Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tình trạng “nghiện” ở trẻ sơ sinh có đáng lo?

Mẹ có ngạc nhiên khi nghe tới “hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh”? Không cần lớn và tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nhiều bé “nghiện” ngay từ khi còn trong bụng mẹ và kéo dài đến khi trẻ được sinh ra

Khi một người phụ nữ đang mang thai và uống một trong các loại thuốc này, em bé trong bụng có thể trở nên quen với thuốc trong khi đang ở trong tử cung. Khi sinh ra, em bé vẫn còn phụ thuộc vào thuốc. Khi thuốc không còn nữa, các bé trải qua các triệu chứng thiếu thuốc, và điều này gây ra hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh.

Hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh
Quấy khóc và bú kém là những biểu hiện thường gặp ở những bé “bị nghiện”

Những loại thuốc nào có thể gây nên hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh

Không chỉ ma túy, thuốc phiện hay các loại chất gây nghiện, một số loại thuốc, bao gồm cả các loại thuốc trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng này ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên đặc biệt cẩn thận khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian mang thai của mình. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý những loại thuốc có các thành phần sau đây:

– Thuốc thôi miên
– Fentanyl
– Heroin và methadone
– Meperidine (Demerol)
– Morphine
– Pentazocine
– Propoxyphen
– Barbiturate
– Caffeine
– Chlordiazepoxide
– Cocaine
– Amphetamines
– Diazepam và lorazepam
– Diphenhydramine
– Ethanol
– Nicotine
– Phencyclidine
– SSRIs ( fluoxetine , paroxetine, sertraline, citalopram)

[inline_article id=14014]

Dấu hiệu thường gặp

Triệu chứng “vật vã vì thiếu thuốc” thường xuất hiện trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên sau sinh, hoặc có thể mất 5-10 ngày mới xuất hiện.

– Khóc lớn, ngằn ngặt
– Sợ rùng mình
– Khó ngủ
– Căng cơ
– Động kinh
– Tăng phản xạ giật mình
– Sốt
– Đổ mồ hôi
– Thở gấp
– Bú kém, thiếu sự phối hợp hoặc mút quá mức
– Nôn
– Phân lỏng hoặc tiêu chảy

Một số loại thuốc gây ra các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như:

– Các loại thuốc an thần có chứa heroin sẽ gây ra những cơn “nghiện” cho trẻ sơ sinh trong vòng 48 đến 72 giờ sau sinh. Methadone (thuốc ngủ gây tê), thường được sử dụng để điều trị nghiện heroin, nó có tác dụng tương tự như heroin. Sử dụng Methadone trong khi mang thai cũng ảnh hưởng đến việc hạn chế sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ suy thai, và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

– Tiếp xúc với cần sa trong thời kỳ mang thai có thể là nguyên nhân sinh con gầy yếu, xuất huyết nội sọ, bồn chồn, lượng đường trong máu thấp, lượng canxi trong máu thấp, nhiễm trùng máu, và các vấn đề khác như kém ăn, khó chịu, và thở gấp.

– SSRIs được sử dụng để điều trị trầm cảm và các rối loạn hành vi khác. Trẻ tiếp xúc với SSRIs trong ba tháng cuối của thai kỳ có thể có các triệu chứng khác nhau như dễ bị kích thích, kích động, run rẩy, tăng nhịp hô hấp, nghẹt mũi, hoặc tiêu chảy. Những vấn đề này thường biến mất khoảng hai tuần sau sinh.

[inline_article id=61371]

Điều trị hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đều nhẹ và có thể được giải quyết trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp kéo dài đến 3 tuần hoặc hơn.

Quấn tã và những bữa ăn nhỏ thường xuyên với một hàm lượng calorie cao là cách phổ biến để kiểm soát tình trạng này. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định việc sử dụng thuốc để điều trị. Thông thường, những loại thuốc được sử dụng sẽ có thành phần tương tự với loại thuốc mẹ sử dụng trong thời gian mang thai, nhưng với liều lượng ít hơn và sẽ giảm dần theo thời gian.

– Thuốc chống động kinh, thuốc an thần, có thể giúp kiểm soát các triệu chứng thần kinh trung ương và làm giảm kích thích. Tuy nhiên, có ảnh hưởng chút ít đến các triệu chứng tiêu hóa, làm yếu khả năng bú của bé, và nó không làm giảm bớt những cơn co giật gây ra bởi cơn nghiện.

– Thuốc giảm đau, morphine, là một loại thuốc an thần nhẹ có thể giúp cải thiện khả năng bú của em bé và tăng lượng chất dinh dưỡng. Morphine cũng có thể kiểm soát chứng co giật.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby