Hầu hết các bé gái sơ sinh đều có “một chút kinh nguyệt” vào một thời điểm nào đó trong hai tháng đầu. Tại sao điều này xảy ra? Tiến sĩ Natalie Epton, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia sơ sinh tại Phòng khám Nhi Quốc tế, Singapore đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.
Khi em bé đang ở trong bụng mẹ, được tiếp xúc với estrogen của mẹ. Sau khi sinh ra, các kích thích tố trong cơ thể của trẻ nhanh chóng suy giảm, gây ra hiện tượng “chảy máu rút” tương tự như một giai đoạn nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành. Điều này hoàn toàn vô hại và bình thường.
Hiện tượng nàu ra trong vòng một đến hai tuần đầu tiên, phổ biến nhất vào ngày thứ năm của bé gái. Bạn có thể thấy xuất hiện âm đạo màu trắng ngay trước khi máu chảy ra.
Nhưng nếu em bé bị chảy máu âm đạo kéo dài hoặc quá mức, điều quan trọng là yêu cầu bác sĩ thăm khám lại vì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn chảy máu cơ bản.
Bé có bộ ngực đồ sộ
Việc tiếp xúc với estrogen của người mẹ cũng có thể gây ra sự phình to ở ngực ở cả trẻ sơ sinh nam và nữ, tự hết. Lưu ý là nếu như trong trường hợp có xuất hiện vết hoặc đốm đỏ xung quanh ngực của bé và kèm theo hiện tượng sốt thì mẹ cần phải đưa bé đi kiểm tra vì nó có thể chính là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bộ phận sinh dục bị sưng
Một số bé trai có bộ phận sinh dục/ tinh hoàn lớn hơn các bé bình thường (và một số ít cũng có thể xảy ra ở bé gái). Nguyên nhân là do tác dụng của các hoóc môn trong quá trình mang thai và thông thường nó sẽ nhanh chóng được bài tiết hết những ứ đọng này ra ngoài thông qua đường tiểu trong vài ngày.