Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng

Từ sau khi sinh tới thời điểm trẻ dưới 1 tuổi, trẻ chưa thể tự nói lên thay đổi của cơ thể, việc lắng nghe bé rất quan trọng để giúp cha mẹ kịp thời phát hiện nhiều bệnh. Trong đó, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng là hiện tượng thường xuyên gặp nhất.

Trẻ bị khò khè ở cổ họng khi mắc phải một số bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Cha mẹ thường rất lo lắng khi trẻ xuất hiện trạng thái này. Nguyên nhân vì sao và cách điều trị như thế nào, mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Thở khò khè là như thế nào?

Trẻ sơ sinh thở khò khè là khi tiếng thở của bé phát ra những tiếng khò khè. Mẹ có thể nghe rõ những tiếng này khi áp tai gần miệng, mũi bé. Đặc biệt khi bé ngủ, âm thanh này sẽ giống như tiếng ngáy, đôi khi chúng không đều nhịp.

trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng
Lắng nghe tiếng thở của bé để biết chắc bé vẫn ổn

Trẻ còn nhỏ thường rất dễ chịu sự tác động của vi khuẩn khiến phế quản có thể bị sưng, co thắt, phù nề gây khó khăn cho việc hô hấp.

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh

Thở khò khè là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh khác nhau, có bệnh nguy hiểm và có bệnh không. Để tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp, đầu tiên mẹ phải xác định nguyên nhân gây ra tiếng khò khè trong hơi thở của trẻ.

  • Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh viêm phế quản, hen xuyễn hay viêm phổi.
  • Bệnh cảm cúm, sốt thông thường cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó thở. Khi mới bị bệnh, trẻ có thể chỉ bị sốt, ho nhưng sau đó ho nhiều và có đờm rất dễ trở nên thở khò khè. Trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám vì có thể bé bị viêm phổi.
  • Trẻ bị dị tật bất thường ở hệ hô hấp hoặc dị tật ở phổi cũng có triệu chứng ban đầu là thở khò khè.
  • Những tác động bên ngoài cũng ảnh hưởng đến đường thở của bé như gối nằm quá cao, quần áo không phù hợp: quá chật, quá dày, quá nhiều, bé ngủ sấp…

[inline_article id=93323]

Điều trị chứng khò khè ở trẻ sơ sinh

Vì có nhiều nguyên nhân dẫn khiến trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, để tìm được phương pháp điều trị thích hợp, mẹ cần quan sát cẩn thận biểu hiện và tình trạng sức khỏe của bé.

Để hạn chế tình trạng thở khò khè, mẹ có thể tiến hành những việc sau: Vệ sinh hệ tai – mũi – họng cho bé sạch sẽ, luôn giữ chúng thông thoáng, không để ứ đờm trong khoang mũi.

Hằng ngày, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm vệ sinh sạch mũi bé:

  • Đặt bé nằm ngay ngắn trên giường, giữ đầu bé nghiêng sang một bên.
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi bé, đảm bảo độ nghiêng của đầu có thể để nước chảy từ từ vào khoang mũi. Nếu dùng lọ xịt, đặt vòi phun sát vạch lỗ mũi và ấn nhẹ.
  • Sau 5 phút, mẹ dùng tăm bông lau lượng nước còn ứ đọng.
  • Giữ cơ thể trẻ đủ ấm, hạn chế tình trạng nhiễm lạnh khiến bé sổ mũi. Nếu bé sổ mũi, tình trạng khịt vào làm cho nước mũi chảy ngược vào trong cuống họng gây khó thở.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm mát và sạch họng.
  • Bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé trước khi ngủ, hoặc pha với nước tắm bé.

Khi nào cần lo?

Trẻ bị khò khè ở cổ họng không phải là dấu hiệu quá nặng, tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện sau, mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại bác sĩ chuyên môn ngay:

  • Bé thở khò khè kèm nôn mửa, kèm theo những cơn sốt
  • Bé thở khò khè một cách khó khăn, da bé tím tái, xanh xao
  • Hiện tượng thở khò khè kéo dài không dứt, kéo dài trên 3 tuần
  • Bé dưới 3 tháng tuổi có hiện tượng thở khò khè cần đưa đến bác sĩ ngay

Để hạn chế hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, khó thở hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Ngoài việc chăm sóc bé đúng, mẹ cũng nên để ý đến các vật dụng xung quanh bé, cần:

  • Dọn dẹp nhà thường xuyên, đảm bảo không khí không có nhiều bụi bẩn
  • Thường xuyên giặt giũ mền, gối của trẻ
  • Hạn chế để thú nhồi bông, đồ chơi có nguy cơ chứa nhiều bụi, lông gần bé

[inline_article id=168020]

Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng không thừa. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần đưa ngay tới trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giải mã hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét

Sau khi sinh, bé dưới 3 tháng tuổi thường có giấc ngủ về đêm không được liên tục. Trẻ sẽ khóc, thức dậy thường xuyên bởi nhu cầu được “ăn”, đại tiểu tiện nhiều lần, nơi ngủ không được thoải mái… Đây là tình trạng bình thường và hay gặp ở hầu hết tất cả các trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét thì mẹ nên lưu ý. Vì ngoài nguyên nhân sinh lý thì rất có thể bé đang gặp một số bệnh lý nào đó.

Đi tìm nguyên nhân

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của bé sau khi được sinh ra. Bởi bé đã quen với môi trường ấm áp và an toàn khi còn ở bên trong bụng mẹ. Những tiếng ồn, cảm giác lạc lõng bất an sẽ làm cho cơ thể sinh ra phản xạ giật mình như là bản năng để trấn an và bảo vệ bản thân.

trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét 1
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể là dấu hiệu bệnh lý đáng lo ngại

Tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và bỗng nhiên khóc thét lại là một vấn đề khác mà bạn không nên xem nhẹ. Có thể là do một trong những nguyên nhân dưới đây:

1. Trẻ gặp ác mộng

Điều này có vẻ hơi mơ hồ nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có liên quan đến giấc mơ. Giấc ngủ của trẻ thường là những giấc ngủ nhanh hay còn gọi là REM, lúc này giấc mơ thường hay xảy ra nhất.

Nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé thường hay co giật, nhấp nháy mi mắt, hơi thở không đều, ngủ không yên giấc như sắp thức dậy. Cuối cùng bé sẽ thức dậy với tiếng khóc thét thất thanh kèm theo sự khó chịu.

2. Trẻ bị thiếu canxi

Khi nhu cầu canxi của cơ thể không được đáp ứng đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Làm cản trở quá trình sản xuất melatonine, một chất tạo cảm giác thư giãn và đem lại giấc ngủ ngon. Do đó, thiếu canxi khiến giấc ngủ của trẻ sơ sinh bị ức chế, hay giật mình khóc lóc.

3. Hội chứng quấy khóc

Đây là hội chứng thường gặp chiếm khoảng 20% ở trẻ sơ sinh, dân gian hay gọi là khóc dạ đề. Đặc điểm của hội chứng này là trẻ thường hay giật mình thức giấc và khóc dữ dội vào ban đêm. Khóc dạ đề không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé và sẽ hết khi được vài tháng tuổi.

trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét 2
Hội chứng quấy khóc hay khóc dạ đề sẽ làm phiền mẹ & bé trong vài tháng đầu

4. Trẻ sơ sinh bị bệnh

Bệnh tật là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét. Khi đang ngủ, một cơn đau bất chợt hay sự khó chịu nào đó ùa đến làm cho bé thức dậy và bắt đầu khóc để “thông báo” cho bố mẹ.

Trẻ có thể bị mắc một số bệnh lý như viêm họng, đau bụng, đặc biệt là chứng trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến với các biểu hiện như giật mình, khóc đêm, ngủ hay vặn mình… Ngoài ra, khi gặp những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ cũng khiến trẻ bị giật mình và khóc thét.

5. Một số nguyên nhân khác

Hiện tượng trẻ ngủ hay giật mình khóc thét còn có mối liên quan đến một vài sự khó chịu về thể chất như:

  • Mỗi đêm bé sẽ thức dậy 3-4 lần để “ăn”, do đó khi quá đói trẻ cũng có thể giật mình thức giấc khóc lóc đòi bù
  • Trong đêm tã của bé đã quá ướt khiến bé cảm thấy khó chịu giật mình tỉnh giấc. Và cuối cùng trẻ sẽ “phàn nàn” về vấn đề này bằng cách khóc thật to
  • Chỗ ngủ không được thoải, quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Đôi lúc, chỉ vì muốn cảm nhận được sự ấm áp, vổ về và sự an toàn khi được nằm trong vòng tay mẹ mà khi đang ngủ bé cũng giật mình bắt đầu khóc

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nếu tình trạng trên kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Theo đó, trẻ sẽ dễ mắc bệnh, chậm tăng cân nặng và chiều cao. Vì vậy, khi trẻ ngủ hay bị giật mình khóc thét mẹ nên lưu ý một vài điểm sau:

  • Hạn chế đến mức tối đa những nguy cơ có thể khiến trẻ giật mình tỉnh giấc như tiếng ồn, tã bỉm bị “quá tải”, nơi ngủ không được thoải mái…
  • Nên cho bé bú thường xuyên, tránh để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu làm trẻ bị đói
  • Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng hoặc uống vitamin D
  • Trường hợp trẻ giật mình khóc thét dai dẳng, co bụng, mặt tím tái, không thể nào dỗ bé nín thì mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt

Nắm rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét mẹ sẽ có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế mức tối đa nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng- Nên và không nên làm gì?

Không ít mẹ phải loay hoay tìm cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà không hề biết rằng đó là những triệu chứng thường gặp của hầu hết các loại vắc-xin dành cho trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi dấu hiệu như sốt, sưng, đỏ,…sẽ tự khỏi trong vài ngày.

1. Các dấu hiệu bé bị sốt sau khi tiêm phòng (vắc-xin)

Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng. Đa số trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 – 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 38 độ C.

Các bác sĩ cho biết, cơn sốt này thường thấy cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn và bệnh ho gà. Tuy uy ít nhưng vẫn có trường hợp sau khi tiêm ngày thứ 5 trẻ mới bị sốt. Tình trạng sốt muộn này xảy ra sau khi trẻ được tiêm phòng bệnh sởi, bệnh quai bị,..

Một vài triệu chứng sau khi trẻ tiêm vắc-xin:

  • Nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban.
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ dễ kích động, bứt rứt khó chịu.
  • Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần.

Trường hợp sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu:

  • Lừ đừ, bỏ bú.
  • Thở khó, co lõm ngực.
  • Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.
  • Sốt cao trên 39 độ C và co giật. Tay chân lạnh, tím tái.
  • Quấy khóc nhiều dù đã uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.

>> Mẹ tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ phải làm sao?

2. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Em bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Vắc-xin sau khi tiêm vào cơ thể trẻ sẽ có phản ứng, đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nắm được điều này mẹ sẽ yên tâm mỗi lần đưa con đi tiêm chủng. Tuy nhiên, để bé thoải mái hơn mẹ vẫn nên thực hiện một số cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng.

2.1 Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

Điều đầu tiên trong cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng đó là phải kiểm tra thân nhiệt cho trẻ thường xuyên. Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát; và mặc quần áo rộng thoái mái.

2.2 Lau mát cho bé

Một cách đơn giản để hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng là lau mát cơ thể cho bé. Nước sẽ bốc hơi giúp làm giãn nở mạch máu và làm mát cơ thể. Mẹ duy trì việc lau mát cơ thể cho bé liên tục từ 30 – 45 phút; nhiệt độ sẽ giảm dần sau đó.

2.3 Cho bé uống nhiều nước

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng; hoặc bé bị sốt do bệnh, thì cách tốt nhất chính là uống nhiều nước. Vì khi bị sốt, cơ thể bé sẽ nóng và làm cơ thể bốc hơi nhiều hơn, điều đó làm cho cơ thể của bé bị mất nước.

