Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có bình thường không?

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều; phát ra tiếng lớn và có mùi khó chịu. Đây có thể là các vấn đề của các triệu chứng như: táo bón, đầy hơi… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để lý giải được nguyên nhân và có cách xử lý hiện tượng này mẹ nhé!

1. Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều có sao không?

Đánh rắm hay xì hơi chẳng phải là hiện tượng lạ gì ở cả trẻ em và người lớn. Đó đơn thuần chỉ là sự “lên tiếng” của hệ tiêu hóa mà thôi. Để biết việc trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều là bình thường hay bất thường. Mẹ nên đếm số lần xì hơi trong một ngày là bao nhiêu và mỗi lần xì hơi con có biểu hiện như thế nào.

[key-takeaways title=”Vậy trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có sao không?”]

Trẻ sơ sinh mà xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày có thể được xem như điều hoàn toàn bình thường. Đây là phản xạ tự nhiên giúp đẩy khối hơi trong bụng làm cho bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

[/key-takeaways]

Khi nào trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều và to là dấu hiệu bất thường? Nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều hơn 10 lần/ngày kèm theo chướng bụng; nôn trớ thì đó là dấu hiệu cảnh báo về một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh.

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay xì hơi, đánh rắm nhiều và to?

Nguyên nhân có thể là do thức ăn của mẹ, thức ăn của trẻ hoặc đôi khi là những yếu tố đến từ bên ngoài. Bởi vì trẻ sơ sinh thật sự rất nhạy cảm. Nên để nắm bắt đúng nguyên nhân; mẹ chỉ có thể quan sát con thật kỹ và ghi lại những dấu hiệu.

Dưới đây là những lý do khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to, cha mẹ cần lưu ý:

2.1 Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều vì thức ăn của mẹ

Nếu mẹ ăn uống nhiều thực phẩm có caffeine như cola, trà, cà phê và sô-cô-la… Hay những món ăn có nhiều gia vị thì hệ tiêu hóa của con cũng bị ảnh hưởng. Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để nguồn sữa được tinh khiết, giúp nuôi dưỡng bé tốt hơn.

2.2 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều vì thức ăn của con

Nếu con bú phải nhiều sữa đầu sẽ bị đầy hơi: Bởi vì sữa đầu của mẹ là đợt sữa có nhiều nước và đường lactose. Đây là một chất khó dung nạp khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Nên thường thì khi cho con bú, mẹ phải nhớ bỏ bớt đi lớp sữa trong chảy ra ban đầu, rồi hãy cho con bú lớp sữa đục và đặc sau đó.

Ăn dặm sớm:  Thật ra hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy nếu mẹ cho trẻ em dặm trước 6 tháng tuổi sẽ khiến con gặp trục trặc trong quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Điều này dẫn đến trình trạng khó tiêu, đầy hơi và đánh rắm nhiều thường xuyên xảy ra.

Ăn dặm với thực phẩm khó tiêu: Để giúp con dễ làm quen, mẹ hãy cho con ăn thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu để hỗ trợ hệ tiêu hóa dung nạp thức ăn. Đừng cho trẻ ăn cá, thịt hay mỡ động vật ngay trong những lần đầu ăn dặm.

Nước uống trái cây: Những loại nước trái cây như cam, quýt là loại thực phẩm tạo bọt khí nhiều trong dạ dày. Vì thế, nó khiến trẻ bị đầy hơi và đánh hơi nhiều.

Ăn dặm phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua; sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề “trục trặc”.

2.3 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều vì bú không đúng tư thế

tư thế bú không đúng
Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều vì bé hút nhiều không khí khi bú mẹ

Khi con bú không đúng tư thế hoặc thiết kế bình sữa không có chỗ thoát hơi sẽ dẫn đến bé nuốt nhiều không khí. Vì thế, cơ thể sẽ tống khí dư thừa trong hệ tiêu hóa ra ngoài bằng cách ợ hơi và đánh rắm.

Bởi vậy, mẹ nên cho con bú đúng tư thế, đầu lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân. Dù bú mẹ hay bú bình, sau khi bú mẹ cũng cần hỗ trợ cho bé ợ hơi.

>> Mẹ xem thêm: Tư thế cho con bú đúng cách để trẻ sơ sinh không bị sặc sữa, đánh hơi, xì hơi nhiều

2.4 Mẹ uống thuốc kháng sinh làm trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to

Một số loại kháng sinh có thể thông qua sữa mẹ; làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại dẫn đến loạn khuẩn. Việc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi sẽ gây khó chịu và sinh khí thừa gây đánh rắm, xì hơi ở trẻ sơ sinh.

2.5 Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều do môi trường sống

Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn khiến con căng thẳng. Điều này là do mẹ kích thích bé bằng quá nhiều đồ chơi có âm thanh và ánh sáng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

2.6 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to do bị táo bón

Trẻ sơ sinh không thường bị táo bón. Chúng thường chảy nước mũi, phân mềm. Nhưng táo bón có thể xảy ra ở một số bé và nhiều khả năng xảy ra hơn nếu trẻ bú sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm.

Nếu trẻ sơ sinh bị đầy hơi, hãy kiểm tra tã của chúng để xem đã được bao lâu rồi kể từ khi bé đi nặng. Đôi khi trẻ có thể đi ị vài ngày mà không ị – đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ. Nếu phân khi đi ngoài vẫn mềm và ẩm, đừng lo lắng – phân khô và cứng là dấu hiệu của táo bón.

[inline_article id=82314]

2.7 Lý do khác khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Bé mệt và khóc nhiều. Khóc là cách duy nhất để trẻ sơ sinh giao tiếp với cha mẹ; và khi trẻ sơ sinh khóc; bé đang nuốt rất nhiều không khí; từ đó dẫn đến hiện tượng bé xì hơi nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh chuyển động nhiều. Trẻ sơ sinh mất nhiều thời gian để ngủ. Bé dành nhiều thời gian nằm nghiêng và không thể tự mình di chuyển nhiều. Tất cả những điều này có thể khiến khí tích tụ trong bụng của bé; gây tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to.

Thuốc men: Nếu em bé đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào; nó có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa của bé. Ngay cả một chút thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra nhiều khí và xì hơi hơn.

Căng thẳng: Trẻ sơ sinh có thể lo lắng và căng thẳng giống như người lớn. Đây cũng là lý do vì sao trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to.

>> Mẹ xem thêm: Những điều cần biết về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé thật tốt!

3. Cách đơn giản giúp trẻ sơ sinh bớt xì hơi, chướng bụng

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều không phải là bệnh nên mẹ hoàn toàn có thể giúp con thoát khỏi rắc rối này ngay tại nhà. Một số phương pháp đơn giản mẹ có thể tự làm như sau:

3.1 Massage bụng

Mẹ hãy vuốt ve, xoa nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể con, tập trung nhiều vào phần lưng và phần bụng. Massage bụng sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và có hiệu quả giảm đầy hơi. Lưu ý là không nên mát xa ngay sau khi ăn.

3.2 Tư thế đạp xe giúp cho bé ợ hơi

Tư thế đạp xe giúp bé giảm tình tràng xì hơi

Cho bé nằm ngửa và mẹ cẩn thận nắm lấy chân bé. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng di chuyển chân bé như thể đang chạy xe đạp. Cách làm này tựa như một bài thể dục giúp con vận động đẩy các hơi khí thừa trong bụng ra ngoài.

[inline_article id=286558]

3.3 Chườm nước ấm giúp xoa dịu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Mẹ có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm rồi chườm lên bụng bé để giúp bé thoải mái hơn. Cách làm này vừa giúp con thư giãn vừa tốt cho hệ tiêu hóa của con được hoạt động trơn tru hơn.

3.4 Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc hay men tiêu hóa mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi có ý kiến của chuyên gia, mẹ có thể cho con uống các loại thuốc hấp thụ khí; hoặc thuốc chống đầy hơi.

(*) Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp tình trạng đánh rắm cực kỳ nghiêm trọng thôi mẹ nhé.

3.5 Cho con đi khám bệnh

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu các con xì hơi nhiều thì cha mẹ cũng không nhất thiết phải đưa con đến bệnh viện. Thay vào đó, phụ huynh hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra để có giải pháp cải thiện được tình trạng trên nhé.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng cha mẹ không thể tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và có mùi hôi thối kèm theo sốt, nôn ọc, kém ăn, mất ngủ,… mà không có chuyển biến thuyên giảm thì lúc này mẹ nên cho con đi khám bệnh ngay nhé. Bởi vì trong một vài trường hợp hiếm gặp, trẻ xì hơi nhiều nhưng không hoặc rất ít khi đi ngoài. Đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về hệ tiêu hóa.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?

Hy vọng với những thông tin của MarryBaby cũng cấp sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc hiểu tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều; và nuôi dưỡng con cái tốt hơn. Nếu muốn biết thêm thông tin về những mẹo nuôi con hãy truy cập vào trang MarryBaby các mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Và làm sao để điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng tái phát? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh sôi bụng thường xuyên có thể do sự lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc ở vị trí nào khác trong cơ quan tiêu hóa bị tắc nghẽn. Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

1.1 Bụng bé đang tiêu hóa thức ăn

Nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh sôi và kêu ọt ọt có thể là do bụng bé đang tiêu hóa thức ăn. Nên lúc này mẹ sẽ nghe âm thanh trong bụng lớn hơn khi trẻ sơ sinh đang đói bụng.

1.2 Chế độ ăn uống không phù hợp

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phần lớn là do chế độ ăn uống không phù hợp

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng cũng có thể do chế độ ăn uống. Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của con còn yếu, nếu mẹ cho uống sữa công thức quá sớm có thể khiến cơ thể bé khó thích nghi.

