Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều khiến mẹ lo lắng rằng có thể bé đang bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh nào đó. Tuy nhiên, thực chất vấn đề này ra sao và có đáng lo ngại không?trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều

Nhất cử nhất động của bé sơ sinh đều trở thành mối quan tâm của mẹ. Không cần phải tới lúc con “trái gió trở trời”, ốm đau mẹ mới lo sốt vó lên mà ngay cả lúc bé khó ngủ hơn một chút, hắt xì hơi nhiều một chút cũng đủ để mẹ đứng ngồi không yên. 

Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều là do con bị cảm lạnh hay đó là một tình trạng bình thường? Mời mẹ đi tìm lời giải cùng Marry Baby ngay sau đây nhé. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều

Có thể mẹ chưa biết hắt hơi là một phản xạ bình thường ở trẻ sơ sinh khi đường mũi của con bị kích thích. Phản xạ này cho thấy hệ thống thần kinh của con đang hoạt động chính xác.

Ai cũng có phản xạ hắt hơi, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng hắt hơi nhiều nhất vì lúc này bé chưa biết khụt khịt, dùng tay ngoáy mũi hoặc nhờ người lớn giúp.

Do đó, khi mũi bị kích thích bởi lông thú, bụi vải, phấn hoa hoặc bất cứ thứ gì, hệ thần kinh của bé sẽ gây ra phản xạ hắt hơi liên tục để đẩy các chướng ngại vật ra khỏi đường thở. Điều này đảm bảo cho đường thở của bé luôn sạch sẽ để tránh vi khuẩn thâm nhập vào trong phổi.

trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều
Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều như một cách bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh

2. Trẻ sơ sinh bị hắt xì hơi nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều không hẳn bé bị cảm lạnh đâu mẹ nhé. Các em bé sử dụng phản xạ hắt hơi như một hệ thống phòng thủ tự nhiên để chống lại các vi khuẩn mà con gặp phải trong giai đoạn đầu đời. Vì thế, mẹ không cần phải lo lắng khi trẻ sơ sinh hắt xì hơi nhiều mà vẫn khỏe mạnh.

[inline_article id=78532] 

3. Trẻ sơ sinh hắt xì hơi nhiều như thế nào mới cần lo lắng?

Hắt hơi là một dấu hiệu bình thường của trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Song nếu phản xạ này kèm với các triệu chứng sau thì có thể bé đang bị bệnh về đường hô hấp, mẹ cần chú ý theo dõi và đưa con đến bệnh viện sớm nhé. 

  • Ho
  • Khó thở
  • Bỏ bú
  • Mệt mỏi
  • Sốt

    trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều
    Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều kèm ho, sốt là bé bị bệnh

Ngoài ra, trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều lần còn có thể là một trong những dấu hiệu bé mắc phải hội chứng cai thuốc trẻ sơ sinh (NAS). Điều này xảy ra khi người mẹ lạm dụng thuốc phiện, rượu hoặc chất gây nghiện trong thời kỳ mang thai.

Khi bị mắc hội chứng này, trẻ sơ sinh có thể hắt hơi với tần suất 3-4 lần liên tiếp trong 30 phút. Các triệu chứng NAS ở trẻ sơ sinh thường thấy bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Bú yếu
  • Cơ thể run rẩy
  • Ngậm núm vú bất thường

    trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều
    Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều mà vẫn khỏe mạnh thì không đáng lo mẹ nhé

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều là dấu hiệu bình thường cho thấy hệ thống thần kinh của bé đang hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan mà còn cân nhắc thêm các yếu tố khác nữa, bởi vì hắt hơi cũng có thể là một dấu hiệu bé bị bệnh, nhất là trong các giai đoạn thời tiết giao mùa và trẻ kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, ho, sốt… 

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Góc chia sẻ của mẹ Tít

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Chắc hẳn lần đầu làm mẹ, chị em nào cũng từng trải qua những lúc bối rối như thế đúng không nào? Kinh nghiệm chăm con bị sốt của mẹ Tít trong bài viết này hy vọng có thể mang đến những điều hữu ích cho chị em.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt

Vẫn biết rằng trẻ con ho hắng, ốm, sốt là chuyện bình thường, nhưng là mẹ thì ai mà không lo lắng cho được. Mình cũng vậy, những ngày đầu làm mẹbao nhiêu điều bỡ ngỡ.

Mình sinh con vào cuối tháng 11 Dương lịch, tức là khoảng giữa tháng 10 Âm lịch. Lúc này, thời tiết Hà Nội đang lúc giao mùa nên trời nóng lạnh thất thường lắm. Hôm từ bệnh viện về nhà, sáng còn nắng ấm, mình mặc đồ mùa thu. Thế mà đến đêm, đùng một cái trời trở lạnh tê tái. Có lẽ cũng vì thế mà con mình bị ốm và 7 ngày sau mẹ con mình lại phải khăn gói quay lại bệnh viện. 

Sau 2 tuần điều trị thì Tít khỏi bệnh, về nhà. Nhưng cũng từ đó, sức đề kháng của con có vẻ yếu đi. Bé rất hay bị ốm, sốt, có đợt một tháng con sốt đến vài lần. Chăm con lúc khỏe mạnh, mình đã lúng túng, chăm con lúc ốm còn khó hơn rất nhiều. Nhưng việc gì làm mãi cũng thành quen.

Sau này khi con ốm, mình không còn lẩm bẩm với câu hỏi là: “Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt?” nữa. Hoặc mình không nghĩ ngay đến việc ôm con tới bệnh viện nữa mà tự tin lên một danh sách các việc chăm sóc bé tại nhà.

1. Kẹp nhiệt độ

Trong nhà mình lúc nào cũng thủ sẵn vài cây kẹp nhiệt độ. Nhiều mẹ thích dùng cây kẹp nhiệt kế điện tử, nhưng mình thì hay dùng loại kẹp nhiệt kế thủy ngân.

Kẹp nhiệt độ điện tử tuy tiện thật đấy nhưng dễ bị hỏng. Trẻ con mà vớ được, bấm nghịch tý toáy thì dễ làm số bị nhảy loạn xạ lên.

Nếu nhiệt độ của con dưới 38ºC thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trên 38ºC thì mẹ phải cho uống hạ sốt. Còn khi 39ºCmình phải tức tốc đưa con tới bệnh viện ngay. 

Mình thường kẹp nhiệt độ khoảng 30 phút/lần những ngày con sốt nhiều. Khi con đã giảm bệnh thì mình kẹp 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều, tối). Đêm, mình dậy đo nhiệt độ cho con thêm một lần nữa mới yên tâm ngủ tiếp.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt
Kẹp nhiệt độ

2. Hạ sốt 

Mình rất hạn chế cho con uống thuốc hạ sốt. Khi nào con sốt cao và sốt liên tục không giảm mình mới buộc phải dùng đến. Vì thế, mình chỉ dùng các cách hạ sốt dân gian là chủ yếu.

a. Hạ sốt bằng nước ấm

Đây là cách mà bà ngoại Tít thường dùng để hạ sốt khi mình còn nhỏ. Mình cũng áp dụng hạ sốt cho con và thấy hiệu quả.

  • Đầu tiên mình đun một ấm nước sôi, sau đó rót vào phích một nửa để dùng dần. Nửa còn lại mình đổ ra thau rồi chờ nước còn âm ấm.
  • Mình dùng khăn sữa (người Bắc hay gọi là khăn vải màn) nhúng vào nước vò mềm, sau đó vắt khô rồi lau trán, mặt, gáy, cổ, nách, bẹn, hai bàn tay và chân cho bé mấy lần.

b. Hạ sốt bằng chanh 

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Đầu tiên mình cho quả chanh tươi vào ngăn mát tủ lạnh để một lúc. Sau đó, mình đem ra cắt thành từng lát mỏng.

√ Mình đặt các lát chanh vào hai bên bẹn của bé. Ở bàn tay, bàn chân thì mình phải dùng gạc cuốn chanh lại cho khỏi bị rơi.

√ Nhiều người dùng lát chanh chà lên trán của bé nhưng mình không làm như vậy vì sợ bé bị xót da. Mình chỉ đặt chanh lên trán của bé thôi. Khi nào kẹp nhiệt độ thấy hạ sốt thì mình gỡ chanh ra. 

Làm gì khi tré sơ sinh bị sốt
Hạ sốt cho bé bằng chanh

c. Hạ sốt bằng miếng dán hạ sốt

Mình cũng hay trữ miếng dán hạ sốt trong nhà, nên nhiều lúc mình kết hợp hạ sốt cả bằng nước ấm lẫn dùng miếng dán hạ sốt.

