Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Khám mắt cho trẻ sơ sinh (P.2)

Khi phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường về mắt cần đưa đi khám kịp thời

Khi nào con bạn cần kiểm tra mắt ngay
Khi bé phát triển trong suốt năm đầu đời, mẹ cần lưu ý khi thấy các dấu hiệu có thể là vấn đề về mắt trẻ sơ sinh hay thị lực dưới đây:

  • Lé (lác, hiếng): Một hoặc mắt hướng về hoặc cách xa mũi, hoặc chỉ một mắt có chuyển động, hoặc hai mắt chuyển động có vẻ rất khác nhau.
  • Chứng giật cầu mắt (rung giật nhãn cầu): Mắt chuyển động “nhảy múa”, giật hoặc lượn sóng vẫn tiếp tục kéo dài sau khi bé được 3 tháng tuổi.

Bất kỳ thương tổn mắt hoặc thay đổi vật lý nào ở mắt của bé khiến mẹ cảm thấy lo lắng.

Một dấu hiệu nào đó cho thấy thị lực của bé phát triển không như bình thường.

Nếu mẹ phát hiện bất kỳ những dấu hiện trên, hãy hẹn bác sĩ khám mắt cho bé ngay nhé.

Ai kiểm tra mắt cho bé?
Bác sĩ của bé (bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ riêng của gia đình nếu nhà bạn có điều kiện) sẽ kiểm tra mắt cơ bản và các vấn đề thị lực vào các lần thăm khám kiểm tra sức khỏe cho bé trong suốt năm đầu cuộc đời bé. Bác sĩ của bé sẽ điều trị các vấn đề mắt không nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm nhiễm.

Nếu bạn hoặc bác sĩ của bé có những quan ngại khác về thị lực của bé, bước kế tiếp là đưa bé đến gặp chuyên gia về mắt để kiểm tra và thăm khám kỹ lưỡng hơn.

Nếu bạn cần tìm chuyên gia về mắt cho bé, cách đơn giản là:

  • Nhờ bác sĩ nhi của bé giới thiệu.
  • Hỏi các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè tên và số điện thoại của các bác sĩ chuyên khoa về mắt của con họ.
  • Liên hệ với cơ sở ý tế gần nhà để tìm bác sĩ nhãn khoa cho bé.
mắt trẻ sơ sinh
Thường xuyên khám mắt để đảm bảo mắt bé khỏe mạnh

Bé sẽ được kiểm tra mắt như thế nào?
Trước khi cho bé khám mắt, bạn hãy ghi ra sẵn những câu hỏi mà bạn muốn hỏi. Trong trường hợp bạn cần chờ gặp bác sĩ, hãy mang món đồ chơi yêu thích hoặc thứ gì khác mà bé nhà bạn có thể chơi trong yên lặng. Một món ăn nhẹ cũng được.

Mỗi đợt thăm khám cho bé thường gồm:
Tiền sử gia đình về các vấn đề mắt và thị lực.
Kiểm tra mi mắt và nhãn cầu bằng đèn pin: Hai đồng tử có cùng kích cỡ? Mi mắt có vững không, có bị rũ xuống hay không? Có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm, bệnh tật, bị rách hay dị ứng nào không? Mắt, mi mắt và lông mi có bình thường không?

Kiểm tra chuyển động mắt (từng mắt một và cả hai mắt cùng lúc): Bé dõi theo một món đồ (thường là đồ chơi) được bác sĩ di chuyển như thế nào? Nếu cả hai mắt có phản xạ không giống nhau, rất có thể mắt bé có vấn đề.

Kiểm tra phản ứng ánh sáng: Bài kiểm tra này được thực hiện trong phòng tối để đồng tử của bé mở to ra, giúp bác sĩ nhìn tốt hơn bên trong mắt. Chuyên viên về mắt sẽ sử dụng kính soi đáy mắt (ophthalmoscope) hoặc kính soi màng lưới (retinoscope) để tìm phản xạ đỏ trong đôi mắt – mỗi mắt mỗi lần và sau đó là cả hai mắt cùng lúc. Một phản ứng bất thường có thể gợi ý đến các vấn đề như đục thủy tinh thể hay khối u mắt.

Mặc dù hầu hết các bác sĩ đều biết cách khám mắt cho bé và trẻ, nhưng bác sĩ khám cho bé có thể yêu cầu con bạn làm thêm các xét nghiệm, dù với mục đích là tìm hay không tìm các vấn đề về mắt và thị lực. Các chuyên gia có các quan điểm khác nhau trong việc kiểm tra và xét nghiệm thị lực cho bé. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết điều gì là đúng cho bạn.

Linh Lan