1.3 Trẻ không hấp thụ được lactose

Lactose là đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì nguyên nhân nào đó mà trẻ phải bú ngoài quá sớm, cơ thể không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

1.4 Trẻ bú không đúng cách

Việc vệ sinh bình sữa, tư thế bú sữa và pha chế sữa không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh bị sôi do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú.

1.5 Sữa của mẹ có vấn đề do thức ăn

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, chuyện ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ không cẩn thận, ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ; và những thực phẩm cay nóng cũng dễ làm trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

1.6 Bụng trẻ sơ sinh kêu ọt ọt có thể do bệnh lý

Triệu chứng bụng em bé sơ sinh kêu ọt ọt có thể do các nguyên nhân bệnh lý khác như:

  • Uống thuốc khánh sinh dư liều: Tác dụng phụ của thuốc khác sinh sẽ khiến bụng của bé bị sôi, táo bón và đi ngoài nhiều lần.
  • Do nhiễm khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella hoặc virus từ thói quen mút tay, mút chân,… hoặc ngậm dụng cụ như ti giả không đảm bảo vệ sinh. Các loại vi khuẩn và virus này phát triển mạnh, lấn át các vi khuẩn có lợi, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tiêu chảy,..

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Kịp thời nhận ra các dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp cha mẹ sớm can thiệp và chăm sóc con đúng cách.

Dưới đây là dấu hiệu khi trẻ bị sôi bụng:

  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài.
  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Trẻ hay bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi.
  • Bụng trẻ phát ra âm thanh ùng ục, ọc ọc.
  • Trẻ quấy khóc đặc biệt là vào ban đêm, bỏ bú.

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

3.1 Thay đổi tư thế bú của con

tư thế bú mẹ
4 tư thế bú đúng chuẩn và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bụng trẻ sơ sinh kêu là do bé bú phải nhiều không khí. Chính vì vậy, khi cho bé bú, mẹ cần hạn chế tối đa điều này.

Nếu bé quấy khóc khi đang bú, đồng thời lắng nghe thấy tiếng bụng sôi thì hãy thử thay đổi tư thế cho con bú. Mẹ có thể đặt bé lên vai khi trẻ đã bú no, sau đó vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi ra ngoài. Bạn cũng có thể đặt bé nằm ngửa. Sau đó nhẹ nhàng gập đầu gối chân của bé liên tục.

Nếu tập cho bé bú bình, mẹ cần cẩn thận cho bé ngậm vừa núm vú. Điều này sẽ tránh để bé nuốt không khí vào bên trong dẫn đến hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ xem ngay: Tư thế cho con bú đúng, để bé không bị sặc sữa và các vấn đề khác

3.2 Chú ý đến chế độ ăn uống của mẹ

Chú ý đến chế độ ăn uống của mẹ
Khi thấy trẻ đang bú mẹ và bị sôi bụng mẹ NÊN ăn nhiều chất xơ và KHÔNG NÊN ăn các món cay, nóng.

Nếu phát hiện thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng, xì hơi nhiều hay thường xuyên đi ngoài, mẹ cần chú ý chế độ ăn uống của mình. Sau khi sinh, nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, một số thực phẩm mẹ ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.

Nếu mẹ thường xuyên ăn các món nhiều dầu mỡ, cay, nóng; hoặc ăn các món như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành,… Thì sẽ rất dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, trong thực đơn hàng ngày mẹ cần cắt giảm bớt những thực phẩm này.

>> Xem thêm: Mẹ mới sinh nên ăn gì? 13 thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày

2.3 Gặp bác sĩ chuyên khoa khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng kéo dài

Trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa trị.

3. Phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng

Phòng ngừa tình trạng bụng bé sơ sinh kêu ọt ọt
Phòng ngừa tình trạng bụng bé sơ sinh kêu ọt ọt

Bé sơ sinh bị sôi bụng, xì hơi nhiều và đi ngoài sẽ khiến hệ tiêu hóa mất cân bằng, dẫn đến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Kéo theo đó là bé sẽ bị sụt cân; ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.

Chính vì vậy, mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé.

[key-takeaways title=”Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng:”]

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Mẹ cần chú ý vào nhóm thực phẩm mà mẹ ăn hàng ngày.
  • Chú ý tư thế cho con bú và vỗ cho con ợ hơi sau khi con bú xong.
  • Nếu không cho con bú, mẹ cần phải chọn lọc kỹ lưỡng các hãng sữa công thức an toàn.

[/key-takeaways]

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng chuẩn

[inline_article id=252529]

Tóm lại, tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể không quá nguy hiểm, nhưng mẹ hãy chú ý đến tình trạng của con; đồng thời thay đổi thói quen ăn uống của mẹ để con có được nguồn sữa lành tính từ mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ có sao không?

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là do đâu? Và cách giúp bé ngủ ngon giấc là gì.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh giật mình và khóc thét khi ngủ

1.1 Nguyên nhân sinh lý – Phản xạ Moro

Trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiều phản xạ giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời khi chưa có khả năng tự vệ. Một trong số đó là phản xạ trẻ sơ sinh giật mình và khóc thét khi ngủ.

Trên thực tế, phản xạ này không phải bất thường; đó là dấu hiệu của hệ thần kinh khỏe mạnh.

Phản xạ giật mình (hay gọi là phản xạ Moro) là những phản xạ giật mình, quấy khóc ở trẻ sơ sinh khi ngủ; là do trẻ cảm giác như mình sắp bị ngã xuống; hoặc do âm thanh lớn, phòng ngủ nhiều ánh sáng, v.v. 

Biểu hiện phản xạ Moro: Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét, hoặc có thể ngửa đầu ra sau, vung tay vung chân, quấy khóc rồi thu tay chân lại. Phản xạ này là cách bé thu hút sự chú ý của người chăm sóc khi cần giúp đỡ. 

Khi nào trẻ sơ sinh hết giật mình khóc thét do phản xạ Moro? Phản xạ này sẽ hết khi bé được 2 tháng tuổi; nhưng thường sẽ kéo dài đến 3 hoặc 4 tháng tuổi. Do đó, mẹ có thể an tâm vì tình trạng trẻ sơ sinh giật mình chỉ tạm thời.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh giật mình khóc thét kéo dài hơn 6 tháng, mẹ hãy báo cho bác sĩ nhi khoa để chắc chắn bé không bị bệnh gì. 

trẻ sơ sinh giật mình khóc thét khi ngủ & phản xạ Moro
Trẻ sơ sinh hay giật mình, khóc thét, khóc nức nở có phải là hiện tượng bình thường?

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những tác động trên đây, nguyên nhân trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ có thể đến từ vấn đề bệnh lý.

  • Bé bị ốm: Viêm họng, ngạt mũi, viêm tai giữa là những bệnh khiến bé khó chịu; trẻ sơ sinh bị bệnh sẽ giật mình, quấy khóc, khóc thét, ngủ không ngon.
  • Thiếu canxi: Biểu hiện là bé ngủ hay rướn người và kèm theo các triệu chứng khác như chậm mọc răng; rụng tóc vành khăn khi bé trên 3 tháng tuổi; ra mồ hôi trộm.
  • Trào ngược dạ dày: Khi bú bé dễ nuốt không khí vào bụng gây đầy hơi, trào ngược dạ dày. Tình trạng này cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình.
  • Các bệnh lý khác: Những vấn đề sức khỏe khác như suy nhược cơ thể; thiếu máu; bệnh tim; v.v. cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và khóc thét.

[inline_article id=4279]

1.3 Nguyên nhân đến từ môi trường

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, vặn mình và khóc thét là phản xạ tự nhiên trước những âm thanh, ánh sáng và sự thay đổi như sau:

  • Âm thanh ồn ào: Giống như người lớn, trẻ sơ sinh rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động lớn và bất ngờ. Tuy nhiên, âm lượng không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định liệu phản xạ Moro có xảy ra hay không. Tiếng ồn lớn và đột ngột có nhiều khả năng làm bé kích hoạt phản xạ giật mình.
  • Thay đổi ánh sáng đột ngột: Những thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng có thể kích hoạt phản xạ Moro. Chẳng hạn như bật đèn sáng hoặc mở cửa sổ trong căn phòng đang tối.
  • Chuyển động đột ngột: Những chuyển động đột ngột khi cho bé bú; hoặc các động tác tương tự có thể kích hoạt phản xạ Moro. Hoặc bé cũng có thể tự kích hoạt phản xạ khi chuyển động tay, chân.
  • Thay đổi độ cao: Phản xạ Moro thường xảy ra khi trẻ sơ sinh được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Chẳng hạn như khi đặt bé vào trong nôi hoặc cũi. Sự thay đổi độ cao khiến trẻ có cảm giác như rơi ngã; từ đó kích thích phản xạ Moro và có thể đánh thức bé.
  • Tâm lý sợ hãi: Cảm giác lo lắng, bất an có thể khiến bé gặp ác mộng, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ. 

Trên đây là những lý do phổ biến giải thích vì sao trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ.

2. Hậu quả khi trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc thét thường xuyên

hậu quả nếu bé khóc thét giật mình thường xuyên
Trẻ sơ sinh khóc thét, giật mình thường xuyên có những ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo các chuyên gia, nhiều ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra nếu bé thường xuyên giật mình, khóc thét khi ngủ. 