3. Cho bé mặc đồ thoáng mát 

Lúc con lên cơn sốt, mình cởi bớt quần áo cho bé để cơ thể được tản nhiệt. Từ lúc bé 5 tháng tuổi trở đi, mình thường mặc cho con một bộ đồ cotton mỏng. Còn lúc nhỏ hơn thì cho con mặc áo cotton mỏng nhưng không quấn tã hay mặc quần mà cởi truồng luôn. 

Đặc biệt, mình không bao giờ cho con đóng bỉm lúc bé bị ốm. Vì mặc bỉm bí bách, nóng bức khiến con khó chịu, ngủ không ngon. Thay vào đó, mình rất chịu khó xi con đái, ị, kể cả ban đêm. 

Tuy nhiên, dù có chăm cỡ nào thì cũng không tránh được việc bé tè dầm ra đệm. Nhưng mình nghĩ thà dùng miếng chống thấm đệm rồi giặt ga giường thường xuyên còn hơn là để con phải đóng bỉm.

4. Cho con bú nhiều giấc

Trẻ con khi sốt, mệt mỏi rất lười bú. Vì thế, thay vì giữ các cữ ăn của con như ngày thường thì mình sẽ cho con bú nhiều lần hơn. Mình nghĩ rằng dù không bú được nhiều thì việc ngậm ti mẹ cũng khiến con cảm thấy dễ chịu. Vì thế, cứ lúc nào con tỉnh giấc là mình lại cho bú. 

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt

5. Mẹ ăn nhiều rau xanh, trái cây 

Ngày thường mình đã ăn nhiều rau xanh rồi, nhưng khi con ốm mình còn ăn nhiều hơn. Mình nghĩ lúc này cần phải ăn nhiều rau, quả để con hấp thụ được nhiều vitamin cho mát và tăng sức đề kháng. 

Lúc bé dưới ba tháng tuổi, vì sợ ăn chua thì con sẽ bị đi tiêu chảy nên mình không uống cam sành. Mình thường mua cam Canh hoặc bưởi Diễn để ăn. Vì hai loại này ngọt dịu lại không có vị chua như cam và bưởi bình thường.

6. Vệ sinh phòng ngủ

Khi bé bị ốm, mình thường dẹp bớt đồ đạc để không gian được thông thoáng. Đồng thời, thay vì giặt chăn, màn một lần/tuần thì mình sẽ giặt 2-3 lần. 

7. Bật nhạc nhẹ

Lúc ốm sốt, trong người bé bứt rứt khó chịu nên mình hay hát ru hoặc bật nhạc thiền, nhạc du dương hoặc hát ru để giúp bé an thần.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt
Bật nhạc nhẹ để giúp bé an thần, dễ đi vào giấc ngủ

8. Hạn chế tắm 

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Kinh nghiệm của mình là cứ lúc nào thấy con có vẻ không khỏe, mình sẽ cho bé ngừng tắm. Thay vào đó, mình chỉ dùng nước ấm, pha với nhúm muối hạt để lau người cho con. Muối giữ ấm lỗ chân lông, giúp con tránh bị nhiễm lạnh sau khi tắm hoặc lau người rất tốt đấy các mẹ ạ.

[inline_article id=173833]

Ngoài ra, lúc con bị sốt thì hay đổ nhiều mồ hôi nên mình thường thay quần áo cho bé nhiều lần trong ngày. 

Ngày xưa mình cũng không biết làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt đâu, nhưng rồi từ khi làm mẹ, chăm con ốm nhiều thì rút ra được chút kinh nghiệm. Mình hy vọng bài chia sẻ này sẽ có ích cho các mẹ có con nhỏ. 

Hanako

 

 

 

 

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách chữa ho cho bé tại nhà bằng 10 loại tinh dầu

cách chữa ho cho bé tại nhàThời tiết giao mùa sau Tết mưa – nắng, nóng – lạnh, nồm ẩm thất thường dễ làm bé bị cảm cúm, sổ mũi và ho. Mẹ biết rồi đấy, thuốc Tây giúp bé khỏi bệnh nhanh nhưng dễ làm bé bị phụ thuộc vào thuốc nếu lạm dụng. Nếu bé chỉ bị ho hắng nhẹ, mẹ nên giúp con điều trị bằng các loại thảo dược tự nhiên tại nhà, chẳng hạn như sử dụng tinh dầu

Marry Baby xin chia sẻ với mẹ cách chữa ho cho bé tại nhà bằng 10 loại tinh dầu sau đây, mẹ hãy theo dõi nhé.

I. 10 loại tinh dầu giúp bé giảm ho

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ho như cảm lạnh thông thường, cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp và tinh dầu có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm, làm sạch chất nhầy.

1. Tinh dầu khuynh diệp (tinh dầu bạch đàn)

Nếu mẹ để ý, rất nhiều loại thuốc Đông y hoặc thuốc thoa ngực giảm ho thường có chiết xuất từ khuynh diệp hoặc chứa các hợp chất chính của dầu khuynh diệp như eucalyptol và cineole. 

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Alternative Medicine cho thấy, eucalyptol có tác dụng kháng khuẩn và chống lại vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm, giảm đau và giảm căng cơ do cảm lạnh hoặc cúm.

tinh dầu khuynh diệp chữa ho
Tinh dầu khuynh diệp chữa ho cho bé

2. Tinh dầu hương thảo

Hương thảo là loại thảo mộc phổ biến chứa hợp chất cineole tương tự như tinh dầu bạch đàn. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cough cho thấy, cineole có thể giúp phá vỡ chất nhầy và giảm viêm.

3. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà chứa tinh chất kháng khuẩn, có tác dụng làm dịu nên khi hít vào sẽ tạo ra cảm giác mát lạnh, làm dịu tình trạng nóng, đau, rát khi bị viêm họng. 

Nghiên cứu năm 2013 cho thấy, khi một người khỏe mạnh sử dụng dầu bạc hà, các cơ của khí quản (cơ phế quản) đã được thư giãn và dễ thở hơn.

tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà chữa ho cho bé

4. Tinh dầu trầm hương

Trầm hương thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương và nước hoa. 

Theo truyền thống, trầm hương được cho là có tác dụng tốt với hệ hô hấp và thực tế đã được sử dụng để điều trị ho, catarrh (tình trạng viêm của niêm mạc ở một trong những đường dẫn khí hoặc khoang của cơ thể liên quan đến cổ họng và xoang cạnh mũi), viêm phế quảnhen suyễn ở nhiều nơi trên thế giới.

5. Tinh dầu oregano (kinh giới cay)

Tinh dầu oregano rất giàu hợp chất mạnh carvacrol. Nghiên cứu năm 2014 cho thấy, carvacrol là một chất chống vi trùng hữu ích có thể chống lại nhiều loại vi trùng và cũng có thể dùng để điều trị ho do virus hoặc vi khuẩn.

6. Tinh dầu húng tây

Tinh dầu húng tây chứa lượng carvacrol cao, rất hữu ích trong việc loại bỏ hoặc bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn.

tinh dầu húng tây chữa ho cho bé
Tinh dầu húng tây chữa ho cho bé

7. Tinh dầu bergamot, nhục đậu khấu và cây bách

Các loại tinh dầu của hạt nhục đậu khấu, cam bergamot và cây bách đều chứa camphene, một hợp chất tương tự như long não. 

Khi hít vào, camphene có thể có tác dụng làm mát và xoa dịu vùng bị viêm, đau. Ngoài ra, các loại tinh dầu này còn có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và ngăn chặn mầm bệnh.

 8. Tinh dầu phong lữ

Nghiên cứu được công bố trong nghiên cứu y học bổ sung cho thấy, chiết xuất từ ​​cây phong lữ pelargonium sidoides là một phương pháp điều trị ho thảo dược hiệu quả.

Tinh dầu phong lữ có mùi hương tươi mát nên mẹ có thể dùng với bộ khuếch tán để chữa ho tại nhà cho bé.

tinh dầu phong lữ chữa ho
Tinh dầu phong lữ chữa ho cho bé

9. Tinh dầu quế

Nghiên cứu năm 2017 cho thấy, quế có thể bảo vệ chống lại vi trùng gây ra các vấn đề về hô hấp.

10. Tinh dầu cây tràm trà

Dầu cây tràm trà có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn xấu gây nhiễm trùng xoang và các vấn đề về hô hấp.

Thổ dân Úc thường dùng lá cây trà vò nát hít vào để điều trị ho và cảm lạnh. 

