Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

DHA cho bé loại nào tốt? Review 6 DHA cho bé được các mẹ tin dùng nhất

Hiện nay trên thị trường có nhiều nhiều loại DHA cho bé khiến nhiều cha mẹ băn khoăn khi lựa chọn. Hãy để MarryBaby gợi ý một số loại DHA uy tín mà cha mẹ có thể tin dùng mà bổ sung cho bé nhé!

Nhưng trước tiên, cha mẹ cần tìm hiểu DHA là gì. Vì sao DHA lại quan trọng với trẻ và liều dùng DHA cho từng bé như thế nào.

1. DHA là gì? Vai trò của DHA đối với sự phát triển của bé

DHA (Docosahexaenoic acid) là một axit béo thuộc nhóm axit béo Omega-3. DHA rất cần thiết vì đó là thành phần cấu trúc chính của não, vỏ não, da và võng mạc của con người. Theo đó, bổ sung DHA cho bé sẽ tốt cho tim và cơ thể của con, cũng như giúp bé có một bộ não khỏe mạnh.

DHA thuộc loại axit béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Chính vì thế, cha mẹ nên bổ sung DHA cho bé từ thực phẩm; hoặc thuốc đối với trẻ sinh non, trẻ thiếu cân.

Vai trò của DHA đối với sự phát triển của bé

DHA có vai trò thiết yếu cho sự phát triển của bé. Nhờ bổ sung đầy đủ DHA mà bé:

  • Cải thiện thị lực: DHA giúp cải thiện tình trạng khô mắt và các bệnh về mắt ở cả trẻ và người lớn. 
  • Chống lại các bệnh viêm: Bổ sung đầy đủ DHA sẽ giúp cho bé ngăn ngừa các bệnh viêm sau khi lớn; các bệnh về tim; nướu răng. Bé cũng có khả năng miễn dịch cao hơn nếu cơ thể có đủ DHA.
  • Cải thiện nhận thức và hành vi: Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 cho thấy trẻ nạp đủ DHA sẽ có thành tích học tập tốt hơn; khả năng đọc hiểu cũng được cải thiện đáng kể.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: DHA có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch. DHA còn giúp làm giảm chất béo trung tính; tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể.
  • Giảm tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): ADHD là một rối loạn tâm thần khiến trẻ khó chú ý; hiếu động thái quá; hấp tấp và bốc đồng. Trẻ bị ADHD thường có lượng DHA trong máu thấp hơn. Vì vậy, trẻ cần có đủ DHA để có đủ lượng máu nuôi dưỡng trí não.

Mặt khác, vai trò của DHA còn quan trọng vì nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu thiếu hụt DHA có thể bị rối loạn tăng động giảm chú ý; xơ nang, trầm cảm; suy giảm nhận thức và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi lớn tuổi.

2. Vì sao nên bổ sung DHA cho trẻ?

Có nên bổ sung dha cho bé không? Câu trả lời là CÓ. Vậy lý do vì sao nên bổ sung DHA cho trẻ? Trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi và giai đoạn 3 năm đầu đời là lúc bé phát triển và thay đổi nhiều nhất. Đặc biệt bé cần phát triển trí tuệ và nhận thức; não bộ của bé phát triển với tốc độ nhanh hơn so với giai đoạn sau đó, DHA là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh việc quan tâm xem DHA cho bé loại nào tốt nhất; một vấn đề đặc biệt quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý chính là bé bao nhiêu tuổi thì được bổ sung DHA?

Vì sao nên bổ sung DHA cho bé?

3. Hướng dẫn cách bổ sung DHA cho trẻ phát triển tối ưu

3.1 Bổ sung DHA cho bé từ mấy tháng tuổi?

Trẻ trong giai đoạn từ 1-6 tuổi rất cần sự bổ sung DHA. Đây là khoảng thời gian não của trẻ phát triển mạnh mẽ; vai trò của DHA lại càng quan trọng với trẻ. Trong giai đoạn này não bộ của bé hoạt động nhiều hơn; trẻ bắt đầu học tập; tìm hiểu thế giới xung quanh và phát triển trí tuệ. Do đó, cần chú ý tìm hiểu xem DHA cho bé loại nào tốt và bổ sung đầy đủ DHA cho trẻ.

Theo đó, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu DHA của trẻ; và không cần phải bổ sung thêm DHA. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ không đủ nhu cầu cho bé hoặc vì một số nguyên nhân mà bé không dùng sữa mẹ thì có thể tìm kiếm các loại sữa công thức có chứa DHA; cũng như thực phẩm chức năng bổ sung DHA để cung cấp thêm. Nên nhớ, mẹ cần trao đổi với bác sĩ; và được sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất (2022)

3.2 Liều lượng bổ sung DHA cho bé là gì?

Theo các khuyến nghị toàn cầu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), liều dùng DHA cho bé ở từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 0,1 – 0,18% tổng năng lượng nạp vào cơ thể.
  • Trẻ từ 6‐24 tháng tuổi: 10‐12 mg/kg DHA.
  • Trẻ từ 2‐4 tuổi: 100‐150 mg DHA + EPA.
  • Trẻ từ 4‐6 tuổi: 150‐200 mg DHA + EPA.
  • Trẻ từ 6‐10 tuổi: 200-250 mg DHA + EPA.

* Cũng giống như DHA, EPA (Eicosapentaenoic acid) là một axit béo omega-3.

3.3 Bổ sung DHA cho bé trong bao lâu?

Cha mẹ nên bổ sung 70-100 mg DHA mỗi ngày cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi. Và đặc biệt, khi trẻ lên 3 tuổi, sự phát triển trí não của trẻ sẽ hoàn thiện đến 85%. Do đó, việc bổ sung càng nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ não trong chế độ ăn uống; đặc biệt là DHA cho bé càng sớm càng tốt.

DHA

3.4 Khi nào nên cho bé uống DHA?

Nguồn DHA tốt nhất cần bổ sung cho bé đến từ thực phẩm tự nhiên như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá nục, tôm, cua, mực; lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, rau xanh, v.v. Tuy nhiên, nếu bé nằm trong các nhóm dưới đây; cha mẹ nên bổ sung DHA cho bé thông qua thực phẩm chức năng:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Nếu mẹ bé được chẩn đoán là trong sữa mẹ không cung cấp đủ DHA cần thiết cho bé; việc bổ sung thực phẩm chức năng DHA cho bé là điều cần thiết. 
  • Trẻ sơ sinh chỉ bú sữa công thức không bú sữa mẹ: Mặc dù nhiều loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ hiện nay đều được bổ sung DHA; nhưng nhiều loại vẫn chưa cung cấp đủ lượng DHA cần thiết cho bé. Hơn nữa bé không bú được sữa mẹ làm thiếu đi một nguồn cung cấp DHA dồi dào. Do đó, cha mẹ nên bổ sung thêm dầu cá omega-3; DHA dạng chất béo trung tính, chất lượng cao cho trẻ.    
  • Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng: Trẻ sinh non thường không nhận đủ chất dinh dưỡng từ mẹ; trong đó có DHA. Thêm vào đó, bé sinh non không có khả năng chuyển đổi axit béo thành DHA với số lượng lớn; và dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng DHA sau khi sinh. 
  • Trẻ biếng ăn, không ăn đa dạng các loại thực phẩm: DHA tốt nhất vẫn là được trẻ hấp thụ từ thực phẩm. Thế nhưng nhiều trẻ lại không muốn ăn các thực phẩm giàu DHA. Không còn cách nào khác; để bé có đủ DHA, cha mẹ nên bổ sung DHA dạng viên nhộng hoặc dạng siro cho bé. 
  • Trẻ tự kỷ, trẻ mắc chứng khó đọc; chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Trẻ mắc các chứng bệnh này nguyên nhân có thể do cơ thể thiếu DHA. Bổ sung DHA dưới dạng thực phẩm chức năng sẽ giúp giảm các triệu chứng. 

3.5 Lưu ý khi bổ sung DHA cho bé

Để bổ sung DHA cho trẻ một cách hợp lý nhất; mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi cho trẻ bổ sung DHA và không biết DHA cho bé loại nào tốt, mẹ có thể ưu tiên lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn; có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tìm hiểu review từ những người dùng trước để xem sản phẩm thật sự có hiệu quả hay không.
  • Việc bổ sung DHA hay Omega-3 bằng các thực phẩm chức năng thường ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xảy ra dị ứng với các biểu hiện như: khó thở, sưng mặt, đau lưỡi, phát ban, sốt ớn lạnh,… Khi có các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ dị ứng sau sử dụng; cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
  • Không phải trẻ nào sinh ra cũng cần bổ sung DHA và không phải cứ bổ sung càng nhiều DHA thì trẻ sẽ càng thông minh. Việc bổ sung DHA cần được sự tư vấn từ bác sĩ; và nên sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn. Đặc biệt trong các trường hợp bé có bệnh lý tim mạch; suy giảm miễn dịch; bệnh lý về máu, dị ứng; nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trẻ dưới 1 tuổi có thể bổ sung DHA qua đường sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức có chứa DHA; mẹ không cần phải cho bé dùng thêm các loại thực phẩm chức năng.

[inline_article id=189657]

4. Những thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ tốt nhất

Thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ
Thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ

Mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ thông qua thực phẩm được chế biến hàng ngày. Một số thực phẩm có hàm lượng DHA cao bao gồm:

  • Cá thu: một khứa cá thu có thể chứa 0,59g DHA + 0,43g EPA cùng nhiều selen và vitamin B12.
  • Cá hồi: lượng DHA có trong cá hồi có sự khác biệt giữa cá hồi nuôi (1,24g DHA + 0,59g EPA) và cá hồi hoang (1,22g DHA + 0,35g EPA). Ngoài ra, cá hồi còn chứa hàm lượng protein, magie, kali, selen và vitamin B cao.
  • Cá chẽm: đây là một loại cá trắng nhẹ đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản, một khẩu phần cá chẽm bao gồm 0,47g DHA + 0,18 EPA cùng với hàm lượng protein, selen, canxi và phốt pho.
  • Con hàu: đây là thực phẩm rất đặc biệt vì chứa con hàu chứa cả 3 loại omega-3. Một con hàu tươi có thể chứa 0,14g ALA + 0,23g DHA + 0,30 EPA cùng với rất nhiều kẽm và vitamin B12.
  • Cá mòi: là loại cá nhỏ, nhiều dầu, đặc biệt dày và nhiều thịt. Cá mòi thường được bán trong lon, một khẩu phần đóng hộp chứa 0,74g DHA + 0,45 EPA, đồng thời, bé còn có thể tiếp nhận thêm selen, vitamin B12 và vitamin D.
  • Tôm: món tôm vừa là món khai vị vừa là thành phần của nhiều bữa ăn. Một khẩu phần tôm chứa 0,12g DHA + 0,12g EPA và rất giàu protein và kali.
  • Rong biển và tảo: là nguồn cung cấp omega-3 quan trọng cho những người ăn chay hoặc thuần chay vì chúng là một trong số ít thực phẩm thực vật có chứa cả DHA và EPA. Rong biển còn giàu protein và nó có thể có đặc tính trị đái tháo đường, chống oxy hóa và hạ huyết áp.
  • Hạt Chia: là một nguồn thực vật tuyệt vời của axit béo ALA omega-3. Chúng cũng giàu chất xơ và protein. Chúng chứa 5,055 g ALA trong 28g.
  • Hạt gai dầu: chứa 2,605 g ALA trong 3 muỗng canh. Chúng cũng rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm: chất đạm, magie, sắt và kẽm
  • Hạt lanh: chứa 6,703 g ALA mỗi muỗng canh, ngoài ra, nó giàu chất dinh dưỡng, bao gồm: chất xơ, chất đạm, magie, mangan.
  • Quả óc chó: là nguồn cung cấp chất béo có lợi cho sức khỏe, bao gồm axit béo omega-3 ALA.
  • Đậu thận: là một trong những loại đậu phổ biến nhất để đưa vào bữa ăn hoặc ăn như một món ăn phụ. Chúng chứa 0,10 g ALA mỗi nửa cốc.
  • Dầu đậu nành: Dầu đậu nành chứa 0,92 g ALA mỗi muỗng canh. Nó cũng là một nguồn tốt của: vitamin B2, magie, kali, folate, vitamin K
  • Mầm lúa mì: là phần bên trong của hạt lúa mì. Nó có hương vị hạt dẻ nhẹ, thích hợp làm lớp phủ cho món salad, ngũ cốc hoặc sữa chua. Mầm lúa mì cũng chứa nhiều Vitamin B1, Vitamin B6 và folate.

5. Top 6 DHA tốt cho bé được mẹ tin dùng hiện nay

5.1 DHA dạng viên Bio Island 

dha cho bé

Khi nhắc đến thương hiệu Bio Island, nhiều người sẽ thường nghĩ đến sản phẩm Bio Island cho bà bầu. Thương hiệu này còn có cả dòng DHA Bio Island cho bé cũng rất được yêu thích; đáp ứng câu trả lời “DHA cho bé loại nào tốt”.

Thành phần sản phẩm

Bên trong DHA dạng viên Bio Island – DHA cho bé của Úc có chứa DHA có nguồn gốc từ các loài vi tảo giúp cơ thể trẻ có thể hấp thụ một cách vô cùng dễ dàng.

Hướng dẫn sử dụng DHA Bio Island

  • Trẻ 7 tháng – 6 tuổi: ngày uống 1 viên.
  • Trẻ 7-11 tuổi: uống 2 viên mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 3 viên mỗi ngày, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Với trẻ em dưới 5 tuổi, có thể cắt đuôi viên nang và ép phần tinh chất phía trong ra ngoài thìa cho bé sử dụng hoặc trộn tinh chất với thức ăn của bé.

Sản phẩm có thể được dùng chung với các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.

Vì sao nên lựa chọn DHA Bio Island cho bé?

