Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất phải làm sao?

Vậy nếu, trẻ sơ sinh hoặc trẻ 5, 6 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất thì có sao không? Lúc này cha mẹ cần làm gì để giúp con? Trong phần lớn các trường hợp, nếu trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất khóc ngay tức thì, không bị chảy máu, không có dấu hiệu bị thương rõ ràng và bé đỡ khóc hơn sau khi được an ủi thì mẹ có thể yên tâm là bé không sao.

Mặc dù, khi bé bị ngã từ trên giường xuống đất sẽ không quá nguy hiểm, nhưng nếu bé ngã với chiều cao từ 2,5m trở lên sẽ rất dễ gây ra các chấn thương đầu ở trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất cha mẹ phải làm những gì, MarryBaby gợi ý cách xử lý trong bài viết.

1. Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất phải làm sao?

Khi trẻ sơ sinh, trẻ từ 5-6 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là hãy cố gắng giữ bình tình. Sau đó quan sát từ đầu xuống chân của con, kiểm tra xem con có chảy máu, hay có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường không.

Bước 1: Kiểm tra toàn thân và khả năng vận động

Trong 15 giây đầu tiên, cha mẹ hãy kiểm tra toàn thân của con. Sau đó kiểm tra các cử động tay, chân, cổ của con xem có bình thường hay không.

Nếu bé khóc và tỉnh táo, thì đây là điều đáng mừng. Có thể là con không sao và chỉ cảm thấy sợ hãi sau khi ngã. Sau khi con đã bớt khóc, và bình tĩnh hơn, cha mẹ hãy đặt con trở lại chỗ ngủ.

Sau khi xác định là trẻ sơ sinh bị ngã từ trên giường xuống đất không bị gì. Lúc này, cha mẹ hãy bế và ôm con vào lòng để dỗ cho con nín khóc. Vì khi con ngã xuống đất, con sẽ khóc và hét lên bởi sự bất ngờ và khiến con bị đau.

Bước 2: Theo dõi bé từ 24-48 giờ sau khi té ngã

Sau khi trẻ sơ sinh bị ngã từ trên giường xuống đất, cha mẹ hãy quan sát và theo dõi con trong 48 giờ. Mặc dù con không bị gãy xương, nhưng vì xương sọ của con chưa hoàn thiện; nên rất dễ bị ảnh hưởng đến não bộ.

Về phía cha mẹ, trước khi quay trở lại ngủ, cha mẹ nên dành thêm chút ít thời gian để tiếp tục ngồi và quan sát con. Để tránh trường hợp bé bị ngã từ trên giường xuống đất lần nữa.

Mặc dù lúc này cha mẹ sẽ muốn tự trách bản thân. Nhưng điều quan trọng bây giờ là theo dõi và chăm sóc con sau khi trẻ bị ngã. Sau đó, cha mẹ cũng có thể đưa con đi khám để yên tâm hơn.

kiểm tra khi bé ngã từ trên giường xuống đất

Trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống thì phải làm sao?

(*) Trường hợp bé bị ngã từ trên giường xuống đất rất mạnh

Với cú ngã rất mạnh có thể sẽ khiến bé bị mất ý thức ban đầu. Con sẽ lơ mơ và buồn ngủ. Đây là trường hợp nguy hiểm và con phải cần được cấp cứu y tế nhanh.

Nếu trẻ bị chảy máu hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến xương khớp nghiêm trọng, cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý di chuyển con. Vì có thể sẽ gây thêm nhiều tổn thương khác.

Trường hợp trẻ co giật và nôn mửa, cha mẹ nên đặt bé nằm nghiêng và giữ thẳng cổ giúp con, để đàm và nhớt dễ dàng chảy ra ngoài không gây nghẹt đường thở.

>> Cùng chủ đề: Bé bị ngã từ trên giường đất đập đầu phía sau có sao không?

2. Bé bị ngã đập trán xuống đất phải làm sao?

Khi các bé như trẻ sơ sinh, trẻ 5-6 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất thì nguy cơ cao trán bé sẽ nổi một cục u. Trông có vẻ đáng lo lắng nhưng mẹ yên tâm vì nó sẽ xẹp dần trong vài ngày.

Để làm giảm cục u ở trên đầu bé, cha mẹ có thể chườm đá lạnh cho con. Cha mẹ thực hiện mỗi giờ một lần. Mỗi lần khoảng 5 phút. Trong lúc chườm đá, để trẻ bị phân tâm khỏi nhiệt độ lạnh, cha mẹ hãy nói chuyện hoặc làm bất cứ điều gì để lạc hướng con.

>> Cha mẹ đọc thêm: Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

chườm đá lạnh trị sưng u ở đầu

Bé ngã từ trên giường xuống đất bị u đầu, bố mẹ phải làm sao?

3. Khi nào nên đưa con đi khám?

Nếu sau khi trẻ sơ sinh, bé 5 – 7 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất; cha mẹ cần đưa bé đi khám nếu có những biểu hiện sau:

  • Trẻ có dấu hiệu bị gãy xương, trật khớp.
  • Trẻ bị bầm tím hoặc xuất hiện các vết cắt vào da.
  • Trẻ sơ sinh bị chảy máu cam sau khi bị ngã từ trên giường xuống đất.
  • Trẻ bắt đầu chóng mặt, nôn mửa, nhức đầu hoặc những dấu hiệu tương tự.
  • Trẻ không phản ứng lại với bất cứ hành động hay tiếng gọi của cha mẹ sau cú ngã.
  • Trẻ sơ sinh liên tục ôm và xoa đầu sau cú ngã từ trên giường và khóc dai dẳng không nín.

>> Xem thêm: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả

4. Khi nào nên đưa bé đi cấp cứu?

Có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị té ngã từ trên giường xuống đất cần đưa đi cấp cứu. Cha mẹ chú ý gọi 115 khi thấy dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị mất ý thức, bị co giật.
  • Thóp của trẻ sơ sinh bắt đầu sưng lên.
  • Trẻ bắt đầu nôn mửa tức thì sau khi ngã.
  • Có dịch tiết hoặc máu chảy ra từ mũi hoặc tai của bé.
  • Có dấu hiệu vỡ sọ (bầm tím, sưng đầu, chảy máu, có vết cắt trên da đầu).
  • Tay chân, cổ hoặc cột sống của bé trông không thẳng hàng hoặc bị biến dạng và cha mẹ nghi ngờ bé bị gãy xương.

5. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ngã từ trên giường xuống đất

5.1 Theo dõi các dấu hiệu sau khi bé bị té ngã

Sau bất kỳ cú ngã nào dù nhẹ hay nặng, trẻ chắc chắn sẽ mất một thời gian để hồi phục. Mẹ chú ý theo dõi con sau khi bé bị ngã:

  • Trẻ có cảm thấy lơ mơ hay buồn ngủ nhiều không.
  • Trẻ có nôn mửa, bị kích động hay quấy khóc nhiều hơn không?
  • Vùng đầu và cổ của con có gặp khó khăn với các chuyên động không?

Cha mẹ hãy liên tục theo dõi con trong 2-3 ngày để xem thêm về những dấu hiệu có thể xảy ra với con.

5.2 Các lưu ý khác khi chăm sóc trẻ bị ngã

Cha mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ về việc cho con uống thuốc giảm đau. Hoặc tránh để trẻ cử động mạnh trong 24 giờ đầu tiên để giảm các nguy cơ có thể âm thầm gây ra chấn thương.

Bên cạnh việc cho con nghỉ ngơi, cha mẹ có thể chơi những trò chơi nhẹ với con như sắp xếp lego, đọc sách cho con,…để con tạm thời quên đi cảm giác của cơn đau sau khi bị ngã.

Trường hợp trẻ đã đi học mẫu giáo, cha mẹ nên kể toàn bộ vấn đề bé bị ngã từ trên giường xuống đất ở nhà cho các cô giáo nghe, để kịp thời lưu ý và chăm sóc bé kỹ hơn.

>> Xem thêm: Cắt tóc máu cho bé trai và gái sơ sinh ngày nào tốt?

phòng ngừa để trẻ không bị ngã xuống giường

6. Cách hạn chế để trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất

Có nhiều cách khác nhau để ngăn trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất; hoặc ít nhất là làm giảm các ảnh hưởng sau sự việc.

  • Cho bé ngủ trong cũi riêng, và cùng phòng với cha mẹ.
  • Hãy cho bé nằm ngửa, đặt chăn, gối và các vật dụng mềm ra xa nơi bé ngủ.
  • Cha mẹ cũng nên lót thêm các lớp đệm trên sàn nhà; để phòng trường hợp con bị ngã xuống đất.
  • Khi bé đủ lớn, cha mẹ có thể dạy con cách trườn ra khỏi giường sao cho an toàn mà không bị té ngã.
  • Cha mẹ nên dẹp bỏ giường và nên đặt nệm trên sàn; để rút ngắn khoảng cách nơi bé nằm so với mặt đất.
  • Đẩy nệm vào sát tường và đảm bảo đặt bàn, ghế, tủ… hay những vật cứng ở xa để trẻ không bị va đập vào chúng.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách nuôi trẻ sơ sinh “chuẩn” trong 3 tháng đầu

Cuối cùng, cha mẹ nhớ rằng, khi bé bị ngã từ trên giường xuống đất không những có thể nguy hiểm đến sức khỏe của con, mà còn kéo theo tình trạng lo lắng của cha mẹ. Chính vì thế, cha mẹ hãy liên tục trau dồi kiến thức trong cách chăm sóc con nhỏ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách làm sữa chua từ sữa công thức siêu ngon siêu dễ, mẹ vụng đến mấy cũng làm được

Cách làm sữa chua từ sữa công thức mẹ biết chưa? Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, protein, canxi, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa cung cấp năng lượng cho bé hoạt động cả ngày.

Mẹ muốn tự tay làm món sữa chua cho bé cưng của mình? Mẹ đang “đau đầu” vì bé lười uống sữa, không biết làm cách nào để bổ sung đủ lượng sữa cho bé?

Hãy thử ngay cách làm sữa chua từ sữa công thức, đảm bảo thành phẩm sẽ thơm ngon, sánh mịn khiến bé chén tì tì.

Bé bao nhiêu tháng thì ăn được sữa chua?

Trước khi tìm hiểu cách làm sữa chua từ sữa công thức bạn cần biết thời điểm thích hợp cho bé sử dụng. Nhiều mẹ thắc mắc làm sữa chua cho trẻ 6 tháng ăn được không?

Mẹ có thể giới thiệu sữa chua cho bé sớm nhất khi bé được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, thời điểm này, hệ tiêu hoá của bé mới bắt đầu làm quen với các thức ăn ngoài sữa, nên mẹ lưu ý chỉ cho con ăn một lượng rất ít.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Cách làm sữa chua từ sữa công thức khá dễ thực hiện

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn sữa chua là giai đoạn 7-8 tháng tuổi. Lúc này, đường ruột bé đã dần hoàn thiện hơn. 

Mẹ nên cho bé ăn với liều lượng thích hợp để hấp thụ tốt nhất. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn khoảng 50 gam sữa chua một ngày.  Nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn chính 20 phút.

Sữa chua tự làm có tốt không?

Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm rất đơn giản, mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, mẹ băn khoăn không biết sữa chua tự làm có tốt không? Dưới đây là một số ưu điểm của sữa chua tự làm.