Ngoài ra, mẹ còn có thể dùng các loại tinh dầu khác để giúp bé giảm ho như tinh dầu oải hương, tinh dầu sả, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu húng quế.

tinh dầu oải hương
Ngoài ra mẹ có thể dùng tinh dầu oải hương để chữa ho cho bé

II. Cách chữa cho ho bé bằng tinh dầu

Hầu hết các loại tinh dầu đều được sử dụng để thoa ngoài da hoặc xông hơi giúp thông đường hô hấp. Mẹ có thể sử dụng tinh dầu chữa ho cho bé bằng cách:

+ Pha loãng tinh dầu rồi thoa lên da cho bé

+ Sử dụng cùng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ của bé

+ Cho bé tắm bằng nước pha với vài giọt tinh dầu

+ Cho bé xông hơi bằng nước nóng nhỏ vài giọt tinh dầu 

+ Kết hợp tinh dầu với các loại dầu vận chuyển (dầu dừa, dầu ô liu, dầu argan, dầu hạt mơ, dầu hạt nho, dầu mè, dầu hướng dương) để thoa lên da cho bé. 

+ Thêm một vài giọt tinh dầu và một lượng nhỏ xà bông vào một bát nước ấm, sau đó ngâm khăn trong hỗn hợp, vắt ráo nước rồi đắp lên đầu hoặc ngực bé

+ Nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn tay hoặc khăn giấy, giữ ở gần miệng và mũi của bé

cách xông hơi bằng tinh dầu
cách xông hơi bằng tinh dầu cho bé

III.  Lưu ý khi dùng tinh dầu chữa ho cho bé 

+ Giữ tinh dầu xa tầm tay trẻ em, nhất là dầu long não và dầu khuynh diệp có thể gây nguy hiểm cho bé khi nuốt phải

+ Không dùng tinh dầu với liều lượng lớn

+ Tuyệt đối cho cho bé tiếp xúc với tinh dầu bằng miệng

+ Luôn tuân thủ nguyên tắc pha loãng tinh dầu trước khi dùng cho bé

+ Tốt nhất không nên dùng tinh dầu chữa ho cho trẻ sơ sinh

+ Tinh dầu bạc hà không nên dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai 

Cách chữa ho cho bé tại nhà bằng tinh dầu rất đơn giản nhưng mẹ cần hết sức cẩn thận để tránh phản tác dụng nhé.

 

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không sốt, ăn ngủ và tăng cân bình thường thì mẹ cũng không cần phải lo lắng nhiều.

Có thể sau khi sinh bé được mẹ ủ ấm quá kỹ, nên nhiệt độ lòng bàn tay, chân cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt kèm biểu hiện nóng bàn tay và bàn chân; chán ăn; mệt mỏi thì mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì.

1. Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân do đâu?

1.1 Do mẹ mặc quần áo cho bé quá kín

Da lòng bàn tay và lòng bàn chân rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ đang cảm thấy nóng do mẹ quấn quá nhiều lớp quần áo. Vì thế, nhiệt độ lòng bàn tay và lòng bàn chân có phần cao hơn so với các bộ phận khác.

Ngoài ra, sự điều chỉnh thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện. Cũng như cơ địa của từng trẻ là hàn hay nhiệt cũng có thể khiến bé bị nóng lòng bàn tay và bàn chân. Mẹ không cần quá lo lắng nhé.

1.2 Bé mọc răng hoặc thời tiết thay đổi

Khi trẻ có những biểu hiện sốt; chán ăn; cơ thể mệt mỏi. Lúc này có thể con đã bị sốt. Khi bị sốt, bé không chỉ có lòng bàn tay và lòng bàn chân bị nóng lên; mà còn rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể đều tăng nhiệt độ.

Với trẻ nhỏ, sốt có thể xuất hiện khi bé bắt đầu mọc răng; thời tiết thay đổi,... Nhưng điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày của trẻ.

>> Xem thêm: Cách phân biệt trẻ bị sốt mọc răng và sốt bệnh

1.3 Các dấu hiệu của bệnh lý

Ở một số trường hợp khác; bé bị nóng lòng bàn tay và bàn chân là những biểu hiện ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm khiến bé bị sốt. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao, có thể dẫn tới tình trạng co giật.

Nếu như xét tất cả các yếu tố gây bệnh sốt cho trẻ; đa số những bé bị sốt cao đều do các loại virus tấn công hay vi khuẩn gây bệnh cho con người. Các loại vi khuẩn hay virus ấy có thể kể đến như: bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu,…

2. Nếu bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân do sốt

2.1 Nguyên nhân gây sốt

Sốt không phải là bệnh. Nó là triệu chứng của nhiều bệnh. Trẻ em dưới 3 tuổi thường xuyên bị sốt do hai nguyên nhân chính:

  • Nguyên nhân thông thường: Mọc răng, thay đổi thời tiết, viêm mũi họng… Sốt kéo dài 2-3 ngày, nhưng trẻ vẫn tỉnh táo, ăn uống và hoạt động bình thường.
  • Dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm: Viêm phổi, viêm não, sốt rét, sốt xuất huyết… Những lúc này, trẻ thường sốt cao, mệt mỏi, co giật, khó thở… Khi trẻ có những biểu hiện này, cha mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị.

2.2 Cách nhận biết bé bị sốt

Khi thấy mặt, má của trẻ đỏ bừng hoặc hơi tái; mắt mất vẻ tinh lanh; trẻ hay quấy khóc; hoặc ngủ nhiều. Lúc đó mẹ hãy sờ vào trán, lòng bàn tay hoặc bàn chân trẻ sẽ thấy nóng. Hoặc mẹ cũng có thể áp má lên trán của trẻ sẽ cảm thấy nóng hơn bình thường. Khi ấy, trẻ đã bị sốt.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt và hướng dẫn chăm sóc con

bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân
Tay chân của trẻ bị nóng là bệnh gì?

3. Đánh giá mức độ sốt của trẻ có lòng bàn tay, bàn chân nóng

3.1 Các mức độ sốt

Khi trẻ bị sốt lòng bàn tay và chân sẽ nóng, mẹ cần đánh giá nhiệt độ sốt của bé:

  • Sốt nhẹ: Nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C.
  • Sốt vừa: Nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C.
  • Sốt cao: Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C.
  • Sốt rất cao: Nhiệt độ trên 40 độ C.

LƯU Ý: Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức; nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3.2 Cách đo thân nhiệt

Khi đo nhiệt độ cho trẻ, mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày, cũng như không vận động nhiều vận động nhiều. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phòng về mức phù hợp với bé. Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh dưới 3 tháng phản ánh đúng nhất khi được đo ở mông.

  • Khi lấy thân nhiệt ở nách mẹ nên đặt nhiệt kế trong khoảng 2 phút, lấy kết quả cộng thêm 0,5 độ. Ví dụ: nhiệt độ ở nách là 36,5 độ C thì nhiệt độ của bé là 37 độ C.
  • Nếu lấy nhiệt độ ở hậu môn mẹ nhẹ nhàng đặt nhiệt kế ở hậu môn trong 1 phút, nhiệt độ ở hậu môn chính là thân nhiệt của bé.
  • Lấy thân nhiệt ở tai mẹ cần cộng thêm 0,3 độ nếu đo ở vị trí này. Trẻ sơ sinh có ống tai hẹp nên việc đo nhiệt độ ở tai có thể sẽ làm bé cảm thấy khó chịu. Đo nhiệt độ tại miệng chỉ dành cho các bé từ 4-5 tuổi.

>> Mẹ xem thêm: Cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Đánh giá các mức độ sốt của trẻ
Đánh giá các mức độ sốt khi bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân bằng cách đo thân nhiệt cho con.

4. Chăm sóc bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân do sốt

Khi trẻ bị sốt nhẹ, chưa cần dùng thuốc hạ sốt. Mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ. Mẹ cũng nên tháo bao tay, chân của bé, tránh việc làm nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân của bé bị nóng.

Cách chăm sóc trẻ khi phát hiện trẻ bị sốt:

  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé liên tục.
  • Mẹ cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn.
  • Mẹ cho con mặc quần áo mỏng nhẹ và thoáng mát hơn.
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C mẹ phải cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt.
  • Trường hợp trẻ sốt kéo dài, mẹ nên ưu tiên đưa trẻ đi khám; hoặc vào bệnh viện chuyên khoa Nhi.

>> Mẹ có thể xem thêm: Làm gì khi trẻ bị sốt? Khi nào thì cho bé đi khám?

5. Cách phòng ngừa tái phát bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân

Để phòng ngừa việc trẻ bị sốt lòng bàn tay chân nóng, mẹ áp dụng những nguyên tắc sau:

  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Tiêm phòng cho bé đầy đủ theo quy định.
  • Trước khi cho bé bú thì mẹ phải vệ sinh thật kỹ.
  • Thường xuyên rửa sạch tay bằng nước với xà phòng cho trẻ.
  • Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp, bé bú sữa mẹ thì mẹ phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho con nguồn sữa tốt nhất.

