Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hội chứng West ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, cách điều trị

Trong bài viết này, cha mẹ sẽ cùng Marrybaby tìm hiểu về hội chứng West ở trẻ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị phổ biến hiện nay.

1. Hội chứng West là gì?

Hội chứng West (West Syndrome) còn được gọi là hội chứng co thắt ở trẻ nhũ nhi, là một thể đặc biệt của bệnh động kinh thứ phát ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hội chứng West được đặt theo tên của bác sĩ người Anh William James West, người đầu tiên mô tả tình trạng này ở đứa con trai 4 tháng tuổi của mình vào năm 1841.

Nhìn chung, hội chứng West rất hiếm gặp và sẽ thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng West chỉ khoảng 6/10.000 trẻ, cụ thể là trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Trong số đó, tỷ lệ xảy ra ở bé trai chiếm hơn 50% trong tổng số các ca mắc.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng West

Hội chứng West có thể xuất hiện sau khi trẻ có bất kỳ tổn thương nào liên quan đến não bộ; bao gồm cả trước và sau khi sinh. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng West ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bị u xơ cứng củ.

U xơ cứng củ phức hợp (Tuberous Sclerosis Complex – TSC) là nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng West. Đây không phải là một bệnh lý ác tính; mà là một dạng đột biến gen di truyền trội liên quan đến bệnh động kinh; khối u ở mắt; tim; thận có biểu hiện bất thường ở da.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân cụ thể khác cũng có thể gây ra hội chứng West ở trẻ; bao gồm:

2.1 Chấn thương não bộ

Bất kỳ tình trạng chấn thương nào liên quan đến não đều có thể gây ra tình trạng động kinh ở trẻ. Một số chấn thương có thể kể đến như:

2.2 Các biến chứng phức tạp ở não

Về mặt y khoa, một số biến chứng có thể xảy ra ở vùng vỏ não khu trú khi trẻ còn trong bụng mẹ sẽ có thể gây ra hội chứng West. Các biến chứng có thể xảy ra như: hội chứng não trơn (lissencephaly); não úng thủy (holoprosencephaly); hay hội chứng rối loạn di truyền Aicardi.

2.3 Đột biến gen (di truyền)

Một số trường hợp đột biến gen có thể gây ra tình trạng co thắt, động kinh ở trẻ bao gồm: hội chứng bệnh Down ở trẻ (trisomy 21); xơ cứng củ phức hợp (TSC); động kinh do rối loạn thiếu hụt CDKL5 (CDKL5 deficiency disorder); hội chứng Miller-Dieker.

2.4 Thiếu hụt Vitamin B6

Khả năng trao đổi chất của trẻ bị chậm hoặc bị rối loạn bẩm sinh có thể gây ra tình trạng động kinh ở trẻ. Nghĩa là những chất dinh dưỡng khi được nạp vào cơ thể sẽ không thể chuyển hóa và hấp thụ.

Trong một số ít trường hợp, trẻ bị thiếu hụt Vitamin B6 cũng có thể mắc hội chứng này.

Ngoài ra, 8% – 42% trường hợp là bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng West ở trẻ.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng West

Dấu hiệu và triệu chứng hội chứng west

Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ mắc hội chứng West:

  • Trẻ chậm phát triển nhận thức, hoặc thoái triển tinh thần vận động.
  • Điện não đồ của trẻ cho ra những sóng não bất thường và có sự hỗn loạn.
  • Trẻ đột nhiên bị co giật, uốn cong, ưỡn người về phía trước tại phần thắt lưng, gập người lại. Mỗi cơn co giật ở trẻ chỉ kéo dài vài giây; những sẽ xảy ra theo từng đợt. Mỗi đợt trẻ mắc hội chứng West có thể co giật từ 60 – 150 cơn co giật trong một ngày.

Ngoài ra trẻ mắc hội chứng này cũng có thể có các biểu hiện khác như:

  • Cáu kỉnh.
  • Biếng ăn, bỏ bú.
  • Thay đổi thói quen ngủ. Ngủ nhiều hơn vào ban ngày và ít hơn vào ban đêm.
  • Ít đáp ứng với môi trường xung quanh, thể hiện bằng sự thờ ơ, hay vẻ mặt đờ đẫn.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị.

>> Mẹ xem thêm: Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

4. Hội chứng West có lây truyền không?

Hội chứng West không phải là bệnh truyền nhiễm, nên sẽ không lây truyền từ người bệnh này sang người bệnh khác.

>> Bệnh truyền nhiễm: Bệnh thủy đậu ở trẻ – Cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu

5. Cách chẩn đoán và điều trị hội chứng West

Chẩn đoán và điều trị

Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân và chẩn đoán trẻ mắc hội chứng West, các bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi về tình trạng sức khỏe; đồng thời thực hiện đo điện não đồ (EEG) cho trẻ. 

Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh West (co giật nhũ nhi) sẽ cần một số xét nghiệm bổ sung ngoài điện não đồ (EEG). Một số xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) não.
  • Xét nghiệm máu kiểm tra bệnh lý di truyền.
  • Xét nghiệm nước tiểu, chọc dịch tủy sống và các xét nghiệm khác để xác định chính xác các nguyên nhân tiềm ẩn.

6. Hội chứng West ở trẻ có chữa được không?

Thông thường, có 3 cách điều trị hội chứng West ở trẻ, nhưng vẫn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bé. Dưới đây là 3 phương pháp điều trị thường được áp dụng:

6.1 Điều trị hội chứng West bằng thuốc

Phương pháp điều trị tình trạng co thắt nhũ nhi bằng thuốc, là để cố gắng kiểm soát và ngăn chặn các cơn co thắt sẽ xảy ra. 

Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Corticosteroid.
  • Sodium valproate (Epilim).
  • Sử dụng Hormone vỏ thượng thận (ACTH).
  • Vigabatrin (Sabril): Đây là thuốc chống động kinh. Và thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Có nhiều loại thuốc steroid khác nhau có thể được sử dụng, chẳng hạn như:

  • Prednisolone sử dụng bằng cách uống.
  • Hydrocortisone được sử dụng để uống hoặc tiêm trực tiếp.
  • Tetracosactide được sử dụng bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc steroid phải được sử dụng cẩn thận vì cách điều trị này có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu.

6.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Trong một vài trường hợp đặc biệt, phẫu thuật cắt bỏ vỏ não khu trú có thể giúp chữa khỏi triệu chứng co giật.

6.3 Điều trị bằng chế độ ăn

Phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống Keto (thường được gọi là chế độ ăn ketogenic) cũng có thể hữu ích cho một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh West.

Cụ thể với chế độ này cha mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường; tinh bột, mì chính. Đồng thời, tăng cường rau xanh, các loại cá, trái cây, dầu thực vật,… hằng ngày cho trẻ

Trường hợp, nếu trẻ mắc hội chứng West, các bé sẽ chịu tình trạng có giật trong thời gian dài. Lúc này, các bác sĩ sẽ thảo luận với cha mẹ về kế hoạch điều trị sao cho phù hợp.

Cho đến nay, hội chứng West vẫn là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ, nhưng đồng thời cũng rất nguy hiểm vì mức độ phức tạp; cũng như biến chứng của bệnh trạng. Nếu cha mẹ phát hiện trẻ mắc phải tình trạng này, thì hãy quay video lại khi trẻ có triệu chứng. Đó là cách giúp cho bác sĩ nhận diện chính xác tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu bé sắp rụng rốn và cách chăm sóc sau khi rụng rốn

Vậy khi nào thì cuống rốn của bé sẽ khô và tự rụng? Dấu hiệu bé sắp rụng rốn trông ra sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây.

1. Dấu hiệu bé sắp rụng rốn là như thế nào?

Thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh thông thường là từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, con số này không cố định ở tất cả các bé. Vì rốn của bé có thể sẽ rụng sớm hoặc trễ hơn.

Dấu hiệu trẻ sắp rụng rốn
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? Thông thường là từ 8 – 15 ngày sau khi sinh, rốn của trẻ sẽ rụng

Dấu hiệu bé sắp rụng rốn trông như thế nào?

  • Rốn bé bắt đầu rụng dần khi có dấu hiệu khô lại không còn ướt nữa.
  • Rốn bé sắp rụng sẽ có biểu hiện se lại và chuyển màu nâu xám; có khi chuyển qua màu xanh.
  • Rốn bé bắt đầu sẽ khô từ 6-8 ngày; và bắt đầu rụng từ 8-15 ngày.

2. Cách chăm sóc trẻ trước và sau khi rụng rốn

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh rụng rốn
Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh rụng rốn

2.1 Cách chăm sóc trước khi trẻ rụng rốn

Sau khi chào đời, dây rốn của trẻ sẽ được kẹp và cắt đi. Nhưng mẹ yên tâm là con sẽ không cảm thấy đau khi dây rốn bị cắt và bị kẹp lại sau đó. 

Trong những ngày trước khi rụng rốn, rốn của trẻ sẽ có màu vàng sáng bóng; và dần chuyển sang màu nâu, đen xám hoặc màu xanh. Lúc này mẹ cần chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ như sau:

  • Luôn giữ cuống rốn khô, thoáng, sạch sẽ.
  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ.
  • Để hở phần rốn ra bên ngoài, để rốn nhanh khô hơn.
  • Mẹ hạn chế để cho phần rốn của trẻ bị ướt quá lâu, vì có thể nhiễm khuẩn.
  • Tuyệt đối không dùng xà phòng; hoặc cồn 70 độ để vệ sinh cuống rốn cho bé.
  • Nếu cuống rốn của trẻ có xuất hiện dịch mủ, hoặc rỉ máu; mẹ hãy dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh cho con.
  • Tuyệt đối không tự ý bứt cuống rốn khi cha mẹ thấy dấu hiệu rốn bé sắp rụng. Nếu làm vậy, rốn của con sẽ bị chảy máu và nhiễm trùng.