Nếu trẻ sơ sinh vẫn còn bú mẹ và bị sốt, mẹ nên tăng cử bú cho bé. Đối với bé đã cai sữa mẹ, thì mẹ có thể cho trẻ uống Oresol; hoặc ăn cháo nước muối loãng, hay các món nhiều nước.

2.4 Tắm bằng nước ấm trong phòng kín

Giữ cơ thể của bé sạch sẽ là điều cần thiết, đặc biệt là khi trẻ đang bị sốt hoặc bị bệnh. Mẹ ưu tiên dùng nước ấm và cho trẻ tắm trong phòng kín. Điều này giúp hạn chế tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh khi tắm.

[inline_article id=127573]

2.5 Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc

Một trong những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng là cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

  • Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi: các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen (paracetamol).
  • Bé từ 6 tháng tuổi trở lên: bé có thể dùng cả acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Xác định liều lượng theo trọng lượng của bé, chứ không phải là theo độ tuổi.
  • KHÔNG được cho bé uống aspirin; vì nó có liên quan đến hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

>> Mẹ tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sau tiêm phòng?

Cách giảm sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng – Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu tình trạng chuyển biến xấu

Sau khi tiêm chủng vắc-xin, nếu bé có một trong những dấu hiệu sau đây thì mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra sớm.

Các dấu hiệu trẻ nên được đưa đi khám bác sĩ bao gồm:

  • Trẻ quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ.
  • Trẻ nổi mày đay, chân tay lạnh, nổi vân tím.
  • Co giật hay mệt lả, lừ đừ, gọi hỏi không đáp ứng.
  • Các dấu hiệu bất thường khác khiến bố mẹ lo lắng.
  • Sốt trên 39°C, kéo dài trên 24h, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
  • Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng.
  • Tím tái, khó thở (thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, ậm ạch, có rút lõm lồng ngực…)

4. Một số lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc bé

Một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin
Cách nào không nên áp dụng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng

Khi trẻ tiêm xong, dù là mũi đầu tiên hay mũi nhắc lại, mẹ cũng cần chờ khoảng 30 phút ở sảnh bệnh viện trước khi ra về. Mẹ không nên chủ quan, và cần hết đề phòng tình trạng sốc phản vệ.

4.1 Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm

Sau khi tiêm 4-6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Có trường hợp nhiệt độ nước tắm không thích hợp hoặc trẻ bị lạnh nên gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

>> Mẹ tham khảo: Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh theo dân gian có thực sự an toàn?

4.2 Không đắp khoai tây hay chanh

Nhiều mẹ truyền tai nhau mẹo đắp khoai tây lát mỏng, lòng trắng trứng hay chanh cắt lát lên vết tiêm của bé để giảm đau hạ sốt. Các bác sĩ chuyên khoa Nhi KHÔNG khuyến khích áp dụng biện pháp này. Vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

Nếu mẹ đã áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà thân nhiệt của bé không giảm mẹ nên đưa bé đến những cơ sở y tế để được thăm khám.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách trị hăm háng từ mẹo dân gian hiệu quả 100%!

Thời tiết nóng nực khó chịu cộng với việc mặc tã thường khiến vùng háng của trẻ nhỏ bị hăm. Kết hợp với việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và hiểu về cách trị hăm háng bằng mẹo dân gian giúp mẹ dễ xử lý tình trạng này.

Các loại hăm háng phổ biến

Bệnh hăm da là tên thường gọi của tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng da gấp nếp. Đây là tình trạng phát ban có thể xuất hiện trong suốt cuộc đời của mỗi người.

cách trị hăm háng 2
Mặc tã thường xuyên mà không vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính gây hăm háng ở trẻ

Sau khi sinh nếu trẻ thường xuyên mặc tã sẽ dễ bị hăm tã hơn. Hoặc có thể do nguyên nhân ẩm ướt và cọ xát của quần áo, tã… Nước tiểu hoặc phân trong tã thời gian lâu sẽ gây ra kích ứng da và phát triển vi khuẩn hoặc men nấm. Đôi khi nhiễm trùng da, viêm da cũng là nguyên nhân gây hăm tã. Ngoài ra hương thơm tẩm trong tã hoặc khăn lau cho bé cũng có thể gây kích ứng da.

Có 2 loại hăm tã phổ biến:

  • Nếu bị nhiễm khuẩn, bé sẽ có mảng hăm màu vàng và mảng hăm chứa nước, vết loét có mủ hay bị đóng vảy như sáp ong trên mông bé.
  • Nếu hăm do nấm, nơi mảng hăm sẽ có màu đỏ tươi, với những mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Mẹ cũng sẽ thấy những mẩn đỏ nổi lên ở những vùng bẹn,cổ hay nếp gấp trên da bé. Da bé cũng có thể bị kích ứng do dính nước tiểu, phân… nhưng đối với dạng hăm tã này, mẹ chỉ thấy những mảng hăm xuất hiện ở vùng mặc tã.

Khi bị hăm háng, nếu mẹ vệ sinh cho bé kém sẽ có nhiều khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng bởi đây là vùng da luôn ấm và có xu hướng giữ ẩm. Vì thế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và dẫn đến một số bệnh nấm da nguy hiểm khác.

Phương pháp trị hăm an toàn từ dân gian

Nếu con bạn mắc bệnh hăm da, đơn giản là nên giữ vùng hăm da được khô ráo và tiếp xúc với không khí nhiều. Đồng thời tham khảo các bài thuốc dân gian sau đây để cải thiện làn da của trẻ một cách hiệu quả và tránh các tổn thương không mong muốn về da cho trẻ một cách an toàn sức khỏe nhất.

1. Sử dụng lá trầu không: Trầu có vị cay nồng và tính ấm nên có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Khi trẻ bị hăm háng mẹ chỉ cần lấy khoảng 3-4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng háng đan bị hăm của bé. Làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

cách trị hăm háng 1
Cách trị hăm háng bằng mẹo dân gian vừa hiệu quả lại an toàn cho bé

2. Chữa hăm tã bằng cây mã đề: Dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da háng do hăm tã gây ra.

3. Trị hăm với lá khế: Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó mẹ dùng mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng háng hăm của bé.