>> Cùng chủ đề: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

Cách phòng ngừa tình trạng nóng sốt của trẻ
Cách phòng ngừa tình trạng nóng sốt của trẻ

6. Trẻ không sốt nhưng vẫn nóng lòng bàn tay và chân là bệnh gì?

Trẻ không sốt nhưng vẫn nóng lòng bàn tay và chân là do sự cân bằng thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện. Trẻ em bị nóng bàn tay, bàn chân cũng có thể do đặc điểm thân nhiệt của từng người là hàn hay nhiệt.

Tóm lại, trẻ bị nóng đầu tay chân nóng, hoặc trẻ bị sốt tay chân ấm; hoặc thậm chí là trẻ không sốt nhưng tay chân vẫn nóng. Hiện tượng này là bình thường và mẹ cũng không phải quá lo lắng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?

[inline_article id=285069]

Nội dung trên là những gì mẹ cần biết tình trạng bé bị nóng lòng bàn tay và nóng lòng bàn chân. Điều cuối cùng mẹ nên nhớ đó chính là hãy liên tục quan sát con. Để tránh trường hợp bệnh của con có chuyển biến đột ngột.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Điều trị chứng Clubfoot (Bàn chân khoèo) cho trẻ phải càng sớm càng tốt!

Bàn chân em bé

Clubfoot hay bàn chân khoèo là một trong những dị tật thường gặp ở hệ vận động của trẻ. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng lại là rào cản khiến bé gặp trở ngại trong vấn đề sinh hoạt và vận động. May mắn thay, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bé sẽ có cơ hội đi lại bình thường như bao đứa trẻ bình thường khác.

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mới sinh mắc phải chứng Clubfoot khá cao. Cứ mỗi 1.000 trẻ thì có từ 1 – 3 ca gặp phải dị tật này. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ lớn lên sẽ có nguy cơ dẫn đến tàn tật vận động, gặp khó khăn trong vấn đề vận động sinh hoạt, đôi khi lại mặc cảm ngoại hình của mình…

Trong bài viết này, Marry Baby muốn chia sẻ với bạn những kiến thức về việc chuẩn đoán và điều trị tình trạng bàn chân khoèo ở trẻ và cung cấp cho bạn thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con thật tốt. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Chẩn đoán bàn chân khoèo (Clubfoot) ở trẻ sơ sinh như thế nào?

siêu âm thai định kỳ

Chứng Clubfoot có thể được xác định rõ bằng việc siêu âm thai định kỳ. Thông thường, tình trạng này có thể phát hiện được vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ, đặc biệt là trường hợp dị tật xảy ra ở cả hai bên bàn chân. Tuy không thể khắc phục được khiếm khuyết trước khi sinh nhưng điều này sẽ giúp các bác sĩ nắm rõ hơn về tình hình để có phương án điều trị thích hợp ngay khi trẻ vừa sinh.

Hoặc khi trẻ được sinh ra, các bác sĩ có thể căn cứ vào việc quan sát hình dáng và vị thế của bàn chân bé. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần dùng đến phương pháp chụp X-quang để hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà trẻ đang gặp phải trước khi thực hiện các bước điều trị cần thiết.

Những biến chứng nào có thể xảy ra khi trẻ mắc chứng bàn chân khoèo (Clubfoot)?

Ngay cả sau khi đã trải qua điều trị, trẻ vẫn có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Vận động bị hạn chế và không nhanh nhẹn như bình thường
  • Cỡ giày của bàn chân bị ảnh hưởng có thể nhỏ hơn so với chân còn lại
  • Bắp chân kém phát triển hơn ở chân bị ảnh hưởng

Trường hợp nếu không kịp thời điều trị, trẻ sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn:

  • Nguy cơ hình thành chứng viêm khớp
  • Bước đi không bình thường do cổ chân bị xoay khiến trẻ không đi trên lòng bàn chân. Thay vào đó, trẻ phải đi trên gót chân hoặc bờ ngoài hay trên đầu trước bàn chân (gặp trong những trường hợp nặng)

Vì sao cần phải điều trị bàn chân khoèo càng sớm càng tốt?

Vì lúc này các xương, khớp và dây chằng của trẻ vẫn còn mềm và dễ uốn chỉnh. Nếu để trẻ lớn hơn rồi mới điều trị, khi đó xương đã cứng và biến dạng làm cho việc chỉnh hình khó khăn hơn.

Do vậy, khoảng từ 1 đến 2 tuần lễ sau khi sinh nên bắt đầu điều trị nhằm thay đổi hình dạng của bàn chân trước khi trẻ bắt đầu tập đi.

Các phương pháp có thể áp dụng trong điều trị chứng Clubfoot ở trẻ

Việc điều trị tình trạng này phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ về mức độ biến dạng. Mục tiêu chung được đặt ra là làm sao để trẻ có thể đi lại càng bình thường càng tốt. Nếu quá trình chữa trị diễn ra tích cực, có thể đảm bảo trẻ sẽ di chuyển và sinh hoạt bình thường. Dưới đây là một số phương pháp chữa bàn chân khoèo bẩm sinh bạn có thể tham khảo:

1. Phương pháp Ponseti

phương pháp ponseto trị clubfoot

Đây là phương pháp khá phổ biến do bác sĩ Ponseti nghiên cứu và đã áp dụng thành công, có liên quan đến việc kéo duỗi và bó bột. Với ưu điểm là hiệu quả, ít tốn kém nên phương pháp này được xem là hướng điều trị chủ yếu cho chứng Clubfoot ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Bắt đầu phương pháp này, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh cổ chân, bàn chân của trẻ một cách nhẹ nhàng sau đó bó bột. Việc bó bột có thể lặp đi lặp lại mỗi tuần 1 lần và kéo dài trong suốt vài tháng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định nẹp chỉnh hình sau khi đã hoàn thành giai đoạn nắn chỉnh. Đến cuối quá trình này, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc tiểu phẫu để củng cố vào kéo dài gân Achilles tùy trường hợp. Sau đó, trẻ cần được đeo nẹp trong 3 tuần để hỗ trợ làm lành gân gót.

Cha mẹ cần cho trẻ mang giày đặc biệt có tác dụng cố định chân trong 23 giờ mỗi ngày, đi liên tục trong 2 – 3 tháng đầu, sau đó chỉ cần đeo trong lúc trẻ ngủ cho đến khi được 4 – 5 tuổi. Điều quan trọng là phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tình trạng biến dạng chân của con không quay lại vị trí cũ.

2. Phương pháp French (kéo duỗi và băng bó)

Đây là một phương pháp không can thiệp phẫu thuật được áp dụng cho chứng bàn chân khoèo (Clubfoot) có liên quan đến việc kéo duỗi và băng bó. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp cơ năng hay phương pháp vật lý trị liệu và rất hữu ích có thể thực hiện ngay sau khi sinh.

Phương pháp French dựa trên các bài tập kéo giãn, tập thể dục, massage và đeo nẹp với mục đích di chuyển bàn chân từ từ về đúng vị trí. Trong 3 tháng đầu, các buổi trị liệu chủ yếu thực hiện ở trung tâm y tế với các nhà trị liệu vật lý. Hầu hết các cải thiện sẽ diễn ra trong thời gian này. Sau đó, trẻ có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Bố mẹ sẽ được các chuyên gia hướng dẫn để họ có thể điều trị cho trẻ.

Phương pháp này cần phối hợp chặt chẽ cùng gia đình, đặc biệt với người mẹ, trẻ được đeo nẹp chỉnh hình 20 – 23 giờ mỗi ngày cho đến khi được 2 tuổi.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật xâm lấn có thể được yêu cầu trong những trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp bó bột hoặc băng thun. Trường hợp trẻ bị khoèo chân từ 1 hoặc 2 tuổi trở lên mới bắt đầu chỉnh hình thì cũng được chỉ định điều trị bằng phương pháp này.

Trong quá trình phẫu thuật, các gân của chân được kéo dài để đưa bàn chân về đúng vị trí. Sau phẫu thuật, bàn chân bị ảnh hưởng sẽ được bó bột trong hai tháng và trẻ sẽ cần phải đeo nẹp trong ít nhất một năm sau khi phẫu thuật. Điều này được thực hiện để ngăn chặn chứng Clubfoot tái phát trở lại.

Làm thế nào để nhận biết được chứng Clubfoot tái phát sau khi điều trị?

chứng clubfoot tái phát

Cha mẹ có thể phát hiện sớm tình trạng chân khoèo tái phát khi trẻ có các biểu hiện:

  • Mất khả năng nghiêng bàn chân ra ngoài
  • Không thể nâng mũi bàn chân lên cao
  • Vùng trước bàn chân bị khép nghiêng vào trong

Dù bằng bất kỳ phương pháp điều trị chứng bàn chân khoèo (Clubfoot) nào thì điều tiên quyết là phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo tình trạng trên không còn tái phát.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng bàn chân khoèo

đôi giày bé gái bằng len

Chúng ta đều biết rằng, trẻ sinh ra muốn được phát triển toàn diện cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như: nguồn dinh dưỡng, sức khỏe thể chất của người mẹ và tất nhiên là cả yếu tố di truyền. Yếu tố sau cùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, gây ra một số dị tật bẩm sinh cụ thể mà trong đó có cả tình trạng bàn chân khoèo.

Thuật ngữ bàn chân khoèo congenital talipes equinovarus hay gọi tắt là club foot là một loại dị tật bẩm sinh, trong đó bàn chân trẻ bị lật vào trong và co rút lên do các mô nối cơ với xương ngắn hơn bình thường. Biến dạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bàn chân ngay từ sau khi sinh.

Tùy tình trạng có thể nhẹ hoặc nặng nhưng nhìn chung, trẻ mắc chứng bàn chân khoèo thường gặp khó khăn trong việc di chuyển. Tin vui là tật bẩm sinh này không gây đau đớn cho trẻ và có thể được chữa trị sớm sau khi sinh mà không cần can thiệp bất cứ loại phẫu thuật phức tạp nào trong hầu hết các trường hợp.

Bàn chân khoèo ở trẻ và những dạng thường gặp

Theo các số liệu nghiên cứu cho biết, cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 4 bé bị khoèo chân bẩm sinh. Trong số đó, các trường hợp chân khoèo ở bé trai thường phổ biến hơn so với ở bé gái. Hơn nữa, nguy cơ dị tật xảy ra ở cả hai bàn chân cũng rất cao.

Người ta phân loại chứng bàn chân khoèo ở trẻ thành 3 loại phổ biến:

1. Idiopathic Clubfoot (Bàn chân khoèo tự phát)

Bàn chân khoèo tự phát hoặc đơn độc là loại dị tật phổ biến ngay tại thời điểm sau khi trẻ vừa mới sinh. Xác xuất của tình trạng này xấp xỉ rơi vào khoảng từ một đến bốn trẻ trong số hàng nghìn ca sinh. Biến dạng này đặc trưng bởi biểu hiện bàn chân cứng, không linh động và khó cử động theo nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, nếu không được điều trị, dạng dị tật này có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của trẻ.

2. Positional Clubfoot

So với loại dị tật trên, ở trường hợp thứ hai này, bàn chân trẻ linh hoạt hơn rất nhiều. Loại bàn chân khoèo này bắt nguồn từ nguyên nhân do thai nhi ở vị trí ngôi mông khi còn trong tử cung của mẹ.

3. Symdrone Clubfoot

Loại sau cùng này là một tình trạng nghiêm trọng mà cơ hội điều trị với kết quả tích cực là rất thấp. Nó có thể là một phần của một hội chứng khác phức tạp hơn.

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng bàn chân khoèo

bà bầu hút thuốc lá

Mặc dù biến dạng này là một tình trạng khá phổ biến nhưng nguyên do chính xác chịu trách nhiệm cho điều này vẫn chưa được xác định rõ. Bàn chân khoèo có thể bắt nguồn từ tư thế thai nhi nằm trong bụng mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Ngoài ra, một giả thiết khác cũng cho rằng, khiếm khuyết của mầm xương sên dẫn đến biến dạng gấp, khép và nghiêng vào trong từ đó phối hợp với các biến đổi mô mềm. Có ý kiến khác lại đề cập đến khiếm khuyết của phần mềm gây ra biến dạng xương.

Bên cạnh đó, một số bệnh như viêm khớp, bại liệt, bại não, tổn thương tủy sống bàn chân bình thường cũng góp phần hình thành nên dị dạng và dần trở thành bàn chân khoèo. Tuy nhiên, trường hợp này lại không phải là bàn chân khoèo bẩm sinh.

Thêm nữa, yếu tố môi trường và di truyền cũng ảnh hưởng không nhỏ. Mẹ bầu có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá trong thai kỳ cũng có thể đưa đến việc trẻ sinh ra với bàn chân khoèo. Đôi khi, trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị khoèo chân cũng dễ mắc chứng này hơn cả.

Những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy trẻ đang mắc chứng bàn chân khoèo

Cần phân biệt được hai trường hợp, một là bàn chân cong do tư thế của thai nhi trong tử cung của mẹ: lúc này phần phía trước của bàn chân quay vào phía trong, phía sau hoàn toàn bình thường. Có thể dễ dàng kéo thẳng bàn chân và bẻ cong về phía ngược lại. Khi gãi nhẹ vào lòng bàn chân, quan sát thấy nó dễ trở về vị trí bình thường. Ở trường hợp này, bàn chân của trẻ sẽ duỗi ra bình thường khi bé lên hai tuổi.

Với tình trạng bàn chân khoèo bẩm sinh, bàn chân sẽ không thể kéo thẳng ra được, cũng không thể đưa trở về vị trí bình thường khi gãi nhẹ vào lòng bàn chân mà vẫn sẽ giữ nguyên tư thế uốn cong và quay vào trong. Bàn chân khoèo do bẩm sinh sẽ ngắn và nhỏ hơn bình thường, phần trước và giữa thì bị co rút và ngắn lại trong khi bắp chân bị thiểu dưỡng và teo nhỏ. Ngoài ra, gân Achilles bị co rút, gót chân có xu hướng hướng lên cao.

Tuy không gây đau đớn cho bé, nhưng nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ phát triển và cản trở sự vận động của trẻ sau này. Chứng khoèo chân có thể phát hiện trong các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh hoặc ngay lúc mới sinh mẹ quan sát thấy bàn chân trẻ bị cong và xoay vào trong. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công có thể đạt từ 15 – 80%.

Đâu là đối tượng có nguy cơ mắc chứng khoèo chân do bẩm sinh?

Với tình trạng khoèo chân do bẩm sinh sẽ khó điều trị hơn và những trẻ sau đây là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải, bao gồm:

  • Các bé sinh ra trong gia đình có người thân từng bị mắc chứng bàn chân khoèo
  • Trẻ sinh ra bởi những người mẹ mà có chế độ sinh hoạt không lành mạnh trong thời kỳ mang thai
  • Đặc biệt hơn các bé trai có tỷ lệ mắc gấp đôi so với các bé gái.

Biện pháp phòng ngừa khoèo chân cho trẻ hiệu quả

phòng ngừa bàn chân khoèo cho trẻ

Các bà mẹ tương lai nếu muốn giảm thiểu nguy cơ con sinh ra mắc chứng khoèo chân bẩm sinh, nhất thiết cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không nên uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích
  • Cần tránh hút thuốc lá, cũng như ngay cả việc hút thuốc thụ động
  • Không nên đến những nơi được cảnh báo là tiềm ẩn những yếu tố độc hại
  • Tránh để bản thân bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng trong mọi trường hợp
  • Nên cung cấp, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé để tránh gặp các dị tật thai nhi.

Chứng bàn chân khoèo chắc chắn sẽ không còn là vấn đề nghiêm trọng nếu như các bà mẹ tương lai chúng ta được trang bị đầy đủ kiến thức để giúp con mình phòng ngừa hiệu quả. Cùng chia sẻ thêm với Marry Baby những biện pháp để bảo vệ sức khỏe thai kỳ hữu hiệu mà bạn đã thực hiện thành công nhé!

Marry Baby 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹo thần kỳ giúp đánh bay triệu chứng phát ban đỏ trên da mặt bé yêu

Mẹ và bé

Chứng phát ban là tình trạng thường gặp ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, ban xuất hiện dưới dạng những nốt hồng ban hoặc đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể, đôi khi có thể kèm theo sốt khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Tình trạng này tuy không mấy nguy hiểm nhưng việc chăm sóc trẻ cần phải được quan tâm một cách đúng mực. Bài viết này, Marry Baby sẽ chia sẻ cho bạn những mẹo hay giúp “thổi bay” các nốt phát ban đỏ trên da mặt của bé.

Tình trạng phát ban đỏ trên da mặt thường xuất hiện trong những ngày tiết trời oi bức, cộng thêm với yếu tố khác như sức đề kháng của trẻ còn non yếu sẽ tạo cơ hội cho các nốt ban đỏ “trồi” lên mạnh mẽ hơn nữa.

Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng vấn đề này có thể được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, thay vì lo ngại chuyện dùng các loại kem hay thuốc bôi sẽ không tốt cho bé, các bậc phụ huynh có thể thử áp dụng 7 biện pháp tại nhà cực kỳ đơn giản nhưng cũng rất an toàn cho trẻ được gợi ý dưới đây:

1. Hỗn hợp bột yến mạch

Bột yến mạch từ lâu đã được biết đến với công dụng giúp làm giảm các kích ứng gây ra bởi những nốt phát ban đỏ trên da. Do có chứa các hoạt chất mang tính oxy hóa và kháng viêm cao (điển hình như dầu linoleic, axit oleic…) nên loại bột này thường được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da, giảm ngứa, khô và kích ứng da.