>> Mẹ xem thêm: Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để “giữ vía” cho con thông minh?

2.2 Cách chăm sóc sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn

Sau khi trẻ rụng rốn, mẹ sẽ cần tiếp tục theo dõi và chăm sóc con từ 7 – 10 ngày cho đến khi rốn của con khô và lành hoàn toàn. Tương tự, mẹ cũng giữ cho rốn của con được thoáng khí, sạch sẽ; cũng như hạn chế tiếp xúc nước quá lâu. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên dùng băng để che cuống rốn của con. Vì điều này sẽ làm rốn của con lâu khô và lâu lành hơn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

3. Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng mẹ cần chú ý

Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng có biểu hiện nhiễm trùng
Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng có biểu hiện nhiễm trùng

3.1 Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng có biểu hiện nhiễm trùng

Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (Umbilical Cord Infection) rất có thể là do mẹ vệ sinh rốn cho con không kỹ. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé sắp rụng rốn nhưng có thể bị nhiễm trùng:

  • Bé có thể sốt và quấy khóc.
  • Rốn bé bị sưng và đỏ xung quanh.
  • Chân rốn bắt đầu chảy dịch mủ ra ngoài và có mùi hôi.

3.2 Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trong như có u hạt

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh (Umbilical granuloma) sau khi rụng rốn là tình trạng phần chân rốn của trẻ còn sót lại sau khi rụng. Cha mẹ có thể nhận thấy một cục nhỏ màu đỏ, rỉ dịch ra ngoài. 

Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, tức là lâu hơn 21 ngày. Mặc dù tình trạng này có thể tự khỏi sau 1 tuần. Nếu không, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ sơ sinh rụng bị chảy máu và có mùi

3.3 Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng bé bị thoát vị rốn

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh (Umbilical hernia) là tình trạng tại rốn của trẻ có một khối lồi ra có thể chứa ruột hoặc tạng khác trong ổ bụng do lớp cân cơ chỗ này còn lỏng lẻo.

Thông thường tình trạng này sẽ tự khỏi sau khi trẻ từ 12 – 18 tháng. Nhưng nếu tình trạng vẫn kéo dài đến lúc trẻ 5 tuổi, khối u của con sẽ cần được bác sĩ can thiệp để phẫu thuật.

>> Xem thêm: Dấu hiệu rụng rốn ở trẻ sơ sinh: Khi nào mẹ cần lo?

Tóm lại, các dấu hiệu của trẻ khi sắp rụng rốn mẹ sẽ rất dễ nhận ra, và thời gian rụng rốn là trong khoảng 2 tuần sau sinh. Thế nên mẹ hãy chú ý quan sát và theo dõi rốn của con trong thời gian này. Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về dấu hiệu trẻ sơ sinh sắp rụng rốn, cả tình trạng bình thường và nhiễm trùng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng là như thế nào?

Dưới đây, Marrybaby sẽ gửi đến cha mẹ một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng sẽ trông như thế nào. Để mẹ có thể phân biệt, cũng như có cách chăm sóc phù hợp.

1. Rốn trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Rốn ở trẻ sơ sinh bình thường (Normal Umbilical Cord) là một chiếc rốn rụng đúng thời gian, khô ráo, sạch sẽ và hoàn toàn không có mùi hôi.

  • Rốn trẻ sơ sinh bình thường sẽ rụng từ khoảng 7-10 ngày sau sinh.
  • Rốn ở trẻ sơ sinh bình thường sau khi cắt sẽ còn cuống rốn khoảng từ 2-3 cm.
  • Đôi khi, ở một số bé sẽ gặp tình trạng chảy máu sau khi rụng rốn; và tình trạng này thường không quá đáng lo ngại.

1.1 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường trông như thế nào?

Dưới đây là những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường:

Hình ảnh kẹp cuống rốn trẻ sơ sinh
Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bình thường khi khô có màu đen tức là sắp rụng
Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bình thường khi khô có màu đen tức là sắp rụng
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh đúng cách để rốn của con không vị viêm nhiễm
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường trông như thế nào
Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bình thường sau khi rụng. Trông rất sạch sẽ và khô thoáng

1.2 Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng

Sau khi xem những hình ảnh rốn bình thường ở trẻ sơ sinh, ít nhiều cha mẹ đã hiểu hơn về chức năng của cuống rốn. Tiếp theo đây, cha mẹ cũng sẽ cần biết cách chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh; để tránh bị viêm nhiễm sau khi rụng rốn.

Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng:

  • Mẹ sử dụng tăm bông và nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh cuống rốn cho con tối thiểu mỗi ngày 1 lần.
  • Mẹ hạn chế để cuống rốn của con bị ướt quá lâu khi tắm.
  • Khi mặc tã cho con mẹ nhớ để hở phần cuống rốn, để rốn luôn khô thoáng.
  • Trong quá trình đợi cuống rốn lành hẳn, mẹ ưu tiên cho con mặc quần áo thoáng mát.

Một số vấn đề liên quan mẹ nên biết thêm:

2. Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là như thế nào?

Mặc dù rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khô và rụng một cách tự nhiên. Nhưng cũng có một số trường hợp, các bé không được vệ sinh rốn kỹ; nên đã gặp phải trường hợp rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi, bị chảy máu & mủ

Hay còn gọi là rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (Umbilical Cord Infection).

2.1 Nguyên nhân khiến của rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Vệ sinh dây rốn cho bé chưa đúng cách: Không lau rửa rốn thường xuyên, băng rốn quá chặt, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn; hoặc dùng các bài thuốc dân gian để xử lý rốn mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng:

  • Bé có thể bị sốt.
  • Bé sẽ khó chịu và quấy khóc dữ dội.
  • Phần cuống rốn của trẻ bị sưng và đỏ.
  • Vùng da xung quanh rốn của con bị sưng đỏ.
  • Rốn của con vẫn ướt sau khi đã rụng. Thậm chí có mủ và mùi hôi.

2.2 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Dưới đây là những hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sau khi rụng. Nguyên nhân rất có thể là do vệ sinh không đúng cách.

Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh không bình thường, do bị nhiễm trùng sẽ bị ướt do dịch mủ
Chân cuống rốn của trẻ bị nhiễm trùng sẽ có dịch mủ và mùi hôi
Phía chân cuống rốn của trẻ bị nhiễm trùng sẽ có dịch mủ và có mùi hôi

2.3 Nhận diện dấu hiệu và chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Trường hợp rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng; bị ướt; có dịch mủ; có mùi hôi sau khi rụng, điều mẹ nên làm là hãy đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chỉ định và hướng dẫn điều trị thích hợp. 

Có 3 mức độ chính khi rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (Theo tổ chức Y tế thế giới WHO):

  • Nhẹ: Đỏ khu trú ở chân rốn, da bụng quanh rốn bình thường.
  • Trung bình: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >= 2 cm.
  • Nặng: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >2 cm, không kèm viêm tĩnh mạch vùng hạ vị.

Cách chăm sóc và vệ sinh cuống rốn bị nhiễm trùng như sau:

  • Cho con uống thuốc theo đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ luôn rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh rốn cho con.
  • Mẹ dùng cồn 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 – 3% để vệ sinh cuống rốn cho.
  • Nếu con mặc tã cạp cao, mẹ nên kéo quần cạp phía trước để phần rốn được của con được thoáng khí cả ngày.

>> Mẹ nên xem thêm: Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị lồi trông như thế nào? Và có nguy hiểm không?

Tóm lại, nội dung và những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng đã nêu trên, chắc hẳn mẹ cũng đã biết cách theo dõi và chăm sóc con. Trường hợp con của mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cách tốt nhất là cho con nhập viện ngay mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

15 mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt hiệu quả

Chính vì thế, cha mẹ nên bỏ túi những mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt dưới đây. Nhưng trước tiên, cha mẹ nên nắm một vài dấu hiệu khi nào trẻ mọc răng.

1. Dấu hiệu trẻ mọc răng

Cha mẹ có thắc mắc tại sao mỗi lần mọc răng bé lại hay khóc rất nhiều không? Nguyên nhân là do khi mọc răng, bé sẽ đi kèm theo nhiều nhiều dấu hiệu và triệu chứng “khó ở” khiến bé nhà mình phải khó chịu.

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ mọc răng:

  • Phát ban trên mặt.
  • Ngủ không ngon giấc.
  • Khó khăn trong việc ăn uống.
  • Phần má vùng răng mọc bị sưng lên.
  • Trẻ chảy nước miếng nhiều, trẻ thích cắn đồ vật.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, thường là dưới 38 độ C.
  • Trẻ đau, ngứa nướu và sưng đỏ khu vực răng mọc.
  • Có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hoá : tiêu lỏng, són phân, biếng ăn,…

Trong các dấu hiệu trên, nướu sưng và ngứa là nguyên nhân chính khiến bé mỗi lần mọc răng bị đau và khó chịu. Chính vì thế cha mẹ hãy áp dụng những mẹo giúp bé mọc răng không đau, không khó chịu và tránh tình trạng khó khăn trong ăn uống.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ

2. Mẹo giúp bé mọc răng không đau

[key-takeaways title=”15 mẹo giúp bé mọc răng không đau”]

  1. Massage nướu cho trẻ.
  2. Dùng khăn lạnh để làm dịu nướu cho bé.
  3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé.
  4. Khử trùng đồ chơi của trẻ.
  5. Cho bé ăn thực phẩm mềm, mát lạnh.
  6. Cho bé uống nhiều nước.
  7. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  8. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
  9. Cho bé ngủ đủ giấc.
  10. Vệ sinh nước dãi của bé.
  11. Ôm ấp động viên bé.
  12. Cho bé uống thuốc giảm đau.
  13. Sử dụng lá hẹ.
  14. Dùng đậu xanh.
  15. Dùng quả na.

