Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp tất cả thông tin về hăm tã ở trẻ sơ sinh cho cha mẹ. Trong đó bao gồm giải thích, chỉ rõ dấu hiệu, triệu chứng; đồng thời hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc bé khi bị hăm tã.
1. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ em là gì?
Hăm tã hay hăm tã ở trẻ sơ sinh (diaper rash) là tình trạng phát ban trên da xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên vùng da được quấn tã. Hăm tã rất phổ biến, và có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nào mặc tã.
Hầu hết, trẻ sơ sinh bị hăm tã có thể được điều trị tại nhà và tự khỏi sau vài ngày.
2. Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ sơ sinh
Thông thường, các nguyên gây hăm tã ở trẻ là do da trẻ bị dị ứng với chất liệu của tã; hoặc với khăn giấy ướt dùng để lau trên da của bé. Mặt khác hăm tã ở trẻ còn có thể do nhiễm trùng, nhiễm nấm gây ra. Mô tả cụ thể như sau:
- Kích ứng (Irritation): Da bé bị kích ứng do tã ướt, tã bí hơi, chất liệu của tã hoặc dị ứng với các chất tạo mùi thơm của khăn giấy ướt.
- Nhiễm trùng (Infection): Nấm hay vi trùng ký sinh thường có trên da bé, mặc dù không nguy hại nhưng khi da bị ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển. Dẫn đến da bị đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu, nói chung là gây bệnh trên da.
- Dị ứng da (Allergies): Da của bé nhạy cảm nên dễ bị dị ứng, gây đỏ trên bề mặt da.
Một số nguyên nhân khác làm bé bị hăm tã:
- Mặt trong tã thô ráp chà xát với da của bé.
- Da của bé bị kích ứng với bột giặt, nước xả vải khi giặt cùng với quần áo của cha mẹ.
- Bé mặc tã ẩm ướt trong vài giờ mà cha mẹ chưa kịp thay cho bé. Các loại quần lót nhựa tập bỏ bỉm cho bé bị bí hơi, không khô thoáng.
3. Dấu hiệu và triệu chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh
Tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín thường xoay quanh các dấu hiệu sau:
- Vùng kín của con bị ửng đỏ có mụn li ti, có thể nóng, sưng đỏ và gây ngứa.
- Da ở vùng kín, mông, chỗ mặc tã của con có dấu hiệu ửng đỏ, xuất hiện vết loét.
- Với bé nhỏ, con sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
- Với các bé lớn hơn, các con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào.
Khi thay bỉm, thay quần cho con cha mẹ sẽ rất dễ phát hiện ra dấu hiệu khi trẻ đang bị hăm tã, hăm vùng kín.
[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]
- Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?
- Vùng kín của bé gái bị đỏ và sưng có nguy hiểm không?
- Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục phải làm sao?
- Vệ sinh vùng kín bé gái đúng cách và an toàn
[/key-takeaways]
4. Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ em bị hăm tã
Khi đã biết trẻ sơ sinh đang bị hăm tã, hăm vùng kín, cha mẹ sẽ cần biết cách điều trị và chăm sóc. Cha mẹ yên tâm là tình trạng hăm tã ở trẻ có thể điều trị tại nhà và khỏi sau vài ngày.
4.1 Điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng thuốc
Để điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể sẽ cần đến sự hỗ trợ từ các loại thuốc hoặc kem trị hăm cho bé.
Dưới đây là một vài gợi ý về các loại thuốc dạng kem trị hăm cho bé:
- Kem trị hăm Penaten.
- Kem trị hăm Mustela.
- Kem chống hăm A+D.
- Kem chống hăm Sudo.
- Kem chống hăm Sudocrem.
- Kem chống hăm Bepanthen.
- Kem trị hăm cho bé Chicco 100ml (Ý).
- Kem Bubchen chuyên trị hăm cho bé.
- Kem chống hăm Johnson’s baby.
- Kem trị hăm cho bé Ceradan Diaper 50g.
- Kem chống hăm Desitin (tuýp màu xanh).
- Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh Cetaphil.
- Kem trị hăm Aquaphor Baby Healing Ointment.
- Kem trị hăm, chống hăm A-Derma Primalba.
- Kem trị hăm Baby Sebamed Diaper Rash Cream.
Ngoài ra, theo Bác sĩ Hồng Phúc khuyến nghị; loại thuốc trị hăm tã khá tốt với giá thành tương đối rẻ được tin dùng ở các Bệnh viện Nhi đồng đó là Thuốc xanh methylen, hay còn gọi là Milian.
Tất cả các loại thuốc trị hăm dạng kem trên đầy đều có công dụng điều trị hăm cho bé do mặc tã, hăm tã trong những ngày hè nắng nóng. Cha mẹ có thể yên tâm mua về bôi cho trẻ. Để yên tâm hơn, khi mua cha mẹ cũng nên hỏi thêm ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ.
4.2 Chăm sóc bé trong quá trình bị hăm tã
NÊN:
- NÊN thay tã cho bé thường xuyên khi tã bị ẩm ướt.
- NÊN giữ cho vùng da mặc tã của bé được khô thoáng.
- NÊN tăng chất lượng sữa của mẹ nếu bé còn bú; và tăng cường chế độ dinh dưỡng đối với trẻ đã có thể ăn dặm.
KHÔNG:
- KHÔNG dùng các loại sữa tắm có mùi thơm.
- KHÔNG giặt đồ của trẻ cùng với cha mẹ, và gia đình.
- KHÔNG lạm dụng phấn rôm rắc nhiều trên da của bé, vì có thể gây bít lỗ chân lông.
- KHÔNG vệ sinh sâu bên trong vùng kín của con, kể cả bé trai hay bé gái. Cha mẹ chỉ nên vệ sinh bên ngoài da của con.
Theo các chuyên gia của Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em KidsHealth, khuyến khích cha mẹ cho con “thả rông” vài giờ mỗi ngày, hoặc bất cứ lúc nào có thể. Cha mẹ trải một tấm khăn lớn xuống sàn và cho con nằm lên đó là được.
5. Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm tã
Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm tã, hăm vùng kín, cha mẹ chỉ cần lưu ý vài điều sau đây là đủ:
- Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
- Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiểu và đi ngoài.
- Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.
- Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé.
- Dùng nước ấm và khăn sữa cho bé để lau sạch và vệ sinh vùng kín cho bé.
[key-takeaways title=”Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ?”]
Nếu tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bớt sau 3 ngày, hoặc kéo theo những vấn đề khác như sốt, viêm da, hoặc thấy con quấy khóc nhiều hơn, cha mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ ngay.
[/key-takeaways]
Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về hăm tã ở trẻ sơ sinh. Cuối cùng, cha mẹ hãy yên tâm vì hăm tã ở trẻ sẽ rất nhanh khỏi sau vài ngày chăm sóc và thoa kem trị hăm đầy đủ.