  • Chậm tăng cân: Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét thường xuyên gây suy giảm chất lượng giấc ngủ. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt về lâu dài có thể khiến bé chậm lớn.
  • Giảm phản xạ bú: Trẻ hay giật mình khiến giấc ngủ không ngon gây suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng có liên quan đến việc điều hòa cảm giác thèm ăn của trẻ. Về lâu dài có thể gây giảm phản xạ bú ở bé. 
  • Suy giảm khả năng nhận thức: Sự phát triển não bộ của bé trong những năm đầu đời dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích. Do đó, khả năng học hỏi và xử lý tình huống ở trẻ ngủ hay giật mình và thường xuyên khóc thét giữa đêm kém hơn so với những bé ngủ ngon giấc. 
  • Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh: Trong trường hợp nặng, trẻ sơ sinh giật mình quấy khóc liên tục dễ bị ức chế hô hấp, dẫn đến ngừng thở, tăng nguy cơ đột tử. 

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc thét

Mẹ có thể lo lắng khi nhìn thấy trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét. Đặc biệt những ai lần đầu làm mẹ có thể lúng túng không biết xử trí ra sao. 

Mặc dù phản xạ này có thể khiến bé khó chịu nhưng việc bé giật mình khi nghe tiếng động lớn hay trước những chuyển động đột ngột là điều bình thường. Một số trẻ thậm chí có thể tự ngừng khóc. Do đó, mẹ không cần làm gì khi trẻ sơ sinh giật mình

Nếu giật mình gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mẹ thử áp dụng một số mẹo chữa giật mình, khóc thét cho trẻ sơ sinh để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

3.1 Xoa dịu, vỗ về bé

Xoa dịu bé bằng một cái chạm, ôm, hát hoặc trò chuyện sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu. Nhiều bé rất cần mẹ xoa dịu và âu yếm để ngủ ngon giấc hơn.

>> Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét phải làm sao? Đọc ngay 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

3.2 Hạ thấp theo chiều ngang khi đặt bé vào cũi

Kể cả đang ngủ ngon, trẻ có thể giật mình và bị đánh thức khi mẹ rướn người đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường. Bởi vì khi đó trẻ có cảm giác như bị ngã. Do đó, khi đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường, mẹ cố gắng hạ thấp bé theo chiều ngang để đầu bé không bị nghiêng về phía sau. 

3.3 Giữ bé sát người mẹ

Trong quá trình đặt bé xuống thấp, mẹ giữ bé càng gần cơ thể càng tốt. Chỉ thả bé xuống khi người bé đã chạm vào nệm. Đây là mẹo hay chữa trẻ sơ sinh giật mình mẹ nên áp dụng. 

3.4 Quấn khăn

Việc quấn khăn cho bé cũng giúp giảm tình trạng giật mình. Khi được quấn trong một chiếc khăn, bé sẽ có cảm giác an toàn, như thể được quay về “ngôi nhà” tử cung của mẹ, nơi bé đã thân thuộc trong suốt hơn 9 tháng.

>> Mẹ xem thêm: Có nên quấn trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ không?

3.5 Môi trường ngủ thoải mái

Đảm bảo phòng ngủ tối, thông thoáng, yên tĩnh, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh, tránh tiếng ồn.

[inline_article id=313907]

3.6 Khuyến khích bé vận động

Trẻ sơ sinh cần được vận động nhiều để tăng sức mạnh các cơ bắp và giúp bé mau biết kiểm soát cử động của mình. Mẹ có thể thử cho bé nằm sấp để bé tự ngóc đầu lên, giữ bé ngồi trong lòng để bé tập kiểm soát đầu và cổ… Khi bé lớn hơn và kiểm soát được cử động cơ thể, phản xạ giật mình chỉ còn là “dĩ vãng”.

3.7 Bổ sung canxi

Thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Theo đó, trẻ dễ bị kích động, quấy khóc, lo lắng và sợ hãi. Mẹ nên bổ sung canxi cho bé thông qua nguồn sữa mẹ bằng cách ăn những thực phẩm giàu canxi lành mạnh như sữa, các sản phẩm từ sữa, lòng đó trứng, cá hồi…

>> Mẹ xem thêm: Bổ sung canxi cho trẻ đúng cách theo độ tuổi

Như vậy trẻ sơ sinh giật mình là phản xạ bình thường, mẹ không phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ thường xuyên giật mình có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Vậy nên, mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc, biểu hiện của con nhiều hơn để hiểu trẻ cần gì và có những can thiệp kịp thời mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không
Theo mẹ, trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là tình trạng phổ biến ở hơn 90% bé trai sơ sinh. Theo đó, bao quy đầu không thể tuột hoàn toàn khỏi quy đầu mà phải có sự tác động bên ngoài như dùng tay. Vậy trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Bao quy đầu là bao da mỏng bọc phía ngoài của quy đầu dương vật, gồm hai lớp da. Bên trong 2 lớp da này, các mô liên kết gồm nhiều sợi chun giãn, đàn hồi giúp bao quy đầu lộn ra, lộn vào một cách dễ dàng. Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, mẹ đừng bỏ qua những thông tin sau nhé.

1. Nguyên nhân hẹp bao quy đầu ở bé trai

Dựa vào nguyên nhân, hẹp bao quy đầu ở trẻ được chia thành 2 loại: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Muốn biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, mẹ cần biết thế nào là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý thường xuất hiện ở hơn 90% bé trai có bao quy đầu không kéo tụt xuống được do các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu. Khi trẻ lớn lên, bao sẽ tách dần khỏi quy đầu, thông thường quá trình này sẽ hoàn chỉnh khi trẻ lên 5 tuổi.

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường ít gặp hơn. Bao quy đầu bị dính là do tình trạng viêm nhiễm, gây sẹo xơ hóa.

Vậy trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý có nguy hiểm không? Trong trường hợp này thì chắc chắn bé sẽ được chỉ định cắt bao quy đầu.

[inline_article id=67048]

2. Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em dựa vào các triệu chứng sau:

  • Bao quy đầu không tuột khỏi quy đầu, không để lộ quy đầu khi dương vật cương cứng hoặc khi tiểu tiện.
  • Bao quy đầu của trẻ không thể kéo lên đến cổ dương vật hoặc bị phồng lên khi trẻ đi tiểu.
  • Khi đi tiểu, trẻ hay rặn. Tia nước tiểu yếu. Bé đau, khóc khi tiểu.
  • Chất cặn bã tích lại nhiều có thể dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ em, quy đầu bị sưng tấy, ngứa, chảy mủ gây đau đớn cho bé, thậm chí có thể có kèm theo sốt
  • Trẻ bị nhiễm trùng tiểu tái phát.

3. Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ mà không gây ra bất kỳ triệu chứng gì thì không nguy hiểm và không cần điều trị. Nhưng nếu bé có một số dấu hiệu như sốt, đau khóc khi tiểu, viêm, sưng tấy quy đầu… thì mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được can thiệp kịp thời.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Nếu để lâu, hẹp bao quy đầu không chỉ làm bé đau khi dương vật cương cứng mà còn gây ra nhiều hậu quả như:

– Nước tiểu đọng lại ở quy đầu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thường xuyên gây viêm nhiễm quy đầu.

– Hơn nữa, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng dẫn đến viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang hoặc ảnh hưởng đến thận.

– Trường hợp khác không kém nguy hiểm là da quy đầu có thể kéo tuột ra sau nhưng không kéo phủ trở lại được sẽ gây nghẹt bao quy đầu, cản trở máu lưu thông, dẫn đến hoại tử dương vật.

Như vậy, mẹ đã biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào rồi phải không?

4. Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Bên cạnh thắc mắc trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, điều mẹ cần biết là trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Hiện nay có 4 phương pháp trị hẹp bao quy đầu ở trẻ thường được áp dụng gồm:

  • Kéo da quy đầu.
  • Dùng thuốc bôi.
  • Nong bao quy đầu.
  • Cắt bao quy đầu.

Hai biện pháp đầu tương đối nhẹ nhàng, ít làm trẻ đau đớn. Trái lại, 2 phương pháp điều trị sau có thể gây đau đớn và đi kèm biến chứng.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường được chỉ định kéo da quy đầu hoặc dùng thuốc thoa tại chỗ. Nếu điều trị không thành công, các triệu chứng hẹp bao quy đầu không hết thậm chí nặng hơn, bác sĩ sẽ chuyển sang phương pháp nong hoặc cắt bao quy đầu.

5. Khi nào cắt bao quy đầu cho trẻ?

Bác sĩ thường chỉ định cắt bao quy đầu cho trẻ trong các trường hợp sau:

– Tình trạng viêm nhiễm quy đầu nặng hơn, điều trị bằng thuốc bôi không cải thiện.

– Nghẹt bao quy đầu.

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại do hẹp bao quy đầu.

Thời điểm chọn cắt bao quy đầu cho trẻ là khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Mẹ đừng quá lo lắng khi nghe đến phẫu thuật. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc cắt bao quy đầu trở nên đơn giản hơn, thời gian thực hiện khoảng 15-20 phút, không gây chảy máu, ít đau, chỉ cần gây tê tại chỗ. Sau tiểu phẫu không cần cắt chỉ, không cần nhập viện. Khoảng một tuần là vết thương lành.

5. Chăm sóc trẻ sau cắt bao quy đầu

Trẻ cắt bao quy đầu cần được theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường sau thì cần cho trẻ trở lại bệnh viện để kiểm tra vết thương và tình trạng sức khỏe.

  • Không đi tiểu được sau 8 giờ.
  • Trẻ sốt, mệt mỏi, quấy khóc, rên đau.
  • Vết thương chảy máu kéo dài, khó cầm.
  • Vùng bao quy đầu tiết dịch có mùi hôi hoặc phù nề, sưng tấy, lở loét.

