Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ và đúng?

Câu chuyện về trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ lúc nào cũng nhận được sự quan tâm của các mẹ bỉm sữa. Đơn giản vì lần đầu làm mẹ còn nhiều lúng túng, thêm phần nữa mẹ chỉ mới làm quen với bé được 1 tháng sau khi sinh, tháng thứ 2 bé bắt đầu hết “ngoan hiền”, ăn ngủ thất thường là mẹ đâm lo.

Giấc ngủ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Vừa chào đời bé đã ngủ đã “thích” ngủ rất nhiều, mẹ dường như rất hiếm khi bé thức lâu quá 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Điều này còn tiếp diễn cho đến khi trẻ 2 tháng tuổi. Nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ 1
Những tháng đầu đời, bé ngủ nhiều hơn thức, mẹ cứ tha hồ chụp ảnh và ngắm nhé!

Từ 6-8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.

Tính trung bình trong khoảng 3 tháng đầu đời, trung bình một đứa trẻ sẽ ngủ 5 tiếng vào ban ngày và khoảng 10 tiếng vào buổi đêm. Một số bé có thể ngủ trọn đêm, số khác phải tỉnh giấc ít nhất 2 lần mỗi đêm. Tình trạng này khá phổ biến, xảy ra với khoảng 95% các gia đình có trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít

2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh được coi là ngủ ít nếu tổng thời gian ngủ ban ngày dưới 5 tiếng, ban đêm dưới 10 tiếng. Ngủ quá ít có nguy cơ phát triển trí tuệ chậm hơn, so với bạn bè cùng trang lứa. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ ít:

  • Phòng ngủ quá nhiều ánh sáng, ồn ào không thoáng mát
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ
  • Trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như: kẽm, canxi, magiê… khiến cho giấc ngủ của trẻ không sâu
  • Tã, bỉm ướt chưa được thay
  • Trẻ bú chưa đủ no

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít có thể kèm theo các triệu chứng như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm. Điều này có liên quan mật thiết đối với việc trẻ bị thiếu canxi. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh sau khoảng 2 tháng sẽ rất dễ bị thiếu canxi. Giải pháp cần thiết lúc này là bổ sung canxi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

[inline_article id=175097]

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc cũng có những nguyên nhân tương tự như khi trẻ ngủ quá ít. Đó có thể là do phòng ngủ không phù hợp hoặc

  • Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh
  • Mẹ đắp chăn dầy làm bé bị nóng
  • Quần áo mặc chật, không thấm mồ hôi, không thoáng khí
  • Mẹ uống các loại đồ uống không lành mạnh như cà phê, rượu, trà,…
  • Sức khỏe mẹ không tốt ảnh hưởng đến cách chăm sóc cho trẻ

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ rất quan trọng, góp phần trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ sau này. Trung bình trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn tốt đối với trẻ.

Lời khuyên là nếu trẻ vẫn tăng cân đều, bú tốt thì bé có ngủ thêm vài tiếng mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ như đánh thức dậy cho ăn thêm chẳng hạn. Khi cơ thể trẻ cảm thấy thoải mái bé sẽ tự thức dậy.

Nếu mẹ đã giúp bé hình thành thói quen  ngủ, ăn uống từ 3 tuần tuổi thì hoàn toàn yên tâm. Điều này không đồng nghĩa với việc ngủ giờ giấc “vô tội vạ” vì sẽ ảnh hưởng tới hành vi của trẻ.

Trẻ ngủ nhiều ngủ nhiều, bú ít

Trẻ ngủ nhiều nhưng bú ít lại là một vấn đề rất khác. Bé không ăn ngon miệng mà lại ngủ quá nhiều so với tiêu chuẩn thì tinh thần không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi có thể mắc bệnh nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể thêm ốm yếu, còi cọc, thiếu dưỡng chất và hệ miễn dịch vốn chưa hoàn thiện càng thêm suy giảm chức năng.

Nguyên nhân có thể do:

  • Bé đang mắc bệnh lý nào đó, sốt, cảm hoặc bệnh đường hô hấp khiến cho trẻ uể oải, không muốn thức dậy để bú.
  • Mất nước do tiêu chảy cũng làm cho trẻ ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi.
  • Viêm màng nào cũng gây ra tình trạng ngủ lì bì, hôn mê, bú ít. Phụ huynh nhớ cho trẻ đi khám khi thấy biểu hiện này kéo dài mà không rõ lý do.

Để giải quyết vấn đề trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ bố mẹ nên tập thói quen ngủ và bú cho trẻ từ khi được 3 tuần tuổi, cho con làm quen với giờ giấc, phân biệt ngày và đêm để trẻ thực hiện đều đặn các hoạt động chính của mình.

[inline_article id=124750]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

5 ứng dụng điện thoại giúp chọn nhạc cho bé ngủ ngon

Sẽ thật là lạc hậu nếu thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay mà mẹ vẫn chọn nhạc cho bé ngủ ngon bằng các trang nghe nhạc trực tuyến. Với 5 ứng dụng nhạc cho trẻ trên điện thoại sau, việc chọn nhạc phù hợp cho bé sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

Không phải tự nhiên các chuyên gia khuyến khích các mẹ bầu nên cho con nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng tuyệt vời của âm nhạc đối với sự phát triển trí não của trẻ, giúp phát triển khả năng nhận thức và các giác quan ngay sau khi sinh.

Tuy nhiên, đó không phải lợi ích duy nhất của âm nhạc. Theo nghiên cứu, cho bé nghe nhạc trong lúc ngủ còn giúp bé cưng dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Vậy, mẹ cách chọn nhạc như thế nào?

Tùy theo từng giai đoạn phát triển, giấc ngủ của trẻ cũng có sự thay đổi. Chẳng hạn, trẻ sơ sinh có xu hướng thức giấc sau mỗi 40-45 phút. Bé cũng không có khả năng tự dỗ mình ngủ lại nên rất dễ bị giật mình, quấy khóc mỗi khi chợt thức giấc. Tiếng ồn trắng là loại nhạc cho bé ngủ ngon hoàn hảo nhất trong giai đoạn này. Ngược lại, các loại nhạc ầm ỹ hoặc có hơi hướng bạo lực như nhạc rock, metal, rap… không phải là loại nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon. Loại nhạc này có thể làm bé bị kích thích quá mức.

nhạc cho bé ngủ ngon 1
Cho bé nghe nhạc là một cách đơn giản giúp bé cưng ngủ ngon hơn

Với các bé từ 1-2 tuổi, việc chọn nhạc cho bé ngủ ngon sẽ đơn giản hơn một chút. Mẹ có thể cho bé nghe bất cứ loại nhạc nào, miễn bài hát có giai điệu chậm rãi và nhẹ nhàng. Chẳng hạn các bài nhạc cổ điển, nhạc Mozart, các bài hát ru con…

Mẹ có thể tự mình tạo một danh sách những bài nhạc cho bé ngủ ngon phù hợp nhất với tuổi và sở thích của cục cưng. Hoặc đơn giản hơn, mẹ có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ. Dưới đây là 5 ứng dụng trên điện thoại với đầy đủ những bài nhạc phù hợp cho giờ ngủ của trẻ.