Nếu mẹ vẫn chưa tìm được DHA cho bé loại nào tốt thì có thể thử ngay sản phẩm DHA Bio Island 60 viên. Sản phẩm được bào chế bằng DHA từ tảo; không có nguồn gốc từ cá nên không chứa thủy ngân, an toàn với sức khỏe của trẻ.

Không chỉ vậy, sản phẩm còn có dạng viên nén hình con cá, hương vị nhẹ nhàng nên rất dễ uống, ngay cả trẻ nhỏ không thích uống thuốc cũng có thể dùng được.

Giá tham khảo

325,000 VNĐ – 350,000 VNĐ / chai 60 viên.

5.2 DHA cho bé loại nào tốt? DHA dạng viên Healthy Care

health care

Thành phần sản phẩm

DHA Healthy Care cho bé cũng nằm trong top các loại DHA cho trẻ em được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm có nguồn gốc từ Úc; và có thành phần từ axit béo omega-3 nguồn gốc từ cá; an toàn với sức khỏe của người dùng.

Hướng dẫn sử dụng DHA dạng viên Healthy Care

Khi đề cập đến vấn đề “DHA cho bé loại nào tốt?”, các mẹ bỉm thường tin tưởng chọn lựa Healthy Care bởi sản phẩm không chỉ an toàn mà còn sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thông tin từ nhà sản xuất; sản phẩm có thể được sử dụng cho trẻ em từ 4 tháng tuổi trở lên. Cụ thể:

  • Trẻ em 4-6 tháng tuổi: Dùng 1 viên mỗi ngày (có thể cắt hoặc xoắn viên nang để ép chất lỏng ra cho bé sử dụng)
  • Trẻ em từ 6-12 tháng tuổi: Dùng 1 viên mỗi ngày
  • Trẻ em 1-12 tuổi: Dùng 2 viên mỗi ngày
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 3 viên mỗi ngày

Vì sao nên lựa chọn sản phẩm DHA Healthy Care cho bé?

  • Sản phẩm được sản xuất theo quy trình hiện đại, không có chất hóa học hay chất bảo quản, các chất gây dị ứng.
  • Không có tác dụng phụ, xứng là lựa chọn cho thắc mắc “DHA cho bé loại nào tốt” của mẹ.
  • Có mùi vị thơm ngon, dễ uống, không có mùi gây khó chịu cho trẻ khi sử dụng.
  • Hàm lượng DHA đạt chuẩn cho trẻ em, giúp trẻ hấp thụ tốt.
  • Giá thành “mềm”, chỉ khoảng 260.000 đồng/lọ 60 viên.

Giá tham khảo

200,000 VNĐ – 285,000 VNĐ / chai 60 viên.

5.3 DHA dạng viên Childlife Pure 250mg

dha cho bé

Thành phần sản phẩm

Không chỉ chứa DHA tinh khiết, trong thành phần của DHA dạng viên Childlife Pure 250mg còn chứa:

  • Vitamin E: Bổ sung vitamin E có tác dụng giúp bé có hệ miễn dịch tốt hơn, mắt sáng khỏe hơn. Việc thiếu vitamin E sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo, gan ứ mật mạn tính hay các vấn đề về thị lực.
  • Vitamin A: Vitamin A không chỉ tham gia vào quá trình phân chia tế bào để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh hơn mà còn hỗ trợ cải thiện thị lực, giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển bình thường.
  • Vitamin D: Cung cấp vitamin D đầy đủ cho trẻ giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi cũng như giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn.
  • EPA: Bên cạnh DHA thì EPA cũng nằm trong nhóm 3 loại acid béo quan trọng nhất với cơ thể, hỗ trợ trẻ phát triển trí não hiệu quả.

Với các thành phần này, sản phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng cho bé cũng như hỗ trợ cải thiện thị lực, phát triển trí não toàn diện. 

Hướng dẫn sử dụng DHA Childlife Pure của Mỹ cho bé

  • Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: 1-2 viên/ngày
  • Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: 4-6 viên/ngày
  • Trẻ từ 5 đến 12 tuổi: 6-8 viên/ngày

Đặc biệt, bạn có thể cho bé uống trực tiếp hoặc nhai đều được.

Vì sao nên lựa chọn DHA Childlife Pure 250mg cho bé?

DHA Childlife Pure là dòng DHA của Mỹ nằm trong nhóm sản phẩm bán chạy hàng đầu tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nếu bạn chưa biết DHA cho bé loại nào tốt, có thể thử lựa chọn DHA Childlife Pure 250mg bởi sản phẩm không chỉ giúp cung cấp DHA mà còn bổ sung thêm các nhóm vitamin khác cần thiết đối với sự phát triển của bé.

Đặc biệt, sản phẩm không chứa chất tạo ngọt nhân tạo hay chất tạo màu nên rất an toàn đối với sức khỏe của trẻ.

Giá tham khảo

230,000 VNĐ – 290,000 VNĐ / chai 90 viên.

5.4 DHA dạng siro Siro Baby’s DHA

Baby DHA

Bên cạnh DHA dạng viên, mẹ có thể chọn các loại DHA nhỏ giọt cho bé nếu bé còn quá nhỏ, chưa biết cách tự dùng các loại thuốc dạng viên. Và nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên lựa chọn siro DHA cho trẻ loại nào tốt thì hãy thử ngay Siro Baby’s DHA.

Thành phần sản phẩm Siro Baby’s DHA

  • EPA: 350 mg.
  • DHA: 485 mg.
  • Other Omega-3: 215 mg.
  • Total Omega-3s: 1050 mg.
  • Vitamin D3: 300 IU.

Hướng dẫn sử dụng Siro Baby’s DHA

Tùy theo cân nặng của bé mà lượng dùng DHA sẽ khác nhau. Theo đó, trong 1 ngày bé có thể dùng:

  • Bé từ 2kg – 4.5kg: 1,0 ml.
  • Bé từ 5kg – 9kg: 2,0 ml.
  • Bé từ 9.5kg – 11kg: 3,0 ml.
  • Bé từ 12kg – 13.5kg: 4,0 ml.
  • Bé từ 14kg – 16kg: 5,0 ml.

Khi cho bé dùng Siro Baby’s DHA, cha mẹ có thể hòa tan sản phẩm với nước, sữa hoặc nước trái cây cho bé uống. Ngoài ra, có thể cho bé sử dụng trực tiếp siro.

Vì sao nên mua Siro Baby’s DHA cho bé?

Siro Baby’s DHA có thành phần chứa chiết xuất từ nguồn dầu cá tinh khiết dạng phân tử Triglyceride nên rất dễ hấp thu. Đặc biệt, nguồn cá sử dụng hoàn toàn được đánh bắt tự nhiên từ vùng biển lạnh phía Bắc; đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất về chất lượng và độ tinh khiết, không chứa tạp chất, kim loại hay bất kỳ hóa chất nào.

Vì vậy, sản phẩm vô cùng an toàn cho trẻ nhỏ khi sử dụng, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm chọn lựa cho bé.

Sản phẩm Siro Baby’s DHA có khả năng:

  • Hỗ trợ tăng cường thị lực, giúp mắt sáng khỏe.
  • Duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, hạn chế tình trạng quấy khóc vào ban đêm.
  • Giúp phát triển các tế bào não khỏe mạnh, từ đó tăng khả năng học hỏi, sáng tạo và ghi nhớ của bé.

Giá tham khảo

330,000 VNĐ – 450,000 VNĐ / lọ 60ml.

5.5 DHA dạng siro Drops Natures Aid

dha cho bé

DHA Drops Natures Aid là câu trả lời xứng đáng cho câu hỏi “DHA cho bé loại nào tốt”. Sản phẩm được đánh giá là một sản phẩm bổ sung DHA cực kỳ tốt cho bé bởi thành phần từ dòng DHA này có chiết xuất từ nguồn cá tự nhiên trong lòng đại dương của Úc. Do vậy, khi cho bé sử dụng, mẹ không cần lo lắng vấn đề nguồn cá bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ô nhiễm môi trường, đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và an toàn đối với sức khỏe của bé.

Khi sử dụng đúng liều lượng, sản phẩm có khả năng cải thiện sức đề kháng cũng như giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ.

Thành phần của Natures Aid DHA Drops

  • Dầu cá Omega-3 Fatty Acids 500mg.
  • Axit eicosapentaenoic (EPA) 100mg.
  • Axit Docosahexaenoic (DHA) 350mg.
  • Hương chanh tự nhiên.
  • Vitamin E (dưới dạng tocopherols hỗn hợp).

Hướng dẫn sử dụng DHA Drops Natures Aid cho bé

Để sản phẩm đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên cho bé sử dụng siro DHA sau khi ăn xong với liều lượng 1ml/ ngày. Ngoài ra, cần lưu ý lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng.

Sau khi mở nắp, nên sử dụng trong 4 tháng để đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất.

Vì sao nên mua DHA Drops Natures Aid cho bé?

Siro DHA cho bé loại nào tốt? Chắc chắn không thể nào bỏ qua DHA Drops Natures Aid. Một số ưu điểm của sản phẩm có thể kể đến như:

  • Không có tác dụng phụ.
  • Phù hợp để dùng cho bé từ 4 tháng đến 5 tuổi.
  • Có vị chanh thơm ngon, dễ uống, không có vị tanh của cá.
  • Không sử dụng các chất hương liệu tạo màu tạo mùi và các loại đường.
  • Không chứa đường, sữa và gluten để hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị dị ứng.

Giá tham khảo

285,000 VNĐ – 346,000 VNĐ / chai 50ml.

5.6 DHA cho bé loại nào tốt? DHA dạng siro Nature’s Way Kids Smart Drops

Nature’s Way Kids Smart Drops

Khi nhắc đến các dòng DHA cho bé loại nào tốt thì không thể không kể đến Nature’s Way Kids Smart Drops. Đây là dạng siro nhỏ giọt rất phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa quen với việc sử dụng các loại thuốc dạng viên.

Thành phần sản phẩm

Nature’s Way Kids Smart Drops có thành phần bao gồm:

  • Docosahexaenoic acid (DHA).
  • Eicosapentaenoic acid (EPA).

Hướng dẫn sử dụng DHA dạng siro Nature’s Way Kids Smart

  • Trước khi cho bé sử dụng, nên lắc đều sản phẩm
  • Có thể nhỏ giọt trực tiếp vào miệng bé hoặc trộn với sữa, thức ăn hoặc nước trái cây

Liều dùng khuyến nghị mỗi ngày cho bé

  • Bé 4 tuần đến 12 tháng: 0.5ml.
  • Bé 12 tháng đến 2 tuổi: 1ml.
  • Bé trên 2 tuổi: 2ml.

Vì sao nên mua DHA dạng siro Nature’s Way Kids Smart cho bé?

  • Sản phẩm chứa DHA cùng EPA tinh khiết, rất dễ hấp thu.
  • Sản phẩm phù hợp với bé từ 4 tuần tuổi.
  • Không chứa chất bảo quản, chất tạo màu hay chất tạo vị, an toàn với sức khỏe của trẻ.

Giá tham khảo

295,000 VNĐ – 330,000 VNĐ

Với những loại được chọn lựa và giới thiệu đến mẹ như trên, hi vọng là đã giải đáp cho câu hỏi của mẹ về việc có nên lựa chọn và chọn loại DHA nào để bổ sung cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên bổ sung dha cho bé không? Hướng dẫn cách bổ sung

Có nên bổ sung dha cho bé hay không? DHA là chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện chức năng của não bộ và mắt ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em.

1. DHA là gì? Vai trò của DHA với sự phát triển của cơ thể

DHA hay axit docosahexaenoic, là một axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá chứa chất béo, sống ở nước lạnh nước lạnh; chẳng hạn như cá hồi. DHA cũng được tìm thấy trong chất bổ sung dầu cá, cùng với axit eicosapentaenoic (EPA). Nguồn DHA cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đến chủ yếu từ sữa mẹ. Những người ăn chay bổ sung DHA từ rong biển, bơ, dầu oliu…

Để biết có nên bổ sung dha cho bé hay không; cha mẹ nên xem thử vai trò của DHA là gì. Axit béo omega-3 hay DHA tốt cho tim của trẻ. Cơ thể trẻ cần DHA để giúp cho não bộ phát triển khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh cần DHA, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời để não, mắt và hệ thần kinh của trẻ có thể phát triển như mong muốn. 

2. Có nên bổ sung dha cho bé?

Có nên bổ sung DHA cho bé không?
Có nên bổ sung dha cho bé? Câu trả lời là có.

Giai đoạn sơ sinh và mới biết đi là giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng của bé. Trong khoảng thời gian này, trẻ em phải học nhiều thứ, từ trườn đến chạy nhảy, bập bẹ nói chuyện… Cơ thể trẻ em cũng trải qua những thay đổi đáng kể về cấu trúc và chức năng trong những năm phát triển đầu tiên. 

Chính vì thế, trẻ sơ sinh cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hỗ trợ những thay đổi quan trọng xảy ra trong quá trình phát triển. Đặc biệt, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ axit béo không bão hòa EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic). Bởi vì EPA và DHA vô cùng quan trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ.

[key-takeaways title=””]

Có nên bổ sung dha cho bé? Câu trả lời là CÓ. Mẹ nên bổ sung đầy đủ DHA để bé sơ sinh phát triển toàn diện.

[/key-takeaways]

3. Nên bổ sung DHA cho bé để có những lợi ích nào?

Nếu bé sơ sinh nạp đủ DHA, cơ thể sẽ có sự tăng trưởng vượt trội về:

  • Thị lực và sự phát triển võng mạc.
  • Duy trì khả năng học tập và trí nhớ.
  • Giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Cải thiện các chức năng thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Phát triển đáng kể kỹ năng vận động và tinh thần.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch bẩm sinh và thứ phát.
  • Hiệu suất trên các thước đo về ngôn ngữ và nhận thức.
  • Đáp ứng miễn dịch khỏe mạnh đối với các chất gây dị ứng.
  • Cải thiện về tốc độ xử lý thông tin trong hệ thần kinh trung ương.
  • Hỗ trợ sự phát triển và chức năng thị giác; thần kinh trong giai đoạn sơ sinh.