Cách sử dụng tốt nhất là lấy khoảng một bát bột yến mạch hữu cơ, thêm nước vào, sau đó cho vào máy xay sinh tố và trộn đều cho đến khi thu được một hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị tổn thương của bé, chờ đến khi khô và rửa sạch lại với nước.

Lưu ý rằng, trước khi bôi trực tiếp lên mặt bé, hãy sử dụng thử lên trên cánh tay của trẻ để kiểm tra có xảy ra dị ứng hay không.

2. Trà hoa cúc

chữa phát ban đỏ bằng trà hoa cúc 731601259

Theo quan niệm của Đông y, tình trạng phát ban là do cơ thể bị nhiệt gây nên. Chính vì vậy, với khả năng thanh nhiệt tốt, trà hoa cúc có thể sử dụng để điều trị chứng ban đỏ ở trẻ. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong thành phần của trà cũng giúp sát trùng vùng da tổn thương và giảm phát ban.

Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm các túi trà hoa cúc có sẵn vào một cốc nước sôi, đợi cho nước không còn quá nóng, bạn lấy túi lọc ra vắt nhẹ cho bớt nước rồi đắp lên vùng da bị nổi ban trên mặt trẻ. Số lượng túi trà phải sử dụng sẽ tùy thuộc vào kích thước của vùng nổi phát ban đỏ, ngoài ra cũng cần đảm bảo túi trà không được quá nóng để tránh gây bỏng cho bé.

3. Sữa chua

Phương thuốc cho chứng phát ban đỏ của trẻ này nằm ngay trong tủ lạnh nhà bạn. Sử dụng sữa chua để giải quyết vấn đề phát ban của con là một biện pháp dựa trên kinh nghiệm dân gian nhưng lại có cơ sở khoa học rõ ràng. Sữa chua giàu probiotics tự nhiên, cũng như các vitamin và dưỡng chất khác với vai trò làm dịu, phục hồi những thương tổn trên da.

Bên cạnh đó, các thành phần khác cũng được biết đến là axit lactic lại giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Các lợi khuẩn trong sữa chua còn tăng cường hệ miễn dịch cho bé nữa.

Với phương pháp cực kỳ an toàn và rẻ tiền này, bạn hãy vệ sinh da mặt trẻ thật sạch, sau đó thoa sữa chua đều lên da, kết hợp cùng massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu hơn. Để yên khoảng từ 15 – 20 phút rồi rửa sạch da bé lại với nước.

4. Vỏ chuối

chữa phát ban đỏ bằng vỏ chuối 341185271

Nhắc đến vỏ chuối chúng ta lại không thôi nghĩ đến hình ảnh “trượt vỏ chuối” hài hước trong các bộ phim hoạt hình hay ý nghĩa ẩn dụ của nó. Tuy nhiên, vỏ chuối cũng là một cứu cánh tuyệt vời cho làn da bị phát ban đỏ đấy!

Đầu tiên, bạn hãy làm lạnh vỏ chuối trong khoảng một giờ hoặc lâu hơn. Sau đó, bạn chỉ việc đắp nó lên trên những khu vực bị ảnh hưởng trên da mặt bé. Điều này sẽ làm giảm ngứa và phát ban nhanh chóng. Không chỉ vậy, vỏ chuối còn giúp giữ ẩm cho làn da và việc  vỏ chuối được làm lạnh trước khi đắp lên da bé giúp bé cảm thấy thoải mái và vô cùng thư giãn nữa.

5. Lá cây sầu đâu (Neem)

Cây sầu đâu từ hàng thế kỷ nay được người dân Ấn Độ tôn thờ là loại Cây Thiêng, cũng như một loại thuốc quý dùng trong các vấn đề về da và răng miệng. Ở nước ta, loại cây này xuất hiện nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Nhờ giàu vitamin C với đặc tính chống oxy hóa, cùng các tác nhân kháng khuẩn nên lá sầu đâu mang lại khả năng chống nấm và chống viêm. Do đó, loại lá này rất có ích trong trường hợp giảm tình trạng phát ban đỏ ở da.

Bạn có thể mua lá ở chợ sau đó cho vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên những vùng da tổn thương sẽ đem lại tác dụng tích cực. Lưu ý là trước khi áp dụng biện pháp này cho bé, bạn nên bôi lên vùng da cổ tay con để kiểm tra bé có phản ứng gì hay không.

6. Lô hội

chữa phát ban đỏ bằng lô hội 1007264887

Có thể nói lô hội được xếp vào hàng “cực phẩm” trong tất cả các phương pháp thiên nhiên để chữa trị những vấn đề về da. Đó cũng chính là lý do vì sao các loại kem dưỡng da hiện nay đều có sự góp mặt của thành phần này.

Bản chất gel lô hội có tác dụng làm lành vết thương, chống viêm chính nhờ vào hai hợp chất là mannose và glucose, cùng với hai loại sterol là phenylalanin và tryptophan. Thêm vào đó, trong lô hội còn có các vitamin B, C và khoáng chất như kẽm rất thích hợp trong việc chống nhiễm trùng và giảm nguy cơ phát ban da.

Bạn có thể mua các thành phẩm gel lô hội ở tại nhà thuốc hoặc siêu thị, hay đơn giản hơn là tự chiết xuất gel trực tiếp tại nhà. Gel này khi thoa lên vùng da phát ban đỏ sẽ làm dịu và ngăn chặn việc lây lan ra các vùng da lành xung quanh.

7. Dưa leo

Dưa leo cũng là một trong những biện pháp rẻ tiền và hiệu quả để làm giảm phát ban đỏ trên da mặt. Tác dụng này là do đặc tính chống viêm và vitamin C bảo vệ da khỏi những kích ứng. Bạn có thể làm tăng tác dụng bằng cách phối hợp dưa leo với bột yến mạch, xay nhuyễn thành hỗn hợp sệt và đắp lên vùng da cần trị liệu.

Làn da của trẻ vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy bạn nên cẩn thận với bất kỳ phương pháp trị liệu cho tình trạng phát ban đỏ trên da mặt nào được lựa chọn. Trong trường hợp đã thử tất cả những phương án được gợi ý nhưng không mang lại kết quả, lúc này nên tìm đến bác sĩ để có giải pháp tốt hơn bạn nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm đến tính mạng không?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng rất khó phát hiện vì bé còn quá nhỏ để có thể nói cho mẹ biết. Nếu bé khóc liên tục mà không rõ lý do thì có thể đó là dấu hiệu trẻ sơ sinh đang bị đau bụng. Đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu kéo dài có thể gây căng thẳng cho mẹ và ảnh hưởng bất lợi đến bé [1].

Trẻ sơ sinh đau bụng – Mẹ nhận biết thế nào?

Mẹ có thể dựa vào cách nhận biết bé sơ sinh bị đau bụng dưới đây để biết tình trạng sức khỏe của con.

1. Bé khóc khác thường

Mẹ thường có thể tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa khóc đau bụng và khóc bình thường. Trẻ nhỏ bị đau bụng thường phát ra những tiếng khóc to, the thé (khóc thét), khóc liên tục, khó dỗ dành [1], [2].

2. Khóc từng cơn cùng một lúc

Khi mẹ đã cố gắng dỗ dành bé, cho bé ăn, ru bé ngủ nhưng bé không ngưng khóc. Đây là dấu hiệu trẻ đang bị đau bụng [3], [4].

3. Tư thế cơ thể khi bé khóc

Khi trẻ bị đau bụng, khi khóc, bé thường cong lưng, ưỡn ngực và nắm chặt tay. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị đau bụng có xu hướng hít nhiều không khí. Vì vậy bé sẽ ợ nhiều hơn bình thường [2].

Mẹ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu cơ thể khác khi bé khóc như khuôn mặt đỏ ửng, bụng cứng hơn. Nếu bé khóc kéo dài mà không rõ nguyên nhân, tốt nhất, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác các tình trạng mà bé có thể gặp phải [1].

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc trẻ bị đau bụng và quấy khóc thường xuyên, mẹ nên chú ý những nguyên nhân sau đây để có biện pháp xử lý kịp thời giúp bé thấy dễ chịu hơn.

1. Gặp vấn đề về tiêu hóa sữa do hệ tiêu hóa còn non nớt

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sức khỏe hệ tiêu hóa cực kỳ quan trọng, bởi đây là hệ cơ quan thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi liên quan đến chuyển hóa thức ăn, kích hoạt hệ thống miễn dịch cũng như sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của trẻ [5], [6].