Ứng dụng Sleep Baby Sleep

Nếu nhắc đến các loại nhạc giúp bé ngủ ngon, chắn chắn không loại nào có thể sánh bằng những âm thanh thư giãn mà cục cưng đã được nghe ngày từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Bằng cách mô phỏng lại nhịp tim và các âm thanh với tần số thấp, ứng dụng Baby Snooze sẽ giúp bé cưng cảm thấy an tâm như thể vẫn đang trong bụng mẹ.

Ngoài ra, ứng dụng này còn có thêm 5 loại âm thanh: Tiếng quạt, tiếng máy sấy tóc, nước chảy, máy hút bụi và máy giặt để mẹ thoải mái lựa chọn.

Ứng dụng Sleeptot

Gặp vấn đề với giấc ngủ của bé cưng? Có thể đây sẽ là ứng dụng tuyệt vời dành cho bạn. Được mệnh danh là “ứng dụng ngủ kỳ diệu”, Sleeptot cung cấp những giai điệu và âm thanh nhịp nhàng, lựa chọn từ hơn 30 âm thanh êm dịu và các bài hát ru thư giãn. Tuyệt vời hơn, ứng dụng chia thành từng hạng mục cung cấp loại nhạc phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi: Bé mới sinh, Trẻ sơ sinh, Bé tập đi, Bài hát ru…

Ứng dụng Lullaby for Babies

Chuyên về những giai điệu đơn giản cũng như cổ điển “Hush, Little Baby”, các bài nhạc ứng dụng này cung cấp sẽ làm dịu giấc ngủ của bé. Hơn nữa, ứng dụng còn có chức năng hẹn giờ. Mẹ có thể dễ dàng thiết lập thời gian cho con nghe nhạc phù hợp. Lullaby for Babies đã có bản tải miễn phí tại Google Play và App Store.

nhạc cho bé ngủ ngon
Chỉ với một nhấp nhẹ, mẹ có thể dễ dàng chọn loại nhạc giúp bé ngủ ngon

Ứng dụng Sleepy Sounds

Cùng với tiếng ồn trắng, nhạc chuông và âm thanh tự nhiên, ứng dụng Sleepy Sounds cũng hiển thị hình ảnh động nhẹ nhàng trong khi phát nhạc. Những hình ảnh tĩnh  có thể giúp trẻ em và thậm chí cả người lớn ngủ thiếp đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ứng dụng để tự ghi âm lại những bài nhạc bé thích. Sleepy Sounds hiện đã có bản tải miễn phí trên cả 2 dòng Adroid và iOs

Ứng dụng Baby Sleep Sounds

Với một thư viện tổng hợp nhiều loại âm thanh, từ các bài hát ru, âm thanh hoạt động của các đồ vật trong nhà đến các âm thanh từ tự nhiên, ứng dụng Baby Sleep Sounds là “cứu tinh” cho các bố mẹ trẻ. Ngoài những bài nhạc cho bé ngủ ngon, ứng dụng còn cung cấp những thông tin thú vị về giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Mẹ cũng có thể dùng chức năng hẹn giờ của ứng dụng để tùy chọn thời gian phát nhạc.

Mẹ có thể download ứng dụng này miễn phí tại App Store và Google Play.

[inline_article id=180175]

Với 5 ứng dụng MarryBaby bật mí trên đây, hẳn việc chọn nhạc cho bé ngủ ngon sẽ không còn là “nhiệm vụ bất khả thi” của mẹ. MarryBaby hy vọng những ứng dụng này có thể giúp mẹ nhiều trong việc chăm sóc bé cưng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bật điều hòa khi trẻ bị sốt cao rét run, đúng hay sai?

Mùa nắng nóng cao điểm đang đến. Không chỉ mang theo cái nắng oi ả, độ ẩm không khí tăng cao gây khó chịu mà những cơn nắng gắt từ sáng tinh mơ đến tận cuối chiều còn đưa đến rất nhiều virus. Trẻ em là đối tượng tấn công dễ dàng nhất. Trẻ bị sốt cao rét run là một hiện tượng phổ biến vào mùa này.

Sốt không loại trừ một đối tượng nào, em bé sau khi sinh cho tới người trưởng thành, chỉ cần vô tình lạc vào đường đi của virus là trẻ có thể bị bệnh. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là sốt cao. Sai lầm phổ biến khi chăm sóc con trẻ lúc này là ủ kín, ủ ấm.

Lời khuyên từ các chuyên gia luôn là mặc quần áo mỏng, bật điều hòa không khí ở nhiệt độ mát và uống thật nhiều nước. Cụ thể:

Không nên đắp chăn

Khi nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng quá cao, cần tìm cách hạn chế sự ấm lên dưới bất kỳ hình thức nào. Quần áo lúc này đóng vai trò như một cất cách điện và ngăn ngừa nhiệt từ bề mặt da tỏa vào môi trường.

trẻ bị sốt cao rét run 1
Trẻ đang bị sốt, riêng chuyện mặc quần áo như thế nào mẹ cũng cần phải biết

Bé bị sốt cao không được đắp chăn hoặc tiếp xúc với nước nóng, lò sưởi hay bất kỳ thiết bị nào dùng để giữ ấm. Tốt nhất cho bé mặc quần áo mỏng bằng vải dệt để thoáng khí. Tuyệt đối không mặc áo sơ mi dày, áo len và áo jacket cũng như mũ trùm đầu.

Nên dùng điều hòa

Nếu đã từng một lần đưa con đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, mẹ sẽ thấy một cảnh tượng lạ lùng: Bác sĩ cởi bớt quần áo, cho bé vào phòng máy lạnh để hạ sốt. “Mắt tròn, mắt dẹt” quan sát nhưng chỉ khoảng 15-20 phút sau mẹ sẽ thất hiệu quả tức thời.

Các chuyên gia lý giải trằng điều hòa không khí là một cách hiệu quả để giữ trẻ mát trong suốt cơn sốt. Nhưng mẹ chỉ nên giữ ở nhiệt độ từ 26-28 độ C. Không cố gắng không cho trẻ ở gần quạt hoặc điều hòa không khí vì làm giảm nhiệt độ cơ thể dưới mức bình thường cũng có thể gây nguy hiểm.

Dùng máy điều hòa hoặc quạt điệnđể luân chuyển không khí mát mẻ trong phòng để cho luồng không khí trực tiếp tiếp xúc với trẻ. Thậm chí quạt cầm tay đơn giản cũng đủ để di chuyển không khí có thể hữu ích trong việc làm mát. Nếu là thời tiết lạnh, thì không cần sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để giảm nhiệt độ môi trường.

