Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Cách điều trị là gì?

Các mẹ thường được nghe câu ví von “mịn màng như da em bé”. Kỳ thực, nhiều em bé không hề có làn da mịn màng mà còn lấm tấm đốm mụn được gọi là mụn sữa ở trẻ sơ sinh.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến. Bé có thể nổi nhiều mụn sữa hơn khi đang bị nóng, da bị dính nước bọt, sữa hay tiếp xúc với quần áo.

1. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh hay mụn trứng cá, nang kê (Ance) là tình trạng da liễu thường thấy ở trẻ dưới 1 tháng tuổi và mang tính tạm thời. Mụn sữa này thì thường không có nhân mụn đầu đen hoặc nhân mụn hở. Mụn thường có màu trắng hay đỏ, kích thước rất nhỏ. Mụn sữa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt trẻ, nhưng thường xuất hiện ở má, mũi và trán. Nếu cơ thể trẻ em quá nóng, dính nước bọt hay tiếp xúc với áo quần chất liệu quá thô ráp thì cũng có nguy cơ bị nổi mụn sữa.

2. Tại sao mặt trẻ sơ sinh bị nổi mụn sữa?

Trẻ sơ sinh thường sẽ bị nổi những nốt mụn sữa nhỏ li ti, xuất hiện ở mặt, trán và tay chân. Nguyên nhân chính xác gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh đến nay vẫn chưa được phát hiện xác định chính xác. Đa số đều cho rằng, hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân gây nên mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị mụn sữa còn do:

  • Nếu người mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe và phải dùng thuốc; dược tính của thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là mụn sữa.
  • Các mụn sữa này sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể của trẻ bị nóng lên do thời tiết hoặc do bé quấy khóc nhiều. Khi da bé bị kích thích khi tiếp xúc sữa mẹ, nước bọt hay chất tẩy rửa còn sót trên quần áo, mụn sữa cũng mọc nhiều hơn.
  • Các bé uống sữa bột cũng có thể bị mụn sữa do bé không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin.
  • Người mẹ ăn nhiều đồ nóng và hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh cũng là một trong những yếu tố có thể kích thích mụn sữa phát triển nhiều hơn.
  • Một nguyên nhân khác dẫn đến mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể là do trẻ bị phì đại tuyến bã.

3. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có triệu chứng và biểu hiện gì?

  • Mụn sữa ở trẻ sơ sinh tồn tại dưới dạng mụn nhọt hoặc mụn đỏ nhỏ. Mụn này có thể có mủ hoặc đầu trắng, vùng da quanh các nốt mụn bị ửng đỏ.
  • Mụn sữa có thể mọc ở bất cứ đâu trên khuôn mặt trẻ, nhưng chủ yếu là trên má và mũi. Một số trẻ cũng có thể bị nổi mụn này ở trán, cằm, phần lưng, cổ và thậm chí là da đầu.
  • Mụn sữa thường nổi rõ hơn khi trẻ quấy khóc, bị nóng, da bị dính sữa, nước bọt hay tiếp xúc với quần áo vải thô ráp.

mụn sữa bé sơ sinh

4. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Bao lâu thì hết?

Dù các loại mụn sữa trên cơ thể bé sơ sinh có thể khiến mẹ khá là lo lắng. Nhưng chúng sẽ không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp trẻ bị mụn sữa lâu hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Nếu mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ; mưng mủ; lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu.

5. Trẻ sơ sinh bị mụn sữa phải làm sao?

Tuy mụn sữa có thể tự khỏi, nhưng tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh vẫn cần được theo dõi và xử lý đúng cách. Dưới đây là những lời khuyên cho mẹ về cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh.

5.1 Những điều mẹ nên làm

  • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn khô thoáng. Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, nên chọn loại thấm hút được mồ hôi.
  • Rửa sạch da bé bằng nước ấm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh và lau khô.
  • Chú ý các thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ. Khi thấy con bị mụn sữa, mẹ nên duy trì việc cho con bú mẹ và không cho bú thêm sữa công thức.
  • Mẹ nên tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ không có tác nhân gây kích ứng cho bé.
  • Với bé đã ăn dặm, cần hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng…

>> Mẹ có thể quan tâm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

5.2 Những điều mẹ không nên làm

  • Cho trẻ mặc quần áo lông vì dễ gây kích ứng cho da của trẻ.
  • Cọ xát mạnh mỗi khi tắm trẻ, đồng thời không dùng xà bông có tính kích thích mạnh.
  • Để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da bé. Nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn khung giờ buổi sớm hoặc chiều muộn để bé không bị nóng bức.
  • Sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.

bé sơ sinh nổi mụn sữa

6. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị mụn sữa đi khám da liễu?

Hiện nay vẫn không có biện pháp cụ thể điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa nếu có thắc mắc. Những trường hợp sau thì bố mẹ nên đưa trẻ sơ sinh mọc mụn sữa đi khám da liễu ngay:

  • Mụn trên mặt trẻ trở thành mụn đầu đen, mụn mủ hoặc viêm.
  • Mụn gây đau hoặc khó chịu cho trẻ.

Hy vọng với những thông tin MarryBaby vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì trong quá trình nuôi dạy con cái hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby để biết thêm chi tiết nhé.

[inline_article id=299317]