  • So với sữa chua mua ngoài, việc mẹ tự làm món ăn vặt này sẽ đảm bảo chất lượng cho khâu nguyên liệu và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sữa chua tự làm sẽ không chứa chất bảo quản hay chất tạo mùi.
  • Mẹ có thể tận dụng sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống để làm sữa chua. Cách làm này vừa tiết kiệm nguyên liệu vừa giúp mẹ bổ sung nguồn sữa hàng ngày cho bé.
  • Khi tự làm sữa chua, mẹ có thể thỏa sức kết hợp các loại nguyên liệu sẵn có như trái cây, phô mai tùy theo sở thích của bé.
  • Mẹ có thể gia giảm công thức để tạo ra món sữa chua hợp vị nhất với bé yêu của mình.

Tuy nhiên, nếu mẹ không có thời gian hoặc thỉnh thoảng để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể mua sữa chua bên ngoài cho bé ăn. Ưu điểm của sữa chua công nghiệp là rất phổ biến, có thể mua ở nhiều cửa hàng và chủng loại đa dạng.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức

Cách làm sữa chua từ sữa công thức hay cách làm yaourt từ sữa bột có khó không? Câu trả lời là không khó. Từ nguyên liệu cho đến cách làm đều rất dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần ghi nhớ các bước dưới đây.

1. Chuẩn bị

  • Sữa công thức, loại bé đang uống.
  • 1 hộp sữa chua nguyên chất không đường (sữa chua cái)
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ thực phẩm.
  • Hũ thuỷ tinh chuyên dùng đựng sữa chua, đã được rửa sạch, tiệt trùng bằng nước sôi và sấy khô.

2. Cách làm sữa chua từ sữa công thức

  • Mẹ pha khoảng 250 – 300ml sữa công thức của bé, sau đó để nguội xuống 40 – 45 độ C (Dùng nhiệt kế để kiểm tra)
  • Sữa chua cái mua về, mẹ để ngoài nhiệt độ phòng tầm 1 -2 tiếng để sữa chua hết lạnh. Sau đó, mẹ cho khoảng 2 thìa sữa chua cái vào lượng sữa công thức đã pha, khuấy nhẹ nhàng và đều tay để hỗn hợp được đồng nhất.
  • Chia hỗn hợp sữa ở trên vào các hũ thuỷ tinh, đậy nắp rồi đem đi ủ lên men.
  • Nếu dùng máy ủ sữa chua, mẹ thực hiện các bước ủ theo các hướng dẫn trên máy là được.
  • Nếu tự ủ, mẹ có thể dùng nồi cơm điện. Mẹ xếp các lọ đựng sữa chua vào nồi cơm, rót nước ấm tầm 40 – 45 độ C vào nồi sao cho mực nước ngập 2/3 hũ. Sau đó, mẹ đóng nắp, bật chế độ giữ ấm rồi ủ trong vòng 5 – 8 giờ.
  • Sau thời gian ủ, mẹ lấy các hũ sữa chua ra và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Sữa chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé

Cách làm váng sữa

Sữa chua, váng sữa là những món ăn vặt mà hầu hết bé nhỏ đều say mê. Bên cạnh cách làm sữa chua từ sữa công thức, mẹ cũng bỏ túi cách làm váng sữa để chiêu đãi cách thực khách nhí hàng ngày nhé.

1. Chuẩn bị

  • 8 muỗng sữa công thức
  • 150ml sữa tươi không đường
  • 50ml kem tươi
  • 10 gam bột ngô hoặc bột năng
  • 120ml nước ấm
  • Hũ thuỷ tinh đã tiệt trùng, sấy khô.

2. Cách làm

  • Mẹ hấp cách thuỷ sữa tươi để tiệt trùng và làm ấm sữa.
  • Trộn đều sữa công thức cùng bột ngô. Sau đó, từ từ cho sữa tươi đã làm ấm vào và khuấy đều tay.
  • Tiếp tục cho kem tươi vào hỗn hợp trên và trộn cho đến khi có độ sánh.
  • Đun hỗn hợp với lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi sữa hơi sệt thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp váng sữa vừa đun vào trong các hũ thuỷ tinh sạch, đợi nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Sau 3 – 4 tiếng, khi váng sữa hơi lạnh là bé có thể thưởng thức được ngay.
Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Thực phẩm từ sữa rất tốt cho trẻ nhỏ

Cách làm sữa chua từ sữa công thức cần lưu ý những gì?

Để món sữa chua làm từ sữa công thức thơm ngon, sánh mịn, mẹ nên lưu ý các điểm sau.

  • Nguyên liệu làm sữa chua phải đảm bảo an toàn, chất lượng, hợp vệ sinh.
  • Các vật dụng để làm sữa chua đều phải được tiệt trùng và sấy khô.
  • Khi bé ăn không hết, mẹ không nên cất sữa chua thừa để dành cho lần ăn sau. Điều này sẽ khiến sữa dễ bị nhiễm khuẩn, không tốt cho bé.
  • Nếu mẹ dùng sữa công thức bé uống còn dư để làm sữa chua, mẹ lưu ý không để sữa đã pha ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ hoặc quá 24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh. Nguyên nhân là lúc này sữa có khả năng bị nhiễm khuẩn, dễ gây tiêu chảy cho bé.
  • Không nên cho trẻ ăn sữa chua lúc đói vì sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
  • Không nên để sữa chua ở nhiệt độ bên ngoài quá 1 giờ vì có nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Nhiệt độ sữa công thức để pha sữa chua và nhiệt độ ủ sữa chua tầm 40 – 45 độ C. Mẹ lưu ý không nên để nhiệt độ quá nóng vì sẽ làm chết men.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức vừa tận dụng nguyên liệu sẵn có, vừa giúp bổ sung lượng sữa hàng ngày cho bé một cách “hợp lý”. Chỉ cần nắm trong tay bí quyết làm sữa chua trên đây là mẹ đã có ngay một món ăn vặt “thần thánh” siêu ngon lành siêu bổ dưỡng cho bé cưng nhà mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bú mẹ 4-5 ngày không đi ngoài có sao không?

Vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng là liệu trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không? Hiểu được điều đó, Marrybaby se chỉ ra cho mẹ biết, trẻ sớ sinh không đi ngoài khi nào là bình thường, và khi nào là bất thường.

Đồng thời có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài. Mẹ hãy tham khảo các thông tin bên dưới để có hướng cải thiện tình trạng này nhé.

1. Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh

Để trả lời trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không; mẹ cần biết tần suất đi ngoài của bé. Và số lần bé đi ngoài tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Hơn nữa, tần suất đi ngoài có sự khác biệt giữa trẻ bú sữa mẹ và trẻ uống sữa công thức.

Tần suất đi ngoài của trẻ theo độ tuổi của bé:

  • Sau khi sinh 24 – 48 giờ: trẻ sẽ đi ngoài phân su. Phân su không có mùi, màu xanh đậm và ướt.
  • Trẻ 6 tuần đầu bú sữa mẹ sẽ đi ngoài tầm 3 lần/ngày, có thể lên đến 4-12 lần/ngày và thường sau khi bú; phân sẽ có màu vàng và hơi lỏng.
  • Trẻ 6 tuần đầu bú sữa công thức đi ngoài khoảng 1-4 lần/ngày; phân thường có màu nâu nhạt và kết cấu rắn hơn.
  • Từ 6 tháng tuổi trở lên: bé thường đi ngoài 1-2 lần/ngày. Cũng có trường hợp vài ngày bé mới đi một lần.

Tần suất đi ngoài của bé theo độ tuổi:

2. Trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài có sao không?

trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không
Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không?

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng không phải cha mẹ nào cũng có đủ thời gian để quan sát và kịp thời nhận ra. Táo bón ở trẻ là tinh trạng trẻ đi đại tiện ra phân cứng, chắc, và rất khó tống ra ngoài.

Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé để xác định chính xác rằng trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài có sao không. Hơn nữa, mỗi trẻ sơ sinh sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng nếu trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài.

Thông thường, trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ hiếm khi bị táo bón, và trẻ cũng có thể không đi ngoài trong vòng 5 – 7 ngày. Vì vậy, trẻ sơ sinh bú mẹ 4-5 ngày không đi ngoài cũng sẽ không sao. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số dấu hiệu khi trẻ bị táo bón, để kịp thời can thiệp và hỗ trợ con.

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú mẹ ít đi ngoài

Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không là câu hỏi của nhiều mẹ về tình trạng bài tiết của bé. Mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân sau:

3.1 Bé bú chưa đủ sữa

Nếu trẻ vài ngày mới đi ngoài một lần nhưng phân vẫn mềm thì có thể do trẻ bú ít. Các chất dinh dưỡng đã hấp thụ hết nên vài ngày mới tích tụ ra chất thải. Trường hợp này phần lớn xảy ra ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Khi mẹ cho bé bú trực tiếp, mẹ khó biết được chính xác lượng sữa được bé bú; nên có thể bé chưa bú đủ sữa, còn đói, dẫn đến việc ít đi ngoài. 

3.2 Bé bị táo bón

trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không
Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không? Có thể là dấu hiệu bệnh tiêu hóa

Táo bón là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài. Trẻ bú mẹ rất hiếm khi bị táo bón. Sữa mẹ có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Trẻ bú sữa công thức và trẻ bắt đầu ăn dặm có nguy cơ bé bị táo bón cao hơn.

Nguyên nhân là do trong sữa công thức có một số chất mà đường ruột non nớt của bé chưa hấp thụ được. Kết quả là bé sẽ đi ngoài ít hơn và phân bị bón.

Mẹ chú ý một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón như:

  • Phân có mùi bất thường.
  • Đi ị ít hơn 3 lần trong một tuần.
  • Khó đi ngoài và phân lớn hơn bình thường.
  • Phân khô, cứng, vón cục hoặc có dạng giống viên
  • Bụng của bé có vẻ cứng, săn chắc hơn bình thường.

>> Xem thêm: Bé xì hơi nhiều nhưng không ị, không đi ngoài có sao không?

3.3 Trẻ gặp các vấn đề về bệnh lý

Trong những tháng đầu, một số trẻ có khả năng mắc các bệnh như tắc ruột, lồng ruột, phình đại tràng, hẹp hậu môn. Biểu hiện các bệnh này là bụng chướng, không đánh rắm, nôn ói, đau đớn và khóc mỗi khi đi ngoài.

Mặc dù đây là những trường hợp rất ít trẻ gặp phải nhưng mẹ không nên chủ quan. Hãy quan sát các dấu hiệu của trẻ khi đi ngoài để kịp thời xử lý các tình huống này mẹ nhé.

4. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài

Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không? Phần lớn nguyên nhân trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài đến từ chế độ sữa và ăn uống hàng ngày. Mẹ có thể cải thiện tình hình bằng những cách dưới đây.

4.1 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Đối với bé bú sữa mẹ:

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn và 5 ngày không đi ngoài, mẹ hãy kiểm tra xem bé đã thật sự bú no trong mỗi cữ sữa chưa nhé.

Khi đã bú no, tay trẻ dần buông lỏng và xòe cả lòng bàn tay, gương mặt bé lim dim thỏa mãn. Mẹ hãy quan sát các dấu hiệu bú no của bé để chắc chắn bé nhận được đủ lượng sữa trong mỗi lần bú.

Mẹ cũng có thể nhận biết trẻ đã bú đủ thông qua số lần đi tè hàng ngày. Nếu trung bình trẻ tè ướt khoảng 6-8 bỉm mỗi ngày, nước tiểu bé màu vàng nhạt, không có mùi thì tức là bé đã bú đủ. 

>> Xem thêm: Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có bất thường không?