Ngược lại, trẻ sơ sinh nhận được không đủ omega-3, DHA trong quá trình phát triển sớm có nhiều khả năng gặp phải những hậu quả tiêu cực như:

  • Hệ miễn dịch kém.
  • Khó khăn khi chú ý, tập trung.
  • Phát triển thể chất và trí tuệ kém.
  • Điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra về sự phát triển trí não, vận động và thị giác.

[inline_article id=309954]

4. Hướng dẫn cách bổ sung DHA cho trẻ

Hướng dẫn cách bổ sung DHA
Nên bổ sung DHA cho bé có trong thực phẩm nào?

DHA được tìm thấy trong sữa mẹ và được thêm vào một số loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

  • Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn DHA dồi dào nhất.
  • Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể nên bổ sung DHA cho bé thông qua các thực phẩm như các loại cá có mỡ như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá chép, cá mòi; dầu ô liu, dầu hướng dương; hải sản, trứng, sữa chua, các loại hạt,…

Ngoài thực phẩm; cha mẹ cũng có thể bổ sung DHA cho bé qua thuốc uống.

4.1 Liều lượng bổ sung DHA theo độ tuổi

Dù DHA quan trọng nhưng cha mẹ cũng lưu ý nên bổ sung có liều lượng cho bé:

  • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: Hãy cung cấp cho bé lượng DHA bằng 0,1 – 0,18% tổng năng lượng nạp vào.
  • Trẻ từ 6-24 tháng tuổi: Việc cung cấp tối ưu DHA ở độ tuổi này có thể nâng cao khả năng học ngôn ngữ; tư duy và suy luận cơ bản. Vì vậy, nên cung cấp 10-12mg DHA/kg trọng lượng cơ thể bé mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2-4 tuổi: Trẻ nhỏ ở độ tuổi này nếu được đáp ứng đủ lượng DHA trong chế độ ăn uống được khuyến nghị thì phản ứng miễn dịch sẽ mạnh hơn và sức khỏe tổng thể sẽ tốt hơn nhờ vào việc các chức năng nhận thức được tăng cường; bao gồm tăng cường trí nhớ và tỷ lệ biết chữ. Vậy, bổ sung DHA cho trẻ như thế nào là đủ? Lượng EPA + DHA được khuyến nghị trong độ tuổi này là 100-150mg.
  • Trẻ từ 4-6 tuổi: Lượng DHA nên bổ sung cho trẻ như thế nào là đủ? Hãy cung cấp cho bé 150-200mg DHA + EPA mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6-10 tuổi: Lượng DHA + EPA cần thiết để trẻ phát triển tốt là 200-250mg DHA/ngày.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Có nên bổ sung dha cho bé? 10 dầu ăn cho bé ăn dặm thông minh

4.2 Có thời điểm nào trong ngày mẹ nên bổ sung DHA cho bé để nhận lợi ích tốt nhất?

Có nên bổ sung DHA cho bé vào buổi sáng? Đây là thời điểm thích hợp để bổ sung DHA cho bé. Vì lúc này cơ thể bé dễ hấp thu nhất. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu DHA như bơ, trứng, hạt, cá để bé hấp thụ DHA nhiều nhất có thể.

Có nên bổ sung DHA cho bé vào buổi tối? Bổ sung lượng DHA cần thiết vào buổi tối sẽ giúp cơ thể có nguồn năng lượng tích cực cho một ngày mới bắt đầu. Giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc có nên bổ sung dha cho bé hay không. Việc bổ sung DHA cho bé là vô cùng cần thiết vì trong giai đoạn phát triển nhanh này, trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dùng khi nào? TOP 6 loại thuốc cho bé

Hôm nay, MarryBaby sẽ giới thiệu cho cha mẹ cách sử dụng thuốc hạ sốt cũng như một số loại thuốc hiệu quả để hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhé!

1. Khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên. Về bản chất, sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi thật sự cần thiết và trẻ đã được xác định sốt khi được đo nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế.

Tùy vào nguyên nhân trẻ bị sốt mà cha mẹ mới quyết định có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt hay không. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ C; cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức.

Nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi nào phụ thuộc vào (1) Độ tuổi của bé; (2) Nhiệt độ cơ thể; và (3) Chiều cao, cân nặng của trẻ.

Độ tuổi: Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên đã có thể dùng thuốc hạ sốt. Nhưng đối với trẻ bị hen suyễn; cha mẹ phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt.

Nhiệt độ cơ thể: quyết định có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt hay không:

– Trẻ sốt dưới 38,5 độ C: Lúc này trẻ chỉ mới sốt nhẹ. Cha mẹ cần cho bé uống nhiều nước; chất điện giải hoặc Oresol để trẻ không bị mất nước. Lau mình bằng khăn ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể của bé từ 1-2 độ) và cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, có thể cởi hết đồ bé. Vẫn chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay lúc này. Tuy nhiên, với những trẻ có tiền căn sốt co giật cha mẹ có thể cho bé uống hạ sốt sớm khi nhiệt độ từ 38 độ C.

– Trẻ sốt trên 38,5 độ C: Bên cạnh việc chăm sóc bé như ở trên; đây là lúc trẻ sơ sinh cần được uống thuốc để hạ cơn sốt. Cha mẹ có thể cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen. Paracetamol là thuốc đầu tay ưu tiên được sử dụng khi trẻ bị sốt vì tính thông dụng và an toàn cho trẻ.

Trẻ sốt trên 39 độ C: Đây được xem là sốt cao đối với trẻ sơ sinh. Nếu trẻ bị sốt cao có thể dẫn đến sốt co giật, nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ điều trị ngay.

khi nào dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

Tóm lại, khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi; nếu nhiệt độ cơ thể của bé trên 38 độ C; cha mẹ đưa bé thăm khám bác sĩ ngay.
  • Trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: cha mẹ không cho uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của bé dưới 38,5 độ C. Ngoại trừ các trường hợp trẻ có tiền căn sốt co giật trước đó.
  • Nếu trẻ sơ sinh (từ 3 tháng đến 3 tuổi) bị sốt đau nhức và quấy khóc; và nhiệt độ của trẻ trên 38,5 độ C; cha mẹ có thể cho trẻ uống hạ sốt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì và cách chữa trị?

2. Các loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện nay trên thị trường có 2 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh phổ biến. Loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng nhất là Paracetamol (hay gọi là Acetaminophen) và Ibuprofen.

Paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên hơn vì:

  • An toàn, có thể dùng cho nhiều đối tượng; sử dụng đúng cách ít tác dụng phụ và dễ sử dụng.
  • Ibuprofen không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hay trẻ bị rối loạn đông máu. Nếu dùng Ibuprofen trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Để an toàn tuyệt đối cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Ibuprofen cho con mình.

Cha mẹ tuyệt đối không dùng aspirin để giảm đau, hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3. Nên cho trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt như thế nào? 

Cha mẹ lưu ý chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh lúc trẻ sốt 38,5 độ C trở lên

Liều dùng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn là 10-15mg/kg/lần; tối đa không quá 60mg/kg/ngày.

Thời gian cách giữa 2 lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là từ 6-8 giờ; trẻ lớn hơn là từ 4-6 giờ.

Nếu trẻ sốt quá cao thì có thể dùng thuốc hạ sốt nhét vào hậu môn. Lưu ý là đưa thuốc nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương hậu môn bé. 

TOP 6 loại thuốc hạ sốt với hoạt chất paracetamol có sẵn tại nhà thuốc

1. Thuốc dùng hạ sốt cho trẻ: Hapacol 150 Flu

Thuốc hạ sốt Hapacol

Về thương hiệu Hapacol

Dược Hậu Giang là một công ty sản xuất và kinh doanh thuốc không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Với công nghệ sản xuất dược phẩm đạt chuẩn Japan – GMP, Dược Hậu Giang luôn mang đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người Việt. Trong đó, nhãn hàng Hapacol đã trở nên phổ biến hơn 15 năm qua với sứ mạng cung cấp giải pháp giảm đau hạ sốt thành phần chính từ paracetamol.

Thành phần và dạng bào chế

Đây là một dạng thuốc bột sủi bọt với nhãn dành cho trẻ em trong điều trị triệu chứng. Ngoài thành phần chính là paracetamol 150mg, Hapacol 150 Flu còn chứa lượng nhỏ (1mg) chlorpheniramine maleate – thành phần này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của sốt, sổ mũi, nhức đầu. Do đó, thuốc Hapacol 150 Flu thường được chỉ định trong các trường hợp cảm sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng thời tiết…

Giá tiền

Hapacol 150 Flu được đóng gói theo hộp 24 gói, mỗi gói 1,5g có giá 36.000 đồng/1 hộp.

Ưu điểm và nhược điểm của Hapacol 150 Flu

Ưu điểm

  • Thuốc dạng bột, có vị ngọt bào chế dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Với thành phần paracetamol kết hợp sẽ giúp hạ sốt nhanh và giảm các triệu chứng khó chịu kèm theo khác.
  • Dạng thuốc bột có thể giúp bé hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa tốt hơn dạng viên.

Nhược điểm

Thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng, mẹ cần chú ý nhé!

Tại sao mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em Hapacol 150 Flu?

Nhãn hàng Hapacol được xem như một giải pháp giảm đau hạ sốt “quốc dân”. Do đó, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn mua dòng hàng này để bổ sung cho tủ thuốc nhà mình. Đặc biệt với sản phẩm dành cho trẻ em, Hapacol 150 Flu luôn có sẵn tại nhà thuốc là một sự lựa chọn phù hợp cho các mẹ có con từ trên 1 tuổi.

Mẹ hòa tan thuốc Hapacol 150 vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt. Cách mỗi 6 giờ, bạn cho trẻ uống một lần, không quá 5 lần/ngày. Liều uống: trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần. Bạn cũng có thể cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

[inline_article id=189657]

2. Thuốc giảm đau hạ sốt Efferalgan 80mg cho trẻ sơ sinh

Thuốc Efferalgan
Hình ảnh thuốc giảm đau hạ sốt Efferalgan 80mg cho trẻ sơ sinh

Về thương hiệu Bristol-myers Squibb

Bristol-myers Squibb là một trong các công ty dược phẩm và sinh dược phẩm hàng đầu thế giới được thành lập tại Hoa Kỳ. Đây là một trong các hãng dược phẩm được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về hiệu quả, tác dụng và tính an toàn cho sức khỏe người dùng. Trong đó, Efferalgan được xem là cái tên làm nên “thương hiệu” cho hãng dược phẩm này.

Thành phần

Trong 1 gói bột thuốc Efferalgan khối lượng 1,52g chỉ chứa hoạt chất là paracetamol (80mg) và phần còn lại là tá dược. Do đó, thuốc dạng bột sủi Efferalgan này thích hợp cho trẻ nhỏ có cân nặng từ 6-12kg. Ngoài dạng thuốc bột sủi, Efferalgan 80mg còn được đóng gói dưới dạng viên đạn đặt hậu môn – cũng là một dạng bào chế phù hợp để dùng cho trẻ em.

Giá tiền

Thuốc bột sủi ha sốt Efferalgan 80mg cho trẻ sơ sinh hiện có giá 2.300 đồng/1 gói và được đóng hộp gồm 12 gói/1 hộp có giá là 27.000 đồng/1 hộp.

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc giảm đau hạ sốt dạng bột sủi Efferalgan 80mg cho trẻ sơ sinh

Ưu điểm

  • Thuốc phù hợp cho cả trẻ từ dưới 1 đến 7 tuổi.
  • Với dạng bột sủi, Efferalgan sẽ cho tác dụng hạ sốt và giảm đau rất nhanh, mẹ có thể dùng trong nhiều trường hợp bé sốt cao mà chưa thể đến bệnh viện.
  • Thuốc có thể dễ dàng tại mua tại các nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc.

Nhược điểm

Efferalgan chỉ được dùng cho bé có cân nặng từ 6kg trở lên.

Tại sao mẹ nên dùng thuốc bột sủi Efferalgan 80mg để giảm đau hạ sốt cho con trẻ sơ sinh?

Thuốc bột sủi Efferalgan 80mg chỉ có thành phần paracetamol – hoạt chất được dùng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Đồng thời, với dạng bào chế là thuốc bột sủi rất an toàn và tiện lợi khi dùng cho các bé nhỏ. Mẹ hoàn toàn có thể pha bột thuốc với các loại đồ uống của trẻ như nước, sữa, nước ép trái cây. Mẹ chỉ cần hòa thuốc tan hoàn toàn là có thể cho bé dùng được.

3. Siro Infants’ Tylenol Pain & Fever

Siro Tylenol

Về thương hiệu Tylenol

Tylenol chính là cái tên đã gây nên “cơn sốt” cho đại dịch Covid-19 năm 2021, được mệnh danh như “thần dược” chữa Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng đã chia sẻ rằng đây là một thương hiệu về thuốc giảm đau hạ sốt với thành phần chính là acetaminophen (paracetamol) và chắc hẳn rằng nó không thể trị khỏi Covid-19. Nhưng để đẩy lùi triệu chứng sốt, đau nhức thì Tylenol là ứng cử viên sáng giá.

Thành phần và dạng bào chế

Siro là một dạng bào chế quen thuộc dành cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em. Chính vì thế mà Tylenol đã sản xuất thuốc dạng siro có thêm vị ngọt, hương cherry dành cho các bé với thành phần hoạt chất chính là 160 mg acetaminophen (paracetamol) cho mỗi liều 5mL. Đây được đánh giá là chế phẩm phù hợp cho trẻ từ 2-11 tuổi.

Giá tiền

Hiện nay, Siro Infants’ Tylenol Pain & Fever 60ml có giá là 295.000 đồng/1 lọ.

