Những bé gái thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những bé trai. Vì thế, chị em cần phát hiện sớm tình trạng bệnh của con ngay sau khi sinh để chữa trị kịp thời.
Bệnh suy tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp nằm ở cổ là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Chức năng chính của tuyến giáp chính là sản xuất những hormone giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuyến giáp sản xuất Thyroxin – hormone tăng trưởng có tác dụng tăng cường trao đổi chất những cơ quan trong cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị thiếu hormone tuyến giáp thì sẽ bị rơi vào tình trạng suy tuyến giáp. Khi đó, quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể chậm lại, từ hệ thần kinh đến hệ tuần hoàn hay hệ tiêu hóa. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng như vàng da, vàng mắt, táo bón, da lạnh, ít khóc, ngủ li bì…
Bệnh suy giáp ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Đây là thắc mắc chung mà các mẹ có con nhỏ hay gặp phải. Để trả lời câu hỏi này cần xem xét tác động của căn bệnh này lên bé như thế nào.
Bệnh suy tuyến giáp bẩm sinh không chỉ khiến bé chậm lớn hay ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, suy giáp sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguy hiểm nhất là nó sẽ tạo nên khối bướu to ở vùng cổ gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn và hít thở.
[inline_article id=193391]
Không chỉ vậy, thiếu đi hormone tuyến giáp thì hàm lượng cholesterol xấu tăng khiến bé đứng trước nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Suy giáp còn khiến người bệnh giảm chức năng tâm thần, gây mất trí nhớ hay bị trầm cảm.
Ngoài ra, những tổn thương của hệ dẫn truyền thần kinh còn dẫn đến mất kiểm soát cơ bắp. Tình huống xấu nhất suy giáp có thể dẫn đến bệnh phù niêm Myxedema. Nó khiến cơ thể rơi vào tình trạng hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh suy giáp nên ăn gì?
Nếu được xét nghiệm chức năng tuyến giáp, phát hiện và chữa trị bệnh suy giáp bẩm sinh đúng cách và kịp thời (trong vòng 2 – 3 tuần đầu sau sinh), khả năng cao là bé sẽ có thể phát triển hoàn toàn bình thường.
Khi bé mắc bệnh suy giảm tuyến giáp, ngoài việc điều trị bằng thuốc, các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn nữa nhé. Chị em nên bổ sung những thực phẩm giàu iot, trái cây tươi, thức ăn giàu axit béo và protit vào chế độ ăn cho trẻ.
Muối iot và khoáng chất trong trái cây tươi giúp cho quá trình tổng hợp hormone trong tuyến giáp ổn định hơn. Axit béo và protit giúp cải thiện tình trạng suy giáp, cân bằng quá trình trao đổi chất và kích thích lưu thông máu trong cơ thể.
Ngoài ra, các mẹ còn cần lưu ý nên loại bỏ đậu nành và đồ béo khỏi khẩu phần của bé vì chúng cản trở việc tổng hợp Thyroxin – một loại hormone tăng trưởng quan trọng được tổng hợp tại tuyến giáp.
Hơn thế, chị em cũng tránh cho bé ăn những đồ nhiều đường nhé. Nguyên nhân do suy giáp làm giảm khả năng chuyển hóa chất đường trở thành năng lượng.
Bệnh suy giáp có di truyền không?
Nhiều mẹ lo lắng là mắc suy giáp sẽ di tuyền sang con trong thời gian mang thai. Theo các bác sĩ thì suy giáp ở mẹ không thể duy truyền qua con. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc suy giáp cũng thế ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Trong khoảng 2 tuần đầu tiên của thai kỳ, tuyến giáp chưa phát triển ở thai nhi và phụ thuộc hoàn toàn vào hormone do cơ thể mẹ cung cấp. Thiếu hormone tuyến giáp này có thể gây nên những hậu quả vô cùng nặng nề. Nguyên nhân vì thai nhi đang bước vào thời kỳ hình thành và phân chia cơ quan.
Việc phát hiện và điều trị suy giáp ở người mẹ mang thai có ý nghĩa sống còn. Biết trước và điều trị bệnh ở tuyến giáp cho bà mẹ mang thai không chỉ đảm bảo an toàn cho mẹ. Nó còn đảm bảo bé sinh ra khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Tóm lại, bệnh suy giáp ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Việc điều trị bệnh suy giáp ngoài thuốc đặc trị thì mẹ nên lưu ý chế độ ăn để giúp bé sớm khỏi bệnh và phát triển bình thường.