4. Dùng búp ổi non: Mẹ cũng có thể lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm háng cho bé.

[inline_article id=40103]

Ngăn ngừa hăm tã hiệu quả

  • Giữ bé khô, sạch và mát là cách chắc chắn nhất để tránh hăm tã.
  • Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa vùng sinh dục kỹ. Tuy nhiên tránh lau quá mức bằng khăn tay có thể gây ra kích ứng và làm khô da.
  • Đảm bảo tã không quá chật. Chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.
  • Nếu bạn đang cho bé bú, tiếp tục càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã. Bé được bú sữa mẹ và mặc loại tã dùng một lần sẽ ít gặp hăm tã hơn.

Nếu vết hăm kéo dài vài ngày dù đã áp dụng cách trị hăm háng mà không có tiến triển tốt hơn, hoặc bé yêu bị sốt, mê man thì mẹ cần đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả hơn thuốc Tây

Trẻ sơ sinh đi ngoài hay bị tiêu chảy là bệnh lý khá phổ biến sau khi sinh. Có nhiều cách điều trị chứng đi phân sống ở trẻ nhưng mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả hơn cả thuốc Tây vẫn được lưu truyền là sử dụng gừng và trái hồng xiêm xanh.

Đây là hai phương pháp được nhiều mẹ truyền miệng bởi không chỉ đơn giản, an toàn mà còn phát huy tác dụng điều trị đi phân ngoài rất nhanh, chỉ sau 1-2 ngày trẻ đỡ bệnh.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị tiêu chảy?

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhanh chóng dời xa bé yêu. Ngược lại nếu để tình trạng mất nước kéo dài sẽ khiến quá trình trao đổi chất của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng. Mất nước nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1
Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước gây nguy hiểm tính mạng trẻ

3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở em bé mới sinh:

1. Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.

2. Không dụng nạp lactose: Lactose là một thành phần có trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ. Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzyn cần thiết để tiêu hóa Lactose. Khiến cho hàm lượng Lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.

3. Rối loạn tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức đôi lúc làm bé bị tiêu chảy. Hay thậm chí một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.

Dấu hiệu nhận biết: Bé đột nhiên đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác, phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt cao…

[inline_article id=61371]

2 bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả

Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ em, hầu hết các mẹ được khuyên nên áp dụng một số mẹo dân gian đã được kiểm chứng khoa học trước đó. Nếu tình trạng bệnh không giảm thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Với trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ có thể áp dụng 2 cách sau:

Gừng tươi nướng

Gừng là gia vị phổ biến trong gian bếp của các mẹ Việt. Với những mẹ đang có con nhỏ, gừng không chỉ đơn thuần dùng để nêm nếm cho các món ăn mà còn là bài thuốc hữu dụng điều trị nhiều bệnh.

mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 2
Gừng là gia vị đa năng trong gian bếp mà mẹ không nên bỏ qua

Với trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài phân sống mẹ sử dụng gừng tươi rửa sạch, nướng cho chín. Sau đó gọt bot vỏ ngoài, loại bỏ các vết cháy. Cắt gừng thành từng lát nhỏ, cho vào cốc nước nóng và cho trẻ uống như nước trà.

Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm hay còn tên gọi khác là Sampoche. Theo Đông y, hồng xiêm có vị ngọt, mềm mịn rất dễ ăn, có thể sử dụng trong bữa ăn dặm của trẻ. Loại trái này chứa hàm lượng tannin cao rất tốt cho hệ thống tiêu hóa và cung cấp năng lượng cần thiết cho trẻ.

Trong việc điều trị tiêu chảy, táo bón, đi phân sống cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ mẹ có thể áp dụng phương pháp đơn giản: Sử dụng 1 trái hồng xiêm 20g, gọt vỏ, lấy hạt và phần sơ chát bên trong trái hồng xiêm rồi cắt thành miếng nhỏ. Nấu hồng xiêm với 200ml nước và cho trẻ uống 2 lần/ ngày, 1-2 ngày sẽ có kết quả.

[inline_article id=75597]

Lưu ý dành cho mẹ

Với trẻ đã ăn dặm trong thời gian đi ngoài mẹ nên cho trẻ nhỏ ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, chia nhỏ các bữa ăn và nên cho trẻ uống nhiều nước, tránh tình trạng trẻ bị mất nước dẫn tới suy kiệt.

Sử dụng nước bù chất điện giải Oresol cần pha theo tỷ lệ như hướng dẫn. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy hay chống nôn cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sỹ.

Với trẻ còn đang bú mẹ, mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả là xem lại chế độ ăn hằng ngày của mẹ. Nếu tình trạng bệnh kéo dàu nên đưa đi khám ngay.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

5 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh và hiệu quả

Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sau khi sinh không hiếm gặp. Cùng với việc tìm cách chữa nghẹt mũi mũi cho trẻ sơ sinh mẹ cũng nên tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh kịp thời.

Nghẹt mũi là tình trạng mũi của trẻ bị nghẹt, tắc, làm ảnh hưởng đến luồng khí hô hấp. Khi trẻ bị nghẹt mũi nhẹ, có thể kèm theo sổ mũi, thở khò khè và quấy khóc.

Truy tìm nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh thường xuyên bị nghẹt mũi, phổ biến nhất là do 4 tác nhân sau:

Cảm lạnh: Vào những ngày trời trở lạnh trong năm, trẻ nhỏ cũng dễ gặp phải tình trạng ngạt mũi. Nếu không đi kèm những dấu hiệu như nóng sốt, đau họng, thường xuyên hắt hơi, bạn có thể hoàn toàn an tâm rằng đây chỉ là phản ứng bình thường của các thiên thân nhỏ khi thời tiết thay đổi.

cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Vào những ngày trời trở lạnh, bé dễ bị cảm cúm, nghẹt mũi hơn

Dị ứng: Những dấu hiệu đặc trưng là sổ mũi, ngạt mũi, ngứa, hắt hơi và kèm theo tình trạng đỏ mắt hay đầu mũi.