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc siro giảm đau hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh của Tylenol

Ưu điểm

  • Siro có mùi hoa anh đào và vị ngọt, thơm ngon dễ uống với các bé.
  • Thành phần chỉ chứa acetaminophen (paracetamol) cùng một số hoạt chất giảm đau hạ sốt thiên nhiên khác, an toàn và cho tác dụng hạ sốt hiệu quả ở trẻ nhỏ.
  • Ngoài hạ sốt, thuốc còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả.
  • Đóng gói kèm cốc phân liều riêng cho mỗi lọ thuốc để đảm bảo thuốc được dùng đúng liều lượng cho trẻ.

Nhược điểm

Một số người dùng vẫn gặp khó khăn trong việc phân liều cho trẻ theo cân nặng và độ tuổi. Ngoài ra, đây là dòng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh có giá thành đắt.

Tại sao mẹ nên lựa chọn thuốc siro giảm đau hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh của Tylenol?

Siro Infants’ Tylenol Pain & Fever đã được nhiều cha mẹ tin dùng cho con trẻ trong nhiều thập kỷ qua. Tylenol là một trong các thương hiệu được chuyên gia y tế và bác sĩ nhi khoa trên toàn thế giới khuyên dùng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn thế nữa, với mùi thơm và vị ngọt dễ uống, siro thuốc của Tylenol được hầu hết các bé yêu thích.

[inline_article id=69794]

4. Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Falgankid 160mg/10ml

Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Falgankid 160mg/10ml

Về thương hiệu Falgankid

Falgankid là một sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội. Đây là công ty dược phẩm Việt Nam luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm đem tới những sản phẩm thuốc chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Thành phần và dạng bào chế

Dung dịch uống Falgankid 160/10ml với chỉ định dùng hạ sốt cho trẻ em (kể cả trẻ dưới 3 tháng tuổi) được sản xuất với thành phần hoạt chất chính là paracetamol.

Giá tiền

Dung dịch thuốc uống Falgankid 160/10ml có giá 3.900 đồng/1 ống hoặc 85.000 đồng/1 hộp/12 ống.

Ưu điểm và nhược điểm của dung dịch uống Falgankid 160/10ml dành cho bé

Ưu điểm

  • An toàn và dễ dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Thiết kế ống nhựa khá an toàn cho trẻ khi sử dụng.
  • Thuốc dạng dung dịch uống, có thể dùng trực tiếp không cần pha chế.

Nhược điểm

  • Dạng dung dịch thuốc dễ bị hư, cần được bảo quản cẩn thận.
  • Lạm dụng thuốc trong một thời gian dài gây độc tính cho thận.

Vì sao nên sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Falgankid 160mg/10ml

Thuốc Falgankid 160mg/10ml chứa thành phần Paracetamol nhờ đó làm giảm thân nhiệt, giảm đau của người bị sốt. Đối với trẻ bị có nhiệt độ bìn thường thuốc sẽ không có tác dụng. Thế nên Falgankid 160mg/10ml vô cùng an toàn với tất cả trẻ nhỏ.

5. Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Doliprane 2.4%

Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Doliprane 2.4%
Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Doliprane 2.4%

Về thương hiệu Doliprane

Siro giảm đau hạ sốt Doliprane 2,4% là một trong sản phẩm giảm đau hạ sốt dành cho trẻ em thuộc thương hiệu Doliprane – một trong các thương hiệu dược phẩm của Pháp có danh tiếng toàn cầu.

Thành phần và dạng bào chế

Thuốc giảm đau hạ sốt dành cho trẻ em Doliprane 2,4% với 2 thành phần chính là paracetamol và nước cùng với một số tá dược tạo mùi vị và độ sánh khác. Trong đó, thành phần siro được bào chế đảm bảo không chứa chất bảo quản và phẩm màu, an toàn cho trẻ em.

Giá tiền

Hiện nay, giá của một lọ siro Doliprane 2,4% ở vào khoảng 180.000 đồng/chai.

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc siro giảm đau hạ sốt dành cho bé Doliprane 2,4%

Ưu điểm

  • Sản phẩm siro uống đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn dành cho sức khỏe trẻ em của EU.
  • Thiết kế bao gồm lọ đựng siro đi kèm với 1 ống xi lanh lấy thuốc theo đúng cân nặng của con giúp mẹ dễ dàng cho bé uống thuốc đúng liều lượng.
  • Hạ sốt hiệu quả và bổ sung vitamin giúp tăng sức đề kháng cho bé.
  • Phù hợp cho trẻ có cân nặng từ 3-12kg (trẻ sơ sinh cũng có thể dùng được).

Nhược điểm

Uống thuốc bằng xi lanh dễ làm bé bị sặc nếu mẹ không cẩn thận.

Tại sao mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Doliprane 2.4%?

Nhờ có thành phần paracetamol nên giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng, đẩy nhanh thời gian hạ thân nhiệt của trẻ so với các loại thuốc hạ sốt thông thường. Theo đánh giá, sản phẩm có thời gian hạ sốt khoảng 10-20 phút sau khi uống (thời gian cụ thể tùy theo cơ địa của từng bé). Trong khi các thuộc hạ sốt thông thường cần khoảng 30 phút sau khi uống.

Sản phẩm cũng đến từ thương hiệu uy tín trên thê giới nên mẹ có thể yên tâm về chất lượng của thuốc.

6. Thuốc hạ sốt nhét hậu môn Doliprane cho trẻ sơ sinh

thuốc nhét hậu môn
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn Doliprane cho trẻ sơ sinh

Về thương hiệu Doliprane

Như đã nói ở trên, Doliprane là một trong các thương hiệu dược phẩm của Pháp có danh tiếng toàn cầu. Thuốc được bào chế theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe trẻ em của Châu Âu; nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Thành phần và dạng bào chế

Bên cạnh siro, thuốc nhét hậu môn hạ sốt Doliprane cũng có thành phần chính là paracetamol. Thuốc được bào chế bằng cách phối hợp dược chất có khả năng tan chảy ở nhiệt độ cơ thể (37 độ C). Do đó, thuốc tan ra nhanh chóng khi đặt vào trực tràng và được giữ ở vị trí cần thiết; không bị đẩy ra bởi lực cản của cơ vòng hậu môn.

Giá tiền

Mỗi hộp có 10 viên thuốc đặt có giá 95.000 đồng. 

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc nhét hậu môn Doliprane

Ưu điểm

  • Thuốc nhét hậu môn hạ sốt Doliprane giúp tránh được sự tương tác với bộ máy tiêu hóa, điểm yếu mấu chốt ở trẻ ốm sốt. Dễ thấy nhất là khi dùng viên đạn hạ sốt, trẻ không bị nôn ói giống như các loại thuốc uống thông thường.
  • Ngoài ra, việc đặt thuốc cho trẻ cũng cực kỳ dễ dàng, không cần phải “vật vã” như khi ép trẻ uống thuốc.
  • Thuốc có nhiều loại tương ứng với cân nặng và độ tuổi phù hợp có các bé từ 3-24kg.

Nhược điểm

  • Cần phải cho thuốc đặt hậu môn vào tủ lạnh trước khi sử dụng.
  • Có thể gây ngứa vùng hậu môn, són phân. Nếu thao tác mạnh có thể gây trầy xướt tổn thương niêm mạc hậu môn.
  • Không sử dụng được khi trẻ bị tiêu chảy.

Tại sao mẹ nên lựa chọn thuốc nhét hậu môn Doliprane để hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

Với công dụng hạ sốt và giảm các triệu chứng của cảm cúm, viêm mũi dị ứng, sổ mũi, ngạt mũi nhanh chóng thêm vào đó là tính tiện lợi.  Thêm vào đó, nhiều trẻ nhỏ không thích uống thuốc hoặc sốt quá cao nên không thể uống thuốc. Thì thuốc nhét hậu môn Doliprane để hạ sốt cho trẻ sơ sinh chính là giải pháp. 

Trên đây là 6 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Mỗi loại thuốc sẽ có ưu nhược điểm cũng như giá thành khác nhau. Cha mẹ nên căn cứ vào nhu cầu, tình trạng bệnh của trẻ để chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ sơ sinh. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cách tập nói cho bé

Muốn biết bé nhà mình có các dấu hiệu sắp biết nói chưa, cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây và biết được mình cần làm những gì khi trẻ sắp biết nói.

1. Các mốc phát triển ngôn ngữ ban đầu của bé

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu bé sắp biết nói hay chưa; hãy cùng nhìn qua các cột mốc phát triển tiếng nói của bé như thế nào nhé!

  • Giai đoạn 3 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nhận biết được sự chuyển động của âm thanh, lắng nghe và hát theo lời bài hát. 
  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể nói bập bẹ nhiều âm thanh đơn giản khác nhau. Ví dụ như “ba-ba” hoặc “ma-ma”. Bé cũng phản ứng khi cha mẹ gọi tên mình. 
  • Giai đoạn 9 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói được những từ cơ bản tròn vành rõ chữ.
  • Giai đoạn từ 1218 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói thành thạo nhiều từ vựng.  

Để biết rõ hơn về các giai đoạn phát triển của tiếng nói bé, cha mẹ có thể tham khảo ở Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh.

2. Dấu hiệu bé sắp biết nói

Khi bé sắp biết nói, bé sẽ có các dấu hiệu sau:

2.1 Bé hiểu được lời nói của cha mẹ

Một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bé biết nói là bé hiểu những người xung quanh nói gì; và hiểu được ý nghĩa lời nói của bé. Để biết bé có hiểu những gì cha mẹ nói không; hãy thử đặt câu hỏi hoặc một lời đề nghị để xem bé có phản ứng hay không.

Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi bé “búp bê của con đâu rồi?” hoặc là “Đưa mẹ cây kẹo này được không?”. Nếu bé phản ứng, quơ tay chân; và cố gắng thực hiện theo ý mẹ; tức là bé hiểu và sẵn sàng tập nói. 

2.2 Trẻ bắt chước và phát ra âm thanh giống cha mẹ

Dấu hiệu bé sắp biết nói

Khi cha mẹ nói với trẻ điều gì đó, bé sẽ lặp lại những chữ cuối hoặc những chữ cha mẹ nhấn mạnh một cách bập bẹ. Đây chính là dấu hiệu bé bé sắp biết nói. Chính vì thế, hãy trò chuyện với bé nhiều hơn để con có thể bắt chước cha mẹ nhiều chữ nhất có thể. 

2.3 Trẻ cố gắng phát ra âm thanh và chỉ vào đồ vật bé muốn nhắc đến

Khi trẻ được 10 tháng tuổi, trẻ có thể phát ra những âm thanh đơn giản quen thuộc như “baba” và “mama”. Khi lớn tháng hơn một xíu, bé có thể hiểu ý nghĩa tên của một số đồ vật và muốn nói kèm chỉ những món ấy. Điều này đang báo hiệu rằng bé nhà mình sắp biết nói rồi đấy.

2.4 Dấu hiệu bé sắp biết nói: Bé lắng nghe cha mẹ nói

Khi trò chuyện, cha mẹ có thể thấy gương mặt của bé chăm chú lắng nghe. Điều đó có nghĩa bé hiểu những gì cha mẹ đang nói và đang cố gắng học hỏi từ vựng. Hãy trò chuyện thường xuyên với bé; bất cứ lúc nào, bất cứ đâu về bất cứ mọi thứ để con biết nói nhanh hơn.

[inline_article id=195308]

2.5 Trẻ biết đáp lại khi được vẫy tay chào

Trẻ bắt đầu làm theo các hướng dẫn đơn giản của cha mẹ như “vẫy tay chào” hoặc biết đáp lại bằng hành động khi được yêu cầu “thơm mẹ”. Đây là cột mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và là dấu hiệu bé sắp biết nói rõ ràng.

2.6 Dấu hiệu bé sắp biết nói: Trẻ trò chuyện với cha mẹ

Khi thấy bé bắt đầu một cuộc trò chuyện không ngừng nghỉ với cha mẹ, có thể hơi bập bẹ và khó hiểu. Nhưng đây là một tin vui đó là dấu hiệu bé nhà mình sắp biết nói rồi!

3. Làm gì khi bé có dấu hiệu sắp biết nói?

Cách giúp bé tập nói

Khi thấy bé đang có những dấu hiệu sắp biết nói như trên, nhiều cha mẹ sẽ hơi bỡ ngỡ không biết nên làm gì tiếp theo hoặc là làm thế nào để trẻ nhanh biết nói hơn. Đừng lo nhé, hãy để MarryBaby mách cha mẹ:

  • Trò chuyện với bé thật nhiều: Hãy nói, đọc, hát và tâm sự cùng bé trong những tháng đầu tiên này. Hãy nhiệt tình đáp lại những âm thanh bập bẹ và nụ cười của bé. Kể cho bé biết những gì bé đang nhìn hoặc đang làm. Đồng thời hãy gọi tên những đồ vật quen thuộc khi cha mẹ chạm vào hoặc mang chúng đến cho bé.
  • Dạy bé cách phát âm các từ đơn giản: Khi cha mẹ thấy bé nói từ nào đấy bập bẹ; hãy lặp lại âm thanh ấy chính xác và chờ bé lặp lại. Ngoài ra, hãy dạy bé về các thanh điệu, nhịp điệu. Khi bé đang nói chuyện, đừng ngắt ngang mà hãy để bé nói xong rồi mới sửa.
  • Cho bé thời gian để nghỉ ngơi: Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng muốn nói chuyện. Hãy để bé nghỉ ngơi, đọc sách hoặc mở video lên cho bé xem để học nói. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Trên đây là 6 dấu hiệu bé sắp biết nói. Không biết bé nhà mình đã có được bao nhiêu dấu hiệu rồi cha mẹ nhỉ? Nếu có, cha mẹ hãy trò chuyện, dạy bé nói và cho bé nhiều thời gian nghỉ ngơi nhé. Chúc cha mẹ thành công.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách nhỏ mẹ 7 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon xuyên đêm không khóc

Nếu đã quá bế tắc với việc trẻ sơ sinh hay khóc đêm dù đã làm nhiều cách chăm sóc con theo hướng dẫn khoa học, cha mẹ có thể thử một số câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon cũng như một số mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe theo gợi ý sau đây:

[quotation title=””]

Những câu “thần chú” giúp trẻ ngủ ngon được gợi ý trong bài viết này được thuật lại theo kinh nghiệm dân gian. Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của chúng trong việc cải thiện giấc ngủ cho trẻ nhỏ.

