bé ăn phô mai là nên cho bé ăn lúc đói và không nên cho bé ăn trước khi đi ngủ vì có thể gây đầy bụng.

– Với các bé nhỏ, còn đang trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể nấu cháo với phô mai cho bé ăn. Tuy nhiên cần lưu ý lúc nấu cháo nên để nhiệt độ cháo còn khoảng 70- 80 độ mới nên cho phô mai vào. Vì nhiệt độ quá cao có thể làm mất các vi chất trong phô mai.

– Mẹ không nên nấu phô mai chung với các thực phẩm giàu đạm khác như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

– Để an toàn, lần đầu cho bé ăn phô mai, các mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ và quan sát phản ứng của bé. Nếu quan sát thấy có phản ứng lạ, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Chọn thực phẩm cho bé ăn dặm như thế nào là tốt?

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thức ăn dặm ngày nay không chỉ đơn thuần là những thực phẩm tự nhiên do mẹ tự chế biến mà những thực phẩm dinh dưỡng chế biến sẵn cũng góp phần không nhỏ vào việc chăm sóc sức khỏe cho bé. Nhưng cho dù bạn chọn thực phẩm tự nhiên hay thực phẩm công nghiệp, bạn cũng nên chú ý đảm bảo 4 nhóm: đạm, béo, bột đường, vitamin và chất xơ, cần thiết cho sự phát triển trong giai đoạn này của bé.

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách

Đạm: đạm rất cần thiết cho sự phát triển của bé nhưng không nên cho bé ăn quá nhiều vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đang còn rất non nớt. Nên chọn những loại thịt ít mỡ hoặc lọc bớt mỡ đi. Lòng đỏ trứng gà cũng là một nguồn cung cấp đạm dồi dào cho bé. Từ tháng thứ 8, bé có thể ăn tất cả các loại thịt nhưng chỉ với một lượng nhỏ thôi.

cho be an dam
Trứng là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho bé nhưng không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng nhé

Béo: chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể bé. Không những vậy chất béo còn tham gia vào quá trình hình thành tế bào cũng như tăng cường khả năng hấp thụ những loại vitamin khác. Thiếu chất béo có thể làm bé khó hấp thụ được vitamin D. Hạn chế cho bé ăn những chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật mà nên cho bé ăn các loại dầu thực vật.

Bột đường: Nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng cho hoạt động của bé, có nhiều trong các loại bột gạo, bột ngũ cốc…

Vitamin và chất xơ: Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chất xơ có tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa của bé, tăng cường hệ miễn dịch đường tiêu hóa và phòng ngừa tón bón cho bé. Chất xơ và vitamin thường có nhiều trong rau xanh và trái cây. Bạn có thể bắt đầu từ nước trái cây pha loãng đến nước trái cây nguyên chất và sau cùng là cho bé ăn những miếng trái cây cắt nhỏ. Đối với rau thì nên hạn chế các loại rau làm đầy bụng khó tiêu như rau diếp, bắp cải, cần tây…

Những lưu ý nhỏ cần tránh cho bé trong giai đoạn ăn dặm :

>>> Xem thêm: Cho bé ăn dặm, 5 vấn đề cần biết

– Nguyên tắc được khuyến cáo là nên cho bé bắt đầu ăn thức ăn từ lỏng đến đặc,bắt đầu từ một nhóm thực phẩm sau đó đến hai nhóm, tập cho bé ăn từng chút một để hệ tiêu hóa của bé thích nghi từ từ. Trong giai đoạn đầu, mẹ cũng nên chú ý phản ứng của bé với thức ăn để tránh bé bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó.

– Nếu mẹ tự nấu thức ăn cho bé thì không nên thêm gia vị hay chất tạo ngọt, nên cho bé ăn càng lạt càng tốt.