Cảm cúm: Loại bệnh này sẽ xuất hiện khi các thiên thần nhỏ bị các vi-rút và vi khuẩn tấn công. Lúc này, bạn sẽ thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, lạnh run, chán ăn, chóng mặt, đau ê các cơ, khó thở…

Dị vật trong mũi: Nếu bé yêu chơi rồi vô tình làm vướng những vật nhỏ trong mũi cũng là thủ phạm gây ra tình trạng ngạt mũi. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm mà các mẹ cần lưu ý vì có thể gây khó thở, chảy nước và máu ở mũi , đau rát niêm mạc cho bé cưng.

[inline_article id=172464]

5 cách trị ngạt mũi hiệu quả

Chắc chắn mẹ đã từng nghe hoặc đã từng thực hiện một trong 6 cách trị ngạt mũi dưới đây. Bổ sung thêm vào cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh thêm các cách mới mẹ nhé!

1. Nhỏ nước muối sinh lý

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp điều trị chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi khô. Mẹ có thể chủ động vệ sinh mũi hằng ngày bằng cách này để phòng ngừa tình trạng sổ mũi.

Cách làm như sau: Nhẹ nhàng đặt bé nằm trong lòng mẹ, đầu hơi ngả về phía sau. Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối vào lỗ mũi của bé. Giữ tư thế này khoảng 1-2 phút su đó nâng đầu bé dậy và hỗ trợ lấy nước mũi ra cho trẻ bằng dụng cụ bút mũi.

cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh 1
Kết hơp với nước mũi sinh lý, hút mũi sẽ làm sạch dịch mũi, giúp trẻ mau khỏi bệnh

2. Hút mũi

Dưới 24 tháng tuổi, rất ít trẻ biết cách tự xì mũi chứ chưa nói đến việc tự làm sạch mũi cho bản thân. Lúc này, các tốt nhất là mẹ cần hỗ trợ hút dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi.

Cách thực hiện: Cho bé nằm trong lòng mẹ, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ hàng đưa đầu bút vào một bên mũi bé. Từ từ thả bầu bút để chất dịch nhẹ nhàng hút ra ngoài.

3. Thoa tinh dầu

Việc thoa tinh dầu vào lòng bàn chân cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Để giúp khí huyết của các thiên thần nhỏ lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng ngạt mũi, mẹ có thể xoa và day nhẹ tinh dầu vào huyệt dũng tuyền của bé. Đồng thời, bạn cũng nên thoa một ít tinh dầu lên khu vực ngực và lưng của bé. Cách này sẽ giúp phát huy công dụng trị ngạt mũi cho con yêu một cách nhanh chóng và an toàn.

4. Ngửi hương tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà từ lâu đã nổi tiếng với công dụng kích thích các mạch máu dãn ra, làm cho không khí đi vào và giúp các bé dễ thở hơn.

Cách thực hiện: Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Lưu ý vị trí đặt tinh dầu cách xa bé và chú ý xem phản ứng của bé. Nếu mùi hương quá mạnh, bé thở khò khè nhiều hơn cần ngưng sử dụng.

5. Cho bé ăn súp gà

Với những bé đã ăn dặm, mẹ có thể sử dụng phương pháp dân gian này. Đây là một mẹo phổ biến để trị cảm lạnh, nghẹt mũi cho bé. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà chế biến sao cho phù hợp. Mẹ có thể xay nhuyễn cháo gà, bổ sung thêm các loại rau gia vị.

[inline_article id=58178]

Phòng tránh ngạt mũi cho bé

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh ngạt mũi cho trẻ hiệu quar nhất. Đầu tiên mẹ nên giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, kế đến không nên cho bé đến những nơi nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm.

Khi ngủ các mẹ có thể kê thêm gối cho bé, bế bé ở tư thế thẳng. Tắm cho bé trong phòng ấm hoặc sử dụng máy tạp độ ẩm trong phòng của bé.

Trong trường hợp nếu đã áp dụng các cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà tình trạng bệnh không bớt, bạn nên đưa bé đi khám, tránh biến chứng nguy hiểm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Thuốc hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi khi nào cần thiết? Lưu ý khi sử dụng!

Nguyên tắc bất di bất dịch khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi nói riêng và trẻ dưới 1 tuổi nói chung đó là; bất kỳ loại thuốc điều trị nào; kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, nhà xa trung tâm y tế, không thể kịp thời đưa đến bác sĩ chuyên khoa; những am hiểu về thuốc hạ sốt sẽ giúp mẹ hạn chế các nguy cơ cho bé. Một phần nghe theo hướng dẫn của dược sĩ bán thuốc; phần quan trọng còn lại là đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

1. Các dạng thuốc hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi phổ biến

Các dạng thuốc hạ sốt cho trẻ

Có tên gọi chung là thuốc hạ sốt nên nhiệm vụ chính của các loại thuốc này thường có tác dụng giúp cho thân nhiệt của cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường, khoảng 37 độ C. Thuốc hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi có hai dạng khác nhau: Dạng gói bột và dạng viên đạn.

Dạng gói bột thường có vị ngọt, mùi thơm của một số loại trái cây, hợp với sở thích trẻ, hiệu quả hạ sốt nhanh, chỉ khoảng 15-30 phút sau khi uống. Với dạng này, hầu hết các nhà thuốc đều bán và thường hỏi mẹ về cân nặng và tuổi của trẻ.

Hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg, tùy theo cân nặng dược sĩ sẽ cho loại phù hợp. Cụ thể trẻ 10kg sẽ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150mg.

Dạng viên đạn phù hợp với những trường hợp trẻ sốt cao; nôn ói; quấy khóc và bỏ bú mẹ có thể sử dụng loại còn lại để nhét hậu môn.

  • Trẻ 1 tháng – 5 tháng tuổi có cân nặng từ 4-6kg sử dụng dạng 80mg.
  • Trẻ 6 tháng – 12 tháng nặng 7-12kg dùng dạng 150mg.
  • Trẻ 2 tuổi – 9 tuổi nặng 12-24kg đặt dạng viên đạn 300mg.

2. Khi nào cho trẻ 5 tháng tuổi thuốc hạ sốt?

Ngay từ sau khi sinh, thông qua những biểu hiện của trẻ và quan sát thêm bằng mắt thường; mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng, nách thấy nóng, môi và má ửng đỏ hơn bình thường. Bước tiếp theo là sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt chính xác từ đó có hướng xử trí thích hợp.

Trường hợp nhiệt độ dưới 39 độ C: Mẹ không nên dùng thuốc hạ sốt mà cần lau mát kết hợp nới rộng quần áo, chườm ấm tích cực cho trẻ bằng khăn ấm, lau trán, nách, bẹn. Cặp lại nhiệt độ cho trẻ sau khi chườm.

Trường hợp nhiệt độ trên 39 độ C: Mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4-6 giờ, trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi:

  • Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, phồng thóp.
  • Trẻ bị sốt 39 – 40 độ C dù đã uống thuốc nhưng không giảm sốt.
  • Đã điều trị tại nhà quá 4 – 5 ngày vẫn không khỏi hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.

3. Thuốc hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi

Thuốc hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi

Nhìn chung, nếu cơn sốt của trẻ 5 tháng tuổi không quá khó chịu; mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Có 4 loại thuốc hạ sốt không kê đơn bao gồm: Acetaminophen; Ibuprofen; Naproxen và Aspirin. Tuy nhiên, thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ 5 tháng tuổi theo khuyến cáo chỉ có Acetaminophen. Liều Acetaminophen khuyến cáo cho trẻ em cần được chỉ định bởi bác sĩ nhi khoa.

4. Lưu ý trong cách hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi

  • Thuốc hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi phù hợp: Với trẻ sơ sinh, thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”.
  • Chỉ sử dụng 1 loại thuốc: Hàm lượng paracetamol khuyến cáo sử dụng cho trẻ thường được xác định trong khoảng 60 mg/ kg mỗi ngày. Vì vậy, nếu mẹ cho bé sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc, bé có nguy cơ bị ngộ độc do quá liều paracetamol.
  • Chỉ dùng thuốc khi trẻ bị sốt cao: Không giống như người lớn; nhiệt độ trung bình của trẻ thường cao hơn; và đặc biệt tăng nhanh vào buổi chiều tối. Ngoài ra, theo ý kiến của các chuyên gia y tế, những trường hợp sốt dưới 38 hoặc tới 39 độ C là sốt nhẹ và vừa, không nên sử dụng thuốc. Chỉ trong những trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ; mẹ mới sử dụng thuốc để hạ sốt cho bé.
  • Kết hợp nhiều biện pháp: Trong cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, song song với việc sử dụng thuốc, mẹ có thể dùng khăn lau mát da, cởi bỏ bớt quần áo và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát để hạ sốt. Cho bé uống nước trái cây như cam chanh hoặc oresol để bổ sung lượng nước đã mất và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt – Cẩn thận viêm gan siêu vi B

Những người lần đầu lên chức bố, mẹ ngoài niềm vui có thêm một thiên thần nhỏ còn có thêm những nỗi lo từ những lần giật mình bất thường, từ một lần trẻ bỏ bú… Với những trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da ngay sau khi sinh càng khiến lo thêm lo.

Nếu sau một vài ngày, bác sĩ cho mẹ bồng bé về ngôi nhà thân yêu thì đó là niềm vui vô bờ vì trẻ chị bị vàng da sinh lý bình thường. Còn nếu phải ở lại lâu dài để điều trị, mẹ sẽ thêm muôn phần lo lắng vì lúc này trẻ có thể các bệnh lý nguy hiểm hơn.

Vàng da và vàng mắt

Theo các con số thống kê gần đây, hơn 50% trẻ sơ sinh sau khi chào đời từ 2-3 ngày xuất hiện hiện tượng lòng trắng mắt biến thành màu vàng. Phần lớn trẻ chỉ có duy nhất triệu chứng này mà không kèm theo dấu hiệu nào khác. Các bác sĩ kết luận rằng trẻ bị bệnh vàng da mắt do vàng da sinh lý gây ra. 90% sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày.

trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có thể do vàng da sinh lý cũng có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm

Nếu sau khi về nhà, mẹ phát hiện mắt trẻ vàng hơn, có nhiều ghèn, nước mắt cũng vàng thì có thể bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bé các bệnh lý nghiêm trọng.

Bản chất của hiện tượng vàng mắt

Chứng vàng mắt là một biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thấy màu vàng ở lòng trắng mắt. Đây là triệu chứng hay gặp của hội chứng vàng da.

Nguyên nhân của hiện tượng tăng Billirubin gây vàng mắt có thể do Bilirubin được sản xuất nhiều quá nức bình thường, do giảm thu nạp Bilirubin vào gan hoặc giảm bài tiết cào túi mất do tắc nghẽn đường mật. Vì vậy, vàng mắt có thể là dấu hiệu của bệnh máu hoặc ký sinh trùng, thuốc… hoặc bệnh của gan như viêm gan A, B, C… hoặc các bệnh của mật.

Đối với trẻ sơ sinh, có thể trẻ đã mắc bệnh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được được trị sớm.

[inline_article id=61371]

Vàng mắt do viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị viêm gan B, phần lớn các trường hợp có triệu chứng rất mơ hồ, nếu không quan sát kỹ mẹ khó mà nhận biết được. Nhiều trường hợp mẹ chủ quan, bệnh trở nặng mới đưa trẻ tới bệnh viện điều trị dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

Một số biểu hiện của bệnh viêm gan B có thể xuất hiện đó là:

  • Tròng mắt và làn da chuyển vàng
  • Trẻ không hoạt động nhiều mà ngược lại là la khóc.
  • Màu nước tiểu đục hơn bình thường
  • Trẻ sơ sinh bỏ bú
  • Nôn ói nhiều lần, đi ngoài phân lỏng
  • Trẻ bị sốt cao

Trên thực tế các biểu hiện này khó xuất hiện ngay khi bé mới chào đời,mẹ nên chú ý để có thể phát hiện được khi bé từ 3-4 tháng trở lên.