[/quotation]

1. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian

Theo quan niệm dân gian, trẻ hay khóc đêm (khóc dạ đề) hoặc ngủ không ngon là do ma quỷ trêu đùa. Chính vì thế, đọc câu thần chú sẽ giúp ích cho trẻ trong việc ngủ ngon hơn. 

1.1. Câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm

Câu thần chú này được áp dụng khi con ngoan và chỉ có mẹ với con ở nhà. Mẹ bế trẻ sao cho đầu của trẻ vào hướng tường chỗ giường ngủ của bé, đồng thời giả vờ húc nhẹ đầu bé vào tường.

Mẹ vừa húc giả vờ vừa đọc câu sau theo nhịp: “Đâm cối cội chày, ngủ ngày cày đêm. Đâm thêm cối nữa ngủ đêm ta cày ngày”.

Câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm đơn giản và dễ thực hiện hơn nhiều so với cách trên, vì thế nhiều mẹ ưa chuộng áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ động tác đưa người bé húc vào tường chỉ là giả vờ, cần cẩn thận để tránh làm đau con mẹ nhé. 

1.2. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon: Phật mẫu Chuẩn đề thần chú

Theo kinh nghiệm được truyền miệng, trước khi đọc thần chú, mẹ cần chuẩn bị một bếp than. Đặt 1 cục than to bằng bao diêm lên và đốt cháy.  Sau đó mang than ra cửa, cho một nhúm muối vào than để tạo ra tiếng nổ tanh tách. Tiếp đó, mẹ hãy thắp nhang và đọc câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon như sau:

Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đảnh, lễ tất cu chi
Ngã kim xưng tán đại chuẩn đề
Duy nguyện từ bi thùy da hộ
Nam Mô tát đã nẫm
Tam miệu tam bồ đề
Cu chi nẫm tát diệt tha
Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

Sau khi thực hiện xong câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon; mẹ hơ bé qua than 7 lần cho bé trai và 9 lần cho bé gái. Cầm than đi vòng quanh trong nhà và tiếp tục đọc đoạn kinh với tâm nguyện muốn bé ngủ ngon không bị quấy nhiễu.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý từ Ban biên tập MarryBaby: Cách thực hiện này được thuật lại theo kinh nghiệm dân gian, không có cơ sở khoa học chứng minh về tính hiệu quả. Hơn nữa, việc sử dụng than nhỏ trong không gian có trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro về tính an toàn. Mẹ nên cân nhắc thật kỹ và cẩn thận khi áp dụng.

[/key-takeaways]

câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách đốt vía cho trẻ sơ sinh đơn giản để bé luôn bình an

2. Những câu “thần chú” giúp trẻ ngủ ngon theo tâm lý của trẻ

câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon
Những câu nói mang tính vỗ về, xoa dịu tâm lý sẽ gíúp trẻ ngủ ngon hơn.

Đối với một số trẻ lớn hơn đã có thể hiểu cha mẹ nói gì. Những câu nói mang tính vỗ về, xoa dịu tâm lý sẽ giúp con cảm thấy an tâm để có giấc ngủ ngon hơn. Ví dụ:

  • “10 phút nữa cha/ mẹ sẽ sang kiểm tra xem con đã ngủ chưa nhé!”: Câu này giúp trẻ cảm thấy an toàn vì trẻ biết một lát cha/mẹ sẽ quay lại với mình.
  • “Hôm nay cha/mẹ sẽ ngủ cùng ngon nhé!”: Trẻ sẽ an tâm vì có người bên cạnh.
  • “Nếu con không đi ngủ đúng giờ, ngày mai con sẽ không thể dậy kịp để đi sở thú/ khu vui chơi… đâu đấy”: Đôi khi trẻ không chịu ngủ là do còn ham chơi, nghịch ngợm. Câu nói này có thể giúp trẻ ý thức được sự việc và tự giác ngủ đúng giờ. 
  • “Nếu con chịu ngủ ngoan, con sẽ được ba/ mẹ tặng quà”: Hãy lấy phần thưởng để làm động lực cho bé cưng ngủ ngon.
  • “Cha/mẹ biết con có thể tự mình ngủ thật ngoan và cha/mẹ vẫn ở ngay bên cạnh con.”: Không chỉ là câu “thần chú”, đây còn là lời khích lệ và khen ngợi đúng lúc cho trẻ vui và ngủ ngon.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ theo từng tháng tuổi?

3. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon có hiệu quả không?

Hiệu quả
Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon có thực sự hiệu quả?

Như đã đề cập, các câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian chỉ là mẹo được truyền miệng qua nhiều thế hệ; không có cơ sở khoa học để chứng minh chúng có hiệu quả hay không.

Vì vậy, trước khi áp dụng các câu thần chú tâm linh giúp trẻ ngủ ngon này mẹ nên cân nhắc kỹ càng. Nếu trẻ sau 6 tháng không ngủ ngon mỗi đêm kèm với nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường khác, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp. 

Nếu bé không mắc các bệnh lý, mẹ có thể áp dụng những câu nói vỗ về tâm lý trẻ để dỗ trẻ vào giấc ngủ. Mẹ cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ ngủ ngon mỗi đêm.

[inline_article id=32613]

4. Một số mẹo chữa trẻ sơ sinh hay khóc đêm 

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm, không ngủ ngon giấc có thể do nhiều nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý. Mẹ hãy thử làm thêm những mẹo sau đây để cải thiện giấc ngủ cho con.

4.1 Đặt giường hợp phong thủy

Trong phong thủy, việc kê giường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo một giấc ngủ ngon ở cả người lớn và trẻ em. Theo đó, nôi/ giường của bé nên đặt theo đường chéo so với cửa chính; Không nên đặt sát tường, tránh đường năng lượng tích tụ xung quanh ảnh hưởng tới bé. 

Ngoài ra, giường ngủ của bé cũng cần tránh chỗ cửa sổ, hạn chế ánh sáng làm ảnh hưởng giấc ngủ. Từ đó, giúp bé thư giãn, thoải mái và có giấc ngủ sâu hơn, không còn quấy khóc.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả

4.2 Chú ý hướng gió trong phòng

Bên cạnh những câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon, hướng đặt giường thì hướng gió trong phòng cũng ảnh hưởng đến việc trẻ ngủ ngon hay không. Gió từ quạt hay máy lạnh không nên hướng thẳng vào bé vì sẽ khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

>> Mẹ xem thêm: 20 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

4.3. Khuyến khích bé kể lại câu chuyện trong ngày

Nếu bé thích nói chuyện, bạn hãy khuyến khích con kể lại những câu chuyện đã xảy ra trong ngày trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp trẻ bình ổn cảm xúc để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thực hiện kiểu kể chuyện tuyến tính (đầu tiên điều này đã xảy ra, sau đó bạn làm điều kia, tiếp đến bạn cảm thấy rằng…) có thể có lợi cho não bộ đang phát triển của trẻ.

4.4. Một số mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không ọ ọe vào ban đêm khác

Ngoài những câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon, cha mẹ có thể:

  • Xây dựng thói quen đi ngủ nhất quán cho bé.
  • Đọc truyện cổ tích cho bé nghe trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế tối đa tiếng ồn, ánh sáng ở khu vực bé ngủ.
  • Cho bé nghe tiếng ồn trắng hoặc các bản nhạc dịu nhẹ không lời.
  • Ôm, dỗ dành và hát ru để bé yêu cảm thấy an tâm, có thể vào giấc dễ dàng hơn.
  • Không gian ngủ cho bé nên thoáng mát, sạch sẽ, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí.
  • Cho trẻ sử dụng một số thực phẩm giúp trẻ ngủ ngon như trà hạt sen, trà gừng, trà hoa oải hương, trà chuối,…
  • Cho trẻ ngậm núm vú giả hoặc ôm gấu bông để bé cảm thấy an toàn. 
  • Cho trẻ bú sữa (với bé dưới 6 tháng tuổi); ăn dặm no (bé trên 6 tháng) trước khi đi ngủ.

>> Mẹ xem thêm: Siro giúp bé ngủ ngon là gì? Review 10 loại siro cho bé được mẹ tin dùng

Hy vọng bài viết với những thông tin gợi ý về câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian và theo góc nhìn khoa học sẽ hữu ích cho bạn trong việc tìm cách cải thiện giấc ngủ cho bé. 

Nhiều mẹ trên diễn đàn MarryBaby của chúng tôi có khá nhiều thắc mắc xoay quanh áp dụng câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm có hiệu quả không để áp dụng cho con. Nếu mẹ đã thực hiện thành công phương pháp này, hãy chia sẻ thêm với chúng tôi tại đây để các mẹ cùng nhau học hỏi những kinh nghiệm nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh

Chính vì thế, hôm nay MarryBaby sẽ giúp các cha mẹ trả lời câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói đồng thời đưa ra mẹ giúp bé tập nói nhanh.

1. Trẻ mấy tháng bắt đầu tập nói? Các mốc tập nói của trẻ

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) thì trẻ 18 tuần thai kỳ đã có thể nghe được âm thanh từ trong bụng mẹ. Ví dụ như âm thanh của nhịp tim, hơi thở,… Mãi đến khi bé bắt đầu chào đời và được 3 – 4 tháng tuổi thì đây là lúc quá trình bé tập nói mới thực sự diễn ra. Quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng 3 năm đầu đời.

1.1 Giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi

Trẻ từ 0 – 3 tháng

Trong giai đoạn này, bé đã nghe được những âm thanh của mẹ khi được dỗ dành, hát ru, nói chuyện với bé,..Về khả năng đáp lại thì bé chỉ mới bắt đầu phát ra những âm thanh đơn lẻ đầu tiên như ahhh, ơ ơ.

Trẻ từ 3 – 6 tháng

Sau khi bé đã biết cách phát âm những từ đơn lẻ thì tiếp theo con sẽ muốn nói nhiều hơn. Vào những tháng này, bé sẽ bắt đầu nói được “bah-bah”; “mah-mah” hoặc “dee-dee-dah”. Mặc dù bé chưa hiểu những âm thanh con nói ra là gì; nhưng đó là cách con phản xạ và thể hiện cảm xúc lại với cha mẹ mỗi khi con nghe thấy âm thanh.

Trẻ từ 6 – 12 tháng

Bé từ 9 tháng tuổi trở đi, con đã có thể hiểu một vài từ cơ bản như “không” và “tạm biệt”. Bé cũng có thể bắt đầu sử dụng nhiều loại phụ âm và dấu câu khi nói chuyện với cha mẹ.

Chú ý: Nếu bé 7 tháng vẫn không phát ra âm thanh được, cha mẹ hãy đưa bé đến khám bác sĩ.

Trẻ mấy tháng biết nói
Trẻ mấy tháng biết nói? Trẻ từ 12 tháng đã biết nói chưa

1.2 Trẻ từ 12 – 24 tháng ở tuổi mới tập đi

Trẻ 12 tháng

Trẻ bắt đầu nói những từ có nghĩa. Trẻ có khả năng bắt chước một vài từ trong cụm từ mà cha mẹ nói ra.

Trẻ 14 tháng

Trẻ thay đổi ngữ điệu nhiều hơn và sử dụng thêm cử chỉ tay để bày tỏ lời nói được rõ ràng hơn.

Trẻ 16 tháng

Sự phát triển về ngôn ngữ của bé dần được cải thiện khi trong giai đoạn này trẻ đã gọi được “mẹ ơi – ba ơi”. Thú vị hơn nữa là khi cha mẹ đặt câu hỏi cho con và con phản hồi lại bằng cách lắc đầu (không) hoặc gật đầu (có).

Trẻ 18 tháng

Trẻ mấy tháng tuổi sẽ biết nói được nhiều từ hơn? Câu trả lời là trẻ từ 18 tháng tuổi bé sẽ nói được ít nhất là 10 – 20 từ. Đây là giai đoạn bé bắt đầu gia tăng vốn từ vựng nhanh chóng. Tận dụng giai đoạn này cha mẹ nên dành thêm thời gian để nói chuyện, đọc sách cùng con nhé.

Vì bé sẽ cố gắng bắt chước và lặp lại những từ mà con nghe được từ cha mẹ và người lớn xung quanh.

1.3 Trẻ mầm non từ 24 – 48 tháng

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nói?
Trẻ mấy tháng biết nói thành câu ngắn đơn giản?  

Trẻ từ 18 – 24 tháng

Bây giờ bé đã hiểu mình đang nói gì. Bé đã có thể hiểu và thực hiện theo yêu cầu ngắn của người lớn nói; ví dụ như “Há miệng ra nào con”. Bé cũng bắt đầu nói được các cụm từ gồm 2 từ trở lên cho các mục đích mới hơn. Đặc biệt nữa là bé cũng hiểu thêm nhiều nghĩa của cùng một từ; ví dụ như “bò”, vừa có nghĩa là con bò, vừa có nghĩa là hành động bò.

Trẻ 36 tháng 

Bé có thể giao tiếp cơ bản với vốn từ 200 – 300 từ, và mở rộng cụm từ từ 3 – 6 từ. Trẻ bắt đầu biết nói những cụm từ dài hơn. Bé có thể nói và giải thích nghĩa của các từ “buồn”, “hạnh phúc”…

Trẻ 48 tháng

Trẻ thường sử dụng các từ như “tại sao”, “cái gì” và “ai”. Trẻ còn có thể kể lại những gì đã xảy ra trong nhà hoặc khi cha mẹ ra khỏi nhà.

[key-takeaways title=”Trẻ mấy tháng biết nói”]

Trẻ có thể nói được khi con được 12 tháng tuổi. Từ những tháng tiếp theo, con sẽ nói thêm nhiều từ mới và câu dài hơn.