Đối với bé bú sữa công thức:

Mẹ nên tham khảo thêm một số loại sữa công thức có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Trong trường hợp bé bú sữa ngoài và 5 ngày không đi ngoài, mẹ có thể cân nhắc thay đổi loại sữa cho bé.

Ngoài ra, mẹ nên lưu ý liều lượng khi pha sữa cho bé. Mẹ nên pha chính xác tỷ lệ được khuyến cáo, vì nếu pha không đúng liều lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

4.2 Thực hiện các động tác massage bụng cho bé

Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không?
Phải làm sao khi trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài, có các động tác massage bụng cho bé, mẹ không lo táo bón

Việc massage vùng bụng sẽ kích thích đại tràng co bóp, đẩy phân xuống hậu môn giúp bé dễ đi ngoài hơn.

[key-takeaways title=”Cách thực hiện:”]

  • Bước 1: Mẹ đặt ba ngón tay lên bụng bé và massage theo chiều kim đồng hồ quanh rốn.
  • Bước 2: Hãy thực hiện xoa thật chậm rãi; và tập trung ở khu vực rốn và xung quanh rốn 5cm.
  • Bước 3: Trong quá trình xoa, mẹ có thể ấn nhẹ nhàng. Thực hiện trong vòng 5 – 10 phút, ba lần mỗi ngày.

[/key-takeaways]

4.3 Tập thể dục cho bé

Mẹ cho bé nằm ngửa, nhẹ nhàng nhấc hai chân bé lên và thực hiện động tác đạp xe đạp. Bài tập này sẽ kích thích cơ vòng của bé, giúp bé dễ đi ngoài và hạn chế táo bón.

>> Mẹ xem thêm: 24 bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

4.4 Cho bé đến để bác sĩ thăm khám

Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ 5 ngày không đi ngoài kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, khó rặn, phân cứng, có lẫn máu,… Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám. Nhiều khả năng bé đã bị táo bón hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

5. Dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh đi ngoài

Như đã đề cập, trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không, thì có thể sẽ không sao nếu bé vẫn hoạt động và sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, nếu trẻ đi ngoài kèm theo những dấu hiệu sau đây thì mẹ cần lưu ý:

  • Phân có màu xanh lá: Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân có màu xanh lá thì có khả năng bé gặp dị ứng với các chất có trong sữa hoặc dạ dày có vấn đề.
  • Phân có màu nhợt nhạt: Trẻ đi ngoài phân màu nhạt có thể là biểu hiện của bệnh vàng da hoặc bị nhiễm trùng.
  • Phân có lẫn máu: Mẹ nhìn thấy có vài tia máu lẫn trong phân thì có thể do các nguyên nhân như bé bị táo bón, nhiễm trùng ruột, dị ứng.
  • Phân lỏng: Bé đi ngoài nhiều hơn bình thường; phân lỏng như nước, nặng mùi là các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không? Trường hợp trẻ nhỏ vài ngày mới đi ngoài một lần khá phổ biến.

Mặc dù phần lớn các nguyên nhân đều có thể khắc phục tại nhà, tuy nhiên mẹ cũng không nên quá chủ quan. Mẹ hãy quan sát sẽ nhiều hơn để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần, kiến thức bố mẹ cần biết!

Bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần? Mặc dù đã cho bé ăn đúng như hướng dẫn, nhưng liệu con mình đã no và đủ chưa vẫn là lo lắng phổ biến của những người làm cha mẹ. Lượng ăn của trẻ sơ sinh có thể khác nhau đôi chút ở mỗi bé, vậy bao nhiêu là phù hợp?

Trẻ bú bao nhiêu và bao lâu là đủ?

Vài tuần đầu sau khi sinh, trẻ bắt đầu bú ít hơn bình thường và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Bạn có thể yên tâm rằng mình cho con bú  đúng cách và đầy đủ khi:

  • Trông bé lanh lẹ, thỏa mãn và nhanh nhẹn;
  • Tăng cân từ từ, lớn lên và phát triển hơn;
  • Số lần bú khoảng 6 đến 8 lần một ngày;
  • Trẻ đi tiêu thường xuyên.

Nếu bú chưa đủ, bé sẽ không hài lòng, bứt rứt hoặc khóc nhiều. Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu bạn thấy các dấu hiệu trên.

bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần
Bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần là điều không phải mẹ nào cũng biết

Hãy nhớ rằng sau khoảng một tháng, bé có xu hướng đi tiêu ít hơn trước đây. Khi được khoảng 2 tháng tuổi, bé có thể không đi tiêu sau mỗi lần cho ăn hoặc thậm chí mỗi ngày. Nếu bé vẫn chưa đi tiêu sau 3 ngày, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhé.

Chế độ sữa trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, bạn có thể nhận thấy rằng bé muốn bú thường xuyên hơn. Điều này giúp cơ thể người mẹ tăng thêm nguồn sữa. Trong một vài ngày, việc cung cấp sữa và nhu cầu bú sẽ được cân bằng.

Khi chào đời, trẻ cần được bổ sung vitamin D trong vài ngày đầu tiên khi bé chào đời và không cần các loại thực phẩm bổ sung, nước, nước trái cây hay các loại thực phẩm rắn khác.

Làm sao để biết bé đã bú no?

Vấn đề bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần rất quan trọng. Nhiều mẹ băn khoăn đã cho bé bú đúng lượng con cần chưa. Thực tế nếu bé bú no thì mẹ có thể an tâm con đã bú đủ. Một số nhận biết sau đây sẽ giúp mẹ biết bé bú no chưa.

  • Trong khi bú: Quan sát bé trong lúc bú giúp mẹ phát hiện bé bú có tốt không. Thấy tiếng bú đều của bé và thấy má bé phập phồng theo nhịp là bé đang bú tốt. Bé không phải dừng lại để thở hoặc ngoảnh đầu đi. Bé bú liên tục không dừng cho đến khi tự nhả vú. Đó là biểu hiện của một bữa bú tốt.
  • Sau khi bú: Lúc này mẹ thấy mặt bé thả lỏng và thư giãn. Bé tự nhả vú không bú nữa. Con cũng rất nhanh buồn ngủ và ngủ trở lại. Đó là biểu hiện bé đã bú no. Trẻ đẩy bầu ngực hoặc bình sữa ra khỏi miệng.
  • Trẻ ngậm miệng lại không muốn ăn thêm: Với trẻ lớn hơn thì biểu hiện bằng lắc đầu. Hoặc trong lúc đang bú trẻ ngủ thiếp đi.
  • Thay tã nhiều hơn: Sau sinh, vài ngày đầu mẹ chỉ cần dùng 1 – 2 chiếc tã mỗi ngày cho trẻ. Sau đó, mỗi ngày trẻ dùng đến 5 – 8 miếng tã/ngày , cộng với 2 – 5 lần đi tiểu.
  • Tăng cân ổn định: Từ 2 tuần đầu cho đến 6 tháng tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 100 -200 gram mỗi tuần. Từ 6-18 tháng tuổi, trẻ tăng khoảng 85 – 150 gram/tuần.
  • Trẻ rất năng động và hoạt bát: Khi được ăn đủ no và phát triển tốt trẻ trông sẽ rất hiếu động và lanh lợi. Mỗi lần được ăn sữa xong đều chơi ngoan, không quấy khóc.
bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần
Bé bú no thường dễ buồn ngủ ngay sau khi bú

Bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần?

Trong tháng đầu tiên, trẻ cần bú 8 – 12 lần mỗi ngày, cách nhau khoảng 2 – 3 giờ mỗi cữ. Tuy nhiên, một số trẻ bú sữa mẹ vẫn có thể bú tối đa 15 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 1,5 giờ. Nếu trẻ sơ sinh không tự thức dậy để bú trong vài tuần đầu tiên, bạn nên đánh thức bé và cho bú đúng giờ.

Trẻ bú sữa mẹ sẽ dành khoảng 10 – 20 phút để mút sữa. Một số bé có thể mân mê bầu ngực của mẹ lâu hơn, bạn cần đảm bảo bé thực sự mút và nuốt sữa trong khoảng thời gian tối thiểu trên.

Bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần? Lượng sữa cho trẻ sơ sinh lý tưởng là từ 45 – 88 ml (1.5 – 3 ounces) mỗi lần bú. Sau khoảng 1 tháng, lượng sữa cho trẻ sơ sinh ít nhất đạt 118ml mỗi cữ. Khi đã dần quen với việc bú sữa mẹ, bé cũng sẽ biết cách mút để nhận được nhiều sữa hơn từ bầu ngực.

Do đó nhiều mẹ có thể không chú ý rằng con mình lúc này đã bú nhanh hơn trước, tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh cần thiết.

bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần
Lượng sữa cho trẻ 1 tháng tuổi còn tùy thuộc cân nặng của bé

Những lưu ý bên cạnh vấn đề bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần

Bên cạnh vấn đề bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau: Trong quá trình cho bé 1 tháng tuổi bú, các mẹ có thể sẽ gặp một số vấn đề như bé giảm cân, hoặc đi vệ sinh quá nhiều. Những biểu hiện này có đáng lo ngại không ? Một sô lưu ý sau sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi cho bé bú:

  • Trong 1 tháng đầu, mặc dù bú đầy đủ nhưng bé vẫn có thể bị giảm cân. Lý do là vì bé còn lạ lẫm với môi trường. Các mẹ cho bé bú đúng cách không cần quá lo lắng.
  • Đối với bé sinh non hoặc bé sinh đôi, nhu cầu sữa ở các bé khác nhau. Các mẹ có thể tham khảo bác sĩ hoặc tìm hiểu thêm vấn đề này để chăm bé tốt nhất.
  • Mỗi ngày bé sẽ cần thay khoảng 10 chiếc tã. Bởi vì thức ăn chủ yếu của bé là sữa nên việc hay đi vệ sinh cũng là điều dễ hiểu.
  • Mẹ không nên ăn những thức ăn chiên rán, nặng mùi để đảm bảo sữa không có mùi.
  • Trường hợp nếu đầu ti không phù hợp thì mẹ có thể tiến hành vắt sữa cho bé uống bằng muỗng hoặc bú bình.

Mong rằng, qua bài viết về bé 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần sẽ có thể giúp mẹ có một lượng ăn và chế độ chăm sóc phù hợp cho con.

Các bậc phụ huynh nên cho con đi kiểm tra dinh dưỡng, cũng như sức khỏe định kỳ để nếu trẻ có tăng trưởng kém về chiều cao, cân nặng hay có một số biểu hiện bất thường thì có thể xử lý ngay được.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không? Nhiều quá cũng gây hại!

Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không? Bé bú quá no là trường hợp bé được cho bú lượng sữa nhiều hơn nhu cầu thực tế bé cần để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Trên thực tế, rất khó để mẹ có thể cho bé bú quá no vì nhu cầu ăn của bé không dựa vào cảm xúc hay áp lực từ bên ngoài. Bé sẽ ăn khi bé đói và khi bé no, bé sẽ tự khắc ngưng lại.

Tuy nhiên, với những trường hợp hiếm hoi, một số bé sẽ được cho bú quá nhu cầu, và khi có quá nhiều sữa trong dạ dày bé xíu của mình, bé sẽ nôn ra.

Lúc này cơ thể bé sẽ không thể tiêu hóa hết lượng sữa thừa và điều này sẽ dẫn đến các vấn đề tiêu hóa của trẻ như đi lỏng và nôn ói nhiều. Quá no bụng còn là nguyên nhân khiến cho những bé hay khó chịu trở nên quấy khóc nhiều hơn.