[/key-takeaways]

2.1 Massage nướu cho trẻ

Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Mẹo giúp bé mọc răng không đau đầu tiên chính là massage vùng nướu, lợi bị đau cho bé. Trẻ mọc răng thường có cảm giác đau và nhức ở nướu. Vì vậy, mẹ nên tìm cách xoa dịu nướu để giảm cảm giác đau.

Các mẹ nên sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu.

Mẹ cũng có thể dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.

2.2 Dùng khăn lạnh để làm dịu nướu cho bé

Mẹo giúp bé mọc răng không đau tiếp theo là dùng khăn lạnh chườm chỗ nướu bị đau của bé. Cha mẹ nên lấy một chiếc khăn sạch và nhúng vào nước lạnh; vắt thêm cho đến khi khăn gần hết nước thì cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông. 

Khi khăn đã được làm lạnh, cha mẹ hãy gấp khăn lại và đưa cho bé nhai hoặc chườm ở chỗ nướu bé bị đau. Mẹo giúp bé mọc răng không đau này sẽ làm bé dễ chịu bằng cách xoa dịu nướu. 

Nếu không dùng khăn, cha mẹ có thể dùng khăn bông hoặc vải có họa tiết gân. Trong quá trình dùng khăn lạnh, cha mẹ nên quan sát bé để tránh mọi nguy cơ bé bị nghẹt thở. 

2.3 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé

Mẹo giúp bé mọc răng không đau
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là mẹo giúp bé mọc răng không đau

Cách giảm đau khi trẻ mọc răng là gì? Trong thời gian mọc răng, bé dễ bị có mùi trong miệng, viêm nướu và bị vi khuẩn tấn công nướu cũng như răng miệng. Chính vì thế việc vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng; giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh về nướu và răng miệng của bé.

Để áp dụng mẹo giúp bé mọc răng không đau bằng cách vệ sinh răng miệng, cha mẹ có thể đánh răng cho trẻ với kem và bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Nếu bé còn quá nhỏ, cha mẹ cũng có thể dùng khăn mùi xoa nhúng nước muối sinh lí hoặc ít kem đánh răng dùng cho bé để lau lợi và răng.

2.4 Cất đồ chơi của trẻ

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ dễ bị ngứa nướu nên hay thích gặm đồ chơi hoặc gấu bông. Những món đồ chơi và gấu bông này nếu để bé ngậm phải sẽ dễ khiến răng miệng bé nhiễm trùng, càng khiến nướu bé đau hơn. 

Chính vì thế, mẹo giúp bé mọc răng không đau chính là mẹ nên cất toàn bộ đồ chơi, gấu bông của bé rồi cất vào tủ. Có như vậy bé mới không tinh nghịch mà ngậm đồ chơi. 

Mẹ cũng có thể cho bé ngậm núm vú giả đã qua khử trùng nếu bé ngứa nướu quá nhé.

2.5 Cho bé ăn thực phẩm mềm, mát lạnh

Ăn thực phẩm mềm, mát lạnh
Cho bé ăn thực phẩm mềm, mát lạnh là mẹo giúp bé mọc răng không đau

Khi mọc răng, trẻ bị đau nhức nướu nên việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn và bé cũng biếng ăn hơn. 

Mẹo giúp bé ăn uống không đau trong giai đoạn mọc răng chính là cho bé ăn những món ăn mềm như súp, cháo, rau củ xay nhuyễn,…

Đặc biệt, mẹ có thể cho bé ăn các món ăn vừa mềm vừa mát lạnh như sinh tố trái cây. Vì đồ ăn mát có thể làm dịu cơn đau nướu và đau răng của bé. 

2.6 Cho bé uống nhiều nước

Khi mọc răng, cơ thể bé dễ bị nóng, sốt. Việc nhiệt độ cơ thể tăng sẽ khiến bé khó chịu và đau đớn. Một mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt đó là cho bé uống nhiều nước.

Mẹ có thể bổ sung nước suối, nước lọc, nước ép trái cây tươi,… cho bé đều được. Kết hợp với mặc đồ thoáng mát, nhiệt độ phòng mát mẻ; theo dõi sát nhiệt độ cơ thể của bé để hạ sốt kịp thời.

Ngoài ra, khi mọc răng, bé cũng có thể bị tiêu chảy và dẫn đến mất nước. Việc bổ sung nước cho bé là vô cùng cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

2.7 Tăng cường hệ miễn dịch cho bé

Một mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt khác chính là tăng cường hệ miễn dịch để bé mau khỏi sốt và tránh khỏi sự tấn công từ vi khuẩn khoang miệng. 

Cha mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch của bé bằng cách:

  • Cho bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ đầy đủ.
  • Đối với bé trên 6 tháng tuổi, bổ sung cho bé vitamin, khoáng chất, sữa chua, cho bé vận động thường xuyên, ngủ đủ…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

2.8 Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng là mẹo giúp bé mọc răng không đau

Trẻ trong giai đoạn mọc răng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để răng mau mọc cũng như tăng cường sức khỏe cho bé.

Những chất dinh dưỡng bé cần được bổ sung trong giai đoạn mọc răng bao gồm:

  • Canxi( phô mai, sữa chua, hải sản, trứng, sữa,…);
  • Vitamin D3 (ngũ cốc, phô mai, dầu gan cá, lòng đỏ trứng gà, cá hồi, cá thu, cá mòi hoặc cá ngừ.);
  • MK7 (đậu tương lên men, thực phẩm chức năng bổ sung,…);
  • Vitamin C (súp lơ, ớt chuông, khoai tây, quả mọng,…);
  • DHA (Cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, tôm, cua,…).

2.9 Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ sẽ giúp bé quên đi cảm giác đau răng và phòng tránh tình trạng trẻ quấy khóc đêm. Chính vì thế, một mẹo giúp bé mọc răng không đau chính là đi ngủ và ngủ đủ giấc. 

Để giúp bé ngủ ngon, cha mẹ có thể:

  • Cho bé bú đủ trước khi ngủ.
  • Cho bé vận động vào ban ngày.
  • Bật nhạc nhẹ nhàng khi bé ngủ.
  • Massage cho bé trước khi đi ngủ.
  • Nên tắt ngay tivi và ôm hôn bé nhiều hơn.
  • Đảm bảo không gian êm ái yên tĩnh; nhiệt độ mát mẻ, ánh sáng thích hợp không quá sáng giúp bé ngủ sâu giấc hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

2.10 Vệ sinh nước dãi của bé

Mọc răng thường đi kèm với chảy nhiều nước dãi, điều này càng khiến bé dễ phát ban do nước dãi tích tụ trên hoặc xung quanh mặt của trẻ. Phát ban không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn làm da bé nhạy cảm hơn. 

Mẹo giúp bé mọc răng không đau da mặt là lau sạch nước dãi thừa trên mặt trẻ. Điều này sẽ ngăn ngừa kích ứng mọc răng do phát ban da ngứa, khó coi. Bạn cũng có thể cho bé mặc yếm khi đang mọc răng vì trẻ thường chảy dãi và làm ướt quần áo. 

2.11 Ôm ấp động viên bé

Việc âu yếm, ôm bé sẽ giúp bé cảm thấy được an toàn, thư giãn và quên đi việc đau. Việc mẹ ôm bé đồng thời cũng tạo ra một môi trường yên tĩnh để bé dễ ngủ hơn. 

Mẹ có thể áp dụng mẹo giúp bé mọc răng không đau bằng cách ôm trước khi bé đi ngủ. Để bé quên đi cơn đau và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

2.12 Cho bé uống thuốc giảm đau

Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn được khuyến cáo là phương án cuối cùng; sau khi đã áp dụng các mẹo giúp bé mọc răng không đau nhưng trẻ không cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ nhi khoa để tìm ra loại thuốc giảm đau phù hợp với trẻ, cùng với liều lượng phù hợp. 

Các loại thuốc như acetaminophen dành cho trẻ sơ sinh có thể giúp trẻ ngủ bằng cách giảm đau. Theo khuyến cáo của nha sĩ, nên tránh dùng gel mọc răng và thuốc có chứa benzocaine hoặc lidocaine cho bé vì những chất này có thể khiến trẻ khó nuốt và tê miệng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hạn chế sử dụng ibuprofen.

3. Bí kíp từ dân gian giúp bé mọc răng không đau, sốt

3.1 Sử dụng lá hẹ

sử dụng lá hẹ khi bé mọc răng bị đau
Sử dụng lá hẹ là mẹo giúp bé mọc răng không đau

Sử dụng lá hẹ là 1 trong những mẹo giúp bé mọc răng không đau hiệu quả. Lá hẹ có tác dụng kháng viêm và sưng rất tốt. Sử dụng lá hẹ sẽ giúp các bé giảm bớt cảm giác đau nhức răng, hạ sốt, chống viêm.