Phòng tránh lây nhiễm viêm gan B cho trẻ

Có đến 90% các trường hợp viêm gan B ở trẻ nhỏ do sự lây truyền virus gây bệnh từ người mẹ. Chính vì vậy, ngay từ khi có ý định mang thai, mẹ cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh. Nếu đang mang thai mà có mắc bệnh viêm gan B cần phối hợp với bác sĩ kiểm tra sức khỏe thai nhi thường xuyên.

trẻ sơ sinh bị vàng mắt 1
Cách tốt nhất để phòng bệnh là mẹ tiêm vắc-xin viêm gan B trước khi mang thai

Thông thường,trong thời kỳ mang thai người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B, em bé cần được tiêm globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG) cùng với vắc-xin viêm gan B giúp bảo vệ ngắn hạn trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Biện pháp này phóng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.

Ngay cả với những trẻ không mắc bệnh cũng cần được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B. Ở Việt Nam, chương trình tiêm chủng vắc-xin viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh đã được tiến hành từ năm 2003. Nhờ vào chiến dịch này, số lượng trẻ sơ sinh bị nhiễm virus đã giảm xuống dưới 2%.

Trẻ nên được tiêm khi mới sinh, khi được từ 1 đến 2 tháng tuổi và khi được từ 6 đến 8 tháng tuổi. Những người trưởng thành không mang virus cũng không nên chủ quan và cần được tiêm 3 mũi đầy đủ.

[inline_article id=68025]

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị vàng mắt là một trong những dấu hiệu nhận diện nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau, trong đó có bệnh viêm gan siêu vi B. Mẹ nên chủ động phòng tránh cho mình để tránh lây nhiễm cho bé nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

7 nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc phổ biến

Đồng hồ sinh học của trẻ trong gia đoạn trước 1 tuổi về cơ bản khác so với người lớn. Bé ngủ nhiều hơn về ban ngày và có thể thức giấc vào buổi đêm. Tùy theo cách mẹ rèn luyện cho bé mà có thể thay đổi được tình trạng này. Nắm rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc sẽ giúp mẹ điều chỉnh dễ dàng hơn.

1. Trẻ cảm thấy không an toàn

Với những trẻ sơ sinh quen với hơi ấm của mẹ, đột nhiên phải ngủ một mình trong căn phòng rộng rãi, xa lạ thường sẽ cảm thấy không được an toàn. Đó là lý do trẻ thức giấc về đêm và quấy khóc.

nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc 2
Xa rời môi trường an toàn trong bụng mẹ khiến trẻ cảm thấy không an toàn và khó ngủ

Thêm một cách lý giải khác cho nguyên nhân này đó là do trẻ đã quen với sự bảo bọc êm ái trong bụng mẹ nên khi thay đổi môi trường sống sẽ khiến trẻ khó thích nghi và khó ngủ. Nếu bé yêu khó ngủ, mẹ nên kiên nhẫn, tập từ từ để trẻ quen với việc ngủ riêng. Tốt nhất nên xen kẽ để trẻ ngủ ở nơi quen thuộc sau đó thay đổi dần.

2. Tiếng ồn

Tiếng ồn là thủ phạm gây gián đoạn giấc ngủ phổ biến không chỉ ở người lớn mà cả với trẻ nhỏ sau sinh.

Tương tự như cách lý giải về nguyên nhân trẻ cảm thấy thiếu an toàn ở trên, đa phần, bé sơ sinh vẫn quen với sự yên tĩnh trong bụng mẹ nên trong những tháng đầu đời chưa kịp thích nghi với tiếng ồn xung quanh. Đặc biệt về đêm, khi chính môi trường tự nhiên đã tĩnh lặng mà có ồn ào từ những tiếng nói chuyện hoặc âm thanh từ tivi, máy phát nhạc… càng khiến bé khó chịu. Cách khắc phục tốt nhất là hạn chế tối đa tiếng ồn nơi bé ngủ.

[inline_article id=176490]

3. Chỗ nằm “có vấn đề”

Theo nghiên cứu, giấc ngủ của nhiều trẻ bị ảnh hưởng do chỗ nằm không được thoải mái hoặc bị ẩm ướt… Chuẩn bị phòng ngủ cũng cẩn thận giúp giấc ngủ của bé thêm sâu.

Taho cho bé nơi ngủ tiện lợi bằng cách thường xuyên kiểm tra tình trạng của bỉm, tã ướt át, do bé tè nhiều sẽ khiến bé trở nên khó chịu, bứt rứt không yên và phải thức dậy giữa đêm khóc vì bị ướt, bị lạnh.

4. Tinh thần bị kích động

Đó là một cách lý giải về tâm lý của trẻ khi bị tác động bên ngoài khiến cho tinh thần không ổn định. Chẳng hạn, khi không chịu ngủ cha mẹ thường hay la mắng, dọa nạt hoặc kể với bé về những con ma, ông kẹ nhằm mục đích khiến bé sợ hãi và bắt đầu đi ngủ…Những việc làm này có thể sẽ có tác dụng nhưng lại làm trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình đôi khi khóc thét bởi những giấc mơ xấu…

nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc 1
Để trẻ vui chơi thoải mái, khi đã thấm mệt bé sẽ đòi được ngủ và ngủ sâu giấc

5.Trẻ bị ép ngủ

Bé bị ép ngủ trong khi vẫn đang muốn chơi đùa hoặc đơn giản là cơn buồn ngủ chưa ghé thăm. Đó là lý do mẹ có tạo môi trường yên ắng, nơi ngủ có thoải mái và hát ru cả tiếng đồng gồ nhưng đôi mắt bé vẫn long lanh. Lời khuyên là hãy cứ để bé chơi đùa tự nhiên, khi mệt và buồn ngủ thì bé tự khắc sẽ đòi mẹ để được ngủ.