Cho bé bú đúng cách
Cho bé bú quá no là nguyên nhân khiến trẻ đau bụng và thường hay nôn trớ

Dấu hiệu nhận biết bé đang được cho bú quá no

Để biết trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không, mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau:

  • Tăng cân nhanh và dư cân so với chuẩn chiều cao cũng như tháng tuổi của bé
  • Phân của bé nồng mùi và lỏng
  • Thường bị ơ hơi, chướng bụng
  • Thường nôn trớ
  • Khó chịu
  • Ít ngủ

Trong một số trường hợp, mẹ có thể nhầm lẫn giữa dấu hiệu bú quá no với một số triệu chứng khác như đau bụng, trào ngược hay rối loạn chuyển hóa lactose.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, khác với những bé đau bụng hay bị trào ngược thường chậm tăng cân, những bé được cho bú quá no thường sẽ có cân nặng vượt “chuẩn”.

[inline_article id=72535]

Dấu hiệu lượng ăn của trẻ sơ sinh không đủ

Bên cạnh vấn đề trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không, mẹ cần quan tâm những dấu hiệu bú không đủ, cảnh báo bạn nên chú ý điều chỉnh lượng ăn của trẻ sơ sinh hoặc cần hỏi ý kiến bác sĩ bao gồm:

  • Nước tiểu của bé sẫm màu hoặc có màu cam trong tã;
  • Bé chỉ muốn ngủ chứ không chịu bú;
  • Bé không chịu giữ lấy hoặc cấu kéo bầu ngực của mẹ;
  • Bé quấy khóc ngay sau khi được cho ăn;
  • Số lượng tã phải thay hàng ngày ít hơn bình thường.

Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh uống nhiều sữa có tốt không? Nhận được lượng sữa nhiều hơn nhu cầu thực sự của cơ thể có khả năng khiến con yêu gặp phải một trong các tình trạng như:

  • Thừa cân và béo phì: Vì trẻ sơ sinh liên tục tiếp nhận sữa, bé cũng đồng thời hấp thụ một lượng lớn calo và dần tích lũy trong cơ thể nhưng lại không được đào thải đúng cách, từ đó tạo nên hiện tượng thừa cân.
  • Trào ngược dạ dày: Nếu em bé mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản, cho con bú nhiều hơn có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng vì những triệu chứng sẽ khiến con vô cùng khó chịu.
  • Nôn mửa: Khi quá no, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầy nôn nửa, nôn liên tục trong thời gian dài có thể khiến dạ dày tiêu hóa kém, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.
trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không
Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không? Đủ là được!

Cho con bú bao nhiêu là đủ?

Bé bú mẹ với sữa công thức sẽ có liều lượng khác nhau. Vậy trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không và như thế nào là đủ?

1. Những bé bú mẹ:

Thường sẽ khó có thể đo lường chính xác lượng sữa bé bú vào sau mỗi cử bú. Tuy nhiên, vẫn có một số cách khác để “ướm chừng” liệu bé đã bú đủ hay chưa:

  • Ngực mẹ sẽ mềm mại, không còn căng cứng sau khi bé đã bú no
  • Bé sẽ ngủ thiếp sau khi bú và tiếp tục ngủ một lúc lâu sau đó
  • Bé tăng cân đều và mức tăng ổn định
  • Sau tháng đầu tiên, bé sẽ dùng vài cái bỉm mỗi ngày
  • Thông thường, sau khi bú no, tâm trạng của bé sẽ thư giãn và thoái mái hơn
  • Một khi đã bú no, mặt bé sẽ xoay hướng khác, “ngó lơ” vú mẹ

Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không? Mẹ nên quan sát biểu hiện của bé và lắng nghe cơ thể mình, mối tương giao giữa hai mẹ con là chìa khóa quan trọng giúp mẹ hiểu bé hơn.

Tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình và cố gắng tránh áp đặt bé vào một khuôn khổ nhất định quá sớm. Trẻ mới sinh cần được cho bú theo nhu cầu để kích sữa và đảm bảo sữa “về” đều đặn.

[inline_article id=87676]

2. Với bé bú sữa công thức:

Để biết được lượng sữa bé cần là bao nhiêu, mẹ có thể sẽ cần trải qua vài lần thử và tất nhiên, không tránh khỏi một vài sai sót. Bé có thể sẽ tỏ ra khó chịu hay khóc quấy khi đói. Thậm chí, nhiều bé còn hay mút tay hoặc cho bất cứ cái gì khác vào miệng.

Cho bé bú một ít sữa để xem bé có thực sự đói hay không. Lúc đầu cho bé bú thử một ít rồi dần dần tăng thêm nếu bé vẫn còn đói. Nếu bé bú đủ, bé sẽ cần từ 5 – 6 cái bỉm dùng một lần hay 6 – 8 bỉm vải mỗi ngày.

Mỗi bé sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau do chịu những yếu tố tác động khác nhau, trong đó có độ tuổi. Hầu hết các bé sẽ không ăn nữa khi bé đã no. Khi bé tăng cân với một mức độ cho phép và khỏe mạnh, chúng ta có thể yên tâm rằng bé đã được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh dựa theo cân nặng
Cân nặng Lượng sữa cần pha/lần
2.5 – 3.5 ký 60 – 90 ml
3.5 – 4.5 ký 90 – 120 ml
4.5 – 5 ký 120 – 180 ml
5 – 7 ký 180 – 240 ml

Hạn chế tình trạng cho con bú quá no

Không cần phải căng thẳng về việc bé sẽ bú quá no vì trẻ nhỏ, ngay cả với trẻ sơ sinh đều khá giỏi trong việc xác định được lượng thức ăn mình cần.

Tuy nhiên, khi nhận thấy bé có vẻ tăng cân quá nhanh hay có một bước tăng vọt đáng kể so với biểu đồ tăng trưởng chiều cao theo độ tuổi của bé, mẹ nên kiểm tra lại khẩu phần sữa mỗi ngày của bé.

Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái sau sinh
Trẻ bú đầy đủ có lợi cho sức khỏe

Nhìn chung vấn đề trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không thì quan trọng nhất, mẹ cần kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bé, xem bé có khỏe mạnh hay không. Khi có hiện tượng bất thường nào xảy ra, mẹ nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh có nên nằm gối không? Trẻ mấy tháng được nằm gối?

Với người lớn, sử dụng gối khi ngủ sẽ giúp máu lưu thông đến não tốt hơn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có nên nằm gối, nhất là những bé dưới 6 tháng tuổi, cho bé nằm gối liệu có tốt? Lựa chọn gối cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng? Tất cả những thông tin mẹ cần đều có trong bài viết sau, tham khảo ngay để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, mẹ nhé!

1. Trẻ sơ sinh có nên nằm gối?

Trẻ sơ sinh có nên nằm gối không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi không ít người quan niệm rằng, cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh khi được gối đầu sẽ có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo các mẹ không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nằm gối và các loại giường mềm khác. Nguyên nhân là do cột sống của bé lúc này vẫn thẳng. Chỉ khi trẻ biết đi, biết đứng bộ phận này mới cong như người lớn. Bởi vậy, khi nằm ngửa, lưng và gáy của bé sẽ cùng nằm trên một mặt phẳng nên hoàn toàn không cần gối đầu.

Như vậy với thắc mắc trẻ sơ sinh có nên nằm gối không thì câu trả lời là không. Ngoài việc không cần thiết, những trẻ được mẹ cho nằm gối quá sớm sẽ có nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề nguy hiểm sau đây: Tăng nguy cơ ngạt thở khi ngủ, biến dạng hộp sọ, tác động xấu đến xương sống, đầu và cổ. Việc dùng gấu bông, mền trong giường của trẻ sơ sinh cũng không được khuyến khích và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.

>> Mẹ xem thêm: Mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày thức đêm đơn giản mà hiệu quả

Gối cho trẻ sơ sinh: Vật dụng cần thiết hay dư thừa?
Trẻ sơ sinh có nên nằm gối? Câu trả lời là KHÔNG NÊN

2. Tác hại khi cho trẻ sơ sinh nằm gối quá sớm

2.1 Đột tử trẻ sơ sinh

Không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối vì có thể khiến trẻ bị đột tử. Trẻ sơ sinh nằm gối có nguy cơ ngạt thở khi ngủ cao hơn so với những bé không nằm gối. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ khi ngủ thường chưa có ý thức kiểm soát. Đã có không ít trường hợp trẻ bị ngạt khi ngủ do lẫy, lật úp mặt vào gối.

Ngoài ra, khi dùng gối phần đầu của trẻ bị nhô cao hơn phần cơ thể. Hậu quả là làm cho cổ bị động ép thành một đường cong đồng thời cằm kề sát gần ngực khiến cho khả năng hô hấp của trẻ gặp khó khăn gây ngạt thở khi ngủ.

2.2 Biến dạng hộp sọ

Trẻ sơ sinh tăng trưởng vòng đầu khá nhanh. Khi vừa mới sinh, chu vi vòng đầu trẻ chỉ khoảng 34cm. Tuy nhiên, chỉ trong 1 năm đầu chiều cao của trẻ sơ sinh có thể tăng thêm 12cm.

Nếu cho trẻ nằm gối, đầu của bé có thể không giữ được cân bằng, đối xứng do hộp sọ to ra. Hơn nữa, hộp sọ của bé mới sinh còn rất mềm, hộp sọ chưa khép kín. Nếu bị gối chèn ép và nằm yên trong một tư thế ngủ có thể làm hộp sọ bị biến dạng.trẻ sơ sinh có nên nằm gối.

trẻ sơ sinh có nên nằm gối
Trẻ sơ sinh có nên nằm gối không? Bé nằm gối sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ

2.3 Tác động xấu đến xương sống, đầu và cổ

Không giống người lớn, xương sống của bé mới sinh là một đường thẳng. Không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối vì có thể khiến cổ của trẻ sẽ bị quẹo, từ đó ảnh hưởng đến hình dạng xương sống và làm tăng nguy cơ gây dị tật cột sống.

Việc này có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp và nuốt thức ăn. Theo các chuyên gia, đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên ngay cả khi trẻ nằm nghiêng, bé sơ sinh cũng không cần nằm gối.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

2.4 Khiến đầu trẻ bị nóng lên

Việc sử dụng gối với chất liệu vải không thoáng mát có thể làm cho nhiệt độ phần dưới đầu bé gia tăng từ đó gây biến động nhiệt trong cơ thể do hệ điều hoà thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn kém

2.5 Làm bong gân cổ ở trẻ

Hầu hết các loại gối dành cho trẻ sơ sinh đều mềm mại và có thể không bằng phẳng. Điều này có thể làm bong gân cổ của trẻ sơ sinh khi ngủ trong nhiều giờ.

3. Trường hợp nào được sử dụng gối cho bé từ sớm?

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bé sơ sinh mắc các vấn đề hô hấp hoặc tiêu hoá như trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể đề nghị mẹ cho bé nằm gối khi ngủ để có thể dễ thở hơn. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nếu muốn cho trẻ sơ sinh nằm gối sớm.

Với các trường hợp bệnh lý như vậy, bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ mua những chiếc gối phù hợp cho bé để con dễ thở, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, và đem lại lợi ích khi trẻ bị trào ngược.

Trong trường hợp này, để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ cần phải theo dõi bé và cảnh giác mọi lúc để gối không che mũi hoặc miệng của trẻ. Khi đang bận rộn và không thể theo dõi con; mẹ cũng lưu ý nên để gối xa tầm tay với của bé.