– Các mẹ nên chú ý độ tuổi và liều lượng khi cho bé ăn một số loại thực phẩm nhất định. Như dầu gấc rất tốt cho bé nhưng không nên ăn hằng ngày mà chỉ nên ăn 1-2 lần/ tuần để tránh thừa vitamin A cho bé. Hay như không được cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 1 tuổi ăn mật ong…

– Đối với thực phẩm tự nhiên, nên chọn những thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng. Thực phẩm công nghiệp thì nên chú ý đến thương hiệu, thông tin trên bao bì cũng như bao bì của sản phẩm, không nên chọn những sản phẩm có bao bì không còn nguyên vẹn, bị móp, méo…

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

12 bước pha sữa bột cho người mới bắt đầu

-Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt khu vực chuẩn bị pha chế sữa cho bé.

-Bước 2: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô bằng một khăn sạch hoặc loại khăn chỉ dùng 1 lần.

-Bước 3: Đun sôi một ít nước. Đảm bảo đó phải là nguồn nước sạch. Nếu đun bằng ấm tự động, hãy đợi cho đến khi bình đun tự ngắt. Nếu sử dụng ấm đun trực tiếp trên bếp, đảm bảo nước phải thật sôi.

-Bước 4: Đọc kỹ hướng dẫn có trên bao bì hợp sữa để biết lượng nước và bột sữa chính xác cần pha chế. Sẽ không tốt cho sức khoẻ của bé nếu bạn thêm nhiều hoặc bỏ ít hơn lượng bột sữa đã được quy định.

-Bước 5: Bạn nhớ cẩn thận để tránh bị phỏng. Đổ đúng lượng nước sôi suy định vào bình sữa đã được rửa sạch và tiệt trùng. Nước pha sữa không nên dưới 70 độ C. Do đó, bạn không nên để nước nguội quá 30 phút sau khi tắt bếp. 

-Bước 6: Đổ chính xác lượng bột sữa quy định vào bình sữa chứa sẵn nước.

-Bước 7: Trộn đều bằng cách lắc nhẹ bình cho bột sữa hoà tan.

-Bước 8: Để có nhiệt độ sữa khi bé uống phù hợp, cách làm nguội nhanh là để bình dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một hộp chứa nước lạnh hoặc nước đá. Để tránh sữa bị nhiễm bẩn, chỉ nên ngâm hoặc làm mát phần dưới của bình, tránh dính nước vào nắp bình sữa.

-Bước 9: Lau khô bên ngoài của bình bằng khăn sạch hoặc khăn chỉ dùng 1 lần.

-Bước 10: Kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay bạn. Nhiệt độ của sữa để bé uống chỉ nên âm ấm, không quá nóng. Nếu bạn thấy vẫn còn  nóng, tiếp tục làm nguội sữa thêm chút nữa.

-Bước 11: Cho trẻ bú sữa.

-Bước 12: Đổ bỏ lượng sữa công thức bé uống còn thừa hoặc đã pha nhưng chưa được dùng đến trong vòng 2 giờ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những lưu ý nhỏ khi pha sữa công thức

Lượng sữa công thức thích hợp

Từ 5 ngày – 3 tháng tuổi, mỗi ngày một em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng sẽ cần khoảng 150ml sữa công thức trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bé nặng 3 kg sẽ cần 450ml sữa công thức mỗi ngày.

Từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Từ 6 – 12 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần khoảng 90 -120ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Trẻ sinh non cần được uống nhiều sữa hơn. Ban đầu, mỗi ngày, bé thường cần khoảng 160-180ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn trước khi quyết định mình sẽ làm gì.

Nếu bạn lo lắng về sức ăn và mức độ tăng trưởng của bé, những lời khuyên từ bác sĩ là rất cần thiết.

Nguyên tắc vệ sinh

Để phòng tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể bé, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh khi pha sữa.

Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải sạch sẽ.

Tiếp đến, bạn cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở hộp .

Khi pha sữa, mẹ nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các chỉ số chính xác rất quan trọng để đảm bảo em bé của bạn nhận được đầy đủ dinh dưỡng.

Đun sôi nước sạch và dùng nước mới và không để nước nguội lâu hơn 30 phút trước khi dùng để khuấy sữa công thức. Nước nóng giúp diệt vi khuẩn có thể có trong bột sữa.