Theo dõi tình trạng trẻ sau cắt bao quy đầu hay tìm câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không đều cần thiết khi chăm sóc trẻ.

Chăm sóc trẻ sau cắt bao quy đầu

6. Lời khuyên dành cho mẹ khi chăm sóc bé trai

Sau khi đã biết trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, việc của mẹ là phải biết cách chăm sóc bé trai, đặc biệt là khâu vệ sinh vùng kín cho bé.

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ chú ý thay tã thường xuyên, tránh để con bị hăm tã vì thường xuyên hăm tã có thể dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ.

– Khi tắm cho trẻ, mẹ nhớ lộn và rửa bao quy đầu cho con để vệ sinh sạch sẽ, ngăn các cặn thừa tích tụ. Tuy nhiên, mẹ nên làm nhẹ nhàng, tránh tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

– Sau khi vệ sinh xong “cậu nhỏ” cho bé, mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường (phủ lên đầu dương vật) để tránh trường hợp nghẹt bao quy đầu. Nếu trẻ bị nghẹt bao quy đầu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện cáng sớm càng tốt.

– Nếu thấy bé hay gãi bộ phận sinh dục, kêu đau khi đi tiểu, dương vật sưng đỏ… mẹ nên đưa bé đi thăm khám để điều trị kịp thời.

– Xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ càng sớm càng tốt, muộn nhất là trước tuổi dậy thì.

– Khi trẻ đã biết tự vệ sinh cá nhân, hãy hướng dẫn trẻ cách chăm sóc “cậu nhỏ” đúng cách. Giúp trẻ hiểu rằng giống như các bộ phận khác, “cậu nhỏ” phải được tắm rửa bằng xà bông mỗi ngày.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Nếu mẹ làm được những điều trên thì hẹp bao quy đầu ở bé chỉ là “chuyện nhỏ”.

Lời khuyên dành cho mẹ khi chăm sóc bé trai

Bên cạnh những dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ hay, mẹ lưu ý nếu thấy con trai trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tự tuột xuống (giữ nguyên trạng thái bọc kín dương vật) thì cần phải cho con đi khám để can thiệp sớm theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không và cách xử trí khi con gặp phải tình trạng này.

HL

Nguồn

1. Tight foreskin (phimosis and paraphimosis)
https://www.nhs.uk/conditions/phimosis/
Ngày truy cập: 27/7/2021.

2. Phimosis in Children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3329654/
Ngày truy cập: 27/7/2021.

3. The penis and foreskin
https://www.rch.org.au/clinicalguide/guideline_index/The_penis_and_foreskin/
Ngày truy cập: 27/7/2021.

4. I’m not planning to have my newborn circumcised. How should I care for his uncircumcised penis?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/uncircumcised-penis/faq-20058327
Ngày truy cập: 27/7/2021.

5. A to Z: Phimosis
https://kidshealth.org/ChildrensMercy/en/parents/az-phimosis.html
Ngày truy cập: 27/7/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh?

có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh là điều nhiều bà mẹ “tương lai” thắc mắc.

Chắc chắn nhiều mẹ chuẩn bị có con hoặc sắp sinh con trai sẽ muốn tìm hiểu về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh.

Bao quy đầu là lớp da che đậy phần đầu của dương vật. Một số bác sĩ cho rằng, việc cắt bao quy đầu cho trẻ em có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, quan điểm này lại bị phản bác gay gắt bởi một số chuyên gia khác, những người cho rằng việc cắt bao quy đầu là hoàn toàn không nên. 

Học Viện Nhi Khoa của Mỹ kết luận, mặc dù có những nguy cơ nhưng lợi ích việc cắt bao quy đầu cho trẻ vẫn nhiều hơn. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đưa ra thông báo gián tiếp trả lời câu hỏi có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Đó là họ khuyến khích các bậc phụ huynh nên cắt bao quy đầu cho trẻ. 

Quyết định cuối cùng về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh vẫn là của bố mẹ. Nhưng CDC cũng khuyến cáo các bác sĩ nên tư vấn rõ ràng về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh, nhất là về những lợi ích, nguy cơ và các yếu tố xã hội khác như tôn giáo. Mục đích là để bố mẹ trẻ có thể nắm rõ hơn về sự cần thiết khi cắt bao quy đầu cho con.

[inline_article id=265599]

1. Lợi ích của việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh?

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh? Nhiều bác sĩ trả lời “có”. Nguyên nhân là việc này không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn kéo dài xuyên suốt cuộc đời của trẻ về sau khi đã là người đàn ông trưởng thành.

– Cắt bao quy đầu sớm ít gặp biến chứng hơn

Chỉ có 0,5% trẻ sơ sinh gặp biến chứng khi cắt bao quy đầu, tuy nhiên không có biến chứng nào quá nghiêm trọng. So với trẻ sơ sinh, trẻ trên 1 tuổi có nguy cơ gặp biến chứng nhiều hơn.

– Vệ sinh “cậu nhỏ” dễ dàng hơn

Cắt bao quy đầu giúp cho việc vệ sinh dương vật trở nên đơn giản hơn.

– Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến ở phái nam gây ra nhiều vấn đề về thận. Theo nghiên cứu, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới đã cắt bao quy đầu thấp hơn nhiều so với nhóm nam giới còn lại. 

– Ngăn ngừa các bệnh về dương vật

Việc cắt bao quy đầu sẽ giúp tránh nguy cơ viêm quy đầu và viêm bao quy đầu.

– Giảm nguy cơ ung thư dương vật

Những người đàn ông đã cắt bao quy đầu ít mắc bệnh ung thư dương vậtung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, người bạn đời của họ cũng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hơn.

– Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số nghiên cứu cho thấy giảm khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dụcnhiễm HIV ở nam giới đã cắt bao quy đầu. 

– Tăng khoái cảm tình dục

Cắt bao quy đầu chẳng những không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn được cho là có tác dụng nâng cao khoái cảm tình dục cho nam giới và người bạn đời của họ.

2. Nguy cơ khi cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Nguy cơ khi cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe trong tương lai nhưng việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh vẫn có thể xảy ra những rủi ro dù chiếm tỷ lệ rất thấp, đó là:

– Nhiễm trùng.

– Chảy máu vết mổ.

– Cắt phạm vào quy đầu.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, da quy đầu là nguồn dự trữ trong những trường hợp cần da thay thế cho các phần khác của cơ thể. Vậy nên, họ đứng về phe trả lời “không” cho câu hỏi có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh.

3. Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh?

Ở Mỹ, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cắt bao quy đầu cho bé ngay từ khi con mới sinh. Theo CDC, việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ an toàn và nhanh lành hơn. Ngoài ra, nếu việc cắt bao quy đầu được thực hiện sau khi có quan hệ tình dục sẽ bỏ lỡ cơ hội ngăn ngừa HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cho nam giới.

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh? Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có quy định hay khuyến cáo nào của các cơ quan y tế về việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh. 90% trẻ em từ 3-4 tuổi có thể tụt bao quy đầu một cách dễ dàng và không cần nhờ sự can thiệp y tế nào.

Vậy nên, các trường hợp cắt bao quy đầu chỉ diễn ra khi bao quy đầu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: gây mất vệ sinh, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, nhiễm trùng đường tiểu tái phát hoặc trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.

4. Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da quy đầu của dương vật không có khả năng tuột ra khỏi quy đầu. Đây là hiện tượng phổ biến ở hơn 90% trẻ sơ sinh, được gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện, thường bao quy đầu sẽ tuột xuống khi trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Chỉ có một số rất ít bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, tức các trường hợp sẹo xơ khiến trẻ bị dính bao quy đầu. Sẹo xơ thường hình thành sau viêm nhiễm hoặc do nong bao quy đầu quá mạnh trước đó. 

Vậy có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu sinh lý? Thường bác sĩ chỉ yêu cầu cắt bao quy đầu khi trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.

5. Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hẹp bao quy đầu sẽ có các triệu chứng như: 

– Đỏ mặt, rặn hoặc khóc khi đi tiểu.

– Bao quy đầu phồng lên khi tiểu.

– Dương vật có thể sưng tấy, chảy dịch bất thường, đôi khi trẻ có thể bị sốt.

6. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu

Thường bác sĩ sẽ chưa chỉ định cắt bao quy đầu mà dùng các biện pháp đơn giản là kéo da quy đầu hoặc dùng thuốc bôi.

Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện thì sẽ chuyển sang nong hoặc cắt bao quy đầu.

7. Các bước thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ

Các bước thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ

 

– Gây tê giảm đau.

– Vê sinh dương vật, bao quy đầu.

– Kẹp chuyên dụng được gắn vào dương vật.

– Cắt bỏ bao quy đầu.

– Băng bó vết thương.

Vết thương sẽ lành sau 7-10 ngày. Nếu mẹ thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy cho trẻ đi khám sớm nhất có thể: sốt, vết thương sưng tấy, tiết dịch, khó cầm máu, xuất hiện mụn nước có mủ, không thể đi tiểu trong vòng 8 giờ…

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh? Thật ra cắt bao quy đầu trẻ sơ sinh chưa phổ biến ở Việt Nam. Nếu muốn, mẹ có thể liên hệ với bệnh viện nơi sinh để được tư vấn.

HL

Nguồn

1. Circumcision
https://kidshealth.org/en/parents/circumcision.html
Ngày truy cập: 27/7/2021.

2. Surgeries and Procedures: Circumcision
https://kidshealth.org/en/parents/procedure-circumcision.html
Ngày truy cập: 27/7/2021.