4. Trẻ mấy tháng tuổi thì được nằm gối?

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối? Thực tế, trẻ sơ sinh không cần quá nhiều thứ để ngủ. Mẹ chỉ cần quấn bé, đặt nằm ngửa trong cũi hoặc nôi để giúp bé cảm thấy an toàn như khi còn ở trong bụng mẹ. Nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn nhất để ngăn ngừa Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Mẹ có thể tiếp tục cho trẻ nằm ngửa mà không cần kê gối cho đến khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Bạn nên lựa cho bé một chiếc gối vừa vặn, chắc chắn, không quá to hoặc quá mềm và không có áo gối.

Đối với thú nhồi bông, đây có thể là món đồ chơi rất tốt khi bé thức nhưng nếu bé dưới 2 tuổi thì bạn không nên cho vào nôi hay cũi của bé.

Trẻ mấy tháng có thể nằm gối cao su non? Tùy vào thể trạng của từng bé, bé cứng cáp là có thể sử dụng được gối cao su non kê cho bé ngủ.

  • Từ 1-3 tháng tuổi: Tuyệt đối không cho trẻ dùng gối.
  • Từ 4-6 tháng tuổi: Có thể cho trẻ sử dụng gối, tuy nhiên chỉ chọn gối có độ dày từ 1-2cm.
  • Từ 7-9 tháng tuổi: Nên cho bé sử dụng gối có độ dày từ 3-4cm.
  • Từ 12 tháng tuổi trở lên: Có thể nằm gối có độ dày từ 4-9cm.

>> Mẹ xem thêm: 20 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

Trẻ mấy tháng được nằm gối?
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối? Trẻ mấy tháng được nằm gối? Từ 4 tháng tuổi mẹ có thể cho bé nằm gối

5. Chọn mua gối cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý gì?

Bên cạnh trẻ sơ sinh có nên nằm gối hay không thì chọn gối cho bé cũng là điều quan trọng.

5.1 Chất liệu gối

Tất cả những đồ dùng của trẻ sơ sinh, bao gồm gối, chăn… đều lên đảm bảo độ mềm mại và có khả năng thấm hút cao. Tốt nhất mẹ nên ưu tiên những nhãn hiệu có nguồn gốc, uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé.

Với ruột gối, mẹ nên chọn chất liệu nhẹ, thông thoáng, dễ khô để tiện cho việc giặt giũ. Một số chất liệu tự nhiên như lá đinh lăng, vỏ đậu xanh… cũng rất được các mẹ yêu thích khi chọn mua ruột gối cho bé, bởi khả năng hút ẩm cao.

trẻ sơ sinh có nên nằm gối
Chất lượng gối cũng quan trọng không kém vấn đề trẻ sơ sinh có nên nằm gối hay không

Điểm trừ của loại ruột gối này là rất dễ mốc và có mùi hôi trong quá trình sử dụng. Việc vệ sinh cũng rất khó khăn. Vì vậy, nếu sử dụng loại ruột gối từ những chất liệu này, mẹ nên chú ý thay gối cho trẻ thường xuyên.

Lưu ý, không chọn gối có ruột quá mềm, dễ lún khi nằm xuống, đồng thời cũng không nên chọn gối quá cứng. Chọn gối có độ mềm vừa phải

5.2 Kích thước gối

Ngoài chất liệu, kích thước cũng là điều mẹ cần quan tâm khi chọn mua gối cho bé sơ sinh. Không nên chọn gối quá rộng để tránh gây ngạt thở cho bé. Gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn máu.

Tốt nhất, mẹ chỉ nên chọn gối có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 1 chút so với độ dài vai. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, gối chỉ nên dày 1 – 2cm. Trẻ trên 6 tháng có thể nằm gối dày hơn, khoảng 3 – 4cm. Bé từ 3 tuổi có thể nằm gối 3 – 9cm.

[key-takeaways title=””]

Gối của trẻ thực sự không cần quá lớn hay quá cao. Phụ huynh chỉ cần mua gối có chiều rộng chỉ cần bằng kích thước vai của bé là tốt nhất (khoảng 40 cm x 30 cm).

[/key-takeaways]

5.3 Cách đặt gối

Theo các chuyên gia, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai, cổ hơi ưỡn, ngửa ra sau 10 – 15 độ là vị trí dễ chịu và an toàn nhất cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý, dù cho trẻ nằm ngủ ở đâu, mẹ cũng nên hạn chế số lượng gối đặt trên giường của trẻ.

Trẻ sơ sinh có nên nằm gối? Tóm lại, việc mua gối cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi là dư thừa, không cần thiết. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bắt buộc, mẹ nên lưu ý chọn gối có chất liệu, kích thước phù hợp và an toàn nhất cho trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy: Cha mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu là tình trạng nguy hiểm. Dựa trên kinh nghiệm của chị em phụ nữ, xem tình trạng phân của con là cách tốt nhất để chuẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu.

Bây giờ, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về tình trạng đi cầu ra máu ở trẻ sơ sinh: các nguyên nhân, mức độ và cách điều trị.

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là như thế nào?

Trẻ sơ sinh đi cầu ra máu là tình trạng mẹ thấy phân của bé có màu đỏ; hoặc phân bé lẫn với một sọc máu; những đốm máu; hoặc có chất nhầy màu nâu đỏ.

Đối với bé trên 6 tháng tuổi, tức là những trẻ đã bắt đầu có thể ăn dặm; trước khi quá sốt sắng về tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Mẹ hãy nhớ lại về những thực phẩm bé ăn trước đó. Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt; do đó, màu sắc đỏ của thực phẩm (như củ cải dền, cà chua,..) sau khi được thải ra ngoài vẫn không thay đổi nhiều; khiến phân của bé có màu đỏ.

Nhưng nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu kèm các biểu hiện như tiêu chảy; sốt; bụng sưng to; không muốn bú (hoặc ăn dặm); có vẻ mệt mỏi, lờ đờ; hoặc trẻ sơ sinh đi cầu ra máu là bé sinh non; mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ nhi khoa sớm.

phân bé có máu

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân; một số nguyên không quá nghiêm trọng, nhưng một số khác lại có liên quan đến tình trạng bệnh lý.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do những nguyên nhân sau:

2.1 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do nứt hậu môn

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do đâu? Trẻ bị nứt hậu môn, nhất là khi trẻ bị táo bón; phân sẽ cứng lại, có dạng như những viên đá nhỏ. Việc bé gắng sức đẩy phân cứng ra ngoài; có thể khiến vùng hậu môn bị tổn thương khiến trẻ đi ngoài ra máu tươi.

[key-takeaways title=””]

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do nứt hậu môn: Các vết nứt hậu môn có thể tự lành hoặc được chữa khỏi bằng thuốc. Nếu tình trạng trẻ đi ngoài ra máu tươi trở nên nghiêm trọng; bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc mỡ để bôi vào vết nứt.

[/key-takeaways]

2.2 Bé đi ngoài có sợi máu do viêm đại tràng

Trẻ đi ngoài có sợi máu do đâu? Đây là tình trạng một đoạn nào đó bên trong đại tràng bị viêm. Tình trạng này thường có xu hướng khiến phân trẻ sơ sinh có máu; hoặc trẻ sơ sinh đi ra ngoài có sợi máu và nguyên nhân gây ra có thể do di truyền.

Hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể trú ngụ trong thành ruột khiến thành ruột bị viêm dẫn đến tình trạng bé đi cầu ra máu.

[key-takeaways title=””]

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do viêm đại tràng: Bác sĩ sẽ kê thuốc kẽm giúp cho niêm mạc ruột phục hồi sớm; ngoài ra có thể bổ sung thêm men vi sinh tăng khả năng bảo về thành ruột.. Mục tiêu của các loại thuốc này là giúp hệ miễn dịch của bé có khả năng chiến đấu chống lại bệnh nhiễm trùng.

[/key-takeaways]

2.3 Trẻ đi ngoài ra máu nhầy do dị ứng

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy hay trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy do đâu? Việc dị ứng với thực phẩm (như sữa, thức ăn mẹ tiêu thụ) có thể khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu.

Đôi khi bé đi ngoài có sợi máu hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu. Trẻ nhỏ thường dễ bị dị ứng với sữa (sữa bột hoặc sữa bò), lúa mạch hay yến mạch; nhất là khi con bước sang giai đoạn tập ăn dặm.

[key-takeaways title=””]

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng: Ảnh hưởng của dị ứng có thể “đeo bám” bé suốt cuộc đời. May mắn thay có một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng của bé.

[/key-takeaways]

3. Mức độ phân dính máu ở trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Để biết trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu nghiêm trọng thế nào bạn cần biết tình trạng máu trong phân của bé thế nào. Phân trẻ sơ sinh có máu là các dấu hiệu quan trọng giúp mẹ xem xét tình trạng sức khỏe và bệnh lý của trẻ.

Vì lượng máu trong cơ thể con không nhiều nên việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra máu cũng rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất máu và tử vong.

Đầu tiên, để đánh giá mức độ nguy hiểm, hãy cùng tìm hiểu về cấp độ phân dính máu ở trẻ sơ sinh:

  • Mức độ nhẹ: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi, chỉ dính ở phân một ít. Bé vẫn rất năng động, da dẻ hồng hào. Biểu hiện này thường xuất phát do bé bị táo bón khi ăn dặm với khẩu phần không đủ chất xơ, chất lỏng.
  • Mức độ vừa: Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu màu hồng do lẫn máu và mủ, trẻ đi phân lỏng nhiều lần nhưng vẫn rặn khi đi. Có thể bé bị bệnh kiết lỵ, căn bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nó gây nên tình trạng tiêu chảy có máu cùng nhầy.
  • Mức độ nặng: Với cấp độ nguy hiểm, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu nhiều, dính đầy lên phân, không cầm được máu, và bé quấy khóc, da dẻ nhợt nhạt. Lúc này, mẹ hãy nhanh chân đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để bác sĩ cầm máu, đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng nhất.
trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu 3
Ở mức độ nặng, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ cầm máu

4. Màu sắc phân của bé nói lên điều gì?

Thông qua màu sắc của phân, mẹ có thể nhìn ra được tình trạng sức khỏe bé và đoán biết được một số bệnh trẻ em!

  • Trẻ đi ngoài có phân màu trắng: Con bạn gặp vấn đề về gan hoặc bị tắt ống mật.
  • Trẻ sơ sinh đi phân có chất nhầy màu xanh sẫm: Tình trạng này kết hợp với hiện tượng khóc có thể do bé bị đói bụng.
  • Trẻ đi phân nhầy, màu xanh nhạt: Nguyên nhân do bé bị chảy nước mũi, viêm đường hô hấp hoặc rối loạn đường tiêu hóa.
  • Trẻ bị đi ngoài có phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng vì còn ít thức ăn, có mùi hôi thối: Có lẽ do mẹ cho bé ăn dặm với khẩu phần hơi nhiều. Mẹ nên tìm hiểu quy tắc về số bữa ăn, lượng thực ăn dặm tùy vào tháng tuổi của bé.
  • Trẻ đi phân không có chất nhầy, loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi ngoài khoảng từ 3 đến 4 lần/ ngày: Do bé bị lạnh bụng khi ngủ. Vì thế, mẹ nên mua quần cạp cao, hoặc jumpsuit ngắn tay cho bé mặc khi ngủ.
  • Trẻ đi phân màu trắng đục, lỏng, đi ngoài nhiều lần kèm nôn trớ: Bé có thể bị bệnh tả. Mẹ phải bù nước, khẩn trương diệt khuẩn bằng kháng sinh hoặc dẫn bé đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu: Sắc đỏ của phần là do chấy nhầy và máu tươi. Tình trang này thể hiện dấu hiệu bệnh lý có phần nguy hiểm, mẹ cần quan tâm và đưa bé đi khám ngay.