Mẹ cũng lưu ý, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, thời gian ngủ với bé tùy thuộc vào nhu cầu, mẹ khó lòng rèn thói quen sinh hoạt có giờ giấc với trẻ. Nhưng sau đó mẹ có thể lập cho trẻ một thời gian biểu nhất định cho giấc ngủ. Việc làm này giúp trẻ ngủ đủ giấc, đến giờ là bé sẽ tự ngủ.

6. Bé bị đói

Đói có thể là một nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc và quấy khóc. Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nhỏ nên khoảng cách giữa các bữa ăn thường từ 2-3 giờ. Mẹ cần cho bé bú nhiều lần, đặc biệt trước khi ngủ nên cho bé bú no vừa phải để bé ngủ sâu giấc hơn.

[inline_article id=102360]

7. Không cho trẻ ăn quá no

Mẹ nên cho bé bú no hoặc ăn nhẹ trước khi ngủ nhưng không đồng nghĩa với việc ăn quá no hoặc khi trẻ ăn dặm lại bổ sung thực phẩm giàu protein vì chúng cũng khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc nên ngủ không ngon.

Ngoài ra, các loại đồ uống lợi tiểu cũng khiến bàng quang của trẻ căng tức nhanh hơn nên phải thức giấc. Mẹ lưu ý cũng không nên ăn đồ ăn có nhiều nước, lợi tiểu trước khi đi ngủ.

Trên đây là 7 nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc phổ biến. Nếu chẳng may bé yêu nhà bạn thức giấc do những điều trên, nhanh chóng điều chỉnh mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Điểm danh 4 thói quen ảnh hưởng đến thóp trẻ sơ sinh

Dân gian vẫn tương truyền câu chuyện đội nón che thóp trẻ sơ sinh sẽ giúp tránh bệnh cảm, cúm. Thực tế, bệnh của trẻ là do vi khuẩn, virus gây ra. Bảo vệ thóp cần đúng cách và đúng thời điểm, nếu không sẽ phản tác dụng.

Mẹ hiểu gì về thóp trẻ sơ sinh?

Trên đầu bé sơ sinh có 2 thóp trước và sau. Thóp trước nằm giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Khi chạm vào thóp, mẹ có thể thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ xung quanh.

thóp trẻ sơ sinh
Chăm sóc thóp trẻ sơ sinh cần kết hợp kiến thức khoa học và kinh nghiệm dân gian hợp lý

Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên. Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ mẹ bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể xảy ra chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Sau khi sinh, dù cố gắng quan sát nhưng mẹ cũng khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. Thóp trước thường tồn tại lâu hơn, 12 đến 18 tháng sau khi sinh.

4 thói quen ảnh hưởng đến thóp trẻ

Việc chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh cần cẩn thận, tránh va đập mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đến một số thói quen không tốt sau đây:

1. Cắt tóc máu cho trẻ quá sớm

Phong tục cắt tóc vào ngày đầu tháng cho trẻ xuất hiện ở nhiều vùng miền. Tuy nhiên, theo góc nhìn từ y khoa, cắt tóc quá sớm cho trẻ là không an toàn cho thóp.

Thông thường ngoài 1 tuổi, thóp của trẻ mới bắt đầu liền, khi đó cắt tóc máu được cho là an toàn vì chúng không còn giữ vai trò bảo vệ nữa. Thêm nữa, hành động cắt tóc nếu không được thực hiện cẩn trọng có thể làm tổn thương da đầu bé.

Tuy nhiên, ở một số ít trẻ tọc dày và mọc nhanh, nhiều mẹ muốn cắt tóc máu để thông thoáng vùng đầu. Kết hợp với việc thóp liền sớm hơn có thể tiến hành ngoài 6 tháng tuổi. Lưu ý để lại một lớp dài chừng 1cm.

[inline_article id=774]

2. Giữ ấm quá mức

Theo nghiên cứu, đầu chính là bộ phận tạo nhiệt nhiều nhất, khoảng 40% thân nhiệt của bé. Nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Đó là cơ sở để bác sĩ đưa ra lời khuyên dùng mũ che thóp trong tháng đầu tiên với trẻ, đặc biệt là bé sinh non.

Với những trẻ qua thời gian ở cữ của mẹ, khoảng 3 tháng thì việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, nếu nhiệt độ phòng đã đủ ấm. Nhiệt độ phòng tiêu chuẩn là từ 28-30 độ C. Nếu là bé sinh non thì điểu chỉ ở 30-32 độ C.

thóp trẻ sơ sinh 1
Đội mũ che thóp cho trẻ cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả

Về quan niệm, đội mũ che thóp làm tăng nhiệt độ của não ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp thì chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh. Trẻ bị nóng ra mồ hôi nhiều chỉ dẫn đến ốm, sốt.

Giữ ấm thóp trẻ đúng cách là khi cho bé đi ra ngoài, nhiệt độ lạnh hoặc những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh.

4. Cho trẻ nằm gối sớm

Gối cho trẻ sơ sinh có thực sự cần thiết? Trong giai đoạn đầu mẹ không cần mua gối cho trẻ mà chỉ cần tận dụng một chiếc khăn mềm để tránh trường hợp bé bị sặc sữa khi nằm bú.

Cho trẻ nằm gối quá sớm có thể ảnh hưởng vùng đầu và thóp nếu mẹ không biết cách vì giai đoạn mới sinh, xương đầu của bé vẫn còn rất mềm nên nếu gối quá lâu, xương sẽ bị biến dạng theo tư thế nằm.

[inline_article id=161623]

5. Lạm dụng thuốc canxi

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu lạm dụng thuốc chứa nhiều canxi. Điều này có thể gây ra hiện tượng bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín. Điều này sẽ tạo cho não của bé phải chịu áp lực quá lớn khi bé được sinh ra. Mẹ hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này bằng cách bổ sung thực phẩm chứa canxi.

Như vậy, ngoài việc cẩn trọng trong cách chăm sóc thóp trẻ sơ sinh mẹ cũng cần lưu ý các thói quen gây ảnh thưởng đến bé yêu từ lúc mang bầu nữa nhé!