Cách dùng lá hẹ như sau:

  • Bước 1: Chọn những lá hẹ tươi xanh không bị dập nát đem rửa sạch để ráo nước. Các mẹ cần chọn số lượng theo cách dân gian như sau: Bé trai lấy 7 lá, bé gái lấy 9 lá.
  • Bước 2: Xay nhuyễn lá hẹ và vắt lấy nước cốt đựng trong 1 chiếc chén sạch.
  • Bước 3: Dùng miếng bông sạch thấm nước cốt lá hẹ và massage toàn bộ răng và lợi cho bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày mọc răng không sốt

3.2 Dùng đậu xanh

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Dùng đậu xanh cho các bé mọc răng giúp giảm sốt cho bé, kháng khuẩn, tăng khả năng giải độc. Vì thế, dùng đậu xanh là 1 trong những mẹo giúp bé mọc răng không đau hiệu quả không tác dụng phụ.

Các bước làm như sau:

  • Bước 1: Dùng khoảng 50g đậu xanh rửa sạch đem xay cho vỡ đôi sau đó đun cùng 1 lít nước trong 15-20 phút.
  • Bước 2: Khi nước nguội, lấy bông sạch thấm nước đậu xanh và massage toàn bộ răng và nướu cho trẻ. Nước đậu xanh sẽ làm mát và khiến bé thoải mái hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo đậu xanh cho bé ăn ngon mẹ nên thử ngay

3.3 Dùng quả na

Quả na có tác dụng trị sưng tấy, viêm nhiễm, giảm sốt cho các bé mọc răng sữa. Dùng quả na là một mẹo thuốc dân gian giúp bé bớt khó chịu và không đau khi mọc răng.

Cách dùng như sau:

  • Bước 1: Chọn 1 quả na chín mềm bỏ hạt lấy phần thịt băm nhuyễn.
  • Bước 2: Dùng thìa bón cho bé ăn liên tục trong thời gian bé mọc răng.
  • Bước 3: Nếu bé chưa ăn được, mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống.

Trẻ em nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng. Mỗi lần mọc răng, nướu bé đa phần đều sưng đỏ khiến bé đau đớn và khó chịu. Trên đây là 15 mẹo giúp bé mọc răng không đau. Hy vọng với 15 mẹo giúp bé mọc răng không đau này, bé sẽ không phải trải qua giai đoạn mọc răng kinh hoàng và nhiều nước mắt nữa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ

Vậy giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết là như thế nào? Cách chăm sóc ra làm sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ nhé.

1. Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh (SID – Segmental intestinal dilatation) hay còn gọi là hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng thể tích ruột của trẻ tăng hơn so với mức bình thường. Tình trạng này tương đối bình thường và không quá đáng lo.

Tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ thường sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm tình trạng giãn ruột xuất hiện có thể khác nhau tùy theo tốc độ phát triển của từng bé.

Thời gian giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Thông thường, hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài trong khoảng 2-3 tháng.

2. Dấu hiệu của tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

2.1 Bé không đi ngoài trong nhiều ngày

Bé sẽ không đi ngoài
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Bé sẽ không đi ngoài trong nhiều ngày liên tục.

Dó tình trạng giãn ruột ở trẻ đã làm tăng kích thước của đường ruột lớn hơn so với bình thường; nên sẽ chứa được nhiều phân hơn. Chính vì thế, bé sẽ cần nhiều thời gian hơn để cơ thể muốn đi ngoài.

Thời gian không đi ngoài giữa trẻ bú sữa mẹ và trẻ uống sữa công thức là:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Bé có thể không đi ngoài từ 7-10 ngày.
  • Đối với trẻ uống sữa công thức: Bé có thể không đi ngoài 3-5 ngày.

2.2 Bé rặn và gồng mình

Việc rặn và gồng mình là biểu hiện bình thường khi bé đang tập thói quen đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bé còn có thể có các biểu hiện khác như đỏ mặt, xì hơi,..

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có bình thường không?

2.3 Bé đi ngoài phân mềm

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn còn bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức; phân của trẻ sẽ mềm vì thành phần trong sữa phần lớn là nước. Vậy nên, khi trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý, phân của con sẽ mềm và sệt.

Nếu quan sát kỹ hơn, mẹ sẽ thấy phân của trẻ sẽ có màu vàng nâu, vàng nhạt đối với bé uống công thức; hoặc màu vàng tươi đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Trường hợp bé bị táo bón, phân của sẽ có màu đen hoặc xanh đậm.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

2.4 Bé ăn và bú nhiều hơn

Dấu hiệu nhận biết giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Bé sẽ bú nhiều hơn nha mẹ ơi

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì và có ảnh hưởng đến khả năng bú sữa của con không? Thực tế là trẻ sẽ bú và ăn nhiều hơn, do kích thước ruột của con đã tăng lớn hơn so với bình thường.

Sau khi con bú xong, dạ dày sẽ co bóp và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Từ đó kéo theo các cơ quan khác của con cũng làm việc nhiều hơn; và làm cho con ngủ sâu giấc hơn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy con đói  

2.5 Bé vẫn có vui chơi bình thường

Mặc dù tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể khiến con không thể đi ngoài theo tần suất thường ngày. Tuy nhiên, con vẫn khỏe mạnh và tham gia vui chơi bình thường.

Tình trạng này rất khác so với việc trẻ sơ sinh bị táo bón. Nếu con không thể đi ngoài nhiều ngày do táo bón, con sẽ khó chịu, cáu kỉnh và quấy khóc nhiều hơn.

>> Mẹ xem thêm: Những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

3. Phân biệt giữa giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh thường bị nhiều phụ huynh lầm tưởng thành trẻ bị táo bón. Vậy, làm sao để phân biệt giữa giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh?

Cách phân biệt hai tình trạng này như sau:

– Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh: Giãn ruột sinh lý xảy ra ở trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi. Mặc dù trẻ có thể không đi ngoài từ 7 – 10 ngày; hoặc thậm chí là 13 – 15 ngày. Nhưng bé vẫn bú mẹ bình thường. Đối với trẻ uống sữa công thức thì bé có thể đi ngoài từ 3 – 5 ngày. Mặc dù vậy, nhưng trẻ vẫn đi phân mềm và đều màu. Bên cạnh đó, bé cũng không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến ăn và ngủ.

– Trẻ bị táo bón: Táo bón có thể xảy ra ở trẻ thuộc bất kỳ độ tuổi nào, nhất là những trẻ uống sữa công thức hoàn toàn. Khác với hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân cứng và khô, phân có màu nâu đen. Khi bị táo bón, trẻ cảm thấy đau rát ở hậu môn khi đi ngoài. Trẻ cũng có thể bỏ bú, xì hơi nhiều và thường cảm thấy đau bụng và khó chịu khi muốn đi ngoài.

>> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì: Trẻ bị lồng ruột là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

4. Cách trị và khắc phục tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cách khắc phục và cách chăm sóc bé
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cách khắc phục và cách chăm sóc bé

Khắc phục tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là những cách gì? Marrybaby sẽ gợi ý cho mẹ 7 cách sau đây:

4.1 Bổ sung lợi khuẩn trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý

Khi con gặp hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể bổ sung các lợi khuẩn đường ruột hay còn gọi là probiotic cho trẻ. 

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được một số chủng lợi khuẩn có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón; và khả năng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn có thể đem lại một số lợi ích cho con như:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Giúp điều hòa nhu động ruột, tạo sóng co bóp để đẩy phân ra khỏi đường ruột.
  • Hỗ trợ điều hòa tính thấm ở đại tràng, từ đó giúp phân mềm và xốp để con dễ đi ngoài.
  • Hỗ trợ tiết chất nhầy sinh học, giúp tăng độ trơn bên trong ống tiêu hóa để phân dễ di chuyển ra ngoài.
  • Hỗ trợ tiết enzyme tiêu hóa để hấp thu triệt để nguồn dinh dưỡng. Từ đó, bé sẽ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn.

4.2 Massage bụng cho con

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì - Massage bụng cho bé
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì và chăm sóc như thế nào? Mẹ hãy massage bụng cho con để con cảm thấy dễ chịu

Khi con của mẹ gặp phải tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể massage bụng cho con để kích thích nhu động ruột, giúp con dễ đi ngoài hơn. Đồng thời giúp con dễ tiêu hóa và không bị đầy hơi sau khi ăn.

Mẹ chọn một không gian ấm áp, kín gió và thực hiện massage cho con như sau:

  • Massage theo chiều dọc. Bạn dùng hai tay nhẹ nhàng massage từ ngực dọc xuống bụng 10 lần.
  • Massage theo vòng tròn. Mẹ chia bụng trẻ thành 4 phần rồi đặt tay vào một phần bụng và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-15 giây. Mẹ lần lượt thực hiện thao tác này với 3 phần bụng còn lại theo chiều kim đồng hồ.
  • Massage hai chiều ngược nhau. Mẹ đặt hai tay lên bụng của con, một tay vuốt theo hướng lên trên và một tay theo hướng ngược lại khoảng 20 lần.

LƯU Ý: Khi massage cho con mẹ cần đảm bảo thao tác nhẹ nhàng và đều đặn. Đồng thời mẹ nên chọn thời điểm con không quá no. Tần suất massage là từ 1-2 lần / ngày.

>> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ là gì: Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có sao không?

4.3 Mẹ ưu tiên tắm nước ấm cho con

Tắm nước ấm cho bé gặp phải hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bé thư giãn, dễ ngủ, tăng tuần hoàn máu. Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé để làm ấm cơ thể và chữa chứng đầy bụng, khó tiêu.

Nước tắm cho bé nên rơi vào khoảng 35 độ C để vừa đủ ấm mà vẫn an toàn cho làn da của bé. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước tắm bằng khuỷu tay hoặc nhiệt kế. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần giữ phòng tắm ấm và không có gió.