Tuy nhiên, những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên rất nhạy cảm với thành phần đạm sữa, nhất là với các bé bú sữa ngoài. Nguyên nhân là do nếu so với đạm sữa mẹ, đạm sữa ngoài thường sẽ khó tiêu hơn. Ngoài ra, một số công thức sữa có quy trình sản xuất qua quá nhiều lần gia nhiệt, khiến đạm sữa bị biến đổi cấu trúc. Khi vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, đạm sữa biến tính sẽ trở nên đông vón, khó hấp thu, gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm bé bị đau bụng [7].

Hệ tiêu hóa kém cũng khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ nhỏ bị đau bụng có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, gây ra những cơn đau bụng cho trẻ sơ sinh [8].

3. Nuốt nhiều không khí khi bú

Khi ăn, bé có thể bị nuốt phải không khí gây nên tình trạng đầy hơi, đau bụng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng dẫn đến khó chịu, quấy khóc [1], [2].

4. Chế độ ăn uống và lối sống của mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng

Một số chuyên gia cho rằng, trẻ bị đau bụng cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống của người mẹ khi cho bé bú. Ngoài ra, mẹ hút thuốc trong thời gian cho con bú cũng có thể gây đau bụng cho bé [3], [10].

5. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Những trẻ sơ sinh bị đau bụng thường có hệ vi sinh đường ruột không giống với những trẻ sơ sinh khác. Điều này có nghĩa rằng đã có sự mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh ở trẻ sơ sinh bị đau bụng [11].

Mặc dù hầu hết các trường hợp khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh thường liên quan đến đau bụng, nhưng mẹ cũng cần xem xét tới các nguy cơ khác bé có thể gặp phải. Chẳng hạn như thoát vị, nhiễm trùng dạ dày hoặc các bệnh khác [12].

Phải làm sao để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau bụng?

Bé khóc theo cơn có thể là dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị đau bụng
Cha mẹ cần biết cách nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng

1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Quan trọng nhất là đạm sữa mẹ đặc biệt mềm nhỏ, dễ tiêu, giúp trẻ tối ưu hóa việc hấp thu. Đồng thời, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn ổn định, giúp cân bằng vi sinh đường ruột, hạn chế sự bám dính của các virus, vi khuẩn gây bệnh [13], [14], qua đó giúp củng cố, tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho bé ngay từ năm tháng đầu đời.

Tuy nhiên, nếu không thể cho bé bú vì các vấn đề về sức khỏe và phải nhờ đến sự trợ giúp của sữa ngoài thì mẹ cần cẩn thận trong việc lựa chọn sữa cho bé. Ưu tiên hàng đầu là công thức sữa:

  • Chỉ qua xử lý 1 lần nhiệt, bởi quy trình này sẽ bảo toàn được hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên trong sữa. Khi bé bú, đạm sữa mềm, nhỏ sẽ giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé dễ hấp thu và giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa khiến con bị đau bụng.
  • Sữa được bổ sung thêm chất xơ prebiotic GOS. Đây là chất xơ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, củng cố và tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho bé.
  • Chọn nguồn sữa mát cùng vị thanh nhạt tự nhiên giúp con chịu sữa, quen vị và mẹ dễ dàng cho bú kết hợp khi sữa mẹ về.

2. Vuốt lưng cho bé sau cữ bú

Trẻ sơ sinh có xu hướng hít phải nhiều không khí trong khi bú. Không khí này bị mắc kẹt và khiến cho trẻ bị đau bụng. Để đẩy khí ra ngoài, sau khi bú, mẹ có thể thực hiện vuốt lưng và bụng cho bé. Mẹ hãy đặt bé ở tư thế thẳng đứng và nhẹ nhàng vuốt lưng và bụng sau mỗi lần bú để giúp bé ợ hơi tốt hơn [15].

3. Áp dụng bài tập gập gối nhẹ nhàng cho bé

Bài tập gập gối hoặc đẩy đầu gối rất hiệu quả trong việc làm giảm các vấn đề về khí và đau bụng ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa rồi gập gối của bé, sau đó nhẹ nhàng đẩy chân về phía bụng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ để giúp đẩy hơi trong bụng bé ra ngoài [16].

4. Cẩn thận khi sử dụng thuốc

Mẹ không nên mua thuốc cho bé ở các nhà thuốc. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ và cho bé uống thuốc giảm đau hoặc thuốc đau bụng theo kê đơn[17].

5. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của mẹ

Mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để có thể giúp giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh. Điều này có thể có hiệu quả trong trường hợp người mẹ cho con bú đang hút thuốc; hoặc ăn một chế độ ăn kiêng có thể gây khó chịu cho trẻ [3], [10].

Khi nào trẻ sơ sinh bị đau bụng nên đến gặp bác sĩ?

Đau bụng không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng khi có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay [3], [17]:

  • Nếu bé bị tiêu chảy hoặc có dấu vết máu trong phân
  • Nếu bé bị sốt
  • Nếu bé không chịu ăn hoặc tăng cân đúng tiêu chuẩn
  • Nếu bé bị nôn trớ thường xuyên
  • Nếu bé bị chướng căng bụng

Hy vọng với những thông tin về trẻ sơ sinh bị đau bụng, MarryBaby có thể cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho mẹ. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức về cách nuôi dạy con nhỏ hãy tham khảo trên Marrybaby, mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định
Ngủ nhiều được coi là “mặc định” cần thiết trong những tháng đầu sau sinh của bé

Trước khi biết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; mẹ cần hiểu vì sao giấc ngủ quan trọng đối với bé.

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc cần đi tiêu, đi tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ; lý do là vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài và thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh:

  • Phát triển trí não.
  • Hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp bé trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh.

2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác gì so với người lớn?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM).

Đây điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh (REM) là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM). Kết quả, trẻ sơ sinh dễ dàng thức giấc.

Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm; mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước. Như vậy thời gian thức của trẻ sơ sinh vào ban ngày sẽ nhiều hơn.

Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết thời gian ngủ của bé sơ sinh kéo dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.

2.1 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh nhiều có tốt không?

Ngoài biết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; nhiều mẹ cũng thắc mắc liệu bé ngủ nhiều quá có tốt không.

[key-takeaways title=””]

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo thì vẫn là tốt cho sự phát triển. Mẹ chỉ cần lo lắng khi giấc ngủ của bé ảnh hưởng đến việc bú sữa. Lúc này, tốt nhất mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để hiểu rõ tình trạng ngủ nhiều của bé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=203434]

2.2 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ít có ảnh hưởng gì không?

Em bé khó ngủ, ngủ ít trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22-24-2 giờ vì đây là thời điểm hormone chiều cao phát triển tốt nhất; trẻ ngủ sâu được thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ bỏ lỡ, con có thể sẽ không cao như những trẻ khác.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon. Vì vậy, mẹ cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.

>> Mẹ có thể xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

3. Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học

Dưới đây là trung bình thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và giờ ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày; bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm.

Trẻ 0-2 tháng:

  • Ngủ 15-16 tiếng/ngày.
  • Bé có 3-5 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 7-8 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 8-9 tiếng.

Trẻ 3-5 tháng:

  • Ngủ 14-16 tiếng/ngày.
  • Bé có 3-4 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 4-6 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 8-9 tiếng.

Trẻ 6-8 tháng:

  • Ngủ 14 tiếng/ngày.
  • Bé có 2-3 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 3-4 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 tiếng

Trẻ 9-12 tháng:

  • Ngủ 14 tiếng/ngày.
  • Bé có 2 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 3-4 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 tiếng.

Lưu ý: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào ban ngày lâu hơn thì ban đêm bé sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.

4. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của mỗi bé mỗi khác vì phụ thuộc vào độ tuổi, giờ ăn cũng như thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình. Giai đoạn 0-6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo một số thông tin sau:

4.1 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng

Thời gian ngủ của trẻ dưới 1 tháng: Bé sẽ ngủ gần như cả ngày và chỉ dậy vài giờ để ăn. Trung bình, thời gian ngủ của một đứa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.

Thời gian ngủ của trẻ từ 1-3 tháng:

  • Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 15,5-17 giờ tổng cộng mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn.
  • Trong tháng thứ 3, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

Vậy mẹ đã biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ rồi chứ.

4.2 Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi – 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi – 6 tháng tuổi giao động trong 12-16 giờ. Mỗi sáng bé dậy vào khoảng 6-8 giờ, ban ngày có 2-4 giấc ngủ ngắn, mỗi lần từ 30 phút – 3 giờ đồng hồ. Bé đi ngủ vào buổi tối lúc 6-8 giờ. Ban đêm, giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài 4-10 giờ 1 lần và tổng cộng là 9-12 giờ.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định
Bé sơ sinh cần ngủ đủ giấc vào ban đêm và cả thời gian ban ngày

4.3 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 6 – 8 tháng tuổi

Hầu hết trẻ 6 tháng đều đã có thể ngủ suốt đêm (khoảng 6 – 8 tiếng) mà không thức dậy đòi bú. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số bé thức giấc 1 – 2 lần.