Một số căn bệnh thường thấy là kích ứng thực phẩm, táo bón kinh niên, bệnh trĩ, bệnh số xuất huyết, thương hàn, hay nhiễm khuẩn E. Coli…

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu 5
Dựa vào màu sắc phân, mẹ có thể đoán được bệnh bé để kịp thời điều trị

5. Bí quyết hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Một số cách phổ biến để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là:

  • Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho bé. Cho bé bú mẹ là cách phòng ngừa tốt nhất. Sữa mẹ có chứa một số kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Kiểm tra hậu môn của bé thường xuyên để xem có trầy xước không. Nếu mẹ thấy có điều gì đó không ổn; hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Theo dõi các triệu chứng dị ứng khác nhau. Khi phát hiện bé bị dị ứng; hãy xác định xem đâu là nguyên nhân gây dị ứng để tránh cho trẻ.
  • Theo dõi phân trẻ sơ sinh thường xuyên để xem có gì bất thường hay không. Nếu phát hiện thấy có gì đó không đúng, hãy đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm sẽ dễ điều trị hơn.

6. Đề phòng bệnh lồng ruột ở trẻ

Đặc biệt, nếu trẻ đang ăn uống bình thường bỗng khóc thét, bé không chịu bú, da tím tái; đây là báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, thậm chí bú lại nhưng khi cơn đau tái phát; trẻ lại khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn.

Vài giờ sau, trẻ mệt lả, da xanh nhợt. trẻ đi ngoài ra máu tươi, đi nhiều lần  khoảng 6-12 tiếng sau; trẻ sơ sinh đi cầu ra máu tươi hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu.

Nhìn trẻ giảm sút rõ rệt: da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng kèm nôn mửa, quấy khóc là dấu hiệu cực kì nguy hiểm của bệnh lồng ruột..

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu 2
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy, bố mẹ cần đề phòng trẻ bị lồng ruột

Nếu cứ trong tình trạng đó 24 giờ không xử trí gì trẻ sẽ bị nôn liên tục, bụng trướng dần lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp nông, dấu hiệu ruột bắt đầu hoại tử. Nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Để tránh hậu quả về sau, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khám khi có dấu hiệu trên.

[inline_article id=179534]

Sau khi tìm hiểu về các dấu hiệu của hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu mẹ cũng đã có thể phán đoán bệnh rồi phải không nào?

Nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường và phát triển tốt, mẹ chỉ cần quan sát thật kĩ để phát hiện bệnh kịp thời. Còn khi bé hay quấy khóc, nôn mửa và đi ngoài có chất nhầy, máu, mẹ nên dẫn bé đi khám bác sĩ ngay nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

15 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là vấn đề nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm bởi ở thời điểm này, trẻ thường quấy khóc, ngủ mớ và giật mình tỉnh giấc. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ rằng những thông tin dưới đây chỉ để tham khảo, hoàn toàn không có cơ sở khoa học để chứng minh tính đúng đắn của từng cách. Trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

1. Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm bằng gối đinh lăng

Cho bé gối đầu trên loại gối thảo dược cũng là một mẹo dân gian vô cùng hiệu quả giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Gối làm bằng đinh lăng là loại đáng chú ý nhất. Trên thị trường có bán sẵn loại gối này, tuy nhiên mẹ cũng có thể tự làm vì cách làm cũng khá đơn giản.

làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon
Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Mẹ hãy áp dụng 6 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

2. Đặt dao cùn ở đầu giường

Khi bé quấy khóc nhiều hoặc thường xuyên giật mình trong lúc ngủ; nhiều gia đình đã đặt dao cùn ở đầu giường. Đây là một mẹo dân gian cho bé ngủ ngon hiệu quả được đa số ba mẹ tin rằng sẽ giúp xua đuổi tà khí đang trêu chọc con.

Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc này có tác dụng tương tự như đốt vía cho trẻ hay đeo vòng gỗ dâu tằm cho bé.

3. Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ

Các loại vỏ của họ nhà cam có chứa rất nhiều tinh dầu. Đây là hoạt chất giúp điều hòa lưu thông máu, thư thái tinh thần và con người sẽ dễ đi sâu vào giấc ngủ. Như vậy, các mẹ hãy lấy vỏ chanh/ bưởi hoặc quýt phơi khô rồi treo ở đầu giường hoặc góc phòng ngủ của bé.

>> Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh sâu giấc: 6 câu thần chú cho bé ngủ ngon

4. Treo tỏi đầu giường là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Theo tương truyền dân gian, dùng tỏi treo trong phòng sẽ giúp bé ngoan và ít quấy khóc hơn. Ba mẹ hãy treo một chùm tỏi ở đầu giường và dùng một túi dây rút có 1-2 tép tỏi đặt vào áo bé.

sử dụng cây dâu tằm
Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

5. Dùng cành dâu tằm

Dâu tằm là loại cây có thể xua đuổi tà khí khi bé ngủ, qua đó giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Theo quan niệm xa xưa, trẻ nhỏ còn non nớt; do đó dễ bị các thế lực tâm linh trêu trọc dẫn đến giật mình quấy khóc.

Vì vậy, nhiều ba mẹ đã đặt cành dâu tằm (càng tươi càng tốt) trong căn phòng ngủ để bé không bị quấy nhiễu lúc ngủ. Đây là mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm được ưa chuộng.

>> Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm: Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

6. Xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu

Sử dụng bồ kết hoặc tinh dầu để xông phòng cũng là một trong những mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả. Việc làm này không chỉ có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ luồng khí xấu, mà còn giúp bé hết khóc và giật mình nửa đêm.

Ba mẹ hãy chuẩn bị chậu nước nóng đã có vài giọt tinh dầu chàm; hoặc một chậu than có vài quả bồ kết chín khói bốc lên rồi để trong phòng ngủ.

Trẻ sơ sinh khóc thét và ngủ không ngon giấc cũng là một loại khóc dạ đề. Hãy cùng tìm hiểu Khóc dạ đề là gì và cách chữa mẹ nhé!

(*) Lưu ý: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm sau đây là những phương pháp truyền miệng, chưa có kiểm chứng và cơ sở khoa học mẹ nhé.

7. Quấn khăn là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

Quấn khăn mỏng quanh cơ thể bé có thể cho bé có cảm giác như ở trong bụng mẹ. Khi cha mẹ thực hiện quấn khăn đúng cách; bé có thể dễ dàng thư giãn và chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.

8. Lập thời gian biểu cho trẻ

Trẻ sơ sinh sẽ thức và ngủ liên tục trong suốt ngày lẫn đêm; nhưng cha mẹ có thể xây dựng lịch ăn và ngủ nhất quán trong ngày của bé; cũng như tạo thói quen đi ngủ vào buổi tối (tắm, kể chuyện, thư giãn,…) vào thời điểm mà bé có dấu hiệu buồn ngủ.

Cho bé ngủ đủ vào ban ngày
Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Lập thời gian biểu là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon cơ bản nhất mẹ cần nhớ.

3. Cho bé ngủ ít hơn vào ban ngày

Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là cho bé ngủ vừa đủ hoặc ít hơn vào ban ngày. Nhiều chuyên gia tin rằng những trẻ càng ít ngủ ban ngày; sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Thực ra, mẹ cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc vào giữa buổi sáng và xế trưa (tránh ngủ lúc chiều muộn); để giúp bé khoẻ khoắn chơi đùa vào chiều; sau đó bé sẽ dễ ngủ hơn khi đêm xuống.

LƯU Ý: Mẹ cần đảm bảo giấc ngủ trưa của trẻ đủ thời gian và sâu giấc; có như vậy trẻ mới khoan khoái đi vào giấc ngủ đêm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Mẹo nào cho mẹ?

4. Bật nhạc nhẹ nhàng

Mẹ có thể đưa trẻ vào giấc ngủ sâu hơn khi mở nhạc nhẹ nhàng; hoặc mở tiếng ồn trắng cho bé nghe. Mẹ lưu ý không nên mở nhạc quá lớn, gây ồn ào. Và ưu tiên chọn nhạc nền (background music) du dương, dịu nhẹ thôi nhé. Gợi ý mẹ nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm: Bật nhạc nhẹ nhàng
Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm: Bật nhạc nhẹ nhàng

5. Duy trì thói quen ngủ trưa là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Mẹ nên tắt tivi và ôm hôn con nhiều hơn; để giúp trẻ cảm nhận tình yêu của mẹ. Mẹ cũng đừng quên massage cho bé, hát ru; hay đọc truyện dù con chưa thể hiểu hết ý nghĩa.

Ngoài ra, mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc vào ban đêm là tắt đèn, tạo một không gian yên tĩnh; trẻ sẽ đi vào giấc ngủ say nồng thật nhanh. Mẹ tránh căng thẳng, cáu gắt; vì bé có thể cảm nhận được điều đó và sẽ bất an, khó ngủ.

>> Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả

6. Thay tã theo lịch

Khi trẻ thức dậy hãy thay tã và quấn lại để chuẩn bị cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn đêm. Bởi nếu thay tã sau khi ăn đêm, trẻ có thể quá tỉnh táo, khó ngủ hơn.

7. Ăn ít hơn vào ban đêm

Có thể mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ và chưa nghĩ tới việc điều chỉnh cữ bú; nhưng việc bớt cho bú vào ban đêm là một mẹo, cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.

Thông thường, mẹ sẽ khó mà cắt giảm các cữ bú đêm đối với bé mới sinh. Tuy nhiên, với những bé đã có thể ngủ xuyên đêm (từ tuần thứ 6); mẹ có thể xem xét để tập cho con quen với lịch bú sữa mới. Trong đó giấc ngủ được kéo dài ra nhờ việc cắt giảm bú đêm.

LƯU Ý: Với trẻ trên 6 tháng tuổi khỏe mạnh; mẹ không cần phải tiếp tục cho con bú đêm. Trường hợp một số trẻ bị cơn đói làm cho thức giấc; mẹ không cần đánh thức trẻ dậy để cho bú cữ đêm. Vì điều này làm gián đoạn giấc ngủ và tạo thói quen thức giấc giữa đêm.

8. Không “cuống” khi thấy trẻ khóc

Cha mẹ thường có xu hướng lao vào ngay khi nghe thấy trẻ khóc. Điều này sẽ vô tình khuyến khích trẻ bắt đầu thói quen ngủ không tốt vì thông thường trẻ có thể thức dậy lạch nhạch một chút và dễ dàng ngủ lại ngay khi không thấy ai “sờ” đến.

9. Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm: Cho bé vận động ngoài trời

Một trong những mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm đó là; cho bé tận hưởng không khí trong lành vào ban ngày.

Hãy tạo điều kiện cho con chơi đùa ở nơi thoáng khí bằng cách cho bé đi dạo; tắm nắng hoặc trải thảm cho bé chơi gần cửa sổ. Khi được vận động cơ thể, bé sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm; nhất là khi được mẹ kết hợp xoa bóp và vỗ về.

>> Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm: Trẻ phì nước bọt khi ngủ là do đâu?

Cho bé vận động ngoài trời
Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là cho bé vận động vào ban ngày

10. Cho bé ngủ độc lập

Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là tập cho trẻ đi vào giấc ngủ khi đang nằm trong nôi, xe đẩy hoặc một góc riêng của bé chứ không phải ngủ ngay trong vòng tay mẹ.