[inline_article id=84760]

4.4 Cho con vận động tay chân nhẹ nhàng

Cho con tập thể dục và vận nhẹ nhàng
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cho con vận động tay chân nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột và con sẽ dễ đi ngoài hơn

Cho trẻ tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và không lo bị táo bón. Ngoài ra, việc cho con vận động thường xuyên sẽ giúp con lập trình thói quen tốt cũng như cho con cảm giác được ăn ngon miệng hơn. 

Mẹ có thể tập cho con tập theo những động tác sau:

  • Mẹ cho bé nằm ngửa, nắm nhẹ đầu gối của bé rồi di chuyển lên xuống theo hướng về bụng (như động tác đạp xe đạp).
  • Cho bé nằm ngửa, giữ hai chân của con rồi xoay tròn chân từ bụng sang hai bên rồi xuống dưới.
  • Mẹ tập cho con trong khoảng 10 – 15 phút trong lúc con cảm thấy thoải mái.

>> Mẹ xem thêm: Các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

4.5 Bổ sung thêm chất xơ cho con

Chất xơ có thể giúp làm mềm phân, nên sẽ hỗ trợ cực kỳ tốt cho việc đi ngoài của con. Bên cạnh đó, thời gian đi ngoài của trẻ cũng sẽ được rút ngắn lại.

Bé cần bú mẹ hoàn toàn (dưới 6 tháng tuổi), mẹ có thể tăng chất lượng chất xơ có trong sữa mẹ bằng cách ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như: khoai lang; chuối; lê; rau lang; rau mồng tơi; rau chân vịt; bơ,..

Khi được 6 tháng tuổi, bé có thể hấp thu dinh dưỡng qua việc ăn dặm. Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ có thể lựa cho con những loại sữa tăng cường bổ sung chất xơ. 

>> Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì, và bé nên ăn gì: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

4.6 Giữ vệ sinh khu vực của con

Nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ có thể có vi khuẩn, nấm mốc,.. gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón, tiêu chảy. 

Chính vì thế mẹ nên thường xuyên vệ sinh những nơi; và những vật dụng bé thường tiếp xúc để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.

4.7 Chườm ấm khi trẻ bị giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

Khi được chườm ấm vùng bụng, bé sẽ thấy dễ chịu hơn nhờ có sức nóng và sức nặng của khăn và đẩy hết hơi trong bụng ra ngoài.

Cách chườm ấm cho trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị 2 chiếc khăn và thau nước ấm.
  • Bước 2: Mẹ nhúng nước, vắt khô và mở khăn ra để khăn về nhiệt độ phù hợp.
  • Bước 3: Mẹ dùng khăn đặt lên bụng của con; và khăn còn lại dùng để quấn quanh bụng để cố định.

>> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn và phù hợp?

Tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết về giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì; cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý. Tóm lại, tình trạng này tương đối bình thường và không quá nguy hiểm. Nhưng mẹ nhớ tăng cường quan sát và để ý đến con nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả

Vậy bé bị méo đầu phải làm sao? Dưới đây sẽ là 6 mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả mà cha mẹ cần ghi nhớ!

1. Nhận biết chứng méo đầu ở trẻ sơ sinh 

Cha mẹ thường dễ dàng nhận thấy hội chứng méo đầu (Plagiocephaly):

  • Các mạch máu nổi ở da đầu bé.
  • 1 phần sau đầu của bé bị phẳng hơn những phần khác.
  • Em bé thường có ít tóc trên phần đầu bị phẳng đó.
  • Khi nhìn xuống đầu của em bé, tai ở bên méo có thể bị đẩy về phía trước.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, trán bé có thể lồi ra trước và có thể không đồng đều. Nếu nguyên nhân của chứng méo đầu là do vẹo cổ; thì cổ, hàm và mặt bé cũng có thể không đều.

Để méo đầu không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Bé bị méo đầu cha mẹ cần làm gì?

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh minh họa dấu hiệu trẻ sơ sinh bị méo đầu

2. Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

2.1 Cho bé đội mũ bảo hiểm để lấy lại hình dáng đầu

Sử dụng nón bảo hiểm là một mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh mà bác sĩ dùng cho các trường hợp nặng. Chiếc mũ bảo hiểm là do bác sĩ chỉnh hình tạo ra bằng cách sử dụng hình ảnh 3D của đầu bé. 

Mũ bảo hiểm giúp định hình lại hộp sọ bằng cách loại bỏ áp lực khỏi vùng bị méo và cho phép hộp sọ phát triển vào khoảng trống bị lõm. 

Liệu pháp đội mũ bảo hiểm có hiệu quả nhất nếu việc điều trị cho bé từ 6-8 tháng tuổi và kết thúc trước 12 tháng. Vì đây là thời điểm hộp sọ phát triển nhanh chóng.

đội mũ định hình đầu
Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh bằng cách cho bé đội mũ bảo hiểm chuyên dụng để định hình lại hình dáng đầu

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ hay lắc đầu có đáng lo không? Mẹ nên làm gì khi bé lắc đầu liên tục?

2.2 Cho bé nằm ngửa và thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng nên cho bé nằm ngửa khi ngủ. Nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn nhất ngay cả khi bé mắc hội chứng méo đầu. Nằm ngửa khi ngủ cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Khi bé ngủ nằm ngửa, mẹ có thể thay đổi vị trí đầu của bé (từ trái sang phải, phải sang trái) khi bé nằm ngửa khi ngủ cũng là một mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh. 

2.3 Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ

Để cải thiện méo đầu ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể sử dụng mẹo dân gian là massage nhẹ nhàng đầu bé. Cách xoa đầu cho trẻ bị méo đầu sẽ giúp chỉnh hộp sọ của trẻ để hạn chế việc bị bẹp méo nặng hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng được đánh giá cao trong việc kích thích não bộ trẻ phát triển.

nhẹ nhàng xoa đầu bé
Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh bằng cách nhẹ nhàng xoa đầu trẻ

2.4 Đổi tư thế bú mỗi ngày

Tư thế bé bú cũng là nguyên nhân gây ra méo đầu ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ không được bú sữa mẹ. Khi cho trẻ bú, mẹ nên chú ý để trẻ bú đều hai ti, chọn vật có màu sắc thu hút để đổi bên liên tục,…  để giúp đầu trẻ cân bằng.

2.5 Tập cho bé nằm sấp

Đây là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh được sử dụng nhiều. Khi trẻ thức, mẹ nên dành thời gian tập cho trẻ sơ sinh nằm ít nhất 30 đến 60 phút mỗi ngày, chia thành các khoảng thời gian ngắn.

Áp dụng mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh là nằm sấp sẽ giúp bé định hình lại phần đầu bị méo; giúp bé tăng cường cơ cổ và học cách chống đẩy cánh tay. Điều này giúp phát triển các cơ cần thiết để bò và ngồi dậy. 

mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh - tập cho bé nằm sấp
Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh bằng cách tập cho bé nằm sấp

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

2.6 Ôm trẻ sơ sinh thường xuyên hơn

Hãy hạn chế thời gian bé nằm ngửa hoặc tựa đầu vào một bề mặt phẳng (chẳng hạn như ghế ô tô, xe đẩy, xích đu, ghế và sân chơi) bằng việc ôm và ẵm bé thường xuyên hơn. Bế bé thường xuyên sẽ làm giảm áp lực lên đầu. Từ đó giúp hộp sọ bé phát triển đồng đều hơn. 

Ngoài ra, việc ôm còn giúp bé cảm thấy bình yên và được yêu thương. Đấy là lý do việc ôm bé thường xuyên là một mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh tuyệt vời.   

[key-takeaways title=”6 mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh”]

  1. Cho bé đội mũ bảo hiểm để lấy lại hình dáng đầu.
  2. Cho bé nằm ngửa và thay đổi tư thế ngủ của trẻ.
  3. Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ.
  4. Đổi tư thế bú mỗi ngày.
  5. Tập cho bé nằm sấp.
  6. Ôm trẻ sơ sinh thường xuyên hơn.

[/key-takeaways]

3. Trẻ nằm ngủ quá lâu một tư thế có nguy hiểm không?

Chứng méo đầu thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tật méo đầu bẩm sinh do chứng dính liền khớp sọ (khiến trên đầu bé có đường gờ) gây ra; không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Co giật.
  • Chậm phát triển.
  • Tăng áp lực bên trong đầu.
  • Biến dạng đầu, có thể nghiêm trọng và vĩnh viễn.

Hơn nữa, mẹ cũng cần biết, tư thế trẻ sơ sinh nằm nghiêng sẽ chỉ phù hợp khi bé đạt đến tháng tuổi nhất định; nghĩa là bé đã có khả năng kiểm soát đầu và cổ tốt. Tốt hơn hết mẹ cho bé nằm ngửa ít nhất 6 tháng đầu đời; rồi sau đó thay đổi tư thế ngủ để làm tròn đầu của trẻ sơ sinh nhé.

4. Khi nào nên đưa bé bị méo đầu đến bệnh viện?

Nếu cha mẹ lo lắng về hình dạng đầu của bé hoặc đầu bé có các dấu hiệu dưới đây thì hãy đưa bé đến bệnh viện điều trị ngay:

  • Bé hay nghiêng đầu, nằm 1 bên.
  • Bé khó quay đầu sang trái hoặc phải.
  • Đầu bé có hình dạng kỳ lạ hoặc có nhiều chỗ không bằng phẳng.
  • Tật méo đầu ở trẻ sơ sinh không bình phục sau khoảng 2 – 3 tháng tuổi.