3. Neonatal Circumcision: New Recommendations & Implications for Practice
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6179567/
Ngày truy cập: 27/7/2021.

4. Circumcision (male)
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/circumcision/about/pac-20393550
Ngày truy cập: 27/7/2021.

5. Male Circumcision
https://www.cdc.gov/hiv/risk/male-circumcision.html
Ngày truy cập: 27/7/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Có nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong chính là hại bé đấy!

Mật ong tốt cho sức khỏe là điều không thể chối cãi. Do chứa các chất chống vi khuẩn và chất chống oxy hóa tự nhiên nên mật ong không chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng mà còn có thể chữa các chứng viêm.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, với trẻ hơn 1 tuổi, mẹ chỉ cần cho bé uống 1 thìa cà phê mật ong là có thể ngừa ho, viêm họng ở bé. Khi con húng hắng ho, mẹ thường chưng tắc hoặc lê với mật ong để trị ho, viêm họng cho con.

Tuy nhiên, mẹ không nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hay cho trẻ sơ sinh chậm đi tiêu uống mật ong. 

Tại sao không nên chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

Mật ong thường được khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là mật ong thường chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, loại vi khuẩn có thể được tìm thấy trong phấn hoa. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên vi khuẩn Clostridium botulinum khi vào đường ruột dễ phát triển và tiết ra độc tố thần kinh, đe dọa tính mạng của trẻ.

Vì vậy, mẹ không nên rơ miệng hay chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong theo kinh nghiệm dân gian. Hay nói cách khác, nếu mẹ thắc mắc có nên dùng mật ong cho trẻ sơ sinh thì câu trả lời là không bởi mật ong với trẻ sơ sinh chưa bao giờ là một chọn lựa đúng.

Hiểu đúng táo bón ở trẻ sơ sinh

Nếu hiểu rõ nguyên nhân con bị táo bón, chắc chắn mẹ sẽ không chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong.

Hầu hết trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân xu trong 24 giờ đầu tiên sau chào đời. Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ đi ngoài trung bình 4-8 lần/ngày. Trẻ bú mẹ thường đi ngoài nhiều hơn so với trẻ bú sữa công thức. 

Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng đi ngoài dễ dàng như vậy. Nhiều bé thường 3-4 ngày hoặc cả tuần mới đi tiêu khiến mẹ rất lo lắng. Có mẹ còn áp dụng những kinh nghiệm chưa kiểm chứng như chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Phần lớn đây chỉ là hiện tượng táo bón sinh lý vì theo chuyên gia nhi khoa, đường ruột của bé chưa phát triển hoàn toàn, nhu động ruột hoạt động còn hạn chế nên bé có thể không đi tiêu. Mặt khác, lượng chất thải trong sữa đôi khi không nhiều dẫn đến việc vài ngày bé mới đi ngoài một lần.

Nếu mẹ thấy bé đi tiêu bình thường, không có dấu hiệu đau hoặc khó chịu thì thậm chí 5 ngày bé mới đi một lần vẫn không sao.

Hiểu đúng táo bón ở trẻ sơ sinh

Khi nào thì nên cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sau thì có thể con gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ ngay.

– Trẻ đi tiêu phân máu hoặc phân đen.

– Trẻ chướng bụng nhiều, ọc sữa.

– Trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân.

– Trẻ quấy khóc, đau khi đi ngoài.

Một số nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ gặp khó khăn khi đi tiêu như trẻ bị suy giáp, trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung) hoặc mắc một số rối loạn thần kinh…

Có nên thụt tháo cho bé thường xuyên?

Không chỉ chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong, một số mẹ còn dùng tăm bông, cọng hành thoa với chất bôi trơn (như mật ong, dầu dừa…) rồi ngoáy hậu môn của bé, sâu khoảng 1cm. Thực chất đây chỉ là giải pháp tình thế. 

Việc thường xuyên kích thích trẻ đi ngoài bằng cách này có thể làm suy yếu cơ thắt vòng hậu môn. Hậu quả sau đó là trẻ có thể đi ngoài không kiểm soát.

Vì vậy, với bất kỳ vấn đế sức khỏe nào ở trẻ mà mẹ cảm thấy bối rối, chưa biết cách xử trí, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nhé.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì cho bé “đi lại” dễ dàng?

Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý

Tốt nhất, khi con bị táo bón, mẹ đừng chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong mà hãy làm theo những cách sau:

– Mẹ dành 5 phút mỗi ngày massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột của bé hoạt động tốt hơn.

– Mẹ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để bé có đủ sữa và sữa có nhiều chất xơ, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.

[inline_article id=84745]

– Mặc dù sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng trong một số trường hợp bất khả kháng (như mẹ mắc bệnh, đã từng phẫu thuật ngực, mẹ không đủ sữa cho con bú…), mẹ phải nuôi bé bằng sữa ngoài.

Lúc này, mẹ nên kiểm tra lại quy trình pha sữa cho bé. Mẹ có làm đúng hướng dẫn ghi trên hộp sữa? Mẹ có pha sữa bằng thìa của nhà sản xuất? Mẹ có nén bột sữa quá chặt khi pha? Mẹ có pha sữa với lượng nước ít hơn khuyến nghị?

Nếu mẹ đã pha sữa đúng như hướng dẫn mà bé vẫn bị táo bón thì mẹ nên đổi sữa cho con.

Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị táo bón sinh lý

Như vậy, khi con bị táo bón, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân để giúp con cải thiện tình trạng, tránh chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong hoặc áp dụng cách thụt mật ong cho bé như kinh nghiệm truyền miệng nhé.

Hương Lê

Nguồn

1. 6 Effective Home Remedies for Constipation
https://food.ndtv.com/health/6-effective-home-remedies-for-constipation-1216545
Ngày truy cập 19/6/2021.

2. Can I Feed My Baby Honey?
https://kidshealth.org/en/parents/honey-botulism.html
Ngày truy cập 19/6/2021.

3. Constipation and poor feeding in an infant with botulism
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3503904/
Ngày truy cập 19/6/2021.

4. Constipation – Breastfeeding challenges https://www.nhs.uk/start4life/baby/breastfeeding/breastfeeding-challenges/constipation/
Ngày truy cập 19/6/2021.

5. Constipation in babies
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies
Ngày truy cập 19/6/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối

trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và an toàn của thai nhi. Nước ối chứa các thành phần quan trọng như chất dinh dưỡng, kích thích tố và kháng thể chống nhiễm trùng. Vì vậy, đó là môi trường vô trùng lý tưởng để nuôi dưỡng, bảo vệ thai nhi. Đồng thời, nhờ nước ối mà thai nhi thoải mái cử động trong bụng mẹ, tránh những va chạm có thể gây tổn thương. Ở tam cá nguyệt thứ ba, tình trạng nước ối bình thường (không dư hoặc thiếu ối) giúp hạn chế việc mẹ mang thai ngôi ngược.

Mặt khác, quá trình sinh thường thuận lợi hơn do nước ối trở thành chất nhờn bôi trơn ngả sinh âm đạo.

Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối 

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối là do:

– Mẹ bị nhiễm trùng ối trong giai đoạn mang thai.

– Chuyển dạ kéo dài sau khi màng ối vỡ tạo cơ hội để vi khuẩn trú trong môi trường âm đạo xâm nhập gây nhiễm trùng ối và tấn công cơ thể bé thông qua nước ối. Hơn nữa, nếu hít phải dịch ối này, bé có thể mắc các bệnh lý về hô hấp.

– Đặc biệt, mẹ bị viêm nhiễm, mắc bệnh vùng kín, viêm tiết niệu thì khả năng con bị nhiễm trùng càng cao do tiếp xúc với vi khuẩn từ tử cung đến âm đạo.

[inline_article id=275464]

Nhiễm trùng ối

Nhiễm trùng ối là thuật ngữ y khoa nhằm để chỉ chung các trường hợp nhiễm trùng màng nuôi, màng ối, dịch ối, nhau thai hoặc kết hợp tất cả.

1. Các triệu chứng của nhiễm trùng ối

– Sốt .

– Dịch ối rỉ ra từ âm đạo bất thường, có màu xanh đục, có lẫn mủ và mùi hôi.

– Nhịp tim mẹ hoặc tim thai tăng.

Tử cung đau, mềm khi thăm khám.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bị nhiễm trùng ối nhưng không có triệu chứng rõ rệt nhưng xét nghiệm thấy chỉ số bạch cầu cao khi mang thai.

Các triệu chứng của nhiễm trùng ối

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng ối

– Mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa và không được điều trị đúng cách khiến các vi khuẩn như E Coli, vi khuẩn liên cầu nhóm B, vi khuẩn kỵ khí từ âm đạo di chuyển lên trên, xâm nhập vào buồng ối gây nhiễm trùng ối.

– Mẹ bị rỉ ối, vỡ ối trong khi mang thai mà để lâu, không điều trị kháng sinh ngay từ đầu khiến vi khuẩn từ vùng kín xâm nhập vào buồng ối gây nhiễm trùng ối.

Lưu ý: Mẹ thấy vùng kín rò rỉ nước mà không rõ nước ối hay nước tiểu thì mẹ có thể dùng giấy quỳ tím thử nước ối. Nếu giấy quỳ không chuyển màu, đó là nước tiểu. 

Nếu mẹ thấy giấy quỳ chuyển màu xanh sẫm thì chứng tỏ đó là nước ối. Trong trường hợp này mẹ cần đi thăm khám ngay để được tư vấn và điều trị sớm nhất có thể. Nếu để quá muộn, nhiễm trùng nặng, mẹ có thể phải chấm dứt thai kỳ hoặc phải sinh non.

