Trường hợp của bé Gia An (7 tháng tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Gia An ăn ngoan và tăng cân đều, bụ vẫm hơn so với các bạn cùng tuổi. Cả nhà đều yên tâm rằng bé phát triển đầy đủ và cân đối. Đến khi khám sức khỏe định kỳ, ba mẹ bàng hoàng vì bác sĩ thông báo bé bị còi xương thể bụ bẫm chứ không phát triển tốt như vẫn nghĩ.
Bệnh còi xương thể bụ bẫm ngày càng phổ biến, đặc biệt với các bé từ 6 đến 36 tháng tuổi. Mẹ cần tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh cho bé nhà mình ngay!
Bệnh còi xương là gì?
Còi xương là một dạng bệnh rối loạn sự phát triển hệ xương ở trẻ em, do thiếu vitamin D trong cơ thể. Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển xương của trẻ, làm xương mềm và suy yếu.
Trẻ dưới 3 tuổi rất dễ mắc bệnh còi xương. Đây là giai đoạn hệ xương phát triển nhanh, nếu cơ thể không cung cấp đủ năng lượng và vi chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
Bệnh còi xương ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ thế nào?
Trẻ mắc phải bệnh còi xương sẽ kém phát triển chiều cao, thấp bé. Trẻ dễ bị vẹo cột sống, vẹo xương, dễ mắc các bệnh về hô hấp và thần kinh do hệ xương bị chèn ép.
Đối với bé gái, nếu bị còi xương thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xương chậu, gây khó khăn cho việc sinh sản khi trưởng thành. Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, trạng thái tinh thần và sự hoạt bát của trẻ.
Phân biệt bệnh còi xương và bệnh suy dinh dưỡng
Còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là 2 căn bệnh khác nhau nhưng lại thường bị nhầm lẫn là 1. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp mẹ phân biệt rõ hơn 2 căn bệnh này:
Còi xương | Suy dinh dưỡng |
Xuất hiện ở cả trẻ gầy và trẻ mập mạp (còi xương thể bụ bẫm) | Thường ở các bé gầy và thấp |
Thường xảy ra ở trẻ 6 đến 36 tháng | Xảy ra ở mọi lứa tuổi |
Trẻ sơ sinh có thóp rộng, lâu đóng, đầu bẹp hoặc có trán dô cao | Suy dinh dưỡng có thể bao gồm hoặc không có các dấu hiệu của còi xương |
Bé khó ngủ, trằn trọc, hay đổ mồ hôi trong lúc ngủ | Các bé suy dinh dưỡng không kèm theo còi xương có thể sẽ không bị khó ngủ |
Giữa các xương sườn nổi lên khối gồ, tạo thành “chuỗi hạt sườn” | Không có chuỗi hạt sườn |
Xương giòn, dễ gãy, có vòng xương ở cổ tay, cổ chân. Chân bị vòng kiềng (chữ O) hoặc chữ X |
Suy dinh dưỡng không kèm còi xương thì chân tay và xương không bị biến dạng |
Cơ nhão dẫn đến chậm phát triển kỹ năng vận động. | Chậm phát triển kỹ năng vận động và khả năng nhận thức. |
Dễ mắc các bệnh liên quan đến cấu trúc xương, dị tật xương. | Giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh hô hấp, bệnh về mắt. |
Điều trị bằng cách bổ sung vitamin D, canxi và phốt pho. Trường hợp nặng, bé cần được tập vật lý trị liệu và chấn thương chỉnh hình. |
Cần thay đổi toàn bộ chế độ dinh dưỡng, vận động và ngủ nghỉ. |
Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ:
- Sinh hoạt trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời
- Chế độ ăn uống không hợp lý
- Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng
- Các bệnh lý khác ở trẻ
Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh còi xương cần cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin D và canxi như: Trứng, sữa, gan, tôm, cua, cá…
Hằng ngày mẹ nên tắm nắng cho trẻ từ 15 đến 20 phút trong khoảng 7-9h sáng. Ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ mới có tác dụng, mẹ cần để lộ tay, chân, lưng và bụng của bé ra ngoài khi tắm.
Đồng thời, mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D. Những dưỡng chất này có nhiều trong các loại sữa cho trẻ còi xương như sữa Care 100.
Sản phẩm Care 100 đã trải qua 7 năm nghiên cứu và cải tiến bởi các chuyên gia khoa học dinh dưỡng hàng đầu được đào tạo tại Hoa Kỳ và Châu Âu, đặc biệt am hiểu thể trạng trẻ Việt với nhiều năm kinh nghiệm tại các viện và trung tâm y tế.
Sản phẩm cung cấp hàm lượng 120mg canxi/200ml sữa, giúp trẻ bổ sung lượng canxi cơ thể cần. Care 100 được nghiên cứu dựa trên công thức F100 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế khuyến nghị và cung cấp nguồn năng lượng cao lên tới 100kcal/100ml.
Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng và lượng chất xơ dồi dào cùng 27 vi chất thiết yếu sẽ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé. Bệnh còi xương thể bụ bẫm ngày càng phổ biến, mẹ không nên theo dõi cân nặng của bé mà bỏ qua những sự phát triển khác mẹ nhé!