Trên đây là những mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả nếu cha mẹ kiên trì thực hiện mỗi ngày. Tật méo đầu có thể gây ra nhiều bất tiện cho quá trình sinh hoạt cũng như sự phát triển não bộ của bé. Hãy chữa trị sớm nhất có thể cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ chỉ ra các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh để cha mẹ kịp thời can thiệp và điều trị.

1. Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa?

Viêm tai giữa (otitis media – OM) là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng sưng, đau, sốt, chảy dịch.

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và phổ biến là trẻ sơ sinh và trẻ từ 2 -3 tuổi.  Trẻ bị viêm tai giữa thường bắt nguồn từ 3 nguyên nhân sau:

1.1 Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu

Không riêng hệ miễn dịch ở tai, mà là toàn bộ cơ thể của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lúc này, do hệ miễn dịch còn yếu nên không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Dễ nhất là vi khuẩn tấn công từ vùng hầu họng lên tai, thông qua ống Eustachian.

1.2 Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh

Viêm tai giữa thường xảy ra là do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện. Cụ thể là ống thính giác (Eustachian tube).

Ống thính giác có chức năng cân bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa, cũng như nhờ lớp nhung mao sẽ đẩy ráy tai ra ngoài. Nhưng do tình trạng ống thính giác của trẻ chưa hoàn chỉnh, nên ống có thể bị đóng lại. Kéo theo tình trạng chất thải bị tồn đọng; tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1.3 Tai mũi họng thường kéo theo bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra do biến chứng từ các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng. Trong đó có thể kể đến như viêm VA, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,..

>> Cùng chủ đề: Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Hiểu về chứng lác mắt ở trẻ

2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.1 Sốt lên tới 39 độ C

Hơn 50% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm tai giữa; hoặc nhiễm trùng tai đều có biểu hiện đầu tiên là trẻ bị sốt cao lên tới 39 độ C.

2.2 Trẻ dùng tay dụi hoặc kéo vành tai

Theo phản ứng thông thường khi trẻ bị đau và khó chịu ở tai, con sẽ có biểu hiện dùng tay chạm và kéo vành tai liên tục.

2.3 Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc

Cảm giác đau đớn khi bị viêm tai giữa sẽ khiến trẻ cáu kỉnh và quấy khóc bất thường. Mẹ có thể nhận thấy em bé khóc nhiều hơn khi đặt con nằm xuống. Chính vì cảm giác đau này sẽ kéo theo tình trạng con bị trằn trọc, khó ngủ; hoặc mất ngủ cả ngày lẫn đêm.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? 

2.4 Chán ăn và bú kém

Trẻ chán ăn và bú kém
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là trẻ chán ăn và bú kém

Trẻ gặp vấn đề về ăn uống và tiêu hóa cũng là dấu hiệu có liên quan khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa. Đặc biệt là khi con bú sữa mẹ.

Việc bú sữa, và nuốt thường tạo ra sự thay đổi về áp suất bên trong tai. Chính vì thế, khi mẹ cho con bú và nhận thấy con khóc, khó chịu; hoặc không thèm bú thì rất có thể là trẻ đang gặp khó chịu ở tai – mũi – họng.

2.5 Không hoặc ít phản ứng khi có âm thanh, tiếng động

Các dây thần kinh chịu trách nhiệm gửi tín hiệu âm thanh đến não phần lớn nằm ở vùng tai giữa. Chính vì thế, khi tai giữa của trẻ bị viêm và tích tụ mủ, tình trạng này sẽ cản trở quá trình truyền tín hiệu âm thanh từ tai đến não.

>> Mẹ nên đọc thêm: Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Cha mẹ nên biết

2.6 Tai của trẻ bị chảy mủ màu trắng đục, vàng nâu

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tai của trẻ bị chảy mủ ra từ bên trong. Và dịch chảy ra từ tai sẽ khác với ráy tai thông thường.

Khi trẻ bị viêm tai giữa, dịch mủ tiết ra có thể có màu trắng, vàng, xanh lá cây; thậm chí là có cả máu và đi kèm với mùi hôi. Khi dịch thoát ra ngoài, áp lực trong tai, và cơn đau có thể lắng xuống. Tuy nhiên cha mẹ vẫn nên cẩn thận khi chăm sóc trẻ để tránh nhiễm trùng tái phát.

2.7 Thấy sự cáu kỉnh, khó chịu ở trẻ sơ sinh – dấu hiệu viêm tai giữa

Do viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh khiến bé đau đớn, khó chịu, nên bé sẽ có dấu hiệu cáu kỉnh. Đây cũng có thể là cách để trẻ sơ sinh giao tiếp với mẹ rằng bé đang có vấn đề với cơ thể của mình.

>> Mẹ có thể muốn biết: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có sao không?

3. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Cách điều trị viêm tai giữa ở bé
Dấu hiệu và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Thông thường, các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sẽ thường mất và tự khỏi sau 2-3 ngày. Nhưng trong trường hợp nặng hơn, cha mẹ sẽ cần đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng; hoặc bác sĩ chuyên khoa Nhi.

Cha mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau:

  • NÊN hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • KHÔNG NÊN làm sạch tai của con bằng bông gòn, hay các bông tâm.
  • KHÔNG NÊN tự ý dùng các loại nhỏ giọt trị bệnh viêm tai để nhỏ vào tai của con.
  • KHÔNG NÊN tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất, điều cha mẹ nên làm ngay 

4. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được phòng tránh bằng những cách sau:

  • NÊN giữ ấm cho con, đặc biệt là vùng đầu và tai.
  • NÊN kiểm tra và chích ngừa phế cầu khuẩn cho con.
  • NÊN cho con bú sữa mẹ thay vì chỉ uống sữa công thức.
  • HẠN CHẾ để con tiếp xúc với khói thuốc lá, đặc biệt các ông bố.

>> Xem thêm: Phòng tránh dấu hiệu viêm tai giữa và mùi hôi ở tai của trẻ sơ sinh

Tóm lại, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mà Marrybaby đã nêu ở trên, gần như là các trường hợp có thể xảy ra. Tuy nhiên không hẳn là tất cả. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về bệnh lý của con, cha mẹ nên ưu tiên cho con đi khám với bác sĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

Vậy làm sao để biết trẻ đang bị bệnh không hấp thụ sữa? Trong bài viết này, Marrybaby có liệt kê đầy đủ các dấu hiệu trẻ không hấp thụ sữa, không dung nạp đường Lactose, cũng như các giải pháp dành cho cha mẹ.

1. Tình trạng trẻ không dung nạp lactose là gì?

Trẻ không dung nạp Lactose là khi cơ thể của bé không thể dễ dàng phân hủy hoặc tiêu hóa đường Lactose. Lactose là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa động vật.

LƯU Ý: Tình trạng không dung nạp Lactose (Lactose intolerance) khác với dị ứng sữa (milk allergy).

2. Nguyên nhân trẻ không dung nạp Lactose

Nguyên nhân trẻ không dung hấp thụ sữa (Lactose)
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ không dung hấp thụ sữa (Lactose)

2.1 Thiếu hụt Lactase

Bệnh không dung nạp Lactose hay không hấp thụ sữa ở trẻ thường là do sự thiếu hụt enzyme Lactase trong cơ thể.

Trong khi đó, enzyme Lactase giúp phân giải đường Lactose thành hai loại đường có cấu trúc đơn giản là Glucose và Galactose. Và hai loại đường này có thể dễ dàng hấp thụ vào máu qua niêm mạc ruột.

Ngược lại, khi thiếu hụt Lactase, cơ thể của trẻ sẽ không thể chuyển hóa đường Lactose. Lúc này, đường Lactose sẽ còn sót lại trong đại tràng và bắt đầu tương tác với vi khuẩn. Khi đó sẽ gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh không dung nạp Lactose ở trẻ như tiêu chảy; buồn nôn; rối loạn tiêu hóa; xì hơi,..

>> Cùng chủ đề: Bé xì hơi nhiều, mẹ có cần phải lo lắng?

2.2 Ruột non bị tổn thương

Không những thế, trẻ có dấu hiệu không dung nạp Lactose có thể do ruột non của trẻ bị tổn thương, hoặc bị viêm nhiễm.

Những bệnh lý gây tổn thương niêm mạc ruột của trẻ nhỏ dẫn đến không hấp thụ sữa bao gồm tiêu chảy cấp, virus Rota tấn công gây nhiễm trùng đường ruột; hoặc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten).

Trong quá trình điều trị, ruột non của trẻ sẽ dần cải thiện việc tiết ra enzyme Lactase cần thiết giúp chuyển hóa đường Lactose. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

2.3 Bẩm sinh – Di truyền

Tình trạng trẻ có dấu hiệu không dung nạp lactose cũng có thể do bẩm sinh và di truyền từ gia đình. Không dung nạp Lactose bẩm sinh (congenital lactose intolerance) là tình trạng trẻ bất dung nạp Lactose ngay từ khi mới sinh ra. Và thường tình trạng này sẽ có biểu hiện trong 10 ngày đầu tiên sau khi con chào đời.

Tình trạng trẻ không hấp thụ sữa cũng có thể do bẩm sinh, và di truyền từ gia đình. Theo thống kê của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP thì tình trạng này rất hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Trẻ có dấu hiệu không hấp thụ sữa bẩm sinh, không có nghĩa là suốt cuộc đời của bé sẽ không thể uống sữa; hay không thể hấp thu sữa được nữa. 

>> Cùng chủ đề: Trẻ sơ sinh bị vàng da có phải do di truyền?

2.4 Trẻ sinh non

Trẻ không dung nạp đường sữa cũng có thể trẻ sinh non trước 37 tuần thai. Trẻ sinh sớm thường có nồng độ enzyme Lactase thấp hơn so với những bé được sinh ra đủ tháng. 