Nhiễm trùng nước ối và biến chứng

Mẹ bị nhiễm trùng ối thường sẽ đối mặt với các tai biến sản khoa đồng thời trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng. 

Với mẹ, nhiễm trùng ối có thể gây sinh non bất kỳ lúc nào, khả năng sinh mổ là rất lớn. Ngoài ra, mẹ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn máu, đờ tử cung, xuất huyết sau sinh, nhau bong non…

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối thường bị nhiễm trùng sơ sinh, nguy hiểm đến tính mạng do suy hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Trẻ cũng có thể bị động kinh, bại não, để lại di chứng suốt đời.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gấp khi trẻ có các dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối như:

– Ngủ li bì, khó đánh thức, vận động ít hơn bình thường.

– Trên da có nhiều mụn mủ hoặc có các nốt ban xuất huyết.

– Thân nhiệt không ổn định, lúc sốt lúc hạ nhiệt độ.

– Bú kém, bỏ bú.

– Thở nhanh, co rút lồng ngực.

– Co giật.

– Chảy mủ ở tai, rốn hay tấy đỏ vùng rốn.

– Nôn, trớ sữa và thức ăn.

– Thóp phồng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối, điều mẹ cần làm là đưa con đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Hương Lê

Nguồn

1. Amniotic Fluid Infection in Preterm Pregnancies with Intact Membranes
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5266802/
Ngày truy cập 10/6/2021.

2. Chorioamnionitis: What Is It And How Is It Treated
https://www.momjunction.com/articles/chorioamnionitis-in-pregnancy_00381892/
Ngày truy cập 10/6/2021.

3. Chorioamnionitis
https://emedicine.medscape.com/article/973237-overview
Ngày truy cập 10/6/2021.

4. Managing Infants Exposed to Maternal Chorioamnionitis by the Use of Early-Onset Sepsis Calculator
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6457026/
Ngày truy cập 10/6/2021.

5. Infections in Pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7152168/
Ngày truy cập 10/6/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng phải làm sao?

Vạy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy, hoặc hạt trắng và tách nước là như thế nào? Có đáng lo ngại hay không? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay tình trạng này mẹ nhé.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng

1.1 Do nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng là hiện tượng đi ngoài phân sống, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Điều này thường xảy ra ở bé bú mẹ trong 3 tháng đầu. Phân bé sẽ có hạt vàng, lẫn chất nhầy, tách nước. Nếu bé vẫn bú tốt, lên cân và sinh hoạt bình thường thì không quá đáng lo. Hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 2 – 3 tháng, bởi do cặn sữa tích tụ hay không quen với một số chất trong đó. Nhiều cha mẹ cũng gọi đây là hiện tượng trẻ sơ sinh ngoài hoa cà hoa cải.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng cũng có thể là hiện tượng phân hoa cà hoa cải. Phân hoa cà hoa cải ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phân của trẻ có màu vàng, lỏng, sệt và có lẫn các hạt nhỏ li ti màu trắng hoặc vàng, trông giống như hạt của hoa cải hoặc hoa cà. Loại phân này thường gặp ở trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt là trẻ bú mẹ hoàn toàn, và được xem là bình thường.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng là hiện tượng bình thường với trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Lúc này phân của bé sẽ lỏng, hơi sệt, màu vàng, có hạt lợn cợn và bọt.

[/key-takeaways]

1.2 Do thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng nhầy là do trẻ bị dị ứng với sữa mẹ. Chế độ ăn của mẹ có thể chứa những thực phẩm dễ gây dị ứng như trà, cà phê, socola, hải sản, đồ ăn cay nóng,..kéo theo tình trạng trẻ bị dị ứng hoặc tiêu chảy do bú sữa mẹ.

1.3 Do vấn đề tiêu hóa về đường ruột hoặc sau tiêm phòng

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng đi ngoài có hạt vàng ở trẻ sơ sinh đó là do bé bị lạnh bụng, ăn món lạ hoặc do bị cảm mệt, sau khi chích ngừa. Trường hợp này nếu bé đi quá 3 lần/ngày, kéo dài, kèm sốt cao, lừ đừ, bú kèm, mặt tái nhợt thì mẹ phải đưa bé đi khám ngay.

>> Cùng chủ đề: Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng là do đâu?

1.4 Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng ở trẻ sơ sinh còn do bé bị lạnh bụng, cảm mệt, ăn món ăn lạ hoặc sau tiêm phòng. Trong trường hợp này, nếu tần suất đi tiêu của bé kéo dài 3 lần/ngày, kèm theo bú kém, sốt cao, mặt tái nhợt thì mẹ phải đưa bé đến bệnh viện ngay!

trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng
Hình ảnh phân sống ở trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng là bệnh gì?

Nếu trẻ đi ngoài ra phân có hạt màu trắng nhưng không bị đau bụng, không quấy khóc, bú bình thường, ngủ yên giấc, tăng cân tốt thì không cần phải lo lắng. 

Thông thường, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đi ngoài ra phân lỏng, hơi sệt, màu vàng, có hột và bọt. Trung bình trẻ đi ngoài khoảng 5 – 7 lần/ngày. Màu sắc của phân do sắc tố mật, muối mật quyết định. Nếu mật tiết ít thì phân có thể sẽ lẫn hạt trắng, đó là các hạt đạm sữa.

Cha mẹ chỉ cần tiếp tục theo dõi trẻ, nếu thấy có hiện tượng bất thường thì đưa trẻ để bệnh viện kiểm tra.

[key-takeaways title=””]

Trẻ có thể đi ngoài ra hạt màu trắng, nhầy, đi phân sống nếu hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như: ốm sốt, dị ứng sữa công thức, nhiễm khuẩn… Nếu trẻ quấy khóc, bỏ bú và thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt và nước thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

[/key-takeaways]

3. Dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt

Khi chăm sóc trẻ, mẹ nên theo dõi tình trạng phân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng; nếu thấy các hiện tượng sau thì mẹ phải đưa bé đi khám ngay:

  • Phân màu rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc vấn đề về gan.
  • Khó khăn khi đi đại tiện, rặn đỏ mặt tía tai, phân khô và nhỏ, cứng do trẻ bị táo bón.
  • Đặc biệt, trường hợp phân có lẫn máu cần khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân và hướng giải quyết cho trẻ.
  • Phân bé có mùi chua, nhiều bọt do lượng đường trong sữa hoặc lượng tinh bột không tiêu hóa hết gây kích ứng dạ dày.
  • Phân màu xanh, lỏng với lượng nước trong phân nhiều hơn, đại tiện thường xuyên và nhiều hơn bình thường cho thấy có thể bé bị tiêu chảy.

Việc cha mẹ theo dõi hình dạng và màu phân của con là điều vô cùng cần thiết. Cách này giúp cha mẹ sớm nhận biết tình trạng sức khỏe của con.

>> Cùng chủ đề bé đi ngoài có hạt vàng: Màu sắc phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

4. Phân của trẻ sơ sinh khỏe mạnh là như thế nào?

Trong 1 – 2 ngày sau sinh, con bắt đầu đi ngoài có phân su, mày xanh đen, sệt và dính. Đây là “sản phẩm” do nước ối, chất nhầy và những gì bé tiêu hóa trong bụng mẹ.

Sau khi hết phân su, lúc này sẽ phụ thuộc vào trẻ bú mẹ hoàn toàn hay uống sữa công thức mà tính chất của phân sẽ khác nhau.

4.1 Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

Sữa non hay sữa đầu của mẹ sẽ giúp nhuận tràng đẩy phân su ra khỏi người bé. Khoảng 3 ngày sau phân của bé sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Chúng có màu sáng hơn, từ xanh nâu sang vàng, mùi hơi ngọt. Kết cấu hơi lỏng, đôi khi có lợn cợn hoặc vón cục. Vì vậy mẹ sẽ dễ thấy tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng.

Ở vài tuần đầu tiên, trẻ thường đi đại tiện khi bú hoặc sau đó. Sau đó thì hệ tiêu hóa của bé sẽ thiết lập chu kỳ, chỉ đi đại tiện vài ngày một lần hoặc một tuần một lần. Miễn là phân mềm và dễ ra thì mẹ không cần lo lắng.

trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy

>> Cùng chủ đề bé đi ngoài có hạt vàng nhầy: Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào thì đáng lo?

4.2 Đối với trẻ sơ sinh bú sữa ngoài

Phân của trẻ sơ sinh bú sữa ngoài sẽ nhiều hơn so với bé bú sữa mẹ. Ngoài ra, phân của trẻ sơ sinh lúc đi ngoài sẽ có màu nâu vàng, hoặc nâu nhạt; giống phân của người lớn.

4.3 Đối với trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức

Khi đang bú mẹ hoàn toàn sang uống sữa công thức thì phân của bé sẽ sẫm màu và giống bột hồ; và nặng mùi hơn.

>> Cùng chủ đề trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng: Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?

4.4 Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn này, phân của bé sẽ có sự thay đổi rất lớn. Màu phân phụ thuộc khá nhiều vào thực phẩm mà mẹ cho bé ăn. Ví dụ bé ăn cà rốt thì chất thải sẽ có màu cam sáng. Khi bé tập ăn nhiều món khác nhau thì phân sẽ đặc hơn, sẫm và bốc mùi hơn.

5. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng

Bên cạnh việc theo dõi màu và hình dạng phân của trẻ khi đi ngoài, mẹ cũng nên biết thêm cách xử lý và chăm sóc nếu con đi ngoài có hạt

Cách xử lý và chăm sóc bé:

  • Mẹ yên tâm và tiếp tục cho con bú trong 6 tháng đầu.
  • Nếu con bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như trà, cà phê, đồ cay nóng, hải sản,…
  • Nếu con đã vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ đi ngoài nhiều lần, nguy cơ cao là con bị mất nước. Nên mẹ nhớ bù lại nước cho con bằng cách cho con bú; đồng thời bổ sung chất điện giải.

[key-takeaways title=”Đọc thêm bài viết khác:”]

[/key-takeaways]

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng, chất nhầy, tách nước,…Tóm lại, việc mẹ cần làm chính là tiếp tục theo dõi; và nếu có chuyển biến xấu hơn mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không?

Với trẻ nhỏ, việc dùng thuốc cần phải thận trọng. Do thuốc có vị đắng hoặc có mùi trẻ không thích nên nhiều bé thường có phản ứng nôn, ói ngay sau uống thuốc. Trong trường hợp này, nhiều mẹ rất bối rối, không biết trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không.

1. Vì sao trẻ buồn nôn khi uống thuốc?

Trước khi biết “trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không”; và cách cho trẻ uống thuốc đúng là gì. Mẹ cần điểm qua những lý do vì sao thuốc gây buồn nôn cho bé:

  • Thuốc đắng, mùi của thuốc khiến con không chịu hợp tác khi uống.
  • Con uống trong tình trạng khóc lóc, lóc, ép buộc nên dễ bị sặc và nôn sau khi uống.
  • Chức năng nuốt của trẻ thường chưa hoàn thiện nên con dễ bị nôn khi uống.
  • Do bị ép phải uống thuốc; trẻ phản kháng khi uống thuốc.
Vì sao trẻ buồn nôn khi uống thuốc?
Trẻ buồn nôn khi uống thuốc có thể do mùi vị của thuốc; hoặc do cách phụ huynh cho trẻ uống

2. Trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không?

Thuốc tuy có công dụng chữa bệnh nhưng chính là hóa chất. Vì vậy, thuốc bao giờ cũng phải dùng theo chỉ định của bác sĩ để giúp phát huy hết mặt lợi ích và tránh những tác hại không mong muốn nếu dùng sai cách.

2.1 Trẻ uống thuốc bị nôn có nên uống lại không? Yếu tố cần cân nhắc

Để biết trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không; theo khuyến nghị của Bệnh viện Nhi đồng; các bậc phụ huynh cần cân nhắc một số những yếu tố như sau:

Yếu tố quan trọng:

  • Thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn.
  • Loại thuốc (thuốc đó có tác dụng điều trị gì).
  • Tình trạng của trẻ sau khi nôn.
  • Lượng thuốc có thể nhìn thấy được khi trẻ nôn ra.

Yếu tố cân nhắc thêm:

  • Dạng bào chế của thuốc (dạng viên, siro, hỗn dịch…).
  • Lượng dịch nôn.
  • Tuổi của trẻ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, mẹ cần nằm lòng

2.2 Trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại?

Uống thuốc bị nôn có uống lại không? Theo các hướng dẫn hiện có, việc xác định “thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn” là nội dung quan trọng nhất; sau đó áp dụng nguyên tắc chung sau đây

  • Nếu xảy ra tình trạng nôn ói trong vòng 15 phút sau uống thuốc; mẹ có thể cho trẻ uống lại thuốc thêm lần nữa vì chưa đủ thời gian để thuốc hấp thụ vào máu của bé.
  • Nhưng nếu sau 15 – 60 phút trẻ mới nôn; mẹ có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc nếu cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy cơ quá liều. Cụ thể:
trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không
Trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại? Có thể để đảm bảo hiệu quả điều trị mẹ nhé!

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc có thành phần, công dụng và thời gian hấp thụ vào máu khác nhau. Một số thuốc có khả năng xâm nhập vào máu nhanh để đáp ứng yêu cầu điều trị (như thuốc trị bệnh tim, hen suyễn…). Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ về tình huống trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không trong lúc thăm khám, tránh việc cho trẻ uống lại sẽ quá liều, gây ngộ độc thuốc.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

3. Bé uống thuốc bị nôn phải làm sao?

Cách để bé uống thuốc không bị nôn

Sau khi hiểu “trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không”; mẹ cùng xem gợi ý để biết bé uống thuốc bị nôn phải làm sao nhé:

  • Với trẻ dễ nôn ói, để không phải lo lắng nhiều về việc trẻ uống thuốc bị nôn; mẹ có thể dùng cách phân tán sự chú ý của bé. Khi con vừa uống thuốc xong; mẹ có thể gõ lắc đồ chơi hoặc bật chương trình trẻ yêu thích để bé quên đi việc uống thuốc hay vị đắng, mùi vị khó chịu thuốc để lại trong miệng. 
  • Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn khác là mẹ có thể cho con ăn một viên kẹo; miếng trái cây; hoặc món gì con thích để giảm tình trạng nôn ói sau uống thuốc. Như vậy mẹ sẽ không còn lo lắng trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không.
  • Nếu dùng xilanh cho con uống thuốc; mẹ hãy bế con trong lòng giống tư thế đang cho bú hoặc cho con ngồi trong xe đẩy. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng bóp hai má cho con mở miệng ra rồi bơm thuốc vào. Nhớ là không nên bơm mạnh vào giữa miệng trẻ vì có thể làm con bị sặc. Thay vào đó, mẹ hãy bơm thuốc từ từ ở một bên khóe miệng. 

Đây cũng là cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc hoặc cho trẻ nhỏ uống thuốc mẹ hãy tham khảo nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

4. Một số lưu ý khác khi cho bé uống thuốc

Một số lưu ý khác khi cho bé uống thuốc

Để tránh tình trạng trẻ buồn nôn, nôn ói khi uống thuốc; mẹ lưu ý một số điều sau:

  • Nếu trẻ thuộc dạng khó uống thuốc, thường xuyên nôn ói sau uống thuốc, mẹ có thể hỏi bác sĩ về các biện pháp điều trị thay thế khác như chích, đặt thuốc ở hậu môn…
  • Với trẻ lớn, nếu con uống được thuốc nguyên viên thì mẹ không nên nghiền nhuyễn thuốc sẽ làm trẻ khó uống. 
  • Tránh pha thuốc với sữa, nước ép trái cây vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Mẹ có thể pha tí xíu đường vào thuốc cho bé dễ uống nhưng không nên quá nhiều đường nhé.
  • Mẹ nên cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho bé dùng thuốc một cách tự phát để tránh làm bé ngộ độc thuốc, lờn thuốc.
  • Luôn có số điện thoại của bác sĩ điều trị để khi cần liên hệ ngay, nhất là trường hợp trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không hoặc khi con bị nổi mề đay, nôn, tiêu chảy, phát ban… vì tác dụng phụ của thuốc.
  • Mẹ không nên ép trẻ uống thuốc khi trẻ đang quấy khóc hoặc có hành động cậy miệng, bóp mũi trẻ rồi đổ thuốc vào. Việc này vô cùng nguy hiểm vì có thể làm trẻ sặc thuốc, tím tái, ngạt thở.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?

[inline_article id=269858]

Tóm lại, khi cho con uống thuốc, mẹ không chỉ quan tâm đến việc trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không; mẹ còn phải biết cách cho bé uống thuốc thế nào để con không nôn ói. 

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Vì sao trẻ sinh mổ bị khò khè? 4 hướng khắc phục hiệu quả cho trẻ

Khác với tiếng khóc oe oe quen thuộc, âm thanh khò khè từ bé yêu có thể khiến ba mẹ lo lắng. Đặc biệt, tình trạng này lại khá phổ biến ở trẻ sinh mổ, dẫn đến nhiều câu hỏi: Vì sao trẻ sinh mổ bị khò khè? Bao lâu bé sẽ hết khò khè và cha mẹ cần làm gì? Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá “bí ẩn” đằng sau tiếng khò khè và giải đáp những thắc mắc thường gặp.

Tại sao trẻ sinh mổ bị khò khè?

Có 3 nguyên nhân chính liên quan đến vấn đề này, xuất phát từ những điều kiện mà trẻ sinh mổ trải qua như bé đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở, sót dịch ối trong phổi và hệ miễn dịch hoàn thiện chậm hơn so với các bé sinh thường.

1. Bé đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở

Trước khi vội vàng tìm kiếm giải pháp trẻ sinh mổ bị khò khè phải làm sao, hãy cùng khám phá một lý giải đơn giản nhưng đầy thú vị đằng sau âm thanh này của con, đó là bé đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở.

Đối với cả trẻ sinh thường và trẻ sinh mổ, khò khè có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang trong giai đoạn hoàn thiện kỹ năng “nhịp nhàng” với thế giới bên ngoài. Khi bé bú sữa, nuốt nước bọt hoặc tiết chất nhầy, một phần những chất lỏng/dịch này có thể lọt vào khí quản của bé và tạo ra âm thanh khò khè khi bé thở.