Đôi khi trẻ sẽ thức giấc trong đêm; và việc ngủ trên tay mẹ mà lại thức giấc ở chỗ khác có thể khiến bé hoang mang và bật khóc.

Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ đặt trẻ vào nôi, xe đẩy và bắt đầu dỗ con ngủ. Nếu bé đang còn bú dở dang; mẹ nên kết hợp trò chuyện, hát… để giữ bé tỉnh ngủ. Đến khi bé hoàn thành cữ bú; mẹ mới nên chuyển sang “công đoạn” dỗ ngủ.

>> Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon: Tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc có nên không?

[affiliate-product id=”320112″ sku=”32613ID688″ title=”Xe Đẩy Em Bé Mastela Gấp Gọn Hình Ô” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

11. Không để bé khóc một mình

Không để bé khóc một mình là mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Mẹ có thể không cần bận tâm khi trẻ thức giấc và cằn nhằn đôi chút; điều này giúp trẻ học cách tự trấn an mình.

Nhưng mẹ đừng bỏ trẻ gào thét lâu; vì khi đó trẻ cần mẹ ngồi bên và ân cần dỗ dành. Bé chưa có khả năng điều chỉnh cảm xúc, hoặc chỉ mới đang trong giai đoạn học kỹ năng này.

Tất nhiên, nếu tình trạng khóc đêm trở nên nghiêm trọng; mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.

Không để bé khóc một mình
Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là gì?

12. Cho bé ngủ cùng phòng với ba mẹ

Việc cho bé ngủ cùng phòng vẫn là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon khá hiệu quả. Hãy nhớ, mẹ hoàn toàn có quyền quyết định mình cho bé ngủ như thế nào. Mẹ có thể cho bé ngủ chung phòng nếu bảo đảm sự an toàn; và không chuyển chỗ ngủ của bé trong đêm.

>> Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon: Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục

13. Để bé ngủ đủ giấc

Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Để bé ngủ đủ giấc như bảng thời gian ngủ của trẻ cũng là mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon. Bé ngủ đủ giấc là khi mẹ cho bé ngủ đúng giờ và bé tự thức giấc. Tùy theo sự phát triển của mỗi giai đoạn mà thời gian ngủ sẽ kéo dài hay ngắn hơn khác nhau.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bé sẽ hấp thu oxy, năng lượng và sản sinh hormone tăng trưởng nhiều hơn, có lợi cho sự phát triển thể chất và não bộ. Buổi sáng thức dậy, bé sẽ có tâm trạng thoải mái, chơi đùa vui vẻ và cảm giác thèm ăn.

>> Cách cho trẻ sơ sinh ngủ ngon: Cho trẻ ngủ dưới ánh đèn quá sáng có hại không?

14. Đảm bảo bé có đủ chất dinh dưỡng

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon đó là tránh để con đói khi đi ngủ. Một số bé đi ngủ với chiếc bụng rỗng sẽ dễ thức dậy, khóc để đòi mẹ cho con bú. Do đó, mẹ nhớ cho con ăn đúng cữ, đủ liều lượng nhé.

15. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm từ thực phẩm

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm (trên 6 tháng tuổi); mẹ có thể bổ sung cho bé một số loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon hơn.

[inline_article id=82681]

Thời gian ngủ sẽ giảm dần khi con lớn lên và bé cũng sẽ ngủ sâu và ngon hơn. Do vậy, cha mẹ không cần lo lắng, thay vào đó hãy cố gắng chăm sóc con thật tốt.

Trên đây là những mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm. Tùy vào tính cách, thời gian biểu của mỗi bé mà mẹ lựa chọn cách phù hợp nhất. Quan trọng nhất chính là tập thói quen ngủ nhất quán để bé dần thích nghi và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có phải bị down không?

Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi ra và nhai miệng hoặc đẩy lưỡi vào giữa hai hàm khi bé nằm ngủ; hoặc khi nuốt thức ăn – đây là hành động đáng yêu mà nhiều bậc phụ huynh đã nhanh tay ghi lại hình ảnh này của bé cưng.

Tuy vậy, trẻ sơ sinh hay lè lưỡi còn là dấu hiệu để bé truyền đạt nhu cầu của mình. Thậm chí, đó còn có thể là báo hiệu một vài bệnh lý mà bé có thể gặp phải.

1. Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có sao không?

Trẻ sơ sinh thích sử dụng miệng của mình theo nhiều cách. Khi nhận thấy trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng, cha mẹ có thể tự hỏi liệu đây có phải là hành vi bình thường hay không. Câu trả lời ngắn gọn là có; trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là một hành vi hoàn toàn bình thường ở lứa tuổi này và là một phản xạ tự nhiên. Vì bé nào khi mới sinh ra cũng khám phá thế giới bằng cách sử dụng miệng đầu tiên.

Điều này cũng phần nào lý giải cho việc vì sao vừa mới chào đời bé đã biết bú mẹ rất giỏi dù không được dạy. Kể cả ở các trẻ bú bình thì kỹ năng mút của bé cũng rất tốt. Nhưng thông thường, trẻ sơ sinh hay thè lưỡi do phản xạ tự nhiên sẽ phổ biến đối với bé dưới 6 tháng tuổi.

[key-takeaways title=”Tóm lại, bé sơ sinh hay thè lưỡi có sao không?”]

Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có thể là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường đối với bé dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy mẹ không cần lo lắng. Đối với trẻ trên 6 tháng, việc thè lưỡi do phản xạ tự nhiên; nhưng cũng có những lý do khác, mẹ có thể theo dõi phần tiếp theo đây.

[/key-takeaways]

Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là một hành vi hoàn toàn bình thường
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có sao không? Trẻ sơ sinh lè lưỡi là một hành vi hoàn toàn bình thường

2. Lý do vì sao trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng?

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thôi phản xạ thè lưỡi sinh lý sau khoảng từ 5 đến 7 tháng tuổi. Nhưng nếu bé vẫn tiếp tục thè lưỡi khi đã lớn, nguyên nhân có thể do yếu tố sau đây.

2.1 Bắt chước

Khi người lớn tinh nghịch thè lưỡi ra để chơi với bé, trẻ sơ sinh sẽ hay thè lưỡi và nhai miệng để bắt chước theo. Thậm chí, em bé còn rất hứng thú với trò chơi đó.

Do vậy, nếu mọi người trong gia đình hay chơi trò thè lưỡi với bé; mẹ đừng quá lo lắng khi bé đã qua mốc trẻ sơ sinh hay thè lưỡi mà bé vẫn làm trò này nhé.

2.2 Đang đói hay no

Trẻ hay lè lưỡi và nhai miệng có thể do bé đang đói hoặc muốn thể hiện nhu cầu của mình:

  • Dấu hiệu bé đang đói: Bé thè lưỡi, kèm với những âm thanh đặc trưng khác nhau ở mỗi trẻ. 
  • Bé ở trạng thái no: Bé cũng có thể đẩy lưỡi ra ngoài liên tục để báo hiệu cho mẹ biết để không bị tiếp tục ép ăn nữa.

Trẻ nhỏ rất thông minh, dù chưa biết nói; nhưng bé có thể biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt hoặc bằng tay chân, giọng điệu để báo cho mẹ biết các nhu cầu của mình. Trẻ sơ sinh có bản năng bú rất mạnh, một trong những bước của phản xạ này chính là việc hay đẩy lưỡi ra ngoài. Lưỡi của bé thường có xu hướng thè ra ngoài để giúp bé ngậm núm vú và tránh bị sặc sữa khi bú. Ngoài ra, do thế giới bên ngoài rất mới lạ với bé nên hành vi thè lưỡi để khám phá môi trường xung quanh là rất bình thường.

trẻ sơ sinh hay đẩy lưỡi ra ngoài

2.3 Kích thước lưỡi lớn

Macroglossia là thuật ngữ y khoa chỉ tật lưỡi to. Đây là chứng dị tật hiếm gặp, có tỷ lệ chỉ 1/14.000 ca sinh trên toàn thế giới.

Trẻ bị tật lưỡi to có một chiếc lưỡi to bất thường, có thể to gấp đôi miệng của bé. Do đó, trẻ sơ sinh bị macroglossia hay thè lưỡi. Điều này gây khó khăn cho trẻ trong việc ngậm miệng vì chiếc lưỡi lúc nào cũng có xu hướng tràn ra ngoài môi.

Kích thước lưỡi lớn còn do:

  • Tật lưỡi to còn có thể là dấu hiệu của hội chứng Down hoặc hội chứng Beckwith-Wiedemann.
  • Chiếc lưỡi quá lớn cũng có thể là khối u vòm miệng, dấu hiệu bệnh vòm miệng ở trẻ sơ sinh.
  • Lưỡi to còn có thể là dấu hiệu bất thường nào đó trong khoang miệng của trẻ. 

Ngoài ra, nếu gia đình trẻ có tiền sử về tật lưỡi to thì cũng có thể di truyền sang bé.

2.4 Kích thước miệng nhỏ

Micrognathia (hội chứng hàm nhỏ) rất hiếm gặp. Tình trạng này là do hàm dưới nhỏ hơn so với bình thường gây nên sự sắp xếp hỗn độn, không đồng đều của các răng và lưỡi, khiến trẻ sơ sinh hay lè lưỡi ra ngoài không thể kiểm soát.

Trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng micrognathia, khi cho ăn cần phải có núm vú đặc biệt bé mới bú được đúng cách. Hội chứng micrognathia có thể được cải thiện trong quá trình trưởng thành của trẻ; đặc biệt là giai đoạn dậy thì

Tuy nhiên, hội chứng hàm nhỏ cũng có thể là dấu hiệu bé bị bệnh sứt môi hoặc các hội chứng khác. Ví dụ như bệnh marfan, trisomy 13, trisomy 18, hội chứng pierre robin.

Kích thước miệng nhỏ
Trẻ hay lè lưỡi có sao không? Có phải bị Down?

2.5 Giảm trương lực cơ

Giảm trương lực (hypotonia), thường được gọi là hội chứng trẻ mềm oặt. Hypotonia gây ra tình trạng rối loạn trương lực cơ do sức cơ giảm. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến một số cơ trên cơ thể, bao gồm cả hoạt động của lưỡi.

Bé mắc hội chứng giảm trương lực rất khó điều khiển lưỡi. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay thè lưỡi, lè lưỡi mà không có cách nào khắc phục được. 

Giảm trương lực không phải là một rối loạn y tế cụ thể nhưng lại là một dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau, gồm hội chứng down, hội chứng prader-Willi, hội chứng Rett.

2.6 Thở bằng miệng

Khi bé thở bằng miệng, bé thường hay thè lưỡi, lè lưỡi ra ngoài. Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi để thở cũng có thể là do bị ho, cảm lạnh, nghẹt mũi, dị ứng, viêm amidan.

2.7 Đầy hơi

Trẻ sơ sinh thường dễ bị đầy hơi, chướng bụng, và tình trạng này có thể khiến trẻ hay thè lưỡi ra ngoài để phản ứng. Ngoài ra, bé bị đầy hơi còn có thể quấy khóc, nhăn mặt; và bé sẽ dễ chịu hơn khi đi tiêu, đi tiểu bình thường.

2.8 Chưa sẵn sàng cho thức ăn cứng và đặc

Trẻ nhỏ thường có xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn quá cứng ra khỏi miệng vì bé chưa thể nhai được hoặc không thích món đó.