[/key-takeaways]

Xem thêm Video Dấu hiệu sớm cảnh báo chậm nói ở trẻ:

2. Nguyên tắc cơ bản khi dạy trẻ tập nói

  • Hát cho bé nghe: Cho trẻ nghe các bài hát có nhịp và có các cặp từ lặp lại nhiều lần.
  • Chỉ và dạy tên các món đồ vật cho trẻ: Chỉ vào đồ vật và gọi tên chúng – đặc biệt là những thứ mà bé tỏ ra thích thú.
  • Tận dụng những thứ trẻ thích: Nói mọi điều về những thứ mà bé nhìn hoặc muốn lấy. Bé sẽ dễ ghi nhớ tên đồ vật đấy hơn.
  • Gây chú ý với bé bằng giọng nói: Hãy mỉm cười, nhìn vào mắt của trẻ và tăng âm thanh giọng nói dần. Điều này giúp bé làm quen với tiếng và ngôn ngữ của mẹ.
  • Cố gắng nói với bé nhiều nhất có thể: Hãy nói chuyện với bé kể từ lúc mới sinh. Để nói chuyện với bé, khi thay quần áo, cho bé ăn, tắm rửa, hãy mô tả những gì mẹ đang làm cho bé nghe.
  • Khuyến khích bé trả lời: Khi bé phát ra âm thanh, mẹ hãy thể hiện sự phấn khích trên khuôn mặt và giọng nói của mình. Đừng quên đáp lại trẻ và để trẻ trả lời mẹ. Hãy duy trì “cuộc trò chuyện” qua lại giữa cả hai càng lâu càng tốt.

3. Cách dạy trẻ tập nói theo độ tuổi

Như phần “Trẻ mấy tháng biết nói” đã nói ở trên, trẻ có nhiều cột mốc phát triển giọng nói khác nhau theo từng độ tuổi. Vì vậy, tùy bé ở mấy tháng tuổi sẽ có bấy nhiêu cách tập cho  trẻ biết nói khác nhau:

3.1 Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Cách tập nói cho bé
Trẻ mấy tháng biết nói? Các tập nói cho bé từ 0 – 6 tháng bằng việc hát cho bé được không?
  • Ôm và tâm sự, đùa giỡn với bé để bé làm quen với ngôn ngữ.
  • Hát cho bé nghe: Điều này giúp bé nắm bắt được nhịp điệu của ngôn ngữ.
  • Lặp lại những âm thanh mà bé phát ra: Điều này dạy bé bài học về cách lắng nghe và khuyến khích bé trả lời lại.
  • Giữ em bé ở khoảng cách gần và nhìn vào mặt bé khi nói chuyện. Bé thích nhìn khuôn mặt và sẽ hứng thú hơn trong việc đáp lại lời nói của bạn.

3.2 Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

  • Nói chuyện với hình nộm: Một số đồ chơi của trẻ như búp bê, gấu bông là công cụ giúp trẻ tập nói chuyện.
  • Chơi các trò chơi: Một số trò chơi như “peek-a-boo” và “trò chơi ú òa” sẽ giúp dạy bé các kỹ năng quan trọng như quay đầu, chú ý và lắng nghe.
  • Đặt tên và chỉ cho bé những đồ vật đó, ví dụ: “Con mèo kìa con”. Điều này sẽ giúp bé học và nhớ từ vựng dễ dàng hơn.
  • Xem sách cùng bé: Không cần phải đọc các từ trong sách, mẹ chỉ cần nói về những gì mẹ thấy trong sách.

>> Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

3.3 Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi

  • Chỉnh phát âm: Khi trẻ nói một từ nhưng bị sai, hãy lại nói từ đó đúng cách.
  • Cho trẻ nghe nhạc hoặc sách có âm thanh để bé phát triển kỹ năng nói.
  • Tăng vốn từ vựng của trẻ bằng cách cho trẻ lựa chọn, chẳng hạn như “Con muốn ăn táo hay chuối?”.
  • Thưởng thức những bài vui nhộn, phù hợp với độ tuổi của các bé, đặc biệt là những bài có hành động như “Pat-a-cake”, “Row, row, row your Boat” và “Wind the bobbin up”. Thực hiện các hành động minh họa giúp bé nhớ từ tốt hơn.

>> 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

3.4 Trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi

Cách tập nói cho bé
Trẻ mấy tháng biết nói? Cách phát triển nghe nói của bé từ 18 – 24 tháng
  • Lặp lại các câu ngắn, ví dụ: “Giày của con để đâu?” để giúp con bé nhớ từ.
  • Sử dụng các câu đề nghị ngắn, đơn giản và lặp lại vài lần. Nếu bé chưa làm theo thì hướng dẫn bé.
  • Hỏi vị trí của đồ vật, bộ phận cơ thể và yêu câu bé chỉ vào vị trí của các món đó.
  • Giới hạn thời gian xem TV hàng ngày của trẻ dưới 24 tháng không quá 30 phút. Thay vào đó cho bé chơi và nghe truyện.

3.4 Trẻ từ 24 – 36 tháng

  • Giúp trẻ nói một câu dài hơn từ những từ hoặc câu ngắn.
  • Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách gọi tên của chúng ở đầu câu.
  • Không nên mở TV, radio quá to: Tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bé.
  • Dạy con về những từ cùng trường từ vựng – ví dụ, cho trẻ xem một quả bóng, gấu bông rồi nói từ “đồ chơi”.
  • Bắt đầu dạy trẻ những từ tượng thanh. Ví dụ mẹ cho bé xem hình con mèo và nói “meo meo”, chiếc kèn xe thì nói “tin tin”.
  • Trò chuyện với bé khi đang dọn dẹp: Trẻ em ở tuổi này hay tò mò nên muốn giúp đỡ cha mẹ.Hãy tận dụng cơ hội này để giao tiếp với bé.

[inline_article id=240441]

4. Khi nghi ngờ trẻ chậm nói cha mẹ phải làm sao?

Trẻ mấy tháng được xem là chậm biết nói? Cách khắc phục trẻ chậm biết nói
Trẻ mấy tháng được xem là chậm biết nói? Cách khắc phục trẻ chậm biết nói

Sau khi mẹ đã biết “trẻ mấy tháng nói” thì nếu bé có các dấu hiệu khác thường như: trẻ trên 1 tuổi nhưng chỉ nói được bập bẹ vài từ; trẻ 2-3 tuổi chỉ nói được những âm đơn lẻ thì có thể bé đang bị chậm nói.

Để khắc phục tình trạng bé chậm nói, cha mẹ cần:

  • Cho bé đi kiểm tra thính lực: Thính lực ảnh hướng đến tốc độ phát triển của việc nói. Do trẻ không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không thể bắt chước và rèn luyện, từ đó gây phản ứng chậm khi nói. Vì vậy hãy đưa trẻ đi khám thính lực để khắc phục kịp thời.
  • Cho bé gặp bác sĩ chuyên khoa về ngôn ngữ: Các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các chứng rối loạn về giọng nói, ngôn ngữ hoặc khắc phục các nguyên nhân gây chậm nói. Bác sĩ cũng đưa ra các mẹo và trò chơi cho cha mẹ để cải thiện các vấn đề về giọng nói và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. 
  • Không nên bắt ép trẻ nói: Trẻ đã mấy tháng tuổi mà vẫn chưa biết nói, nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý. Nếu các mẹ nhận thấy trẻ chậm nói thì đừng vội nóng giận hay la mắng. Điều này khiến bé lo sợ và không muốn giao tiếp nữa.

Qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã biết trẻ mấy tháng biết nói và cách tập nói cho bé theo từng tháng tuổi. 

[key-takeaways title=”Cùng chủ đề trẻ mấy tháng biết nói:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân chuẩn vị Nhật Bản

Loại nước này có tác dụng giúp bé tăng cân hiệu quả. Nước Dashi cho bé ăn dặm cũng khá dễ làm nếu dựa theo những cách dưới đây. Nhưng trước khi tìm hiểu cách nấu nước dashi cho bé tăng cân, chắc hẳn nhiều mẹ vẫn chưa biết nước dashi là gì. Vậy thì hãy để MarryBaby giải thích nhé!

1. Nước dashi cho bé ăn dặm là gì?

Nước Dashi (だし, 出汁) hay Dashijiru (出し汁) là một món súp truyền thống của Nhật Bản. Nước Dashi được ninh từ nhiều nguyên liệu khác nhau bao gồm các loại cá khô bào, rau củ, tảo bẹ, thảo mộc và gia vị trong vài giờ. 

Do có thành phần tự nhiên, tốt cho sức khỏe nên nước Dashi được sử dụng phổ biến cho các món súp, salad, nước mì, nước lẩu… của người Nhật. Nấu nước Dashi đúng cách có thể giúp bé ăn dặm tăng cân hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe của bé ăn dặm. 

Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng Marrybaby khám phá cách nấu nước dashi cho bé tăng cân ngay thôi nào.

>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?

2. Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân

2.1 Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân từ cá bào khô và tảo bẹ khô Kombu

cách nấu nước dashi cho bé tăng cân

Nguyên liệu nấu nước dashi từ cá bào khô và tảo bẹ khô Kombu:

  • 2 miếng tảo bẹ khô kombu.
  • Khoảng 1/2 chén cá ngừ bào khô.
  • 500 ml nước.
  • 100g nấm đông cô khô

Cách làm nước dashi cho bé:

  • Dùng khăn ẩm sạch lau khô bề mặt các miếng tảo bẹ, nấm đông cô.
  • Ngâm tảo bẹ, nấm đông cô với nước ít nhất 30 phút hoặc tối đa 2 giờ để hương vị tảo bẹ thấm vào nước.
  • Đặt nồi nước ngâm tảo bẹ, nấm lên bếp và đun sôi 10 đến 20 phút. 
  • Sau đó giảm lửa, vớt tảo bẹ, nấm đông cô ra (vì để lâu nước sẽ bị đắng). Cho cá ngừ bào khô vào, đun thêm từ 3 đến 5 phút rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng, mẹ lọc lấy nước dashi bằng rây lọc hoặc khăn sạch. Để nước chảy tự nhiên không vắt, ấn sẽ làm đắng nước. Vậy là ta đã có thành phẩm. 

[inline_article id=169309]

2.2 Cách nấu nước dashi từ rau củ quả cho bé tăng cân

Cách nấu nước dashi từ rau củ quả có thể dùng được cho những bé ăn chay cần tăng cân.

Nguyên liệu nấu nước dashi từ rau củ quả:

  • 2 củ cà rốt.
  • 1 củ khoai lang.
  • 1 quả ngô ngọt.
  • 1 quả bí đỏ nhỏ.
  • 100gram hạt sen.

Cách nấu nước dashi rau củ cho bé ăn chay và ăn mặn:

  • Các loại rau củ quả rửa sạch, có thể ngâm nước muối, gọt vỏ.
  • Bắp, cà rốt, khoai lang thái khoanh tròn. Bí đỏ bỏ ruột, thái miếng vừa phải. Hạt sen tươi loại bỏ tâm sen, rửa sạch để ráo.
  • Bắc nồi nước lên bếp sao cho lượng nước ngập xâm xấp rau củ quả. Nước sôi thả ngô, bí đỏ, cà rốt, khoai lang vào nấu. Cuối cùng là hạt sen. Đậy nắp nấu chín mềm các nguyên liệu thì tắt bếp.
  • Sau khi nguyên liệu chín, cho qua rây lọc để lấy thịt. Dùng thìa tán mịn cho rau củ rớt xuống chén. Thêm vào ít nước Dashi cho hỗn hợp dễ lọc hơn. Phần này mẹ có thể cho bé ăn ngay. Sau đó mẹ chia nhỏ nước dashi vào các hũ đựng cắt trong tủ lạnh ngăn đông dùng dần.

2.3 Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân từ gói dashi hoặc bột dashi

gói dashi hoặc bột dashi

Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân này có thể phù hợp với các mẹ bận rộn vì không cần thao tác quá nhiều cũng như không mất thời gian chuẩn bị nguyên liệu.

Nguyên liệu nấu bột nước dashi:

  • 2 – 3 chén nước.
  • 1 gói dashi (tất cả nguyên liệu đều có trong 1 túi giống như túi trà) hoặc 1 thìa canh bột dashi.

Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân từ gói dashi hoặc bột dashi:

  • Mẹ chỉ cần đun sôi nước, sau đó cho gói dashi hoặc bột dashi vào pha là xong.
  • Riêng đối với gói dashi, mẹ cần vớt túi này ra sau khi hương vị các nguyên liệu đã ngấm vào nước (khá giống với pha trà từ túi trà). 

Sau khi đã có nước Dashi, mẹ có thể cho dùng như súp, hoặc đem đi nấu cháo, cơm nát cho bé để giúp bé có thêm chất dinh dưỡng và nhanh tăng cân. Nếu không dùng hết, mẹ có thể cho vào ngăn đá để bảo quản. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nên nắm rõ

3. Những loại rau củ quả kỵ nhau khi nấu nước dashi

Dựa vào cách nấu nước dashi cho bé tăng cân như trên mẹ có thể kết hợp nhiều loại rau củ khác nhau để làm đa dạng nước cho bé dùng. Nhưng biết cách nấu nước dashi thôi vẫn chưa đủ. Vì các rau củ có thể rau củ có thể kỵ nhau nên mẹ hãy lưu ý các cặp dưới đây để tránh:

  • Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: Khiến bé khó tiêu, đầy bụng hoặc dễ bị tiêu chảy.
  • Rau dền kỵ quả lê: Khiến bé nôn ói.
  • Củ cải kỵ táo, lê: Chất flavonoid trong 3 loại củ quả này khi nấu lên sẽ dễ chuyển hóa thành hợp chất tác động xấu đến tuyến giáp của bé.
  • Bí đỏ kỵ cải thìa: Làm giảm giá trị dinh dưỡng món ăn.
  • Cà rốt kỵ củ cải trắng: Enzyme trong cà rốt sẽ phá hủy vitamin C trong củ cải trắng nếu nấu chung.

Bên trên là 3 cách nấu nước dashi cho bé tăng cân bao gồm: nước dashi cho bé ăn dặm từ cá bào khô và tảo bẹ khô Kombu; từ rau củ quả và từ gói/bột Dashi. Tùy sở thích, khẩu vị của bé mà mẹ có thể lựa chọn để nấu cho bé nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Sữa cao năng lượng là gì? 5 loại sữa bác sĩ khuyên dùng giúp bé tăng cân nhanh chóng

Vậy sữa cao năng lượng là gì và dùng thế nào là tốt nhất cho bé? Hiểu được tâm lý đó, MarryBaby có gợi ý cho cha mẹ 5 loại sữa cao năng lượng giúp cải thiện tình trạng cân nặng và phát huy chiều cao, sức khỏe cho bé một cách toàn diện.

1. Sữa cao năng lượng là gì?

Sữa cao năng lượng là sữa cung cấp mức năng lượng cao hơn 100kcal/100ml; đây là mức năng lượng nhiều hơn rất nhiều so với các loại sữa công thức thông thường dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo đó, sữa thông thường chỉ cung cấp mức năng lượng khoảng 68kcal/100ml.

Lợi ích của sữa cao năng lượng đối với bé là gì? Sữa có khả năng giúp bé tăng cân tốt; vì thành phần của sữa được tăng thêm hàm lượng protein, chất béo để sữa đậm đặc hơn.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại sữa có năng lượng cao, các loại sữa này có xuất xứ trong nước hoặc ngoài nước như: Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore,.. 

Bên cạnh đó, để nhận biết sữa có năng lượng cao để giúp bé tăng cân hay không; cha mẹ chỉ cần đọc thông tin trên bao bì, hoặc nhãn dán. Cụ thể là sữa sẽ có năng lượng ≥ 100 Kcal/100ml. Mặt khác, các loại sữa chỉ dành cho bé suy dinh dưỡng, hoặc trẻ biếng ăn; thì đó chưa phải là sữa cao năng lượng.

2. Sữa cao năng lượng phù hợp cho bé nào?

Bé nào nên uống sữa cao năng lượng?

Do hàm lượng dinh dưỡng trong sữa là rất cao; nên sẽ chỉ nên phù hợp với các bé có các tình trang như sau:

  • Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hay suy dinh dưỡng cấp, được hiểu là trẻ thiếu cân so với cân nặng chuẩn theo lứa tuổi hoặc theo chiều dài của bé. 
  • Trẻ dọa suy dinh dưỡng.
  • Trẻ biếng ăn. (Mẹ nên đọc ngay bài viết 8 giai đoạn trẻ biếng ăn)
  • Trẻ cần hồi phục sau một đợt bệnh.
  • Trẻ đang mắc bệnh lý và không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày qua đường ăn uống.

Trẻ nên được uống các loại sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao khi có kết quả chẩn đoán của bác sĩ là trẻ đã bị suy dinh dưỡng; hoặc như các tình trạng kể trên. Theo đó, cha mẹ cũng không nên tự ý đánh giá tình trạng thể chất của con; cũng như tự ý cho con uống thêm sữa để con trông bụ bẫm và đầy đặn hơn. Đó có thể là sự đánh giá không phù hợp và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe của bé.

3. Những lưu ý khi dùng sữa cao năng lượng cho bé

Những lưu ý khi cho bé uống sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao
Những lưu ý khi cho bé uống sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao

Tình trạng thể chất của mỗi bé là khác nhau, và nếu bé cưng của cha mẹ đã có thể tăng cân và trở lại mức cân nặng tiêu chuẩn; hãy dừng sử dụng sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao ngay bây giờ nhé.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên biết cách sử cho con uống sữa như sau:

  • Sữa cao năng lượng chỉ nên dùng để thay thế bữa ăn sau khi bé không ăn hết xuất của mình.
  • Dùng thay thế bữa ăn chính trong thời gian ngắn; đối với các trường hợp bé đang mắc các bệnh lý khiến trẻ không ăn được, ăn không ngon miệng.
  • Không nên lạm dụng sữa công thức trong thời gian dài vì có thể gây rối loạn hệ tiêu hoá của bé.
  • Không duy trì uống sữa quá thời gian yêu cầu của bác sĩ; hoặc sau khi bé đã trở lại cân nặng tiêu chuẩn, có thể khiến bé bị béo phì.
  • Uống sữa cao năng lượng lâu dài còn dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở trẻ; do hàm lượng hemoglobin trong máu thấp.
  • Trẻ cần bổ sung năng lượng cao sau cơn bệnh; chỉ nên uống sữa từ 3 – 4 tuần.

Để dễ hình dung hơn về việc khi nào con nên bổ sung; cũng như nên dừng uống sữa cao năng lượng. Cha mẹ có thể dựa vào bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn WHO cho trẻ từ 0- 10 tuổi.

Hoặc cha mẹ đang bổ sung sữa cao năng lượng cho trẻ dưới 1 tuổi và muốn biết khi nào nên uống hoặc ngừng bổ sung. Cha mẹ có thể dựa vào bảng cân nặng và chiều dài theo từng tháng tuổi của bé, để có thể dễ xác định hơn.

4. Tiêu chí chọn sữa cao năng lượng giúp bé tăng cân mà mẹ cần biết

[key-takeaways title=””]

  • Chọn sữa theo độ tuổi: Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng khi chọn sữa cao năng lượng cho trẻ trên hoặc dưới 1 tuổi để giúp bé tăng cân. Chọn đúng loại sữa phù hợp lứa tuổi sẽ phát huy tối đa công năng của sản phẩm và mang lại đầy đủ lợi ích cho con.
  • Chọn sữa có nguồn gốc thương hiệu rõ ràng, đáng tin cậy: Vì là sản phẩm dinh dưỡng, và trực tiếp đi vào cơ thể của con. Cha mẹ cần ưu tiên chọn các thương hiệu nổi tiếng, hoặc các sản phẩm sắp được gợi ý ở nội dung tiếp theo.
  • Chọn sữa theo mùi: Một loại sữa đúng với vị mà các con thích, có thể là một dấu hiệu tốt. Các con sẽ thích uống; và cha mẹ cũng đỡ khó khăn trong việc nhắc nhở con uống.
  • Chọn sữa phù hợp kinh tế: Do đặc thù là sữa cao năng lượng, nên giá cũng tương đối cao hơn so với mặt bằng chung của các loại sữa công thức thông thường. Nên cha mẹ lựa chọn loại sữa vừa giá để hạn chế việc đổi sữa khiến bé khó thích ứng kịp thời; nhất là với các bé có tình trạng suy dinh dưỡng nặng.

[/key-takeaways]

Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm Liên bang FDA Hoa KỳHọc viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị cha mẹ không nên tự ý làm sữa công thức (hoặc cao năng lượng) cho trẻ tại nhà. Vì hàm lượng không phù hợp, hoặc nguy hiểm hơn là khiến bé bị ngộ độc thực phẩm.

5. Gợi ý mẹ 5 loại sữa cao năng lượng được khuyên dùng nhất hiện nay

Review 5 loại sữa cao năng lượng giúp bé tăng cân tốt nhất hiện nay, cha mẹ tham khảo ngay nhé!

5.1 Similac High Energy

similac high energy
Chỉ có một dạng lỏng pha sẵn

Sữa Similac High Energy là sản phẩm thuộc tập đoàn Hoa kỳ, thương hiệu Abbott uy tín lâu năm. Thành phần gồm đạm và chất béo với tỉ lệ cao (đạm 10,83%, béo 48,5%), còn lại là carbohydrate, chất xơ GOS, acid béo không bão hòa, chuỗi nucleotide,..

Ưu điểm:

  • Là dòng sữa cao năng lượng cho trẻ dưới 1 tuổi và đến khi trẻ đến 8kg.
  • Dùng được cho cả những trẻ mắc bệnh lý phải kiêng chất lỏng như: trẻ bị phù, suy tim, bệnh thận, hạ natri máu.
  • Nếu trẻ cần hồi phục sức khỏe sau cơn bệnh thì đây là một loại sữa rất phù hợp.

Nhược điểm:

  • Chỉ có một dạng nước pha sẵn.
  • Chưa thực sự phù hợp với cơ địa của trẻ em Việt Nam.

Giá tham khảo: 215.000 – 300.000 VNĐ/chai 220ml

5.2 Sữa cao năng lượng giúp bé tăng cân – Etomil

etomil sữa cao năng lượng
Sữa Etomil – New Zealand

Sữa cao năng lượng Etomil của hãng VitaDairy – New Zealand, giúp khắc phục tốt tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và thấp còi ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Đây là dòng sữa được viện dinh dưỡng quốc gia khuyên dùng.

Sữa Etomil còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo hồng cầu, hỗ trợ não bộ và thị giác. Trong đó đáng chú ý nhất bao gồm các thành phần sau:

  • Sữa non, kẽm, selen: hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Vitamin B6, B12, Axit Folic, Sắt: tăng cường quá trình tái tạo hồng cầu ở trẻ.
  • Đạm Whey Protein hấp thụ nhanh, cải thiện tiêu hóa cho trẻ.
  • Chất xơ hòa tan (FOS, Colostrum, L-Lysine HCL: giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Canxi Nano, Vitamin D3, Magie, Photpho: giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu.

Ưu điểm:

  • Mùi vị tự nhiên giống với sữa mẹ.
  • Là dòng sữa cao năng lượng cho trẻ dưới 1 tuổi, và cho cả trẻ từ 6 – 36 tháng.
  • Thành phần giàu chất sắt, giúp tái tạo hồng cầu, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ.

Nhược điểm:

  • Thương hiệu ít được biết đến tại Việt Nam.
  • Khó tím mua tại các cửa hàng nhỏ, lẻ.
  • Hàng giả bắt đầu xuất hiện.

Giá tham khảo: 243.000 VNĐ/lon 900gram.

[affiliate-product id=”320408″ sku=”308011ID733″ title=”Sữa Cao Năng Lượng Giúp Bé Tăng Cân Etomil” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309038″ sku=”HHGEtomilHighEnergy” title=”Sữa giúp bé tăng cân Etomil” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

5.3 Sữa cao năng lượng cho trẻ trên 1 tuổi – Nutren Junior

nutren junior
Sữa Nutren Junior

Sữa Nutren Junior là dòng sản phẩm cao năng lượng của thương hiệu Nestle Thụy Sỹ dành cho trẻ từ 1 – 10 tuổi. Năng lượng trong sữa Nutren Junior dao động từ 1 – 1,5 kcal/ml. Với thành phần chính là 50% đạm whey hấp thụ nhanh, 29 loại Vitamin và khoáng chất cần thiết để kết hợp cùng 2 nhóm lợi khuẩn Probiotics, và Prebiotics.

Ưu điểm:

  • Thương hiệu uy tín (hàng nhập khẩu).
  • Có 2 dạng: dạng nước và dạng bột.
  • Hiệu quả tăng cân rõ rệt, và có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Đặc biệt là hương vị thơm ngon, dễ uống.

Nhược điểm:

  • Chỉ có một vị Vani duy nhất, ít lựa chọn.
  • Tình trạng hàng giả nhiều.
  • Không được dùng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
  • Nếu pha sai công thức (ít hoặc nhiều nước) sẽ làm sai hàm lượng dinh dưỡng.

Giá tham khảo: 565.000 VNĐ/lon 850gram.

[affiliate-product id=”309113″ sku=”HHGNutrenJuniorHighEnergy” title=”Sữa cao năng lượng Nutren Junior” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320379″ sku=”308011ID732″ title=”Sữa Cao Năng Lượng Cho Trẻ Trên 1 Tuổi – Nutren Junior” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

5.4 Infatrini

infatrini
Sữa cho bé tăng cân Infatrini

Sữa Infatrini thuộc thương hiệu từ hãng Nutricia của Đức. Thành phần chính gồm protein, taurine, choline, chất xơ GOS-FOS, omega 3, omega 6, DHA/ARA, 25 khoáng chất và vitamin thiết yếu như vitamin A, B, D3, canxi, magie, kali, photpho, kẽm, sắt,…

Ưu điểm:

  • Trong sữa có chứa 2 dạng chất xơ tốt cho đường ruột trẻ nhỏ, nên sẽ giúp trẻ đi nặng tốt hơn.
  • Dùng được cho cả trẻ sơ sinh, trẻ sinh non tháng, thiểu cân, hoặc trẻ đang mắc bệnh cần phục hồi nhanh.

Nhược điểm:

  • Giá thành tương đối cao.
  • Là dòng sữa cao năng lượng cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.
  • Khó tìm mua ở Việt Nam, hoặc phải đặt hàng.

Giá tham khảo: 700.000 VNĐ/400 gram.

[affiliate-product id=”320409″ sku=”308011ID734″ title=”Sữa Cao Năng Lượng Infatrini” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309117″ sku=”HHGInfatriniHighEnergy” title=”Sữa cao năng lượng Infatrini” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

5.5 Pediasure

pedia sure
Sữa PediaSure

Sữa Pediasure là sản phẩm từ thương hiệu danh tiếng Abbott Hoa Kỳ, có độ tin cậy và uy tín cao tại thị trường sữa Việt Nam trong nhiều năm. Thành phần gồm 25 vi chất, khoáng chất thiết yếu và lượng protein cao, ngoài ra không chỉ bổ sung lượng lớn DHA và omega, còn có thêm taurine, choline giúp phát triển trí não và thị lực.

Ưu điểm:

  • Có 2 dạng: dạng nước pha sẵn tiện lợi và dạng bột.
  • Hàm lượng dinh dưỡng cao cấp, giúp cải thiện hiệu quả cân nặng và chiều cao.

Nhược điểm:

  • Vì là thương hiệu nổi tiếng, nên giá thành tương đối cao.
  • Có thể khiến nhiều bé bị táo bón.
  • Sản phẩm chỉ dùng cho trẻ dưới từ 1 tuổi trở xuống.

Giá tham khảo: 650.000 – 1.000.000 VNĐ/lon 850gram

[affiliate-product id=”309122″ sku=”HHGPediasureHighEnergy” title=”Sữa cao năng lượng Pediasure” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

 

 

Bên cạnh những loại sữa cao năng lượng dành cho trẻ trên dưới 1 tuổi và để giúp bé tăng cân, cha mẹ cũng nên biết cách xây dựng một chế độ ăn nhiều dinh dưỡng cho con. Vì cũng sẽ đến lúc con phải tạm dừng uống các loại sữa này.

[key-takeaways title=”Để xây dựng một chế độ ăn nhiều dinh dưỡng cho bé tăng cân, cha mẹ làm như sau:”]

  • Chọn thực phẩm cao năng lượng như: Bơ, khoai tây nghiền, chuối, phô mai tươi, sữa nguyên kem, xoài,..
  • Các loại phụ gia có hàm lượng dinh dưỡng cao như: hạt chia, hạt lanh, lúa mì, dầu hạt cải, dầu ô liu.
  • Nếu con đi nhà trẻ, cha mẹ có thể nấu đồ ăn cho con mang theo để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho con.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ bị sởi phải làm sao? Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc

Vậy trẻ bị sởi phải làm sao? Hãy tìm hiểu bệnh sởi là gì, cùng với dấu hiệu và biến chứng của căn bệnh truyền nhiễm này nhé!

1. Hiểu về bệnh sởi ở trẻ

Sởi (Measles) là bệnh nhiễm virus cấp tính, do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc với đồ dùng, vật dụng của người bệnh có chứa virus sởi.

Bệnh sởi ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh sởi ở trẻ em là rất quan trọng.

Bệnh sởi ở trẻ em có thể diễn biến nhanh và nặng do một số nguyên nhân sau:

  • Virus sởi có khả năng lây lan nhanh
  • Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ
  • Trẻ em thường có sức đề kháng kém hơn người lớn

2. Dấu hiệu trẻ bị sởi

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của sởi chính là các vết ban đỏ trên bề mặt da bé kèm theo những cơn sốt. Ngoài ra, một số triệu chứng ban đầu của bệnh sởi còn gồm có:

dấu hiệu bé bị sởi

3. Một số biến chứng nếu trẻ mắc bệnh sởi

Khi trẻ mắc bệnh sởi, cơ thể bị virus sởi tấn công và gây suy giảm miễn dịch khiến bé dễ mắc một số bệnh liên quan đến nhiễm trùng như:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cần nhớ khi cho bé nằm máy quạt

4. Trẻ bị sởi phải làm sao?

Vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sởi. Các phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh sởi chỉ nhằm giúp giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng để bé thoải mái hơn.

4.1 Tiêm thuốc nếu bé mới nhiễm virus sởi

tiêm thuốc cho trẻ sơ sinh bị sởi
Tiêm phòng sau khi bé bị phơi nhiễm

Tiêm phòng sau khi bé bị phơi nhiễm: Trẻ sẽ được tiêm vacxin ngừa sởi trong vòng 72 tiếng sau khi tiếp xúc với virus. Nếu trẻ vẫn mắc bệnh thì triệu chứng có thể được giảm nhẹ và mau khỏi bệnh hơn. 

Tiêm Globulin huyết thanh miễn dịch: Trẻ bị nhiễm virus sởi trong vòng 6 ngày phải làm sao? Trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu tiếp xúc với virus trong vòng 6 ngày đổ lại có thể được tiêm các protein (kháng thể) được gọi là globulin huyết thanh miễn dịch. Những kháng thể này có thể ngăn ngừa bệnh sởi hoặc làm cho các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

4.2 Trẻ bị sởi phải làm sao? Sử dụng thuốc

Căn cứ vào dấu hiệu trẻ bị sởi, bác sẽ quyết định phải làm sao, cho bé sử dụng thuốc gì để giảm nhẹ triệu chứng.

  • Thuốc giảm sốt:  Nếu trẻ bị sốt bác sĩ có thể kê đơn thuốc acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin IB, Children Motrin) hoặc naproxen sodium (Aleve) để giúp bé hạ sốt do bệnh sởi.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị sởi kèm theo một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai,… Bác sĩ có thể cho bé uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Cho trẻ uống vitamin A: Tất cả trẻ được chẩn đoán mắc bệnh sởi nên được bổ sung hai liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Trẻ trên 1 tuổi sẽ được cho uống liều lượng 200.000(IU), trẻ nhỏ hơn sẽ uống ít hơn.

4.3 Chú trọng chế độ dinh dưỡng

chế độ dinh dưỡng cho bé bị sởi
Cho bé bị sởi ăn nhiều thực phẩm giàu protid và caroten, vitamin C, A

Bên cạnh vấn đề trẻ bị sởi phải làm sao, trẻ bị sởi nên ăn gì là một vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Cha mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bé như sau:

  • Khi mắc bệnh sởi, trẻ nhỏ thường hay biếng ăn, lười bú. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé dưới 6 tháng bú sữa nhiều. Với bé lớn hơn có thể chế biến những món ăn dạng lỏng như cháo, súp để trẻ dễ ăn và cũng dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu protid và caroten, vitamin C, A như cà rốt, ớt chuông, rau bina, bí đỏ, xoài chín,… 
  • Tránh các thực phẩm béo, dầu mỡ, dễ gây dị ứng như thịt gia cầm, trứng, hải sản, thịt dê… và thực phẩm cay nóng
  • Trẻ mắc sởi bị tiêu chảy, nôn sốt phải làm sao? Cho bé uống nhiều nước trong trường hợp bé tiêu chảy, nôn nhiều.

4.4 Vệ sinh thân thể và môi trường sống

Trẻ bị sởi nguyên nhân là do virus. Vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh, tắm rửa, đánh răng cho bé để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus. Mẹ cũng nên vệ sinh chăn ga giường. Dùng máy tạo độ ẩm để hạn chế vi khuẩn ở môi trường xung quanh bé. 

4.5 Trẻ bị sởi có nên tắm lá, kiêng gió không?

Trẻ bị sởi không cần phải kiêng tắm. Việc tắm cho bé bị sởi, đặc biệt là tắm một số loại lá có tác dụng kháng khuẩn tốt như trà xanh, khổ qua,… còn giúp trẻ mau khỏi bệnh, giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy.

Dù không kiêng nước nhưng trẻ bị sởi cần kiêng gió tự nhiên. Nếu sợ trẻ nóng, mẹ có thể dùng quạt, hoặc máy lạnh cho bé đều được.

[inline_article id=182199]

5. Khi nào cần đưa trẻ bị sởi đến bệnh viện?

khi nào đưa trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ
Trẻ bị sởi phải làm sao? Đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu sau
  • Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Khi sốt cao thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu không có dấu hiệu giảm sốt thì đưa trẻ đi khám ngay.
  • Nếu những vết sởi đã hết nhưng trẻ vẫn còn sốt thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay vì nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
  • Không nên để mắt bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng vì lúc này mắt trẻ rất nhạy cảm, có thể ra nhiều gỉ mắt.
  • Nếu bé có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy, ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở thì nên cho con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

6. Cách phòng tránh lây lan bệnh sởi cho bé và các người thân trong gia đình

Nếu trong nhà có trẻ bị sởi thì phải làm sao để giảm tỷ lệ lây lan?

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi tiếp xúc với trẻ. Nhắc nhở mọi người trong gia đình và những người xung quanh bé nên làm theo.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với quá nhiều người và các bé khác có dấu hiệu bệnh sởi.
  • Khử trùng đồ vật và các bề mặt trong nhà thường xuyên.
  • Hạn chế số người tiếp xúc với trẻ. Cha mẹ không nên cho bất kỳ người nào mà bạn chưa chắc chắn họ đã tiêm phòng sởi tiếp xúc với bé.
  • Hạn chế cho bé đến nơi đông người. 

Qua bài viết trên, mẹ đã biết trẻ bị sởi phải làm sao, nên cho trẻ bị sởi ăn gì chưa nào? Nếu chưa hãy để MarryBaby hệ thống lại giúp mẹ nhé:

[key-takeaways title=””]

  • Nếu trẻ chỉ mới phơi nhiễm ít hơn 6 ngày thì có thể tiêm kháng thể để phòng ngừa.
  • Tùy triệu chứng của trẻ bị sởi mà quyết định phải làm sao: Uống thuốc ha sốt, kháng sinh, uống vitamin A.
  • Chế độ dinh dưỡng giàu protid và caroten, vitamin C, A, uống nhiều nước.
  • Vệ sinh cơ thể và môi trường sống xung quanh sạch sẽ.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không?

Dẫu vậy, không ít mẹ mẹ lắng về vấn đề có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không. Bởi thực phẩm dù có tốt đến mấy nếu ăn quá nhiều cũng có thể đem lại tác dụng phụ.

Hôm nay, mẹ không cần phải lo lắng nữa. MarryBaby sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến việc có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không, bé mấy tháng ăn được sữa chua, công dụng của sữa chua là gì, bé khi nào nên ăn sữa chua, ăn bao nhiêu,…

1. Có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không?

Bé mấy tháng ăn được sữa chua và có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không là mối quan tâm của nhiều gia đình nuôi con nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua. Và bé có thể ăn sữa chua hàng ngày, thậm chí 2 lần/ngày đối với bé từ 12 tháng tuổi trở lên. 

Bé nên bổ sung các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác sẽ được nêu chi tiết ở các phần sau. Nhưng mẹ phải lưu ý cho trẻ ngừng ăn sữa chua ngay nếu bé có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc không dung nạp lactose.  

2. Sữa chua có lợi ích gì không mà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày?

lợi ích của sữa chua
Sữa chua có lợi ích gì không mà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày?

2.1 Giá trị dinh dưỡng của sữa chua

  • Trong 245g sữa chua sẽ chứa 8,5g protein, gần bằng lượng protein trẻ cần 1 này (11g). 
  • Có tới 400 loại chất béo khác nhau có trong sữa chua. Trong đó chất béo không bão hòa chiếm phần đa số.
  • Giàu vitamin và khoáng chất: Gồm canxi và Vitamin B12, B2.
  • Có chứa men vi sinh tốt cho tiêu hóa. 

2.2 Công dụng của sữa chua khi cho bé ăn hàng ngày

Với nhiều giá trị dinh dưỡng như trên thì liệu có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không? Câu trả lời là nên. Vì cho bé ăn sữa chua mỗi ngày sẽ đem đến nhiều lợi ích như: 

  • Phát triển trí não: Sữa chua chứa nhiều chất béo lành mạnh, B12, cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Chất béo cũng mang lại cho những đứa trẻ nhỏ năng lượng cần thiết để vận động, vui chơi.
  • Phát triển xương: Sữa chua chứa nhiều canxi và vitamin D, hai chất cần thiết cho quá trình phát triển xương chắc khỏe, răng phát triển tốt.
  • Có lợi cho hệ tiêu hóa: Trong sữa chua có chứa men vi sinh hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy, mất nước và suy dinh dưỡng.

[inline_article id=1132]

3. Có nên lưu ý gì khi cho bé ăn sữa chua hàng ngày không?

bé ăn sữa chua hàng ngày có nên lưu ý gì không
Bé từ 8-12 tháng tuổi nên ăn ¼-½ cốc sữa chua

3.1 Thời gian thích hợp cho bé ăn sữa chua

  • Cho bé ăn sữa chua ngay sau bữa ăn chính: để men vi sinh phát huy lợi ích tốt nhất trong việc giúp bé tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
  • Cho bé ăn một ít sữa chua trước khi ngủ: sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. Vì chất tryptophan giúp tạo ra melatonin, chất khiến trẻ cảm thấy buồn ngủ.
  • Không cho trẻ ăn lúc đói: vì sữa chua sẽ khiến cho dạ dày của trẻ co bóp mạnh, khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay bủn rủn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nên nắm rõ

3.2 Bé nên ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày?

Mặc dù mẹ nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày nhưng cũng cần có liều lượng phù hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

[key-takeaways title=”Lượng sữa chua phù hợp theo độ tuổi”]

  • Đối với các bé 6 tháng tuổi mới tập làm quen với sữa chua, mẹ chỉ cần cho bé ăn từ 1-2 muỗng.
  • Đối với các bé từ 8-12 tháng tuổi, liều lượng phù hợp là ¼-½ cốc sữa chua.
  • Đối với các bé từ 12 tháng trở lên thì có thể gấp đôi khẩu phần sữa chua.  

[/key-takeaways]

[inline_article id=264650]

3.3 Một số lưu ý khi cho bé ăn sữa chua

  • Hạn chế cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh, đá hoặc quá nóng. Vì khiến sữa chua mất chất, cùng lạnh họng, đau bụng,…
  • Trẻ bị dị ứng thì hoàn toàn không cho trẻ ăn nữa dù có tốt cỡ nào.
  • Luôn kiểm tra hạn sử dụng của sữa chua, nhãn hàng tốt để mua.
  • Đối với các bé dưới 1 tuổi không nên cho trẻ ăn sữa chua chứa quá nhiều đường hoặc mật ong. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua tự làm ở nhà. 
  • Trộn sữa chua với hoa quả, chọn trái cây bé thích trước để làm quen.
  • Sau khi cho bé ăn sữa chua cần cho trẻ uống nước và súc miệng ngay để tránh vi khuẩn có lợi gây hại cho men răng của trẻ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Cách làm sữa chua cho bé

Với vấn đề có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không thì câu trả lời là nên. Cho bé ăn sữa chua mỗi ngày có thể giúp bé phát triển trí não, chắc khỏe xương và có một hệ tiêu hóa tốt. 

Đối với bé dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày với liều lượng ít, nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tiêu hóa của bé. 

Hy vọng bài viết này hữu ích và giúp các mẹ tự tin hơn trong việc nuôi dưỡng con.