[key-takeaways title=””]

Trẻ sinh mổ bị khò khè có sao không? Kỹ năng phối hợp giữa nuốt và thở là một phần trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Khi bé mới chào đời, các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ hô hấp, vẫn đang hoàn thiện chức năng. Khi bé lớn hơn và các cơ quan hoàn thiện dần, tình trạng khò khè sẽ tự khỏi. Hầu hết trẻ sẽ hết khò khè sau 3 tháng tuổi.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: 7 lưu ý trong chăm sóc trẻ sinh mổ có thể mẹ chưa biết

Tại sao trẻ sinh mổ hay bị khò khè? Do con đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở
Tại sao trẻ sinh mổ hay bị khò khè? Do con đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở

2. Trẻ sinh mổ bị khò khè do phổi còn sót lại dịch ối

Ở trẻ sinh thường, khi đi qua ngả âm đạo của mẹ, quá trình chuyển dạ sẽ giúp tống chất lỏng trong phổi của bé ra ngoài. Trái lại, ở trẻ sinh mổ do không trải qua quá trình này nên phổi của bé không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để tống sạch nước ối. Chính vì thế, nhiều bé còn tồn dịch phổi, khiến trẻ bị khò khè…

Nếu trẻ sinh mổ bị khò khè do phổi còn sót lại dịch ối, ba mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu của con như:

  • Thở khò khè: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Âm thanh khò khè có thể nghe rõ hơn khi bé thở ra.
  • Nôn trớ nhiều: Do dịch ối còn sót lại trong phổi có thể kích thích dạ dày của bé, dẫn đến tình trạng thở khò khè và nôn trớ nhiều hơn bình thường.
  • Dịch nhầy trong bãi nôn: Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy trong bãi nôn của bé có lẫn dịch nhầy. Đây là dấu hiệu cho thấy dịch ối đang được tống xuất khỏi cơ thể bé.

Ngoài ra, một số bé có thể có thêm các triệu chứng khác như: Ho nhẹ, khó thở, bú kém, quấy khóc nhiều…

[key-takeaways title=””]

Tình trạng khò khè do phổi sót dịch ối thường tự khỏi sau 3 tháng tuổi khi phổi bé hoàn thiện chức năng. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận và đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu bất thường như: Tiếng khò khè dai dẳng, không thuyên giảm sau 3 tháng tuổi; bé có biểu hiện khó thở, thở nhanh, tím tái; bé bỏ bú, bú ít, quấy khóc nhiều, bé sốt cao, ho nhiều, chảy nước mũi…

[/key-takeaways]

3. Hệ miễn dịch hoàn thiện chậm khiến bé dễ mắc bệnh về hô hấp

Bé mắc bệnh viêm hô hấp 

Nếu trẻ sinh thường chỉ mất 10 ngày để kích hoạt hoạt động của hệ miễn dịch thì trẻ sinh mổ lại mất đến 6 tháng. Do đó, so với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ dễ mắc các bệnh về hô hấp, điển hình như nguy cơ hen suyễn… dẫn đến thở khò khè.

  • Về cơ bản, có khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột. Nói cách khác, vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ sau sinh. Thế nhưng, trẻ sinh mổ không tiếp nhận được vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ dẫn đến việc dễ thiếu hụt các vi sinh vật có lợi ở đường ruột. Điều này giải thích vì sao trẻ sinh mổ thường có miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
  • Mẹ sinh mổ thường chậm trong việc da kề da sau sinh với em bé do mẹ phải nằm trong phòng hậu phẫu để chăm sóc đặc biệt. Việc tiếp xúc da kề da ngay sau sinh giúp bé tiếp nhận vi khuẩn có lợi từ da mẹ, góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Mẹ sinh mổ cần thời gian phục hồi sau ca phẫu thuật hoặc sữa mẹ về chậm cũng khiến con chậm bú. Điều này có thể khiến trẻ sinh mổ không nhận được các lợi ích của sữa mẹ ngay sau sinh và có nguy cơ miễn dịch kém.
  • Ngoài ra, thời tiết nắng nóng cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp. Bởi khí hậu nóng ẩm sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn sinh sôi và dễ lây bệnh, đặc biệt là với trẻ sinh mổ có nền tảng miễn dịch kém nên ba mẹ cần lưu ý.

[key-takeaways title=””]

Hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ thường phát triển chậm hơn so với trẻ sinh thường, khiến bé dễ mắc các bệnh như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,…; tiêu chảy, nôn trớ,…; cảm cúm, sởi, quai bị,… Trong trường hợp trẻ sinh mổ bị khò khè do viêm đường hô hấp dưới, tình trạng khò khè có thể thuyên giảm sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, thời gian hồi phục hoàn toàn có thể lâu hơn tùy vào sức khỏe và cơ địa của mỗi bé.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?

Cách khắc phục tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè

Cách khắc phục tình trạng trẻ sinh mổ khò khè

Theo tiến triển tự nhiên, tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè do phổi còn sót lại dịch ối sẽ tự hết, mẹ không phải quá lo lắng, nhất là nếu bé vẫn ăn, ngủ và lên cân tốt. Song, để khắc phục và cải thiện tình trạng này tốt hơn và không còn băn khoăn trẻ sinh mổ bị khò khè phải làm sao, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây.

1. Cho bé bú mẹ để nhanh chóng hoàn thiện hệ miễn dịch

Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bởi sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ.

Trong đó, 3 thành phần quan trọng nhất của sữa mẹ có thể kể đến là HMO, Nucleotides và Bifidobacterium. HMO là dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn và nâng cao khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, Nucleotides là thành phần giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn có thể hỗ trợ củng cố hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ. Nhờ những thành phần này mà tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè cũng sẽ được khắc phục đáng kể.

Nhìn chung, mẹ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, và giữ cho tinh thần thoải mái để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ cho bé cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, những mẹ sinh mổ thường gặp khó khăn trong việc cho con bú do vết mổ đau thì có thể tạm thời lựa chọn các loại sữa công thức được thiết kế phù hợp cho bé sinh mổ.

2. Rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý

Ba mẹ nên rửa mũi cho trẻ sinh mổ bị khò khè bằng nước muối sinh lý
Ba mẹ nên rửa mũi cho trẻ sinh mổ bị khò khè bằng nước muối sinh lý

Bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, mẹ có thể hỗ trợ bé loại bỏ đờm nhớt bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Phương pháp đơn giản này giúp bé sinh mổ giảm tình trạng khò khè hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm ngửa: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé.
  • Lật bé nằm sấp: Giữ bé nằm sấp trên đùi mẹ, đầu thấp hơn mông.
  • Vỗ nhẹ: Dùng một tay đỡ người bé, tay kia khum lại và vỗ nhẹ, đều đặn vào mông và lưng bé để kích thích bé nôn và tống đờm ra ngoài.
  • Hỗ trợ bé nôn: Nếu bé không tự nôn được đờm, hãy đặt bé nằm nghiêng. Dùng một tay giữ đầu bé, tay kia đeo gạc rơ lưỡi và đưa ngón tay vào trong má bé để ngoáy nhẹ, kích thích bé nôn.

Lưu ý:

  • Nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho bé.
  • Rửa mũi cho bé 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là khi bé bị khò khè nặng.
  • Vệ sinh dụng cụ rửa mũi cho bé sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

Trong 6 tháng đầu, bạn cần cho bé bú nhiều, thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng để máu lưu thông đến phổi tốt hơn, đồng thời giúp long đờm và thải ra ngoài dễ dàng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú

3. Giữ môi trường sống sạch sẽ

Giữ môi trường sống thoải mái cho con để hạn chế tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè
Giữ môi trường sống thoải mái cho con để hạn chế tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè

Để giúp trẻ sinh mổ bị khò khè vượt qua giai đoạn này và ngăn ngừa khò khè tái phát, việc giữ vệ sinh môi trường sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý.

  • Tạo môi trường ấm áp, thoáng mát: Giữ ấm cho bé bằng cách mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ phòng, cho bé nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa trực tiếp và sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng ở mức 50-60%.
  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hại: Tránh cho bé tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, đặc biệt là khói thuốc lá, hạn chế cho bé đến những nơi đông người, tập trung nhiều khói bụi và vệ sinh nhà cửa thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc.
  • Giặt giũ quần áo đúng cách: Sử dụng xà bông dành riêng cho trẻ em, không chứa hương liệu và chất tạo màu độc hại, giặt quần áo của bé bằng nước ấm để tiêu diệt vi khuẩn và phơi quần áo của bé dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô hoàn toàn.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân của bé: Rửa bình sữa, núm vú, đồ chơi của bé thường xuyên bằng nước nóng và xà phòng, thay ga giường, chăn màn của bé định kỳ và vệ sinh tay thường xuyên trước khi cho bé bú hoặc thay tã.

4. Cho trẻ sinh mổ bị khò khè tắm nắng

Cuối cùng, để giúp con phát triển khỏe mạnh, mẹ cần thường xuyên cho bé tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D giúp bé ngủ đủ, ngủ sâu và tránh còi xương. Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, có thể khiến trẻ chậm biết đi, biến dạng, gãy xương, dễ mắc viêm phổi…

Khi nào cần đưa trẻ sinh mổ bị khò khè đi khám?

Trẻ sinh mổ bao lâu hết khò khè? Thông thường, khi bé lớn hơn và các cơ quan hoàn thiện chức năng, tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè sẽ tự khỏi. Hầu hết trẻ sẽ hết khò khè sau 3 tháng tuổi.

Tuy khò khè thường là hiện tượng bình thường, ba mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận và đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu bất thường như:

  • Tiếng khò khè dai dẳng, không thuyên giảm sau 3 tháng tuổi.
  • Bé có biểu hiện khó thở (lồng ngực co rút), thở nhanh (hơn 60 nhịp mỗi phút), da xanh, tím tái.
  • Bé bỏ bú, bú ít, quấy khóc nhiều.
  • Bé sốt cao liên tục 3 ngày, ho nhiều, chảy nước mũi.
  • Bé lừ đừ, ngủ mê…

[inline_article id=225326]

Tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè có thể gây lo lắng. Thế nhưng, khi đã biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mẹ có thể có những phương hướng tốt để giúp con yêu khỏe mạnh.