Trường hợp rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi là cũng thường xảy ra và khiến không ít cha mẹ phải lo lắng. Vậy rốn trẻ sơ sinh bị hôi sau khi rụng là như thế nào và xử lý làm sao?
1. Biểu hiện rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi sau khi rụng
Thông thường, trước khi rụng, rốn của trẻ sẽ tiết ra một chút dịch ướt, có thể có màu nâu đỏ nhạt là do phần máu đông ở vết cắn trên cuống rốn; nhưng đó là tình trạng hoàn toàn bình thường.
Trong trường hợp cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi và dịch ở rốn ra nhiều, mẹ cần cho bé đi khám ngay vì rất có thể bé đã bị chồi hạch rốn hoặc còn tồn tại ống rốn chưa hết. Hai chứng bệnh này thường khiến rốn của bé chảy khá nhiều dịch và lâu rụng hơn bình thường.
Mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng mẹ cần lưu ý rằng, nếu rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi, thậm chí có dịch mủ vàng, chân rốn bị sưng làm cho bé bị sốt,.. Đó rất có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ (Umbilical Cord Infection).
2. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi
Rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng thường rất nhạy cảm, cũng như dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Do đó, trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ nhất là sau khi rụng mà lại có mùi hôi, mẹ cần lưu ý như sau:
- Chuẩn bị: Mẹ luôn rửa tay trước và sau khi vệ sinh rốn cho con.
- Tã quần và quần áo: Tã quần của bé phải luôn nằm dưới rốn của con. Mẹ nên chọn quần áo cho trẻ loại thoáng mát và hạn chế để cọ xát và vùng rốn mới rụng.
- Trong lúc tắm: Mẹ tắm cho con nhưng không để con ngâm nước quá lâu. Sau đó dùng khăn mềm lau khô cơ thể và vùng da xung quanh rốn của con.
- Vệ sinh vùng da xung quanh rốn: Mẹ dùng cồn 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 – 3% để vệ sinh cuống rốn cho con. Mẹ có thể vệ sinh cho con từ 2 -3 lần mỗi ngày.
- Mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG áp dụng các bài thuốc dân gian như cho bé tắm lá, thuốc kháng sinh, các loại nước thơm,… Nếu cần thiết, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Sau khi rụng rốn, bé sẽ cần khoảng vài ngày để vết thương hồi phục. Đồng thời mẹ cũng nên giữ việc vệ sinh thường xuyên cho đến khi rốn của con lành hoàn toàn.
>> Cùng chủ đề rốn trẻ có mùi hôi: Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là vì sao?
3. Một số vấn đề nguy hiểm khi rốn của trẻ có mùi hôi
Sau khi rụng, rốn của trẻ sẽ tiết ra một chút dịch nhầy và có mùi. Và mùi này giống với mùi của tế bào bị phân hủy, và hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trường hợp rốn của trẻ có dịch mủ; mùi hôi; chảy máu sau khi rụng rất có thể liên quan đến một số bệnh lý sau:
3.1 Nhiễm trùng rốn (Umbilical Cord Infection)
Đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến khiến rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi, chảy mủ. Nguyên nhân do mẹ sợ làm đau bé nên không dám đụng vào rốn mà sử dụng băng quấn kín; rốn của bé bị ẩm ướt; khó thoát ẩm; tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhận biết: Rốn sưng đỏ, rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng, rốn có mùi hôi; đỏ vùng da xung quanh rốn; rốn chảy máu.
Có 3 mức độ nhiễm trùng rốn sau khi rụng:
- Nhẹ: Đỏ khu trú ở chân rốn, da bụng quanh rốn bình thường.
- Trung bình: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >= 2 cm.
- Nặng: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >2 cm, không kèm viêm tĩnh mạch vùng hạ vị.
>> Chăm sóc rốn sau khi rụng: Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có cần điều trị không?
3.2 Biến chứng hoại tử rốn (Necrotizing funisitis)
Tình trạng này thường xảy ra sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn rốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ vẫn có thể bị hoại tử rốn trước khi nhiễm khuẩn.
Biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở trẻ là rốn bị chảy dịch hoặc chảy máu; xung quanh rốn bị sưng đỏ hoặc bầm tím; dịch tiết ra ở rốn có mùi hôi khó chịu. Về mặt y khoa, thông tin nghiên cứu từ Thư viện y học quốc gia NCBI (Hoa kỳ) đã nhận định đây là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp ở trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn.
>> Cùng chủ đề rốn trẻ có mùi hôi: Sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn mẹ cần làm gì? Cách chăm sóc rốn sau khi rụng
Tóm lại, nội dung trên là những gì mẹ cần biết về tình trạng rốn trẻ có mùi hôi sau khi rụng. Đồng thời mẹ cũng đã biết cách chăm sóc sao phù hợp. Nếu mẹ vẫn lo lắng và không biết phải xử lý làm sao; mẹ rất chủ động hỏi ý kiến bác sĩ.