Đổ đúng lượng nước sôi quy định vào bình sữa. Tiếp đến, dùng thìa đong đi kèm trong hộp sữa công thức để đo chính xác đúng và đủ lượng bột mỗi lần dùng. Thìa đong của từng loại sữa công thức có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn những sản phẩm của hãng khác nhưng mẹ không bao giờ sử dụng một nửa thìa hay một thìa vun, một thìa nén chặt. Bạn chỉ cần múc 1 thìa sữa đầy, gạt ngang là được. Sau đó, đổ bột sữa vào bình sữa đã chứa sẵn nước lúc nãy, vặn nắp vặn, đậy nắp ngoài rồi lắc nhẹ để hoà tan hỗn hợp.

Lưu ý khia pha sữa công thức
Mẹ cần đong đúng lượng sữa bột bằng thìa đong riêng mà nhà sản xuất đặt kèm trong hộp sữa

Vi trùng rất dễ sinh sôi trong sữa pha sẵn, nên bạn chỉ nên chuẩn bị sữa ngay trước khi cho bé uống. Không nên pha 2-3 bình để sẵn. Nếu bạn đi ra ngoài trong ngày, cách an toàn nhất là bạn nên trữ nước sôi để nguội và chia lượng sữa bột cần thiết trong dụng cụ chia sữa. Khi cần uống mới pha thành hỗn hợp sữa mới.

Khi hộp sữa đã dùng hết, bạn phải bỏ đi cùng với cả thìa đong đi kèm trong hộp sữa.

>> Tham khảo thêm: Những lưu ý khi cho con dùng sữa bột

Làm ấm sữa cho bé

Mẹ nên lưu ý không bao giờ ấm bình sữa trong lò vi sóng. Lò làm sữa nóng lên không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây phỏng miệng bé.

Bạn có thể làm ấm bình sữa bằng cách ngâm trong 1 cái chậu chứa nước nóng khoảng 10 phút. Ngoài ra, trước khi cho con uống, bạn nên kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay bạn. Nếu nó quá nóng, bạn có thể làm mát bình sữa bằng cách để dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một cái chậu nhỏ chứa nước mát. Nhớ kiểm tra lại độ nóng trên cổ tay của bạn trước khi cho bé uống.

Thay đổi loại sữa

Mỗi khi chuyển sang dùng một loại sữa mới, mẹ cần đọc lại cẩn thận cách hướng dẫn nếu bạn thay đổi loại sữa công thức đang dùng,  để đảm bảo bạn đong đúng lượng nước và bột định lượng riêng của loại sữa đó.

Không bao giờ dùng lại sữa thừa

Mẹ nên ghi nhớ, dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần bú và vứt bỏ lượng sữa thừa khi bé bú không hết. Không bao giờ tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại lần sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì lượng sữa này có thể đã nhiễm khuẩn.

Không pha trộn thêm thức ăn khác

Không thêm các thực phẩm khác, chẳng hạn như ngũ cốc vào trong bình sữa… Nếu bạn nghĩ rằng em bé cần được ăn nhiều hơn khuyến cáo, nên tìm gặp người có chuyên môn để được tư vấn.

Thưởng thức cùng con

Bữa ăn là thời gian mọi người ở và giao tiếp cùng nhau. Cũng như người lớn, trẻ em và cả các bé sơ sinh đều thích nói chuyện khi chúng đang được “ăn”. Khi mẹ cho bé dùng sữa công thức, ẵm sát bé vào người, để bé nhìn thấy mặt bạn và thì thầm to nhỏ cùng bé. Điều này sẽ là một trải ngiệm rất thú vị cho cả 2 mẹ con.

Sau đó, bạn cần cất bình đi ngay sau khi bé đã bú đủ. Tuyệt đối không để bé tự bú bình một mình và bỏ đi để bé tự xoay sở. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nghẹt thở. Về lâu dài, bé còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa và sâu răng.

 

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Sữa công thức: Nên và không nên

Ngoài ra, nếu cho bé bú hoàn toàn bằng sữa công thức, bạn nên chăm sóc bé kỹ hơn vì trẻ bú sữa công thức sẽ không có sức đề kháng tốt như trẻ bú mẹ.