Vào ban ngày, số giấc ngủ ngắn của bé có thể giảm so với những tháng trước nhưng mỗi cữ ngủ của bé có thể dài hơn, khoảng 3 – 4 tiếng.

6 – 8 tháng cũng là thời điểm mà bé sẽ có nhiều bước phát triển nhảy vọt quan trọng. Do đó, tình trạng thụt lùi giấc ngủ cũng tiếp tục xuất hiện.

4.4 Giấc ngủ của bé 9 – 12 tháng tuổi

Ở thời điểm 9 – 12 tháng, nhiều bé đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này, bé có thể liên tục ngủ trong suốt 9 – 12 tiếng mỗi đêm. Vào ban ngày, bé sẽ có 2 giấc ngủ ngắn khoảng 3 – 4 tiếng.

Trong thời gian 8 – 10 tháng tuổi, tình trạng thụt lùi giấc ngủ vẫn tiếp tục xuất hiện, thậm chí là xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này sẽ có nhiều giai đoạn phát triển nhảy vọt quan trọng như mọc chiếc răng đầu tiên, trẻ bắt đầu chuyển từ ngồi sang đứng hay trẻ bắt đầu học nói.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả

5. Làm thế nào để thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh?

Để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; cha mẹ nên xây dựng một số cách để bé nhanh chìm vào giấc ngủ.

5.1 Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bé mệt

Trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Ngược lại, nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Đây là lúc mẹ cần kiểm tra xem bé có mệt mỏi hay không. Bé có dụi mắt, bứt tai hoặc tỏ vẻ bứt rứt hơn bình thường không?

Nếu thấy những biểu hiện này, thử đặt bé nằm xuống. Mẹ sẽ sớm phát triển giác quan thứ sáu về các thói quen và nhịp điệu hàng ngày của bé. Bản năng sẽ giúp mẹ biết khi nào bé sẵn sàng cho một giấc ngủ.

5.2 Bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh là cú đêm sẽ thức khi mẹ muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên; mẹ sẽ không thể làm được gì nhiều để thay đổi điều này. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi; mẹ có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm.

Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, mẹ nên dành thời gian tương tác với bé nhiều nhất có thể, giữ cho ngôi nhà và phòng bé đầy ánh sáng. Mẹ cũng không cần cố gắng giảm thiểu những tiếng ồn ban ngày quen thuộc như điện thoại; tiếng nhạc; hoặc máy giặt. Nếu bé có vẻ buồn ngủ khi đang bú, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Vào ban đêm, nếu bé có thức dậy cũng đừng chơi đùa với bé. Để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp; không nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng ban đêm là thời gian ngủ của trẻ sơ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?

5.3 Xem xét việc tập cho bé một số thói quen vào giờ đi ngủ

Tập thói quen ngủ cho bé
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể giao động từ 15-21 giờ

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một thói quen trước khi đi ngủ. Đó có thể là thay đồ ngủ, hát một bài hát ru và cho bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.

>> Mẹ xem thêm: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

5.4 Cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình

Mẹ tập cho bé tự đi ngủ một mình sẽ giúp con yêu ngủ đủ giấc và đảm bảo được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh.

Ngay khi bé được 6 đến 8 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình. Nhưng làm thế nào?

Mẹ hãy đặt bé nằm xuống khi bé buồn ngủ, tránh lắc lư để cho bé ngủ. Các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng những gì họ làm lúc này không có ảnh hưởng gì. Nhưng thực ra, bé đang hình thành thói quen ngủ. Nếu lắc lư bé trong tám tuần đầu tiên, bé sẽ có thói quen đó trong thời gian sau.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chọn lắc lư hoặc cho bé của mình bú để ngủ vì họ tin rằng đó là bình thường. Họ thích điều đó vì nghĩ con sẽ phát triển mạnh và ngủ ngon, hoặc họ cho rằng cách này hiệu quả hơn. Họ muốn thức dậy cùng với em bé nhiều lần trong đêm để giúp bé quay trở lại giấc ngủ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Em bé khó ngủ cũng tương tự. Mẹ nên tham khảo bảng giờ ngủ dành cho bé dưới 1 tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

“Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế.

Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.

Tại sao trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc?

Dù bú bình hay bú mẹ thì trẻ từ mới sinh đến 1 tháng tuổi cũng ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú. Do vẫn còn quen không gian trong bụng mẹ nên bé chưa phân biệt được ngày và đêm. Vì vậy nhiều trẻ sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nếu trẻ không có triệu chứng bệnh lý liên quan.

trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc nếu không phải do bệnh lý mẹ đừng quá lo lắng

Những trẻ ngủ quá nhiều, ngủ sâu ở giai đoạn đầu mới sinh cũng không phải là tốt. Tuy không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Sau 3 tháng 10 ngày, trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm từ 6-8 giờ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ quấy khóc khi ngủ: 7 lý do thường gặp và cách xoa dịu con

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng não bộ của trẻ dù được 18 tháng cũng chỉ mới phát triển 25% so với não người lớn, phần còn lại đều đang trong giai đoạn định hình. Vì thế giấc ngủ của trẻ dưới 18 tháng thường chập chờn và giống với nếp sinh hoạt của bé khi còn là bào thai.

[inline_article id=69718]

Các giai đoạn của một giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ cũng như người lớn, cũng có giấc ngủ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ ngủ không ngon giấc hay thức giấc và cử động.

trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ và trẻ khó ngủ về đêm là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh

1. Giấc ngủ nhanh (REM)

Được lý giải là giấc ngủ có cử động mắt nhanh. Ở giấc ngủ ngắn này trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những nguy hiểm khi trẻ hay quấy khóc vào ban đêm và cách khắc phục

2. Giấc ngủ chậm (Non-REM)

Loại giấc ngủ không cử động mắt nhanh có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Buồn ngủ. Triệu chứng thường thấy là mí mắt sụp xuống, chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
  • Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ. Trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình.
  • Giai đoạn 3: Ngủ sâu.
  • Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu.

Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại. Cụ thể khoảng hơn 22 giờ đêm; bé có thể ngủ rất sâu và sẽ có 2 lần thức giấc ở giai đoạn 2. Từ gần 23 giờ – 5 giờ sáng là những giấc ngủ không sâu, đồng thời xuất hiện những cơn mơ, xen lẫn những lần thức dậy ngắn. Từ 5 – 6 giờ sáng, bé ngủ sâu trở lại. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay khóc đêm rất bình thường, mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Khi được 6 – 10 tháng tuổi giấc ngủ của bé có thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe, thói quen hàng ngày hoăc bé đang mọc răng…

Mẹ nên làm gì khi trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc về đêm?

Việc bé thức dậy trong đêm và quấy khóc là mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng. Vấn đề cần giải quyết lúc này là làm thể náo để bé ngủ ngon lại sau đó.

trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc 1
Vé hay khóc đêm đôi khi chỉ là để giải tỏa căng thẳng trong ngày

Nếu trước 22h bé đang ngủ mà giật mình thức dậy, khóc hay la hét thì rất có thể do một nhân tố nào đó bên ngoài tác động khiến trẻ sơ sinh hay khóc đêm vì cảm thấy bất an, hoảng loạn. Ví dụ như tiếng nói chuyện ồn ào, tiếng tivi quá lớn… Mẹ có biết mẹo để bé ngủ không giật mình là gì không? Chỉ cần tìm lại không gian yên lặng bé sẽ tự ru mình ngủ lại rất nhanh. Nếu trẻ vặn mình hay đứng lên trên cũi thì mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm lại, không nên bế ẵm, ru hay nói chuyện với bé bởi thực ra lúc này bé vẫn đang ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé khóc đêm: Mặc kệ khóc chán, con sẽ tự ngủ thôi!

Một nghiên cứu về tình trạng trẻ thường xuyên khóc đêm đáng được chú ý năm 2011 chỉ ra rằng: Trẻ em không biết cách ngừng khóc cho tới khi chúng được ép chúng vào khuôn khổ. Bắt trẻ ngoan ngoãn tiếp tục đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp cha mẹ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn nhưng vô hình chung lại tăng sự khó chịu trong bé khi bé hay khóc đêm.

[inline_article id=63360]

Tập cho bé ngủ đêm đồng nghĩa với việc bé sẽ trải qua một chu kỳ mới: Cảm thấy thoải mái nhưng sau đó lại bị ức chế. Đến một mức độ nào đó, bé sẽ bộc lộ những ức chế đó bằng các phản ứng cực đoan như là khóc to lên.

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể hiểu là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Cho dù bạn có cảm thấy phiền toái về những lần như vậy cũng nên tập thích ứng cũng như trẻ đang thích ứng với cuộc sống mới.