Đừng quá lo lắng vì chính tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa, hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé lười bú. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ quen bú bình bỏ bú mẹ ngay nhé.
Nguyên nhân trẻ không chịu bú mẹ
Do trẻ sơ sinh biếng bú bẩm sinh
Trẻ lười bú bẩm sinh sẽ thể hiện dấu hiệu từ sớm mà không đợi đến khi được mẹ cho bú thêm sữa bình. Cữ sữa của các bé lười bú bẩm sinh sẽ ít hơn và thời gian bé bú cũng ít hơn, thường ngậm ti mẹ. Khi thấy những dấu hiệu này mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Do mùi vị của sữa mẹ
Nhiều người nghĩ bé thích bú bình hơn ti mẹ là do uống sữa bình dễ hơn hay khi bé bú bình bỏ bú mẹ lâu ngày dần “quên luôn” cách bú sữa từ ti mẹ. Tuy nhiên, cách giải thích này không hợp lý vì bú sữa mẹ thiên về bản năng của bé. Vị giác của bé rất nhạy bén với sữa mẹ, khi nguồn sữa yêu thích của mình có vị khác bé không chịu bú mẹ nữa.
Trong thời gian mang thai để chuẩn bị cho bé bầu sữa mẹ bổ dưỡng và có hương thơm yêu thích của bé, mẹ có thể uống bổ sung vitamin tăng cường chất lượng sữa. Tham khảo mua sản phẩm tại đây.
Do trẻ mắc bệnh về đề kháng
Khi bé mọc răng hay đang bệnh, sức đề kháng suy giảm, hệ tiêu hóa làm việc kém, cảm giác ngon miệng của bé giảm cũng là nguyên nhân khiến bé lười bú.
[inline_article id=64328]
Do hệ tiêu hóa của em bé sơ sinh
Hệ tiêu hóa quyết định 70% sức khỏe miễn dịch ở trẻ, khi hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả, hấp thụ không tốt cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ biếng bú.
Trẻ sơ sinh lười bú mẹ phải làm sao?
Làm mẹ là hành trình nuôi dạy con bắt đầu từ việc chăm con từng miếng ăn, giấc ngủ. Mẹ cần xác định nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ. Nguyên nhân trẻ lười bú có thể do bé không thích, do mẹ không đủ sữa hay mẹ đang bị trầm cảm… Liên hệ với bác sĩ để tìm ra giải pháp sớm nhất. Ngoài ra, mẹ có thể giúp bé điều chỉnh thói quen bú để hạn chế việc bé lười bú.
Xây dựng thói quen bú mẹ đúng giờ
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú đúng giờ sẽ giúp cho đồng hồ sinh học của bé ổn định, bé sẽ đói và đòi bú sữa mẹ vào một giờ cố định. Cữ bú và cữ ngủ của bé có khoảng cách rõ ràng, tránh trường hợp bé đang ăn lại buồn ngủ không tốt cho sức khỏe của con.
Cho con bú đúng cách
Ngay sau khi chào đời mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ngay 72 giờ sau sinh, cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau thời gian nghỉ thai sản, mẹ có thể tiếp tục duy trì cho bé bú mẹ bằng cách hút sữa trữ đông ở nhà, đến cữ sẽ hâm lại cho vào bình để bé bú.
Với cách này mẹ nên chọn mua một loại máy hút sữa phù hợp với kích thước bầu ngực và cơ địa để đảm bảo chất lượng sữa mẹ sau khi hút. Tham khảo và mua sản phẩm tại đây.
Không nên ép bé bú hoặc cho bé bú trong khi bé đang ngủ, khi cho bú hãy cho bé bú hết bầu sữa này rồi mới sang bầu sữa khác.
Không cho bé dùng bình sữa và núm vú giả ngay khi bé còn đang loay hoay học cách “bám” vào người mẹ để bú sữa hoặc khi mẹ đang có chút rắc rối với nguồn sữa. Mẹ cũng không nên cho bé nút núm vú giả trước 4 tuần tuổi.
Cách cho con bú cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trẻ lười bú. Mẹ cần cho bé bú trong tư thế thoải mái cho mẹ và con.
Bú bình có ảnh hưởng gì đến bé không?
Chắc chắn sẽ ảnh hưởng nếu bé thích bú bình trong một thời gian dài. Điều này khiến bé “giảm nhu cầu” bú sữa mẹ và lượng sữa mẹ tiết ra cũng ít hơn.
Bú bình cũng làm thời lượng các bữa ăn trở nên ngắn lại. Bé không nhận được đủ chất dinh dưỡng quan trọng từ dòng sữa cuối rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
“Chiến đấu” với tình trạng bé lười bú mẹ rất khó khăn nhưng không phải là không “hạ gục” được nó. Mỗi khi bé đói, cho bé bú sữa mẹ chính là bước đầu tiên ngăn chặn tình trạng trên.