Cố gắng cho bé ngủ để phục hồi

Bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng trẻ cần nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn vì điều này giúp làm giảm nhanh nhiệt độ cơ thể. Trẻ sẽ ngủ ngon hơn khi cơ thể dễ chịu. Ngay cả khi trẻ không buồn ngủ, nghỉ ngơi nhiều tại giường cũng rất quan trọng. Cơ thể cần nghỉ ngơi và ngủ để phục hồi. Nhưng nếu trẻ bị sốt đang ngủ quá nhiều, không phản hồi khi bị đánh thức và không uống bất kỳ thức uống gì, thì cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Không vận động quá nhiều

Trẻ con không thích nằm yên một chỗ bao giờ, trừ khi quá mệt. Ngay cả khi bé bị sốt, chỉ cần bớt mệt trẻ sẽ muốn chơi. Điều này đòi hỏi nhiều hoạt động thể chất như người lớn. Nhưng điều này sẽ chỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể thêm, ngay cả khi trẻ mặc quần áo nhẹ và có đủ thông gió trong môi trường sống.

Vận động cơ thể có nghĩa là cơ thể cần nhiều năng lượng hơn. Và sản xuất năng lượng có nghĩa là nhiệt được tạo ra. Dù trẻ không phải lúc nào cũng muốn nằm trên giường cả ngày, nhưng cần cho chúng không hoạt động mạnh khi sốt.  Nếu trẻ sốt do nhiễm trùng, hoạt động thể chất cũng có thể thúc đẩy sự lây lan của các vi sinh vật gây bệnh.

Lau mát cơ thể

Dùng một chiếc khăn mỏng nhúng vào nước ấm rồi bắt đầu lau người cho bé. Chú ý lau kỹ vùng mách, bẹn và háng, hoặc để bé kẹp khăn ấm vào phần nách, với cách làm này thân nhiệt của bé sẽ hạ nhanh hơn. Tuyệt đối không được lau người bé bằng nước lạnh hay dùng dầu gió.

trẻ bị sốt cao rét run 2
Đừng nghĩ trẻ ốm thì không tắm, sai lầm kinh điển nhiều bác sĩ đã nhắc nhở đó mẹ ơi!

Cần tắm khi bé bị sốt

Tắm có thể giúp làm mát cơ thể do các tính chất của nước là làm mát. Ngồi trong bồn tắm có thể hữu ích khi nhiệt từ cơ thể hấp thụ nước xung quanh. Cách tắm đúng:

  • Chuẩn bị phòng tắm, đóng các cửa giữ phòng kín gió.
  • Pha nước tắm vào chậu, theo đó nhiệt độ của nước phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ khoảng 2 độ C, bởi lạnh quá rất dễ làm bé bị sốc nhiệt.
  • Pha một vài giọt sữa tắm cho bé vào chậu để không phải tốn thời gian ngâm mình bé quá lâu trong nước. Lưu ý chọn sữa tắm dịu nhẹ với làn da mỏng manh của trẻ, tắm cho trẻ khoảng 3-5 phút.
  • Sau khi tắm xong, quấn bé bằng khăn bông mềm mại, ấm áp, lau khô người bé.
  • Mặc quần áo cho con, chọn quần áo vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không quấn chặt, bó sát.

Uống nhiều nước

Có thể là nước lọc hoặc nước trái vây. Cho trẻ uống nhiều chất lỏng hơn bình thường trong suốt thời gian trẻ không khỏe, đặc biệt là trong thời gian sốt. Bé mất nước chủ yếu ở dạng mồ hôi trong và sau khi sốt. Nếu trẻ bị ói mửa hoặc bị tiêu chảy thì tình trạng mất nước càng trầm trọng thêm.

[inline_article id=127573]

Trẻ bị sốt cao rét run quan trọng nhất là phòng nghỉ ngơi phải thông thoáng, có thể sử dụng điều hòa hoặc quạt điện giúp không khí lưu thông nhưng không để bé quá gần mẹ nhé!

Theo Theconversation

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian – 1 củ hành tây là đủ!

Chỉ một củ hành tây nhỏ bé nhưng có thể là “trợ thủ” đắc lực giúp mẹ hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Đây không phải là lời truyền miệng vô căn cứ mà có những dữ liệu khoa học chứng minh cụ thể.

Một câu chuyện có thật về hành tây chống dịch

Theo những gì lịch sử ghi lại, có một câu chuyện xuất phát từ Tây Ban Nha, vào năm 1919, thời điểm diễn ra đại dịch cúm nghiêm trọng nhất lịch sử loài người, có khoảng 50 – 100 triệu người đã bị chết. Giới y học xếp ngang hàng với trận dịch hạch làm chết gần 2/3 số dân châu Âu vào thế kỷ 14.

Y học lúc này chưa tìm ra cách đối phó với cúm nên đây được coi là cơn ác mộng vốn không thể khống chế được. Nhưng điều kỳ diệu đã tìm tới đúng lúc!

hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian 1
Hành tây, có thể nói là điều kỳ diệu mà “tạo hóa” đã tặng cho y học

Một bác sĩ trong lần đến thăm và khảo sát tại một làng quê, một gia đình nông dân vẫn sống khỏe mạnh trong khi đại dịch đang tàn phá sức khỏe của nhiều hàng xóm, kho được hỏi về bí quyết phòng chống cúm, người nông dân đã chỉ vào một củ hành tây không lột vỏ để trên bàn. Mỗi phòng đều có một củ như vậy.

Bác sĩ đã xin củ hành tây về soi dưới kính hiển vi. Thật ngạc nhiên, bên trong củ hành tây bám đầy siêu vi trùng. Củ hành tây đã hút hết siêu vi trùng vào trong nó nên những người trong gia đình không còn bị nhiễm bệnh.

Khoa học chứng minh hành tây hạ sốt “siêu chuẩn”

Tìm hiểu kỹ hơn, trong lịch sử, bài thuốc dân gian từ hành tây giúp hạ sốt, trị cảm cúm đã có từ thế kể 16. Không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng thoát khỏi sự phiền toái của cảm lạnh, hành tây còn có thể bảo vệ tim mạch, lọc máu, làm dịu cơn đau bụng, giảm viêm xoang, trị chứng đau cổ và viêm tai và loại bỏ mùi hôi khó chịu.\

Ngày nay, khoa học hiện đại chỉ ra rằng lòng bàn chân con người có hơn 7000 dây thần kinh khác nhau liên kết với các cơ quan trong cơ thể. Sử dụng hành tây đắp vào lòng bàn chân hạ sốt có thể làm sạch virus trên cơ thể con người thông qua các dây thần kinh, đồng thời làm lưu thông khí huyết trong cơ thể.

Ngoài ra, hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella.

Ở phương Tây cũng tin dùng hành tây như vị thuốc trị ho vừa hiệu quả, lại rất lành tính. Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã công nhận hành tây giúp giảm ho, tắc nghẽn, viêm phế quản và viêm đường hô hấp.

Sử dụng sao cho đúng?

Điều kỳ diệu khi sử dụng hành tây trị bệnh chính là rất an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau khi sinh mẹ hoàn toàn yên tâm áp dụng cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian này.

hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian 2
Tùy vào sự nhạy cảm của cơ thể trẻ mà mẹ có thể áp dụng cách hạ sốt khác nhau

Nguyên liệu có thể là hành tây tím hoặc hành tây trắng. Điều kiện cần là sạch, không hóa chất, thuốc trừ sâu. Điều kiện đủ cơ thể ấm, không bị lạnh. Cách hạ sốt:

  • Cách 1: Chắt bớt nước từ hành tây ra, sau đó, đặt dưới lòng bàn chân rồi mang vớ vào để cố định, giúp hành không bị xê dịch.
  • Cách 2: Nướng hành tây, lột vỏ, cắt theo sớ ngang và băm nát. Bọc hành tây vào trong miếng vải sạch thành hình túi và cột kín.  Dùng túi hành tây chườm lên ngực bé, lăn qua lăn lại trong khoảng 15 phút.
  • Cách 3: Dưới cổ tay trái của mỗi người có các huyệt đạo và đường gân, khi đắp hành tây vào đó sẽ khiến cơ thể giải nhiệt nhanh chóng. Mẹ dùng khăn màn hoặc khăn xô lớn của trẻ sơ sinh bọc 1/4 củ hành tây (thái nhuyễn) và đắp vào tay trái. Nước hành tây thấm xuống các huyệt đạo sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.

[inline_article id=87279]

Đừng quên hành tây còn trị 6 loại bệnh phổ biến

Không chỉ giúp trẻ hạ sốt nhanh mà hành tây còn “kiêm” luôn 6 bệnh lý phổ biến sau:

  • Trị cảm lạnh:  Cắt vài lát hành tây rồi bỏ vào trà uống lúc nóng sẽ đỡ viêm họng, sổ mũi
  • Chữa viêm tai:  Nếu bé bị viêm tai hay bị ứ nước trong tai, chỉ cần đặt một miếng hành tây vào lỗ tai. Hành tây sẽ giúp làm dịu cơn đau trong vài phút.
  • Cầm máu khi đứt tay: Cắt một lát hành tây và đặt lên vết đứt, vài phút sau sẽ hết chảy máu, không đau nhức nữa.
  • Chữa ong đốt:  Khi bị ong đốt, nhanh chóng rút nọc ong ra và đắp hành tây lên chỗ bị đốt để ngăn nọc độc phát tán và giúp da mau lành.
  • Làm dịu vết bỏng: Đắp hành tây lên chỗ bị bỏng đỏ khoảng 2 phút sẽ nhanh chóng làm da dịu đi, mau lành vết thương và ngừa sẹo.
  • Làm mờ vết sẹo lồi: Những vết sẹo do phẫu thuật hay vết cắt sâu dùng hành tây đắp lên có thể làm mờ.

Hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian, đơn giản chỉ bằng một củ hành tây, đây không phải câu nói đùa mà là sự thật đã được khoa học chứng minh. Mẹ cứ an tâm sử dụng nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bụng to có sao không: Không đáng lo đâu mẹ!

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, nhiều mẹ phát hiện bụng trẻ căng cứng bất thường. Các mẹ lo lắng trẻ sơ sinh bụng to có sao không? Điều này còn tùy thuộc vào việc trẻ gặp phải vấn đề gì và tình trạng diễn ra bao lâu.

trẻ sơ sinh bụng to có sao không 1
Vấn đề về đường tiêu hóa luôn gây phiền hà cho cuộc sống của trẻ

Hầu hết bụng của trẻ sơ sinh đều hơi nhô lên, đặc biệt sau khi bé bú no. Tuy nhiên, bụng của trẻ lúc nào cũng mềm. Nếu mẹ nhận thấy những biểu hiện bất thường ở trẻ như bụng trương cứng, khóc vì đau bụng, không đi tiêu kéo dài, xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, đi phân lỏng… có thể, bé đã mắc một bệnh lý của hệ tiêu hóa.

Những căn bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa của trẻ sau khi sinh gồm:

Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu

Đầy bụng, chướng bụng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến bụng của trẻ sơ sinh to bất thường. Trẻ sẽ có những dấu hiệu như chán ăn, khó chịu, nôn ói, bụng phình to, đi tiêu phân lỏng…

Nguyên nhân

  • Thức ăn không phù hợp với độ tuổi: Trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa chưa thể quen với thức ăn.
  • Ăn quá nhiều trong bữa hoặc ăn nhiều bữa trong ngày: Ăn quá nhiều hoặc bữa ăn gần nhau sẽ không đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Thức ăn bị đẩy nhanh xuống đường ruột gây nên hiện tượng đầy bụng.
  • Ăn thức ăn nhiễm khuẩn: Trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn sẽ gây viêm ruột, nôn ói, tiêu chảy.

Cách điều trị

  • Bú đúng tư thế: Khi cho bé bú, mẹ hãy giữ đầu của bé cao hơn so với dạ dày. Sữa sẽ xuống dạ dày còn khí thừa nằm ở trên, trẻ dễ dàng ợ hơi.
  • Giúp bé tống hơi ra ngoài: Mẹ cho bé nằm ngửa, nhẹ nhàng cầm hai chân của bé và thực hiện động tác đạp (giống như đạp xe đạp) để bé tống hơi thừa ra ngoài.
  • Giúp bé ợ hơi: Mẹ vác bé lên vai, hoặc cho bé nằm sấp trên đùi rồi đỡ sau lưng và xoa nhẹ lưng bé.

[inline_article id=4625]

Bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bụng to bất thường rất có thể là dấu hiệu của bệnh phình đại tràng.  Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể là trẻ sơ sinh.

Triệu chứng

  • Bụng trẻ sơ sinh căng phềnh, trẻ không đi phân su 24h sau khi sinh. Trẻ chỉ đi đại tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích.
  • Với trẻ lớn hơn, bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng táo bón kéo dài. Phân có mùi và màu đen. Kèm theo đó là trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Cách điều trị

Nếu trẻ có những triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bé chụp đại tràng, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng để phát hiện chính xác mức độ của bệnh.

Cắt bỏ đoạn trực tràng, nối đầu đại tràng với ống hậu môn là phương pháp điều trị duy nhất. Thời điểm phẫu thuật bệnh phình đại tràng cho trẻ còn tùy thuộc thời điểm phát hiện bệnh, tình trạng bệnh…

Kết hợp với đó, cha mẹ cần tạo thêm cho trẻ thói quen ăn uống khoa học: uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, đi vệ sinh đúng giờ.

trẻ sơ sinh bụng to có sao không 1 1
Massage thường xuyên vừa giúp trẻ thư giãn vừa giúp hệ tiêu hóa “ổn” hơn

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bụng to còn có thể do các nguyên nhân như:

  • Trẻ khóc nhiều: Khóc quá nhiều có thể khiến bé hít nhiều không khí trong khi bú. Nguyên nhân này khá phổ biến, sau một thời gian bụng bé sẽ trở lại như bình thường.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số thực phẩm mẹ ăn tiết ra nguồn sữa của mẹ khiến cơ thể bé bị dị ứng, gây ra các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.
  • Bệnh Hirschsprung: Bệnh này là một dạng rối loạn di truyền. Dây thần kinh của các cơ dạ dày không phát triển, khiến những cơn co thắt (giúp thức ăn di chuyển trong dạ dày) hoạt động kém. Thức ăn không tiêu hóa, tích tụ trong dạ dày gây phình bụng.

[inline_article id=108150]

Qua bài viết, mẹ có thể hiểu thêm phần nào về vấn đề trẻ sơ sinh bụng to có sao không rồi phải không. Để xử lý mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe trẻ mẹ luôn cần giữ bình tĩnh nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đọc bệnh về mắt trẻ sơ sinh qua dấu hiệu bất thường

Ngoài những nguyên nhân bẩm sinh, mắt trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương do va chạm với tay chân, nước rơi vào mắt hay trẻ làm rơi đồ chơi vào mặt… Trẻ sơ sinh mắc bệnh về mắt cần được theo dõi, thăm khám kịp thời nhằm phòng ngừa các rủi ro giảm thị lực của trẻ.Mắt trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh, trẻ đã có thể gặp những bệnh về mắt. Quan sát thường xuyên mẹ sẽ dễ nhận biết được các bệnh về mắt ở trẻ và dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh

Phần lớn trẻ sơ sinh được sinh ra với đôi mắt khỏe mạnh. Các bé có thể phát hiện luồng ánh sáng ở gần mình. Trong những ngày đầu đời, bé chỉ nhìn được trong phạm vi 25cm và tầm nhìn của bé sẽ được tăng lên nhanh chóng. Ngay trong thời gian đầu tiếp xúc với con, mẹ có thể nhận ra dấu hiệu các bệnh về mắt như:

  • Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt, mí mắt đỏ: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt.
  • Hai mắt không phối hợp cùng nhau: Dấu hiệu rối loạn sự vận động của các cơ mắt.
  • Con ngươi trắng: Cảnh báo ung thư vùng mắt hoặc đục thủy tinh thể.
  • Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt nhiều không phải do bé khóc: Dấu hiệu tắc tuyến lệ.

Các bệnh về mắt trẻ sơ sinh phổ biến

1. Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến mắt của trẻ sơ sinh bị đỏ, nhiều ghèn là do chướng ngại vật trong ống dẫn lệ của bé cản trở nước mắt không thể chảy xuống gây ra tắc nghẽn.

Đây là một bệnh về mắt tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể thường xuyên vuốt dọc sống mũi, từ điểm khởi đầu là khóe mắt của bé đến điểm kết thúc là hai lỗ mũi để giúp làm thông tuyến lệ.

Trong trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ nặng thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và đưa ra chỉ định thích hợp. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé thông tuyến lệ ở những địa chỉ không uy tín và không chuyên về nhi khoa.

♦ Dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ khóc không có nước mắt, đồng thời có luồng trào ngược một thứ chất nhầy được sản xuất trong túi lệ. Vùng da ấy có thể nổi ban đỏ do bị kích ứng hoặc cọ xát khi nước mắt rơi xuống.
  • Một dấu hiệu khác của tắc tuyến lệ là trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt, mắt lúc nào cũng ướt như vừa khóc và có gỉ mắt, đặc biệt khi sáng thức dậy.Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

2. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ chủ yếu do nhiễm virus, vi khuẩn. Bệnh cũng có thể do dị ứng, do kích ứng (khói, bụi, hóa chất trong bể bơi). Một số loại vi khuẩn có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và làm tổn thương đôi mắt của bé. Mẹ nên theo dõi kỹ và kiểm tra khả năng nhìn, nhanh chóng phát hiện những bất thường ở đôi mắt của con để tìm cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh nhé.

♦ Dấu hiệu nhận biết đau mắt ở trẻ sơ sinh

  • Thời giản ủ bệnh có thể 2-3 ngày hoặc vài tuần, tùy vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Trẻ có các các triệu chứng mệt, ho, sốt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ.
  • 5-7 ngày sau một bên mắt bị đỏ, trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt, chảy nước mắt. 3-5 ngày sau mắt còn lại sẽ bị lây bệnh và có các triệu chứng như bên mắt đã bị bệnh.

*Lưu ý: Các mẹ không nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để chữa bệnh đau mắt đỏ nhé. Cách này phản khoa học, có thể khiến tình trạng bệnh của bé thêm nghiêm trọng hơn.Mắt trẻ sơ sinh

3. Lẹo mắt hay mí mắt đỏ

Bệnh liên quan tới việc nhiễm trùng mắt. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng có thể gây kích ứng, làm cho mắt sưng mủ. Bé cảm thấy khó chịu khi bị bệnh. Một số trường hợp, vì không điều trị đúng cách và kịp thời, mắt bé gặp phải tình trạng nhiễm trùng và làm giảm thị lực.

♦ Dấu hiệu nhận biết:

  • Lẹo mắt xuất hiện khi vi khuẩn làm tổ tại một trong các tuyến dầu nhỏ ở chân lông mi, chẳng hạn như staphylococcus aureusinfect.
  • Khi bị nhiễm vi khuẩn, vùng mí mắt bị đau, đỏ, sưng mủ hay phồng nước.
  • Nhìn kỹ vào mắt bé, mẹ sẽ thấy chỗ sưng có thể có rỉ dịch màu vàng hay trắng, mí mắt của bé trông có vẻ dày lên.

4. Lác mắt, lé mắt

Các cơ mắt của trẻ sơ sinh chưa phối hợp tốt với nhau có thể làm cho mắt bé trông như bị lé hay lác. Tuy nhiên, sau một thời gian, đôi mắt sẽ trở lại bình thường.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, tình trạng hai mắt không phối hợp đồng bộ, khi thì tụ lại một chỗ, khi thì nhìn về các hướng rời rạc với nhau có thể là hậu quả của cận thị, loạn thị và viễn thị. Do đôi mắt thường xuyên phải điều chỉnh dẫn đến tình trạng thị lực sút kém (nhược thị), bé chỉ còn nhìn được với thị lực 2-3/10 và phát hiện càng muộn thì tình trạng càng nặng.

Nếu thật sự trẻ bị lác mắt, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp điều trị và luyện tập mắt. Băng kín bên mắt không bị tật lại để luyện tập cho mắt kia, cho bé đeo mắt kính đặc biệt để điều chỉnh hướng nhìn.Lác mắt, lé mắt ở trẻ

5. Đau mắt thông thường

Rất nhiều trẻ sơ sinh đau mắt khi bé bị ho với các triệu chứng như lòng trắng mắt ngứa, hơi sưng và có màu đỏ. Khi bé hết ho, mắt cũng khỏi. Trường hợp này mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh, do bác sĩ chỉ định, để giúp con điều trị nhé.

[inline_article id=168442]

Đối với trẻ nhỏ, thật khó để mẹ khẳng định các bệnh về mắt. Một số tật về mắt như cận thị, nhược thị không được biểu hiện ra bên ngoài và bé cũng còn quá nhỏ, không thể nói cho mẹ biết vấn đề mình gặp phải. Chính vì vậy, mẹ cần đưa con đi khám kiểm tra sức khỏe đúng lịch hẹn theo các mốc quan trọng như 6 tháng, 1 tuổi, 18 tháng, 2 tuổi để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt và điều trị sớm cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh theo dân gian

Nôn trớ là hiện tượng trào ngược sữa từ dạ dày lên miệng ở trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn con đang lớn bé liên tục ọc sữa sẽ giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, làm chậm sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên, mẹ có thể dùng những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh theo dân gian để khắc phục.

Xử lý khi trẻ bị nôn trớ 

Dưới đây là những cách xử lý đơn giản ngay tại nhà khi con bạn bị nôn trớ:

  • Nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để không bị sặc
  • Làm sạch miệng, họng và mũi trẻ (thứ tự miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trớ trong miệng của trẻ
  • Vỗ nhẹ vào hai bên lưng để trấn an bé
  • Nên dùng nước ấm lau cổ, người và thay bỏ bộ quần áo dơ trẻ vừa nôn dơ ra
  • Khi trẻ đã hết cơn nôn trớ, cho bé uống chút nước ấm
  • Mẹ ru trẻ ngủ để hạn chế tình trạng ọc sữa
  • Chú ý theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuộc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh 1
Nôn trớ thường hay gặp ở những bé còn trong giai đoạn bú mẹ

Mẹo dân gian chữa nôn trớ

Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể kết thúc sau vài tuần hoặc kéo dài trong 1-2 năm đầu đời. Nếu bé vẫn khỏe mạnh và vui chơi bình thường thì mẹ có thể điều chỉnh cách bú hoặc áp dụng một số mẹo theo dân gian để khắc phục tình trạng ọc sữa.

Gạo lức

Sử dụng gạo lức rang vàng, 7 hạt cho bé trai, 9 hạt cho bé gái. Cho gạo đã rang vào nồi nhỏ, thêm 1/2 ly nước ấm và 1/2 chén sữa. Đun lửa nhỏ, sắc đến khi còn phân nửa lượng nước thì ngưng. Cho bé uống 2-3 lần trong ngày sẽ cải thiện tình trạng ọc sữa.

Gừng tươi

Gừng tươi thái lát mỏng. Bố và mẹ lần lượt ngậm từng lát. Sau đó, bố hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn của bé. Mẹ cũng làm tương tự nhưng hà hơi vào vùng lưng, gáy bé. Cả hai thực hiện động tác này trong 3 ngày, mỗi lần 36 cái, làm liên tục như thế 3 ngày sẽ trị khỏi ọc sữa

Đọt tre ( lá tre non)

Khi trẻ bị trớ mẹ tìm những đọt tre bỏ ấm nước đun sôi rồi để nguội cho bé uống thay cho nước lọc bình thường. Theo dân gian thì con trai 7 đọt, con gái 9 đọt. Mẹ có thể thử thực hiện theo phương pháp này trong những ngày đầu trẻ bị ọc sữa.

[inline_article id=161515]

Nôn trớ ở trẻ – Khi nào cha mẹ nên lo lắng?

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Đó có thể do bé ham bú hoặc ảnh hưởng từ chứng thiếu canxi. Và cũng không loại trừ dấu hiệu bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bố mẹ cần quan tâm, theo dõi nếu bé có những biểu hiện khác lạ nhanh chóng đưa đi bác sĩ:

  • Trẻ dưới 12 tuần tuổi nhưng bị nôn nhiều hơn một lần
  • Môi khô tróc, ít nước mắt, bé ít tiểu đây là những dấu hiệu bị thiếu nước
  • Bé vừa nôn trớ đi kèm với sốt cao, phát ban, co giật, khó thở
  • Khi nôn trớ có ra máu, mật
  • Nôn trớ liên tục trong 24 tiếng đồng hồ
  • Trẻ bị trướng bụng, tiêu chảy
  • Nhìn ốm yếu xanh lao, không hoạt bát
Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh 22
Mẹ nhẹ nhàng vỗ lưng trấn an bé, rồi từ từ cho bé bú lại

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa ra mũi

Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường hay bị ọc sữa lên mũi. Nguyên nhân là do các van đóng, mở ở cổ họng của bé còn yếu chưa hoạt động đồng bộ. Vì vậy, bé vừa thở vừa bú sẽ dẫn đến tình trạng sữa trào ra mũi.

Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tắc ruột, nhiễm khuẩn tiêu chảy, lồng ruột. Mẹ cần quan sát kỹ triệu chứng để có biện pháp xử lý kịp thời.

[inline_article id=188345]

Cách xử lý trẻ bị trớ sữa ra mũi: 

  • Bồng bé thẳng người để tránh bị nôn trớ ra tiếp.
  • Lấy khăn mềm lau sạch sữa ở mũi bé, đợi một lúc mới cho bé bình tĩnh rồi mới bú tiếp.
  • Nếu bé có dấu hiệu khó thở, mặt mũi tím tái mẹ cần hút sữa khỏi mũi và miệng bé để bé dễ thở.
  • Trường hợp vẫn khó thở cần lật ngược người bé, đầu cúi xuống đất, dùng tay vỗ nhẹ lưng bé, 5 cái/lần
  • Nếu vẫn chưa thở được, mẹ cần hô hấp nhân tạo cho trẻ và đưa đến bệnh viện để bác sĩ sơ cứu.

Bất kỳ mẹ nào cũng “lo sốt vó” khi con bị nôn trớ kéo dài. Nếu đã áp dụng một số mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh từ dân gian như trên mà trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, cách tốt nhất là thăm khám bác sĩ, mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tưởng con có nốt ruồi son may mắn ai ngờ là u máu!

Trong dân gian vẫn tương truyền trẻ có nốt ruồi son ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể cũng là may mắn sau này ắt thành công lớn. Chính vì vậy, nhiều ông bố bà mẹ khi thất bé có u máu nhỏ lại nhầm tưởng là nốt rồi, dẫn đến không điều trị kịp thời, bệnh tình nguy hiểm.

nốt ruồi son 1
Nốt ruồi son không thực sự là “bảo vật trời cho” như nhiều lời đồn đại

Lời đồn về nốt ruồi son

Có nhiều lời đồn đại rằng nốt ruồi son xuất hiện ở bất kỳ trí nào trên cơ thể đều mang ý nghĩa tốt đẹp:

  • Nốt ruồi son trong lòng bàn tay gọi là Chưởng Thượng Minh Châu tức là bàn tay có nắm hột ngọc, cực phú cực quý, rất giàu, tiền hô hậu ủng.
  • Nếu có nốt ruồi son ở ngực thì bé gái sau này sớm sinh quý tử, tình duyên thắm thiết, đời sống vợ chồng hài hòa.
  • Có nốt ruồi son ở môi thì giỏi khoa ăn nói, khéo léo, dịu dàng và ẩn chứa hồng phúc.

Nhưng thực tế là nốt ruồi đỏ, hồng thực chất do những vi huyết quản phình lên mà có, là những chấm nhỏ màu đỏ, thường xuất hiện nhiều ở vùng ngực, trên da mặt, lòng bàn tay.

Các nghiên cứu y khoa cũng chứng minh rằng những nốt ruồi đỏ, hồng hoặc có những màu sắc khác lạ xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ có thể là biểu hiện của bệnh ung thư da. Nốt ruồi son được gắn với bệnh lý u mạch máu là bệnh lý liên quan tới sự loạn sản của mạch máu, thường là bệnh bẩm sinh, do tăng sản các mao mạch ở bì và hạ bì, mang tính chất dị dạng nhưng thường là lành tính.

