Đồng hồ sinh học của trẻ trong gia đoạn trước 1 tuổi về cơ bản khác so với người lớn. Bé ngủ nhiều hơn về ban ngày và có thể thức giấc vào buổi đêm. Tùy theo cách mẹ rèn luyện cho bé mà có thể thay đổi được tình trạng này. Nắm rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc sẽ giúp mẹ điều chỉnh dễ dàng hơn.
1. Trẻ cảm thấy không an toàn
Với những trẻ sơ sinh quen với hơi ấm của mẹ, đột nhiên phải ngủ một mình trong căn phòng rộng rãi, xa lạ thường sẽ cảm thấy không được an toàn. Đó là lý do trẻ thức giấc về đêm và quấy khóc.
Thêm một cách lý giải khác cho nguyên nhân này đó là do trẻ đã quen với sự bảo bọc êm ái trong bụng mẹ nên khi thay đổi môi trường sống sẽ khiến trẻ khó thích nghi và khó ngủ. Nếu bé yêu khó ngủ, mẹ nên kiên nhẫn, tập từ từ để trẻ quen với việc ngủ riêng. Tốt nhất nên xen kẽ để trẻ ngủ ở nơi quen thuộc sau đó thay đổi dần.
2. Tiếng ồn
Tiếng ồn là thủ phạm gây gián đoạn giấc ngủ phổ biến không chỉ ở người lớn mà cả với trẻ nhỏ sau sinh.
Tương tự như cách lý giải về nguyên nhân trẻ cảm thấy thiếu an toàn ở trên, đa phần, bé sơ sinh vẫn quen với sự yên tĩnh trong bụng mẹ nên trong những tháng đầu đời chưa kịp thích nghi với tiếng ồn xung quanh. Đặc biệt về đêm, khi chính môi trường tự nhiên đã tĩnh lặng mà có ồn ào từ những tiếng nói chuyện hoặc âm thanh từ tivi, máy phát nhạc… càng khiến bé khó chịu. Cách khắc phục tốt nhất là hạn chế tối đa tiếng ồn nơi bé ngủ.
[inline_article id=176490]
3. Chỗ nằm “có vấn đề”
Theo nghiên cứu, giấc ngủ của nhiều trẻ bị ảnh hưởng do chỗ nằm không được thoải mái hoặc bị ẩm ướt… Chuẩn bị phòng ngủ cũng cẩn thận giúp giấc ngủ của bé thêm sâu.
Taho cho bé nơi ngủ tiện lợi bằng cách thường xuyên kiểm tra tình trạng của bỉm, tã ướt át, do bé tè nhiều sẽ khiến bé trở nên khó chịu, bứt rứt không yên và phải thức dậy giữa đêm khóc vì bị ướt, bị lạnh.
4. Tinh thần bị kích động
Đó là một cách lý giải về tâm lý của trẻ khi bị tác động bên ngoài khiến cho tinh thần không ổn định. Chẳng hạn, khi không chịu ngủ cha mẹ thường hay la mắng, dọa nạt hoặc kể với bé về những con ma, ông kẹ nhằm mục đích khiến bé sợ hãi và bắt đầu đi ngủ…Những việc làm này có thể sẽ có tác dụng nhưng lại làm trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình đôi khi khóc thét bởi những giấc mơ xấu…
5.Trẻ bị ép ngủ
Bé bị ép ngủ trong khi vẫn đang muốn chơi đùa hoặc đơn giản là cơn buồn ngủ chưa ghé thăm. Đó là lý do mẹ có tạo môi trường yên ắng, nơi ngủ có thoải mái và hát ru cả tiếng đồng gồ nhưng đôi mắt bé vẫn long lanh. Lời khuyên là hãy cứ để bé chơi đùa tự nhiên, khi mệt và buồn ngủ thì bé tự khắc sẽ đòi mẹ để được ngủ.
Mẹ cũng lưu ý, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, thời gian ngủ với bé tùy thuộc vào nhu cầu, mẹ khó lòng rèn thói quen sinh hoạt có giờ giấc với trẻ. Nhưng sau đó mẹ có thể lập cho trẻ một thời gian biểu nhất định cho giấc ngủ. Việc làm này giúp trẻ ngủ đủ giấc, đến giờ là bé sẽ tự ngủ.
6. Bé bị đói
Đói có thể là một nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc và quấy khóc. Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nhỏ nên khoảng cách giữa các bữa ăn thường từ 2-3 giờ. Mẹ cần cho bé bú nhiều lần, đặc biệt trước khi ngủ nên cho bé bú no vừa phải để bé ngủ sâu giấc hơn.
[inline_article id=102360]
7. Không cho trẻ ăn quá no
Mẹ nên cho bé bú no hoặc ăn nhẹ trước khi ngủ nhưng không đồng nghĩa với việc ăn quá no hoặc khi trẻ ăn dặm lại bổ sung thực phẩm giàu protein vì chúng cũng khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc nên ngủ không ngon.
Ngoài ra, các loại đồ uống lợi tiểu cũng khiến bàng quang của trẻ căng tức nhanh hơn nên phải thức giấc. Mẹ lưu ý cũng không nên ăn đồ ăn có nhiều nước, lợi tiểu trước khi đi ngủ.
Trên đây là 7 nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc phổ biến. Nếu chẳng may bé yêu nhà bạn thức giấc do những điều trên, nhanh chóng điều chỉnh mẹ nhé!