Do vậy, nếu bé bỗng nhiên dùng lưỡi đẩy đồ ăn ra ngoài, rất có thể là do món ăn cứng hơn khả năng nhai của bé. Mẹ cần chế biến đồ ăn nhuyễn hơn hoặc tập cho bé ăn vài lần để trẻ thích nghi dần với độ cứng của món ăn mới nhé.

trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có phải bị down

3. Câu hỏi thường gặp về việc trẻ sơ sinh hay lè lưỡi

3.1 Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có phải dấu hiệu của mọc răng không?

Câu trả lời là không. Mặc dù rất nhiều trẻ sơ sinh hay có biểu hiện lẽ và đẩy lưỡi ra ngoài khi răng sắp mọc. Đây có thể là cách để bé cảm thấy dễ chịu hơn trước những cơn đau mọc răng. Tuy nhiên, mẹ không nên khẳng định bé sắp mọc răng khi thấy trẻ thè lưỡi.

Để biết chắc chắn có phải bé sắp mọc răng hay không, mẹ nên dựa vào các dấu hiệu như: Nướu sưng, nướu đỏ, chảy nước dãi quá mức, ngậm đồ vào miệng và dễ cáu kỉnh.

3.2 Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có phải dấu hiệu bệnh down không?

Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có phải bị down không? Câu trả lời là CÓ THỂ. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có thể là một dấu hiệu cảnh báo bé bị bệnh down. Những bé mắc hội chứng down thường có trương lực cơ thấp, hàm rất nhỏ khiến cho lưỡi tự động thè ra ngoài không thể kiểm soát. Tuy nhiên, trẻ có lưỡi to hoặc lồi đơn thuần không phải là dấu hiệu bệnh down mẹ nhé.

 

3.3 Có phải trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là dấu hiệu bệnh tự kỷ?

Câu trả lời là không. Việc trẻ sơ sinh hay thè lưỡi không phải là một dấu hiệu độc lập để xác nhận bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, đa phần trẻ sơ sinh mắc bệnh tự kỷ thường hay thè lưỡi mất kiểm soát. Vì thế, nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ về thói quen hay lè lưỡi của trẻ sơ sinh; hãy đưa con tới bệnh viện để thăm khám để biết chính xác đây có phải dấu hiệu bệnh tự kỷ không nhé.

[inline_article id=192487]

Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có sao không thì câu trả lời là Không. Đây là một hoạt động bản năng rất bình thường. Đến một độ tuổi nào đó thói quen này sẽ biến mất, vì vậy mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, khi bé đã bước sang giai đoạn phát triển lớn hơn mà chứng thè lưỡi vẫn không giảm; hoặc xuất hiện kèm với những triệu chứng bất thường khác. Lúc này, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám vì trẻ hay lè lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh down.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có bình thường không?

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều; phát ra tiếng lớn và có mùi khó chịu. Đây có thể là các vấn đề của các triệu chứng như: táo bón, đầy hơi… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để lý giải được nguyên nhân và có cách xử lý hiện tượng này mẹ nhé!

1. Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều có sao không?

Đánh rắm hay xì hơi chẳng phải là hiện tượng lạ gì ở cả trẻ em và người lớn. Đó đơn thuần chỉ là sự “lên tiếng” của hệ tiêu hóa mà thôi. Để biết việc trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều là bình thường hay bất thường. Mẹ nên đếm số lần xì hơi trong một ngày là bao nhiêu và mỗi lần xì hơi con có biểu hiện như thế nào.

[key-takeaways title=”Vậy trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có sao không?”]

Trẻ sơ sinh mà xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày có thể được xem như điều hoàn toàn bình thường. Đây là phản xạ tự nhiên giúp đẩy khối hơi trong bụng làm cho bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

[/key-takeaways]

Khi nào trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều và to là dấu hiệu bất thường? Nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều hơn 10 lần/ngày kèm theo chướng bụng; nôn trớ thì đó là dấu hiệu cảnh báo về một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh.

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay xì hơi, đánh rắm nhiều và to?

Nguyên nhân có thể là do thức ăn của mẹ, thức ăn của trẻ hoặc đôi khi là những yếu tố đến từ bên ngoài. Bởi vì trẻ sơ sinh thật sự rất nhạy cảm. Nên để nắm bắt đúng nguyên nhân; mẹ chỉ có thể quan sát con thật kỹ và ghi lại những dấu hiệu.

Dưới đây là những lý do khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to, cha mẹ cần lưu ý:

2.1 Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều vì thức ăn của mẹ

Nếu mẹ ăn uống nhiều thực phẩm có caffeine như cola, trà, cà phê và sô-cô-la… Hay những món ăn có nhiều gia vị thì hệ tiêu hóa của con cũng bị ảnh hưởng. Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để nguồn sữa được tinh khiết, giúp nuôi dưỡng bé tốt hơn.

2.2 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều vì thức ăn của con

Nếu con bú phải nhiều sữa đầu sẽ bị đầy hơi: Bởi vì sữa đầu của mẹ là đợt sữa có nhiều nước và đường lactose. Đây là một chất khó dung nạp khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Nên thường thì khi cho con bú, mẹ phải nhớ bỏ bớt đi lớp sữa trong chảy ra ban đầu, rồi hãy cho con bú lớp sữa đục và đặc sau đó.

Ăn dặm sớm:  Thật ra hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy nếu mẹ cho trẻ em dặm trước 6 tháng tuổi sẽ khiến con gặp trục trặc trong quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Điều này dẫn đến trình trạng khó tiêu, đầy hơi và đánh rắm nhiều thường xuyên xảy ra.

Ăn dặm với thực phẩm khó tiêu: Để giúp con dễ làm quen, mẹ hãy cho con ăn thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu để hỗ trợ hệ tiêu hóa dung nạp thức ăn. Đừng cho trẻ ăn cá, thịt hay mỡ động vật ngay trong những lần đầu ăn dặm.

Nước uống trái cây: Những loại nước trái cây như cam, quýt là loại thực phẩm tạo bọt khí nhiều trong dạ dày. Vì thế, nó khiến trẻ bị đầy hơi và đánh hơi nhiều.

Ăn dặm phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua; sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề “trục trặc”.

2.3 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều vì bú không đúng tư thế

tư thế bú không đúng
Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều vì bé hút nhiều không khí khi bú mẹ

Khi con bú không đúng tư thế hoặc thiết kế bình sữa không có chỗ thoát hơi sẽ dẫn đến bé nuốt nhiều không khí. Vì thế, cơ thể sẽ tống khí dư thừa trong hệ tiêu hóa ra ngoài bằng cách ợ hơi và đánh rắm.

Bởi vậy, mẹ nên cho con bú đúng tư thế, đầu lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân. Dù bú mẹ hay bú bình, sau khi bú mẹ cũng cần hỗ trợ cho bé ợ hơi.

>> Mẹ xem thêm: Tư thế cho con bú đúng cách để trẻ sơ sinh không bị sặc sữa, đánh hơi, xì hơi nhiều

2.4 Mẹ uống thuốc kháng sinh làm trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to

Một số loại kháng sinh có thể thông qua sữa mẹ; làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại dẫn đến loạn khuẩn. Việc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi sẽ gây khó chịu và sinh khí thừa gây đánh rắm, xì hơi ở trẻ sơ sinh.

2.5 Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều do môi trường sống

Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn khiến con căng thẳng. Điều này là do mẹ kích thích bé bằng quá nhiều đồ chơi có âm thanh và ánh sáng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

2.6 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to do bị táo bón

Trẻ sơ sinh không thường bị táo bón. Chúng thường chảy nước mũi, phân mềm. Nhưng táo bón có thể xảy ra ở một số bé và nhiều khả năng xảy ra hơn nếu trẻ bú sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm.

Nếu trẻ sơ sinh bị đầy hơi, hãy kiểm tra tã của chúng để xem đã được bao lâu rồi kể từ khi bé đi nặng. Đôi khi trẻ có thể đi ị vài ngày mà không ị – đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ. Nếu phân khi đi ngoài vẫn mềm và ẩm, đừng lo lắng – phân khô và cứng là dấu hiệu của táo bón.

[inline_article id=82314]

2.7 Lý do khác khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Bé mệt và khóc nhiều. Khóc là cách duy nhất để trẻ sơ sinh giao tiếp với cha mẹ; và khi trẻ sơ sinh khóc; bé đang nuốt rất nhiều không khí; từ đó dẫn đến hiện tượng bé xì hơi nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh chuyển động nhiều. Trẻ sơ sinh mất nhiều thời gian để ngủ. Bé dành nhiều thời gian nằm nghiêng và không thể tự mình di chuyển nhiều. Tất cả những điều này có thể khiến khí tích tụ trong bụng của bé; gây tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to.

Thuốc men: Nếu em bé đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào; nó có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa của bé. Ngay cả một chút thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra nhiều khí và xì hơi hơn.

Căng thẳng: Trẻ sơ sinh có thể lo lắng và căng thẳng giống như người lớn. Đây cũng là lý do vì sao trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to.

>> Mẹ xem thêm: Những điều cần biết về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé thật tốt!

3. Cách đơn giản giúp trẻ sơ sinh bớt xì hơi, chướng bụng

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều không phải là bệnh nên mẹ hoàn toàn có thể giúp con thoát khỏi rắc rối này ngay tại nhà. Một số phương pháp đơn giản mẹ có thể tự làm như sau:

3.1 Massage bụng

Mẹ hãy vuốt ve, xoa nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể con, tập trung nhiều vào phần lưng và phần bụng. Massage bụng sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và có hiệu quả giảm đầy hơi. Lưu ý là không nên mát xa ngay sau khi ăn.

3.2 Tư thế đạp xe giúp cho bé ợ hơi

Tư thế đạp xe giúp bé giảm tình tràng xì hơi

Cho bé nằm ngửa và mẹ cẩn thận nắm lấy chân bé. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng di chuyển chân bé như thể đang chạy xe đạp. Cách làm này tựa như một bài thể dục giúp con vận động đẩy các hơi khí thừa trong bụng ra ngoài.

[inline_article id=286558]

3.3 Chườm nước ấm giúp xoa dịu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Mẹ có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm rồi chườm lên bụng bé để giúp bé thoải mái hơn. Cách làm này vừa giúp con thư giãn vừa tốt cho hệ tiêu hóa của con được hoạt động trơn tru hơn.

3.4 Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc hay men tiêu hóa mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi có ý kiến của chuyên gia, mẹ có thể cho con uống các loại thuốc hấp thụ khí; hoặc thuốc chống đầy hơi.

(*) Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp tình trạng đánh rắm cực kỳ nghiêm trọng thôi mẹ nhé.

3.5 Cho con đi khám bệnh

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu các con xì hơi nhiều thì cha mẹ cũng không nhất thiết phải đưa con đến bệnh viện. Thay vào đó, phụ huynh hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra để có giải pháp cải thiện được tình trạng trên nhé.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng cha mẹ không thể tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và có mùi hôi thối kèm theo sốt, nôn ọc, kém ăn, mất ngủ,… mà không có chuyển biến thuyên giảm thì lúc này mẹ nên cho con đi khám bệnh ngay nhé. Bởi vì trong một vài trường hợp hiếm gặp, trẻ xì hơi nhiều nhưng không hoặc rất ít khi đi ngoài. Đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về hệ tiêu hóa.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?

Hy vọng với những thông tin của MarryBaby cũng cấp sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc hiểu tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều; và nuôi dưỡng con cái tốt hơn. Nếu muốn biết thêm thông tin về những mẹo nuôi con hãy truy cập vào trang MarryBaby các mẹ nhé!