Dưới đây là những điều nên và không nên khác mà bạn cần lưu ý khi cho bé yêu dùng sữa công thức

Nên: Chọn đúng loại sữa bột phù hợp với trẻ. Chẳng hạn, những trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, các bé sinh non chưa qua 2 tháng tuổi so với ngày dự sinh và các bé bị tổn hại hệ miễn dịch chỉ nên dùng loại sữa cô đặc dạng lỏng đóng gói riêng biệt thành từng khẩu phần.

Nên: Luôn kiểm tra hạn sử dụng trên hộp đựng sữa.

Nên: Đảm bảo vệ sinh và an toàn. Trước khi chuẩn bị pha sữa cho bé, bạn cần rửa tay thật kỹ và lau mặt bàn (hoặc kệ bếp) thật sạch. Dùng khăn sạch lau nắp hộp sữa và để khô trước khi mở vì bụi bẩn và vi khuẩn trên nắp hộp có thể rơi vào trong hộp sữa khi bạn mở nắp hộp. Khi mở hộp sữa, nhớ kiểm tra sữa bột có lẫn vật thể lạ hay có hiện tượng vón cục,  đổi màu khi hoà vào nước hay không.

Bình sữa, núm vú, nắp đậy và nắp cố định núm vú nên được tiệt trùng bằng cách luộc sôi trong khoảng ít nhất là 5 phút trước khi dùng lần đầu tiên và được khử trùng trước mỗi lần dùng. Một khi đã pha sữa vào bình, bạn nhất thiệt phải rửa và để khô bình trở lại trước khi pha lần tiếp theo.

>>Tham khảo thêm: 4 cách vệ sinh bình sữa cho bé

Nên: Khuấy và đo lường cẩn thận. Với sữa công thức dạng bột, bạn cần đun lượng nước vừa đủ và vừa đủ nóng, rót vào bình sạch, sau đó thêm vừa đúng lượng sữa theo chỉ dẫn. Đừng để nước nguội dưới 70 độ C để đảm bảo diệt khuẩn. Bạn chỉ sử dụng thìa đong đi theo hộp sữa và gạt ngang mặt thìa trước khi cho vào bình.

Nếu bạn có điều kiện sử dụng sữa cô đặc dạng lỏng dành riêng cho trẻ sơ sinh, nên đong để pha loãng theo chỉ dẫn bằng cốc đong vì vạch đo trên bình sữa có thể không chính xác.

Nên: Chú ý đến nguồn nước. Loại bỏ dư lượng chì và các chất ô nhiễm trong nước bằng cách để vòi nước chảy 2 phút rồi hãy lấy nước. Nếu nhà bạn có nguồn nước tốt, bạn có thể chỉ cần đun sôi để khử khuẩn là được. Nếu không, hãy dùng nước uống đóng trong chai.

Không nên: Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Vì cách này làm sữa nóng không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây phỏng miệng khi bé uống.

Không nên: Trữ sữa đã pha mà chưa sử dụng ở vị trí trong cùng của tủ lạnh, đó là nơi lạnh nhất trong tủ. Vứt bỏ mọi hỗn hợp đã pha chế sau 24h để trong tủ lạnh. Không bao giờ trữ đông sữa công thức. Nếu phải đi xa, nên dùng túi nước đá để giữ lạnh bình sữa.

Không nên: Để sữa công thức đã pha quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, nên bỏ lượng sữa thừa khi bé không bú hết.

Nên: Bế bé khi cho bé bú, ở tư thế nửa ngồi nửa nằm, bé có thể thấy được mặt bạn và bạn có thể quan sát được khi nào bé cần dừng bú. Nếu sữa chảy quá nhanh, bạn cần thay núm vú cho bé, bởi bé cần tự chủ động trong phản xạ mút của mình.

Không nên:
Cố gắng ép bé bú hết bình sữa khi bé đã tỏ dấu hiệu muốn ngừng bú vì như thế sẽ dẫn đến việc bé tăng cân quá mức cần thiết.

 

MarryBaby