Nhưng cha mẹ không nên quá lo lắng, vì tình trạng sẽ tự động cải thiện theo thời gian khi cơ thể và nội tạng của con phát triển hơn.

>> Cùng chủ đề: Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần mẹ nên biết sớm

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

Biểu hiện và dấu hiệu trẻ không hấp thụ sữa, không dung nạp Lactose
Biểu hiện và dấu hiệu trẻ không dung nạp Lactose

Thông thường, các dấu hiệu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không dung nạp lactose sẽ xuất hiện từ 30 – 120 phút sau khi ăn hoặc uống sữa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ không dung nạp lactose bao gồm:

  • Xì hơi.
  • Đầy hơi.
  • Buồn nôn và nôn trớ.
  • Đau bụng và co thắt dạ dày.
  • Bé chậm tăng cân, biếng bú sữa.
  • Bé đi ngoài phân lỏng, có dấu hiệu tiêu chảy.
  • Da của trẻ có đốm đỏ, bé có thể trở nên cáu gắt.

LƯU Ý: Không chỉ có sữa mới khiến trẻ có dấu hiệu không dung nạp lactose, một số thực phẩm khác có chứa đường lactose mẹ cũng cần lưu ý là: Váng sữa, bánh flan, các loại sữa tách béo, v.v.

>> Dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

4. Trẻ không hấp thụ đường lactose, cha mẹ phải làm sao?

Giải pháp dành cho cha mẹ khi trẻ không hấp thụ sữa
Giải pháp dành cho cha mẹ khi trẻ không hấp thụ sữa

Một số giải pháp để cha mẹ chăm sóc cho những trẻ không dung nạp lactose hoặc các sản phẩm được làm từ sữa là kết hợp các thực phẩm sữa trong bữa ăn của con.

Hoặc cha mẹ cũng có thể bổ sung trực tiếp enzyme Lactase cho con, để hỗ trợ quá trình cơ thể chuyển hóa đường Lactose; cũng như hấp thu dễ dàng hơn.

Nếu cha mẹ sợ con bị thiếu Vitamin D hoặc Canxi vì ít uống sữa, cha mẹ có thể sử dụng các thực phẩm thay thế. Sau đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; và có thể thay thế hoàn toàn cho sữa tươi:

  • Bánh mì.
  • Hạnh nhân.
  • Các loại đậu.
  • Bông cải xanh.
  • Các loại nước ép trái cây.
  • Thịt bò, cá hồi, cá ngừ, cá thu, và cả trứng gà.

>> Cùng chủ đề: Nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào là đủ?

Tóm lại khi nhận thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dấu hiệu không dung nạp lactose, cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để bác sĩ chẩn đoán; và có phương pháp điều trị dứt điểm cho con.

Cuối cùng, với những dấu hiệu trẻ không dung nạp lactose mà Marrybaby đã nêu ở trên; cha mẹ đã có thể hoàn toàn có thể nhận diện; và biết cách chăm sóc con của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục phải làm sao? 

Vậy bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục, hay bị nổi mẩn đỏ thì phải làm sao? Mẹ có nên dùng phấn rôm bôi vào bộ phận sinh dục đang nổi mẩn đỏ của con không?

1. Biểu hiện bé trai bị nổi mụn, mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Trong nhiều trường hợp, bé trai bị nổi mẩn đỏ ở vùng kín, hoặc bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục là do trẻ bị hăm tã. 

Ban đầu, những biểu hiện khi bé trai sắp bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục, là xuất hiện những nốt đỏ, sau đó lan rộng ra các khu vực xung quanh như mông, đùi, bụng dưới,…

Các dấu hiệu đi kèm với tình trạng bé trai bị nổi mẩn đỏ hoặc bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục thường gặp là:

  • Vùng kín của con có dấu hiệu ửng đỏ, nổi mẩn và ngứa rát.
  • Trường hợp nặng, vùng kín của con sẽ bị ửng đỏ và sưng nóng.
  • Với bé nhỏ, con sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với các bé lớn hơn, các con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.

2. Nguyên nhân khiến bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Trong nhiều trường hợp, bộ phận sinh dục của bé trai bị nổi mẩn đỏ li ti do một trong số các nguyên nhân thường gặp sau đây:

2.1 Hăm tã

bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục
Hăm tã là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé gái hoặc bé trai bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Bé trai bị nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục có thể là hăm tã. Da ở vùng kín của bé trai và cả bé gái thường rất nhạy cảm, đặc biệt vùng da này còn thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn từ phân, nước tiểu của bé khi phải đóng bỉm suốt cả ngày.

Hăm tã là nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính thường là do bé không được thay tã thường xuyên hoặc con mặc bỉm/ tã không đúng kích thước phù hợp. 

2.2 Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục do bệnh lý ngoài da

Bé trai bị nổi mụn, mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục rất có thể là do bé mắc phải các bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong đó, một số bệnh ngoài da phổ biến bao gồm: viêm da cơ địa; chàm eczema; nổi mề đay; mẩn ngứa…

2.3 Bộ phận sinh dục bé trai bị nổi mẩn đỏ do được vệ sinh vùng kín qua loa

Bộ phận sinh dục của bé trai có thể bị nổi mẩn đỏ, nếu thường xuyên không được vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, hoặc chỉ vệ sinh qua loa. Điều này khiến nước tiểu đọng lại ở vùng kín, ở đũng quần, dễ khiến bé trai bị nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục.

[inline_article id = 265599]

2.4 Lạm dụng phấn rôm cho bé

Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục
Cha mẹ không nên lạm dụng phấn rôm cho con

Sau khi tắm xong, cha mẹ sẽ thường dùng phấn rôm để thoa lên vùng kín, mông và cơ thể của con. Mục đích là để đảm bảo da của con luôn được khô thoáng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, việc sử dụng phấn rôm liên tục có thể gây bít lỗ chân lông, gây dị ứng mẩn đỏ. Đôi khi, đây cũng là nguyên nhân khiến các bé trai dễ bị nổi mụn đỏ li ti ở bộ phận sinh dục.

2.5 Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục do da bị kích ứng từ hóa chất 

Theo thông tin của Thư viện Y khoa quốc gia MedlinePlus (Hoa kỳ), một trong những nguyên nhân làm cho các bé gái bị ngứa vùng kín là do dị ứng với hóa chất trong khi giặt quần áo cùng người lớn. Và cũng không thể loại trừ trường hợp có thể xảy ra ở các bé trai. 

2.6 Sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm

Thành phần bên trong các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm thường có thể chứa paraben – một chất gây kích ứng da ở trẻ sơ sinh.

Thông tin từ Viện Đại học Nghiên cứu Johns Hopkins (Hoa Kỳ) khuyến nghị, cha mẹ nên tắm cho trẻ từ 2 đến 3 lần mỗi tuần bằng nước ấm. Vì tắm quá kỹ cũng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da của bé.

Cha mẹ có thể tham khảo hướng dẫn cách chọn sữa tắm an toàn cho da bé.

2.7 Thời tiết nóng dễ khiến bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Thời tiết nóng ẩm kết hợp với việc các con vận động sẽ tăng tiết mồ hôi và dễ thấm ngược vào da. Nếu cha mẹ không để ý thay đồ thường xuyên, các vùng da có nếp gấp như nách, háng, bẹn và vùng kín của con sẽ dễ bị ngứa rát và ửng đỏ.

2.8 Vệ sinh vùng kín cho con bằng khăn giấy ướt

Chính vì sự tiện lợi, mà phần lớn cha mẹ hiện nay đã dùng khăn giấy ướt để vệ sinh cơ thể, hay thậm chí là vùng kín của con. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe làn da trẻ nhỏ.

Vì trong khăn giấy ướt có chứa chất bảo quản, và có thành phần Methylisothiazolinone (MI). Một chất có thể làm cho da của trẻ sơ sinh bị ngứa rát.

[inline_article id = 309442]

Bệnh lý khiến bé trai bị nổi mụn to và đỏ ở bộ phận sinh dục (Mụn Epstein)

[key-takeaways title=””]

Năm 2020, tờ tạp chí y khoa BMJ Case Reports, chuyên tổng hợp các trường hợp bệnh hiếm gặp đã ghi nhận tình trạng bệnh bé trai bị nổi mụn đỏ ở bộ phận sinh dục, cụ thể là mọc ở đầu dương vật. Bệnh lý này còn được gọi mụn thịt sơ sinh; hoặc ngọc trai Epstein.

Các chuyên gia gọi đây là mụn thịt Epstein mọc trên dương vật trẻ sơ sinh. Tính đến nay, tỷ lệ gặp phải tình trạng này là chưa tới 1% (khoảng 7,3 trên 1000 bé trai ở Ấn Độ). Tuy nhiên, nhìn chung, tình trạng này là tương đối lành tính và có thể phẫu thuật cắt bỏ.

Nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • U nang bao quy đầu
  • Bé trai không được cắt bao quy đầu
  • Viêm nang lông vùng da ở dương vật của trẻ
  • Sự tích tự các biểu mô trong quá trình thụ thai.

[/key-takeaways]

3. Cách khắc phục khi bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục?

3.1 Thay bỉm/ tã cho con thường xuyên

Thay bỉm/ tã thường xuyên cho con là cách để hạn chế nước tiểu và phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín của bé. Trong lúc thay mới bỉm tã và vệ sinh cho những bé đang bị hăm vùng kín; cha mẹ không nên sử dụng xà phòng. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần nước ấm và khăn lông mềm là đủ. Vì những sản phẩm vệ sinh có thể làm kích ứng da của con.

