Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị ban đỏ: 5 vấn đề mẹ không nên bỏ qua

Phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh có những triệu chứng ban đầu tương tự như rôm sảy, chàm sữa thậm chí làm hăm tã. Chỉ phút ban đầu thế thôi, nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng tới phổi.

trẻ sơ sinh bị ban đỏ
Trẻ sơ sinh bị ban đỏ: Mẹ phải làm sao để chữa cho con?

Nhắc đến phát ban đỏ ở trẻ sau khi sinh, nếu chưa từng gặp nhiều mẹ đơn giản sẽ hình dung những nốt ban đỏ giống như tình trạng bé bị rôm sảy. Nhưng chỉ dừng lại ở đó thì đây không phải là một bệnh lý cần được cảnh báo. Quan trọng nhất bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng da hoặc viêm phổi.

Trẻ sơ sinh bị ban đỏ thường nổi ở đâu?

1. Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Có 4 nguyên nhân phổ biến gây nổi mẩn đỏ ở mặt, trong đó có phát ban nổi mẩn đỏ.

Rôm sảy tấn công

Với trẻ sơ sinh, đây là một hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân là do tuyến mồ hoi của bé bị tắc, mẹ vệ sinh da chưa kịp thời nên tạo điều kiện cho rôm sảy xuất hiện. Đặc điểm dễ nhận biết là rôm sảu luôn hình thành theo từng mảng, gây ngứa liên tục.

phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh
Thật khó mà phân biết trẻ sơ sinh bị ban đỏ, mụn hay chàm sữa

Mụn sữa ẩn nấp

Khoảng 3 tuần sau khi sinh, rất nhiều trẻ sơ sinh bị mụn sữa tấn công. Chúng thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như mặt, tay, cổ, chân, lưng. Về bản chất, loại mụn này không gây ngứa, khó chịu nên chỉ có mẹ lo, bé không sợ. Mụn sẽ tự mất sau vài tuần hoặc vài tháng.

Chàm sữa khó chịu

Chàm sữa (lác sữa) gây tổn thương da bé nghiêm trọng. Khi bị chàm, da trẻ sẽ bong tróc, mẩn đó gây ngứa và đau. Bé luôn cố gắng đưa tay lên gãi càng làm vết chàm lan rộng hơn. Chàm cần được điều trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh vùng da ngày càng nhân rộng khiến bé có thể quấy khóc, khó chịu.

Phát ban rình rập

Triệu chứng thường thấy của phát ban cũng khá giống rôm sảy. ban đầu là những nốt mẩn đỏ kèm theo đầu mủ màu trắng li ti hoặc vàng. Nếu chỉ xuất hiện ở mặt thì tình trạng này không gây nguy hiểm và sẽ tự hết sau vài ngày.

Khi bé bị nổi mẩn ở mặt, việc cần làm nhất là vệ sinh vùng da bị tổn tương nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Tuyệt đối không nặn mụn và tự ý bôi thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng, tránh những loại thức ăn gây nóng, thay vào đó tăng cường ăn nhiều rau, bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày.

2. Trẻ sơ sinh bị ban đỏ ở đầu

Hầu hết các trường hợp này là do phát ban. Nốt ban đỏ giống như muỗi đốt xuất hiện trên đầu bé chỉ sau khi lọt lòng mẹ vài ngày. Để ý kỹ mẹ sẽ thấy đầu các vết đỏ có mủ vàng. Ngoài ra cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như: dị ứng sữa tắm, nấm da đầu và tăng tiết bã nhờn

Tương tự nư ban nổi ở mặt, các vết ban đỏ trên đầu cũng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Mẹ chỉ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé thì sau vài ngày khoảng từ 7-10 ngày các vết này sẽ tự mất mà không cần sự can thiệp y tế nào.

Một số ít trường hợp nếu đã áp dụng các cách trên mà vẫn không thuyên giảm. Ngược lại bé có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém kèm theo triệu chứng nóng sốt, tiêu chảy, mệt mỏi… thì cần nhanh chóng đưa đi thăm khám tại trạm y tế hay các bệnh viên để được bác sĩ kiểm tra.

3. Trẻ sơ sinh bị ban đỏ ở mông

Hay còn được gọi là tình trạng hăm tã. Thuật ngữ y tế gọi tình trạng này là ” Viêm da do kích ứng với tã”. Những vết mẩn đỏ ở vùng mông và đùi nổi lên tương tự như phát ban nên dễ bị nhầm lẫn. Da ở tình trạng bị viêm gây ngứa và đau. Nếu tình trạng dần tệ hơn, da bé có thể bị rát và chảy máu.

Hăm tã khác với phát ban do nóng hoặc viêm da dị ứng. Hăm tã chỉ xảy trong trong khu vực tã tiếp xúc với da của bé. Khi thời tiết nóng, vùng đáy tã bọc mông bé dễ bị ban do nóng.

Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé. Đồng thời hạn chế mặc tã cho bé bất cứ khi nào có thể, nhất là khi bé ở nhà. Để bé “nude” sẽ được tận hưởng cảm giác thoáng mát và thoải mái khi không mặc tã.

[inline_article id=104452]

4. Trẻ sơ sinh bị phát ban đỏ toàn thân

trẻ sơ sinh bị ban đỏ toàn thân
Trẻ sơ sinh bị ban đỏ toàn thân

Phát ban đỏ còn được gọi là bệnh ban đỏ, sốt tinh hồng nhiệt hay sốt Scarlet. Ban đỏ do virus sởi thường rất nguy hiểm. Khi mới nhiễm bệnh trẻ thường bị sốt, khi dấu hiệu sốt giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban, lúc đầu ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân.

Đặc điểm ban sởi là nổi ban dạng sẩn (vết phát ban gồ lên mặt da), khi hết sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

Ngoài ra, có một số triệu chứng đi kèm: Chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. Biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị kịp thời là viêm phổi và viêm não do virút.

Trẻ sơ sinh bị ban đỏ kèm sốt: Mẹ phải làm sao?

Nếu trẻ sốt trên 38 độ C mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, 4-6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ. Đồng thời nắm vững 2 nguyên tắc sau:

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé

Dù trẻ mệt nhưng mẹ vẫn nên tắm rửa, lau người với nước ấm thường xuyên cho trẻ. Các chuyên gia y tế lý giải, làn da của trẻ bị sốt phát ban rất cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

Nhất là ở những trẻ nhỏ có làn da mỏng manh, sức đề kháng kém mà trẻ lại thường gãi ngứa các nốt phát ban. Nếu không được vệ sinh mà để da bẩn, trẻ dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nếu trẻ đã ăn dặm mẹ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, và chia làm nhiều bữa trong ngày. Nên cho trẻ uống nhiều nước và các loại nước hoa quả, vừa để tăng vitamin và khoáng chất, rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của trẻ, lại vừa tránh tình trạng mất nước và thiếu chất điện giải.

[inline_article id=170946]

Trong quá trình điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên trẻ bị lạnh. Nếu các triệu chứng kéo dài cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ.