Tình trạng lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể do tưa lưỡi hoặc cũng có thể do nấm gây ra. Biểu hiện bệnh thường khá giống nhau nên mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về hiện tượng nấm miệng ở trẻ sơ sinh để biết cách điều trị kịp thời cho bé.
1. Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Nấm miệng (Oral thrush) là một bệnh nhiễm trùng nấm men rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó gây kích ứng bên trong và xung quanh miệng của trẻ.
Nguyên nhân gây ra nấm miệng ở trẻ sơ sinh chính là nấm Candida, Loại nấm này thường cư trú sẵn trên cơ thể người và nó không gây hại gì nếu được giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, do một số sự thay đổi về môi trường, hệ miễn dịch yếu đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển một cách quá mức gây bệnh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Do hệ thống miễn dịch của bé còn quá non yếu, không có khả năng chống lại sự nhiễm trùng.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bị viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo mà không điều trị dứt điểm có thể sẽ lây sang cho con. Khi sinh qua ngả âm đạo, nấm sẽ theo các chất dịch đi ra ngoài, tiếp xúc và lây trực tiếp sang cho bé khiến bé bị nhiễm nấm.
- Dùng thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn khỏe mạnh có tác dụng giúp kiểm soát mức độ của nấm Candida trong khoang miệng của bé.
- Khi cho con bú sữa, nếu mẹ bị nhiễm nấm cũng sẽ lây cho bé.
- Ngoài ra, do khoang miệng của bé sẽ bị đóng cặn sữa sau khi bú, nếu không được vệ sinh thường xuyên, bệnh rất dễ lây lan phát triển.
>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nhiệt lưỡi, nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất tại nhà
2. Dấu hiệu bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Khi bị nấm miệng, trẻ có thể có những triệu chứng sau đây:
- Trẻ sơ sinh bị nấm miệng có thể bị nứt da ở khóe miệng hoặc có các mảng trắng trên môi, lưỡi hoặc bên trong má trông giống như pho mát nhưng không thể lau được.
- Một số trẻ có thể không bú tốt hoặc không thoải mái khi bú vì miệng cảm thấy đau, nhưng nhiều trẻ không cảm thấy đau hoặc khó chịu.
>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì? Chữa trị ra sao
3. Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm miệng nếu không điều trị dứt điểm có thể tái đi tái lại nhiều lần. Vì thế. khi thấy con có dấu hiệu nhiễm nấm, mẹ cần đưa đi khám bác sĩ để có cách trị nấm miệng cho trẻ sơ sinh. Thông thường có hai loại thuốc để điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
- Miconazole: Là một loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng. Mẹ có thể bôi gel này lên các vùng bị nhiễm nấm. Thuốc hoạt động bằng cách giết chết các vi trùng nấm Candida bên trong khoang miệng.
- Nystatin: Vì một số lý do nào đó, bé cưng không thích hợp với thuốc Miconazole, mẹ có thể dùng Nystatin để thay thế. Đây là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa nước để rơ miệng cho trẻ.
[inline_article id=298428]
4. Lưu ý dành cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi
- Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, do đó mẹ cần kiên trì điều trị cho hết hẳn. Trẻ bú mẹ rất dễ tái nhiễm do núm vú mẹ bị nhiễm nấm. Vì vậy, mẹ cũng cần bôi thuốc trị nấm lên núm vú.
- Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, kể cả khi bé đã khỏi bệnh để ngăn chặn việc vi khuẩn lây lan, phát triển. Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, bởi có thể gây ngộ độc.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ núm ty cao su, đồ dùng ăn uống, đồ chơi…
- Với những bé trên 6 tháng, mẹ có thể cho bé uống nước để tránh khô miệng làm nấm tái phát.
5. Cách phòng ngừa nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm miệng, lưỡi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Để không mắc bệnh, mẹ cần thực hiện những phương pháp vệ sinh sạch sẽ cho bé, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh ví dụ như:
- Chăm sóc răng miệng cho bé: chải răng hai lần một ngày, hải nướu và lưỡi của bạn bằng bàn chải đánh răng mềm, cho bé súc miệng với nước muối sinh lý.
- Khử trùng núm vú cao su thường xuyên.
- Tiệt trùng bình sữa sau mỗi lần sử dụng.
- Tránh cho bé sử dụng bàn chải chung với người đang nhiễm bệnh.
>> Mẹ có thể tham khảo: Cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh hết cặn sữa, tránh tưa lưỡi
Ngay khi phát hiện nấm miệng ở trẻ sơ sinh, mẹ nên có biện pháp xử lý ngay. Nếu điều trị trễ, nấm mọc dày có thể lây lan xuống cổ họng, thực quản, từ đó dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe bé. Hơn nữa, trẻ sơ sinh bị nấm miệng thường khó chịu, quấy khóc và ăn uống khó khăn, cản trở khả năng hấp thu dinh dưỡng.