Con bị u máu lại tưởng nốt ruồi son

Trường hợp đáng tiếc gần đây nhất tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Cặp vợ chồng thấy con chào đời với một vết bớt đỏ trong lòng bàn tay, lại cứ ngỡ đó là nốt ruồi son nhiều phúc lộc. Tuy nhiên, theo thời gian, vết đỏ đó càng lan rộng. Sau 6 tháng, vết bớt đã phát triển thành khối u.

nốt ruồi son
Nếu không điều trị kịp thời, u máu có thể phát triển thành các khối u lớn

Sau khi đưa tới bệnh viện bố mẹ bé mới biết con bị u máu. Sau một thời gian điều trị bằng biện pháp bôi thuốc ngoài da, các khối u máu không giảm mà còn lan khắp mu bàn tay, cổ tay bé. Đến nay sau bốn năm kiên trì theo đuổi phác đồ điều trị, các khối u trên tay bệnh nhi đã lặn hẳn. Chỉ còn vài sợi máu ở mu bàn tay, bác sĩ tiếp tục điều trị bằng laser để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bệnh u máu, bớt bẩm sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, chiếm từ 5 đến 10%. Thống kê trung bình một năm Trung tâm U máu của bệnh viện điều trị cho hơn 4.000 ca. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh khi trẻ xuất hiện những vết bớt ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể trong thời gian dài, nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đối điện thẳng vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Sẽ thật là thích thú sau khi sinh mà vẫn được ngủ thẳng giấc qua đêm hay ban ngày không bị quấy rầy nhiều bởi tiếng “oe oe” của bé. Nhưng giấc mộng này sẽ không thực sự kéo dài, bởi trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không sẽ là vấn đề ngay lập tức được đặt ra. Trẻ nhỏ, chỉ cần hắt hơi nhẹ thôi cũng đã khiến mẹ đủ cuống cuồng lo lắng rồi.

trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Sau sinh, chỉ chuyện bé ngủ ra sao cũng khiến mẹ đủ đau đầu rồi nhỉ!

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường có tốt không?

Đang còn ẵm ngửa, trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ? Theo tính toán của các chuyên gia khoa học và Nhi khoa, thời gian quy định ngủ của trẻ dưới 1 tuổi về cơ bản sẽ theo các mức độ:

Tháng tuổi Ngủ ngày Ngủ đêm Tổng thời gian ngủ
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi 8 giờ 8 giờ 16 giờ
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi 5 giờ 10 giờ 15 giờ
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi 3.5 giờ 11 giờ 14.5 giờ
Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi 3 giờ 11 giờ 14 giờ
Trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi 2,5 giờ 11 giờ 13,5 giờ

Đương nhiên, tất cả các nghiên cứu chỉ mang tính tương đối, tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà tổng thời gian ngủ ngày, đêm có sự thay đổi.

Chỉ có một điều chắc chắn quan trọng đó là giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển thể chất, trí tuệ và nhân cách sau này. Trung bình trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn sẽ là tốt nhất đối với trẻ. Mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ bởi việc đánh thức trẻ dậy ăn cháo, ăn bột hay uống sữa.

Với những trẻ ngủ xuyên đêm đến sớm, vẫn tăng cân và không có biểu hiện gì bất thường mẹ cứ để khi trẻ đói sẽ tự thức dậy và đòi ăn. Ngay từ lúc trẻ vừa lọt lòng, mẹ có thể hình thành thói quen ăn, ngủ khoa học để bé quen nếp. Tuyệt đối không ngủ giờ giấc “vô tội vạ” sẽ gây ảnh hưởng tới hành vi của trẻ.

Trẻ ngủ nhiều không dậy bú, dấu hiệu vàng da nặng?

Trẻ có thể ngủ xuyên đêm, ngủ nhiều hơn về ban ngày nhưng cũng không nên lệch quỹ đạo chung quá nhiều. Mới sinh, trẻ vẫn cần được ăn sau 2-3 giờ, ít nhất là trong 2 tuần đầu tiên.

Theo cảnh báo, thời điểm này ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng. Say giấc quá lâu cũng khiến trẻ mất nước, nhất là khi ngủ cùng máy lạnh. Mẹ cần phải chắc chắn là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con ăn ít nhất 4 tiếng/đêm.

trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không 1
Trẻ ngủ nhiều cũng là một triệu chứng của bệnh vàng da nặng

Thời gian thích hợp nhất để trẻ ngủ thẳng giấc buổi đêm là sau 2 tuần, khi bé tiếp tục tăng cân và vẫn có khả năng ngủ liền mạch 8 tiếng, lúc này, mẹ có thể thoải mái tận hưởng giấc ngủ “ké” mà không phải lo lắng nhiều.

[inline_article id=177000]

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tăng cân không?

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần. Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân liên quan trực tiếp đến việc bú nhiều hay ít sau đó mới tính đến chuyện hấp thụ dinh dưỡng hay không. Trẻ ngủ nhiều khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn. Bé sẽ chỉ bú một lượng nhỏ và nhanh chóng rơi vào giấc ngủ. Kéo dài liên tục trẻ sẽ sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì

Một vấn đề khác của chuyện ngủ chính là bé ngủ quá say hay đột nhiên ngủ li bì. Rất có thể thân nhiệt của trẻ bị giảm, sốt hoặc mất nước. Ngoài ra, kiểu ngủ bất thường này có thể là kết quả sau một chấn thương ở đầu hoặc sau khi uống thuốc như thuốc kháng histamine.

Trường hợp trẻ ngủ mệt nhưng trước đó vẫn ăn uống tốt, thân nhiệt bình thường, không có lý do nào đáng lo ngại. Nhưng nếu bé ngủ nhiều trong thời gian phục hồi từ một bệnh truyền nhiễm như sởi hay thủy đậu, bé có dấu hiệu nhức đầu, đau cổ thì có thể là triệu chứng cảnh báo viêm não hay viêm màng não cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám sức khỏe.

[inline_article id=3129]

Chuyện ăn, ngủ của trẻ sơ sinh lúc nào cũng cần mẹ đặt mình trong tâm thế phảo “lo sốt vó” bởi trẻ con, ngày chơi, đêm sốt là bình thường. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không không đáng lo ngại bằng các triệu chứng đi kèm, đúng không mẹ!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng – Nguyên nhân và cách điều trị

Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng là gì? Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để điều trị dứt điểm? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chỉ ra cho mẹ các dấu hiệu, phân biệt, cũng như là cách điều trị sao cho phù hợp.