Để tình trạng hăm vùng kín ở trẻ được nhanh khỏi, cha mẹ hãy giữ vùng kín của con được khô thoáng hoàn toàn, cũng như tránh chà xát vào da khi vệ sinh và thay mới tã.

3.2 Lựa chọn bỉm/tã đúng kích cỡ (size)

Hướng dẫn chọn bỉm/tã cho trẻ sơ sinh[recommendation title=””]

Tã được chia làm nhiều loại khác nhau, để phù hợp với cân nặng mỗi bé. Thông thường sẽ phân chia thành 5 khoảng cân nặng như: Từ 0 – 5kg, từ 4 – 8kg, từ 6 – 11kg, từ 9 – 14kg, từ 12 – 24kg.

  • Ở bé gái: mẹ nên dùng tã quần thấm hút cho bé ở phần giữa và phía sau, hoặc tã quần có đường viền để lót thêm tã vải bên trong.
  • Ở bé trai: mẹ nên dùng tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước, màng ngăn hai bên đảm bảo không làm tràn nước tiểu ra ngoài.

[/recommendation]

>> [Hướng dẫn] Top 6 tã quần phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

3.3 Cho con “thả rông” khi có thể

Tổ y tế chức chăm sóc sức khỏe trẻ em KidsHealth khuyến khích cha mẹ không cần mặc tã cho con vài giờ mỗi ngày, hoặc bất cứ lúc nào có thể để vùng kín của con được khô thoáng.

3.4 Vệ sinh vùng kín cho con đúng cách

Trước đó, trong bài viết Cách vệ sinh bộ phận sinh dục của bé trai, đã hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh vùng kín cho trẻ để tránh, hoặc khi bé trai đang bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục.

3.5 Tăng cường sức đề kháng cho con

Tăng sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng là cách giúp trẻ tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, trong đó có các bệnh về da. 

>> Mẹ nên xem thêm: Chế độ dinh dưỡng “chuẩn” cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

3.6 Sử dụng kem trị hăm cho trẻ

Sử dụng kem trị hăm
Sử dụng kem trị hăm để khắc phục tình trạng vùng kín của bé bị nổi mẩn đỏ

Hăm da hay hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Để giúp con giảm đau rát, nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục, cha mẹ có thể chọn các loại kem trị hăm tốt, có kẽm cho trẻ để bôi lên da của con. 

3.7 Lưu ý dành cho cha mẹ

Bên cạnh những cách trên, cha mẹ cũng cần lưu ý các điều sau để nhanh chóng khắc phục tình trạng bé trai đang bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục:

  • KHÔNG tự ý cho trẻ uống thuốc
  • KHÔNG dùng các loại sữa tắm có mùi thơm
  • KHÔNG sử dụng phấn rôm trong thời gian này
  • KHÔNG giặt đồ của trẻ cùng với quần áo của người lớn trong gia đình.

4. Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai
Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Trước khi tắm hay vệ sinh vùng kín cho con, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ.

Vật dụng cần chuẩn bị:

  • Tã vải
  • Chậu nước ấm
  • Khăn, giấy mềm
  • Miếng lót sơ sinh
  • Bông gòn cắt miếng
  • Dung dịch vệ sinh an toàn cho da bé.

[key-takeaways title=”Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai”]

  • Bước 1: Đặt bé nằm trên một miếng lót rồi tháo tã bẩn của bé ra 
  • Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước ấm lau phần mông từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy mềm lau khô và thay tã mới cho bé.

[/key-takeaways]

LƯU Ý: Cha mẹ có thể pha loãng phần dung dịch của bé để vệ sinh cho bé được sạch hơn nhé.

Nhìn chung, ở Việt Nam, phần lớn bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục rất có thể là do hăm tã. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những bệnh lý hiếm gặp khác. Nếu đã áp dụng các biện pháp khắc phục đã được gợi ý nhưng tình trạng của bé không thuyên giảm, cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh 1 ngày đi ngoài mấy lần là bình thường?

Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần 1 ngày là bình thường? Liệu có sự khác biệt về tần suất đi ngoài ở trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức không? Tình trạng phân như thế nào là bất thường? Cha mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày?

Tần suất trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày còn phụ thuộc vào bé bú sữa mẹ hay bú bình, bao nhiêu tuần tuổi nữa.

1.1 Trẻ sơ sinh ngày bú sữa mẹ đi ngoài mấy lần một ngày?

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, trẻ sẽ đi ngoài phân su (phân màu xanh đen) trong vòng 24-48h sau khi sinh. Sang ngày thứ 4, phân sẽ chuyển sang màu vàng lục.

Đến tuần thứ 6, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài từ 1-7 lần một ngày tùy theo mức độ tiêu hóa, hấp thu của trẻ và chế độ ăn của mẹ. Sau đó, bé có thể đi ị ít hơn, chỉ vài lần một ngày.

Đấy là trẻ bú sữa mẹ, vậy còn trẻ sơ sinh ngày bú bình đi ngoài mấy lần một ngày? 

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài có sao không?

1.2 Trẻ sơ sinh ngày bú bình đi ngoài mấy lần một ngày?

Trẻ sơ sinh bú bình (sữa công thức) cũng sẽ đi phân su trong vòng 24-48h sau khi sinh.

Khi đến tuần thứ 6, sẽ đi ngoài ít nhất 1-4 lần trong một ngày. Sau 1 tháng đầu tiên, bé có thể chỉ đi ngoài cách ngày.

Khi bắt đầu ăn dặm (từ tháng thứ 6) trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 1-2 lần mỗi ngày. Phân của trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ có màu xanh hơn phân của trẻ bú sữa mẹ. 

[key-takeaways title=””]

Một nghiên cứu năm 2012 thực hiện các nhà khoa học nổi tiếng tại Hà Lan đã phân tích tần suất đi ngoài ở 600 trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Kết quả cho thấy trong những tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh đi ngoài trung bình 3,65 lần mỗi ngày. Đến 3 tháng tuổi, tần suất đi ngoài trung bình là 1,88 lần mỗi ngày.

[/key-takeaways]

2. Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Phân bé như thế nào là bình thường?

Màu sắc, hình dáng phân của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu sau sinh thường rất đa dạng.

  • Ở lần đi ngoài đầu tiên, bé sẽ đi phân su. Phân su có màu đen hoặc xanh đen, đặc sệt và không có mùi.
  • Trong 6 tuần đầu đời, cả trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức thường sẽ đi phân có màu vàng hoặc xanh. Phân của trẻ bú sữa mẹ có xu hướng mềm hơn, lỏng hơn trong khi phân của trẻ bú sữa công thức sẽ cứng hơn một chút.
  • Trẻ bú sữa mẹ có thể đi ngoài ra phân có bọt, màu xanh sáng. Nguyên nhân là do mẹ đổi từ vú này sang vú khác trong khi bú. Nếu phân của bé bú sữa công thức có màu xanh. Điều đó có nghĩa là trong sữa, bột hoặc thức ăn của bé có chứa chất sắt.

Còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến phân bé sơ sinh màu xanh. Mẹ hãy tìm hiểu thêm tại Trẻ sơ sinh đi phân xanh là do đâu? Cách chữa trị là gì?

Nhìn chung, màu phân của trẻ sơ sinh được xem là bình thường nếu có màu vàng, vàng nâu hoặc vàng xanh, mùi chua nhẹ, hơi sệt. Để biết chi tiết hơn về màu sắc phân nói gì về sức khỏe bé, cha mẹ có thể đọc Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

3. Phân của trẻ sơ sinh như thế nào thì nên đi khám bác sĩ?

Nếu thấy trẻ sơ sinh ngày đi ngoài mấy lần một ngày nhiều hoặc ít hơn số lần được đề cập bên trên thì có thể bé đang bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu bé có đi kèm theo các triệu chứng sau thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  • Phân của bé có màu trắng hoặc xám: Đây là dấu hiệu của các bệnh về gan, thường đi kèm vàng da.
  • Bé đi ngoài ra sợi máu: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi có thể đến từ tình trạng nứt hậu môn do táo bón, dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý như viêm đại tràng, bệnh Crohn.
  • Phân có đốm đen: Có thể là do bé bú sữa mẹ lẫn máu do núm vú của bạn bị nứt hoặc chảy máu.
  • Bé đi phân quá lỏng hoặc lâu ngày mới đi 1 lần: Đây là dấu hiệu của tiêu chảy và táo bón. 
  • Bé đi ngoài có mùi thối: Nguyên nhân là do bé bị rối loạn tiêu hóa, không dung nạp đường Lactose hoặc nhiễm trùng đường ruột.
  • Bé đi ngoài có mùi tanh: Bé đi ngoài có mùi tanh là do thức ăn của bé có quá nhiều đường gây kích thích đường ruột dẫn đến khó tiêu. Bé cũng có thể bị nhiễm virus rota đường tiêu hóa hoặc cháo bột chưa chín kỹ.
  • Bé đi ngoài ra chất nhầy màu vàng: Lúc này có thể do bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng thực phẩm, mọc răng, xơ nang hoặc lồng ruột.

[inline_article id=243368]

Tóm lại

Qua bài viết này, cha mẹ đã biết trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày chưa? Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày sẽ còn phụ thuộc vào bé bú sữa mẹ hay sữa công thức, bao nhiêu tuổi. Bé sơ sinh bú sữa mẹ sẽ đi ngoài từ 1-7 một ngày; trong khi trẻ bú sữa công thức là 1-4 lần trên ngày. Sau 3 tháng tuổi, tần suất đi ngoài của trẻ sẽ giảm dần.