Bé đi ngoài có mùi tanh là bị bệnh gì? Phải làm sao các mom ơi? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Vì hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Hệ tiêu hóa có khỏe mạnh thì bé mới hấp thu dinh dưỡng tốt để tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Ngoài tình trạng táo bón, tiêu chảy thường thấy và dễ nhận biết để chữa trị, thì trong những tháng đầu đời, bé con còn có thể mắc phải các tình trạng về tiêu hóa khác mà có thể mẹ ít nghe đến, ví dụ như bé đi ngoài có mùi tanh.
Vậy bé đi ngoài có mùi tanh là bị gì? Có cần phải chữa trị không? Giúp mẹ có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp phải tình trạng bé đi ngoài có mùi tanh, MarryBaby xin chia sẻ các thông tin sau nhé.
1. Cách nhận biết tình trạng hệ tiêu hóa của bé thông qua việc thải phân
Khoa học coi hệ tiêu hóa giống như bộ não thứ 2 của con người; vì có sự liên kết thần kinh mạnh mẽ giữa trục não-ruột. Chính vì vậy mà mẹ nào cũng quan tâm đến việc chăm sóc hệ tiêu hóa để bé con phát triển khỏe mạnh.
Để hiểu bé đi ngoài có mùi tanh có nguy hiểm không; mẹ bỉm cần biết phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường.
1.1 Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt?
Thức ăn của trẻ sơ sinh hoàn toàn là sữa, nhưng có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức (gọi một cách dân dã là sữa ngoài). Và mỗi loại sữa bé nạp vào sẽ thải ra một kiểu phân khác nhau. Vì vậy, để nhận biết phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường; mẹ cần chia làm hai trường hợp như sau.
Bé bú sữa mẹ đi ngoài phân như thế nào là bình thường?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé sơ sinh bú sữa mẹ thường thải ra phân có đặc điểm sau là bình thường mẹ nhé.
- Phân của bé có màu vàng sáng hoặc vàng tươi.
- Phân dạng lỏng nhưng không phải dạng nước như khi bị đi tiêu chảy.
- Cũng có trường hợp bé sơ sinh đi ra phân vón cục hoặc hơi sần.
Bé bú sữa công thức đi ngoài phân như thế nào là bình thường?
Sữa công thức không được khuyến khích để thay thế sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Song nhiều trường hợp mẹ bỉm không thể cho con bú; sữa công thức là nguồn dinh dưỡng tốt thứ hai (sau sữa mẹ) cho các em bé.
Tuy nhiên, trẻ nuôi bằng sữa công thức sẽ có một số đặc điểm về tiêu hóa khác với trẻ bú sữa mẹ. Điều này là do sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng, kháng thể và dễ tiêu hóa hơn so với sữa công thức. Vì vậy mà trẻ bú sữa mẹ thường có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Nếu mẹ nuôi con bằng sữa công thức chưa yên tâm về hệ tiêu hóa của bé cưng; mẹ có thể dựa vào đặc điểm phân của bé sau đây để biết được đường ruột của bé con đang khỏe mạnh.
- Phân của bé con có kích thước lớn và kết cấu khô hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ.
- Phân màu vàng nhạt hoặc vàng nâu và không sáng màu như phân của bé bú mẹ.
- Phân có mùi nồng hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ.
[inline_article id=213968]
1.2 Phân của bé trong giai đoạn ăn dặm như thế nào là tốt?
Nếu giai đoạn bú sữa phân của bé dạng lỏng, đi với tần suất 6-8 lần/ngày thì bước sang giai đoạn ăn dặm, phân của bé sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt do nguồn thức ăn mới. Nếu phân của trẻ ăn dặm có các đặc điểm sau thì mẹ có thể yên tâm là bé con đang tiêu hóa tốt nhé.
- Phân đặc hơn so với giai đoạn sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
- Phân có màu sậm hơn, màu sắc của phân mỗi lần thải có thể hơi khác nhau, tùy thuộc vào thức ăn dặm mà bé được bổ sung mỗi bữa. Ví dụ, bữa ăn nhiều rau xanh thì bé sẽ đi phân màu vàng xanh; bữa ăn nhiều cà rốt thì phân màu vàng tươi; bữa ăn nhiều thịt, cá thì phân nặng mùi hơn.
Như vậy, việc nhìn phân của trẻ cũng có thể giúp mẹ nắm bắt sơ về tình trạng tiêu hóa của con. Nếu bé con đi ngoài có phân như trên; mẹ không cần phải lo lắng về sức khỏe đường ruột của con nhé. Còn nếu bé đi ngoài có mùi tanh thì sao?
2. Bé đi ngoài phân có mùi tanh là bị gì?
Bé trẻ sơ sinh đi ngoài, phân có mùi tanh có thể do nhiều nguyên nhân
Đến giai đoạn ăn dặm, khi bữa ăn quá nhiều hải sản thì bé cũng có thể đi ngoài và thải ra phân có mùi tanh hơn bình thường, song mùi tanh này không đến nỗi nồng nặc, khó chịu.
[key-takeaways title=”Nếu bé đi ngoài có mùi tanh nồng nặc thì có thể do gặp phải các tình trạng sau đây”]
- Thức ăn của bé có quá nhiều đường gây kích thích đường ruột, khó tiêu dẫn đến tình trạng đầy bụng và thải phân có mùi tanh.
- Mẹ nấu cháo bột chưa chín kỹ khiến ruột không hấp thụ hết dinh dưỡng. Lượng dinh dưỡng không được hấp thụ hết làm bé khó tiêu, đầy hơi và thải ra phân có mùi tanh.
- Chủ yếu là do nhiễm virus rota đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng phân của bé có mùi tanh, chua. Nếu bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa phân của bé sẽ khẳn, có lẫn nhầy hoặc nhầy máu.
- Trường hợp bé trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối và tanh hôi thường gặp ở những trẻ chậm thải phân; hay táo bón do sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa. Những loại vi khuẩn này trong quá trình chuyển hóa thức ăn yếm khí trong ruột có sinh ra các loại khí như H2S như mùi trứng thối.
[/key-takeaways]
Như vậy, khi thấy phân của bé có mùi tanh kèm theo các triệu chứng khác ngày thường như bé quấy khóc, lười bú, ngủ không ngon giấc, xì hơi nhiều, đi phân lỏng và nhiều hơn; mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám ngay nhé.
[inline_article id=79172]
Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn vô cùng non nớt. Con có thể gặp phải nhiều chứng bệnh về đường ruột gây ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe. Ngoài tình trạng táo bón, tiêu chảy thường thấy; thì bé đi ngoài có mùi tanh cũng là một dấu hiệu hệ tiêu hóa của bé không khỏe mà mẹ cần lưu ý nhé.