Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Có nên chi 3 triệu làm xét nghiệm dị ứng cho bé?

Xét nghiệm dị ứng không bắt buộc bố mẹ phải làm nhưng được khuyên nên làm để biết cách chăm sóc bé tốt hơn, đặc biệt khi thời tiết giao mùa.

Xét nghiệm dị ứng là cụm từ còn khá xa lạ với nhiều gia đình hiện nay. Hầu hết chỉ làm test cho bé khi được yêu cầu hoặc bé đang bị dị ứng. Tại sao phải là người thụ động trong khi bố mẹ hoàn toàn chủ động chọn thực hiện xét nghiệm chỉ với 2-3 triệu đồng.

Xét nghiệm dị ứng cho bé được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa về dị ứng nếu cơ thể bé có phản ứng với một chất được biết đến. Các hình thức của xét nghiệm dị ứng bao gồm xét nghiệm máu, nghiệm pháp da, hoặc một chế độ ăn uống loại trừ.

Dù là bé sơ sinh hay trong độ tuổi con đang lớn đều trẻ đều có thể bị dị ứng. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá một chất gì đó trong môi trường. Biểu hiện thường thấy là chảy nước mũi, hắt hơi, xoang và chảy nước mắt.

xét nghiệm dị ứng 1
Có thể thực hiện xét nghiệm dị ứng cho trẻ từ 12 tháng tuổi

Test dị ứng có thực sự cần thiết?

Dù không phải là một xét nghiệm bắt buộc nhưng các bác sĩ luôn khuyến khích bố mẹ thực hiện để biết cách chăm sóc con tốt hơn. Yếu tố di truyền trong gia đình về căn bệnh này xác suất rất cao. Theo các bác sĩ, từ 12 tháng tuổi các mẹ có thể đưa bé đi làm test dị ứng.

Khi bị dị ứng, cơ thể trẻ phản ứng lại các tác nhân thực phẩm, thời tiết, môi trường… và tìm cách đào thải. Nhưng không bố mẹ nào đủ kiên nhẫn để chờ tới lúc cơ thể tự đào thải trong khi bé quấy khóc cả ngày. Vội vàng xử lý mà không biết rõ nguyên nhân đến từ đâu rất có thể chính bố mẹ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ hiện nay khá đa dạng, có khoảng 40 loại khác nhau: lông chó mèo, cá biển, thịt bò, dị ứng sữa bò, phấn hoa…

[inline_article id=58220]

Triệu chứng dị ứng ở trẻ

Thông thường khi bị dị ứng bé sẽ bị nổi mề đay nhưng cũng có trường hợp bé ho, co thắt phế quản. Những trường hợp này mẹ thường tự chuẩn đoán bệnh, kiểu như nghĩ là con bị viêm đường hô hấp và mua kháng sinh cho uống. Lâu dần thành kháng kháng sinh mà bệnh vẫn không chữa dứt điểm.

xét nghiệm dị ứng 2
Ho và thở khò khè cũng là một biểu hiện của dị ứng ở trẻ

Một số biểu hiện khi trẻ bị dị ứng:

    • Sưng niêm mạc mũi – Viêm mũi dị ứng
    • Xoang – Viêm xoang dị ứng
    • Đỏ và ngứa mắt – Viêm kết mạc dị ứng
    • Hắt hơi, ho, thở khò khè… – Phù nề thanh quản
    • Ù tai, có thể đau hoặc điếc – Do mất dẫn lưu ống Eustachian
    • Phát ban, nổi chàm, mề đay
    • Đay bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy

Xét nghiệm dị ứng có tác dụng phụ không?

Có thể có một số tác dụng phụ khi thực hiện xét nghiệm dị ứng mà trẻ có thể phản ứng: Ngứa, mẩn đỏ, nhẹ hoặc sưng trên da. Những triệu chứng này thường rõ ràng lên trong vòng vài giờ, nhưng có thể kéo dài trong một vài ngày.

Rất ít trường hợp khi thực hiện xét nghiệm có thể tạo ra phản ứng dị ứng ngay lập tức và phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Nếu sau khi rời bệnh viện mà có phản ứng khó thở, phù nọng hoặc huyết áp thấp nên gọi điện cho bác sĩ và đưa bé trở lại bệnh viện.

Chăm sóc bé như thế nào?

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hạn chế bị dị ứng bạn nên:

      • Giữ vệ sinh tốt: Cơ thể bé và môi trường sống phải luôn sạch sẽ, lau nhà, giặt chăn màn thường xuyên…
      • Giúp con tránh xa các tác nhân dị ứng từ môi trường: Không trồng cây có phấn hoa phát tán trong không khí, mua máy lọc không khí nếu xung quanh nhiều bụi..
      • Không nấu các thực phẩm bé bị dị ứng, đọc kỹ thành phần khi mua thực phẩm đóng gói cho bé.

[inline_article id=104719]

Với những thế hệ gia đình trẻ hiện đại ngày nay lựa chọn sinh từ 1-2 con thì việc chi thêm 2-3 triệu là xét nghiệm dị ứng cho bé không phải quá khó đúng không ạ!