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng không phải lúc nào cũng đáng lo. Vì ruột tiết ra chất nhầy một cách tự nhiên để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Đôi khi, em bé có thể đi ngoài kèm chất nhầy này trong phân của mình mà không do bất kỳ bệnh lý nào. Chất nhầy có thể trông giống như vệt hoặc dây nhầy. Đôi khi chất nhầy có dạng như thạch.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể có nhiều chất nhầy trong phân vì phân của trẻ đi qua ruột tương đối nhanh. Nhưng có những trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng có thể là báo hiệu tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng, dị ứng,…

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng có là do biểu hiện sinh lý hoặc do bệnh lý

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng do bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút (cúm dạ dày) có thể kích thích ruột và dẫn đến viêm. Kết quả là làm tăng chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng khác có thể cho thấy nhiễm trùng bao gồm sốt và khó chịu. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cũng có thể đi ngoài ra phân xanh. Một số máu thậm chí có thể có trong những trường hợp quá kích ứng.

Khi bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn; mẹ thường thấy phân con có máu cùng với chất nhầy.

>> Xem thêm: “Bắt bệnh” thông qua tình trạng táo bón ở trẻ em

2. Bé bị dị ứng thực phẩm

Dị ứng thức ăn có thể gây viêm. Tình trạng viêm gây ra tăng tiết chất nhầy; dẫn đến phân của trẻ có nhiều chất nhầy màu vàng hơn. Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện trong vòng hai tháng đầu đời của trẻ.

Các dấu hiệu cho thấy em bé có thể bị dị ứng thực phẩm bao gồm: kén chọn và khó điều khiển; nôn mửa; phân có máu.

3. Mọc răng

Trẻ mọc răng thường cáu kỉnh có thể kèm theo triệu chứng đi ngoài có chất nhầy màu vàng trong phân. Lý do là vì lượng nước bọt dư thừa và cơn đau do mọc răng có thể kích thích ruột, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài dư thừa chất nhầy màu vàng.

Mọc răng
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng cũng có thể do mọc răng

4. Bệnh lý xơ nang

Trẻ sơ sinh bị xơ nang trong phân có thể chứa dịch nhầy màu vàng khi trẻ đi ngoài. Đồng thời có mùi hôi và đặc sệt như mủ. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ như chậm tăng cân; gây biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng do dư thừa chất nhầy. Nhất là phổi, tuyến tụy và ruột.

5. Lồng ruột ở trẻ sơ sinh

Lồng ruột là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể xảy ra khi ruột của trẻ sơ sinh bị quấn vào nhau. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế vì lưu lượng máu bị mất đến ruột và phân bị tắc nghẽn.

Do đó, bé có thể chỉ đi tiêu được chất nhầy đã được bài tiết bên dưới khu vực bị tắc nghẽn. Phân thường giống như thạch màu đỏ sẫm. Các triệu chứng khác của lồng ruột bao gồm: đau bụng thường xuyên; nôn mửa; máu trong phân; hôn mê hoặc buồn ngủ cực độ.

>> Xem thêm: Trẻ bị lồng ruột: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

6. Những lý do khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng

  • Chưa tiêu hóa hết thức ăn: Phân bé lỏng, sủi bọt và có chất nhầy có thể do chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa nên đường ruột bị kích thích.
  • Vi khuẩn có hại xâm nhập: Môi trường xung quanh không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia xâm nhập gây tiêu chảy. Biểu hiện thường là sốt, đau bụng phân thường có nhầy đôi khi lẫn máu.
  • Xuất hiện Rotavirus: Rotavirus lây nhiễm qua việc tiếp xúc với bề mặt, vật bị nhiễm bẩn. Virus này có khả năng gây bệnh viêm dạ dày gây tổn thương lớp lót bên trong của ruột.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng khi nào là bất thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?
Trẻ bị đi ngoài có nhầy màu vàng bất thường khi có kèm máu trong phân, bị sốt,…

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhiều chất nhầy màu vàng kèm với các triệu chứng khác như đi ngoài ra máu; đau bụng; thay đổi thói quen đại tiện thì rất có thể là do bệnh lý nguy hiểm.

Ngay khi thấy bé đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày mẹ sẽ nghĩ ngay tới tiêu chảy. Tuy nhiên, với những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì có thể đi ngoài đến 7 lần/ngày. Đôi khi phân của bé còn có nước hoa cà, hoa cải hoặc là bọt.

Thế nên, để phân biệt việc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng là bất thường hay không, mẹ sẽ cần theo dõi bé thêm. Cụ thể là nếu trẻ không sốt, ăn ngủ bình thường, tăng cân đều đặn thì mẹ không cần quá lo lắng. Vì tình trạng sẽ tự khỏi.

Trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường, mẹ cần đưa bé đi đến các sơ sở y tế để kiểm tra. Việc khám trực tiếp cùng với các xét nghiệm chuyên sâu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng là như thế nào.

>> Mẹ có thể xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhầy vàng có phải tiêu chảy?

Phân biệt tiêu chảy là đi ngoài có nhầy vàng
Phân biệt tiêu chảy là đi ngoài có nhầy vàng

Tiêu chảy gây phân lỏng, dạng nước và khiến các bé đi ngoài có nhầy màu vàng. Tuy nhiên ở trẻ bú mẹ, phân thường lỏng và chảy nước nhiều. Vì vậy rất khó phân biệt khi nào bé bị tiêu chảy, khi nào là đang đi ngoài bình thường nhưng có nhầy vàng. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng tiêu chảy của trẻ sơ sinh:

  • Đi tiêu thường xuyên, nhiều hơn bình thường
  • Bé thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, căng cơ và thực hiện các cử động bất thường
  • Cơ thể có dấu hiệu mất nước, đi tiểu ít hơn

Tiêu chảy có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, dị ứng. Nếu nó kéo dài mà không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước nguy hiểm. Vì thế, với trẻ dưới 3 tháng tuổi đi ngoài có nhầy màu vàng hoặc bị tiêu chảy liên tục trong 1-2 ngày thì mẹ cần cho bé khám.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng mẹ nên làm gì?

Cách điều trị bé đi ngoài phân nhầy màu vàng

Để chọn phương pháp điều trị tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng, mẹ cần biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì.

Với những trường hợp trẻ bị đi ngoài có nhầy màu vàng kèm theo dấu hiệu bất thường; thì tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Ví dụ như:

  • Trẻ bị nhiễm trùng dạ dày do virus: Bác sĩ có thể chỉ định việc trẻ cần bổ sung nước và uống thuốc hạ sốt.
  • Nếu trẻ bị dị ứng: Bác sĩ có thể sẽ cần mẹ điều chỉnh chế độ ăn kiêng phù hợp với những bà mẹ đang cho bú. Cụ thể là hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm từ sữa bò ra khỏi bữa ăn.
  • Bé đi ngoài có chất nhầy màu vàng do bú sữa công thức: Bác sĩ có thể khuyên mẹ thử đổi qua một loại sữa khác.
  • Trẻ sơ sinh bị lồng ruột: Nếu lồng ruột là nguyên nhân khiến chất dịch nhầy màu vàng trong phân của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục sự cố chống chéo tại ruột.

[inline_article id=191775]

Tóm lại, phần lớn trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng chỉ là một tình trạng sinh lý bình thường. Song, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh, mẹ cần tiếp tục theo dõi bé; cũng như đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan đến tiêu hóa và đi ngoài ở trẻ:”]

[/key-takeaways]