Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thông thường, táo bón ở trẻ em là cách cơ thể bé phản ứng với chế độ ăn uống không phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé bị táo bón lại là “báo hiệu” của một bệnh lý nào đó. Mẹ nên lưu ý những trường hợp sau đây nhé!

Tình trạng táo bón ở trẻ em rất phổ biến, một phần do sữa mẹ, một phần do thực phẩm và một số yếu tố khác. Táo bón có thể là một tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó mà trẻ gặp phải.

Giúp con yêu phát hiện bệnh sớm thông qua tình trạng táo bón; mẹ nên đọc ngay chia sẻ này của MarryBaby nhé!

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em

nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân từ sinh hoạt, ăn uống hoặc do bệnh lý

1.1 Nguyên nhân táo bón ở trẻ em do dị ứng với sữa chứa protein

Theo nghiên cứu, trong một số trường hợp; nguyên nhân khiến bé bị táo bón là do dị ứng với thành phần protein trong sữa. Ngoài dấu hiệu trẻ em bị táo bón; trong những trường hợp dị ứng này; mẹ sẽ nhận thấy bé thường xuyên nôn mửa không có lý do; và mỗi khi bé đi ngoài, phân sẽ có lẫn một ít máu.

Với những bé bú mẹ, các chuyên gia khuyên mẹ nên loại bỏ sữa trong chế độ ăn của mình. Với những bé uống sữa công thức; mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra một loại sữa ít gây dị ứng và phù hợp hơn với trẻ.

1.2 Chứng khó đại tiện

Để đi ngoài dễ hơn, bé sẽ phải đồng thời phối hợp vận động cơ bụng và thư giãn các cơ của cơ vòng hậu môn bên ngoài. Tuy nhiên, những bé bị chứng khó đại tiện thường lại không thể phối hợp 2 việc này. Do đó, bé sẽ nín nhịn và cảm thấy khó chịu. Những bé bị chứng khó đại tiện thường có biểu hiện quấy khóc; khó chịu và bụng phình to lên hơn bình thường.

Trong những trường hợp này, mẹ có thể giúp con thoải mái hơn bằng cách đặt con ngồi trên chân như tư thế của chú ếch; dùng tay giữ đùi bé và ép về phía ngực. Cách này giúp bé thư giãn cơ vòng và đi ngoài dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời nên cách tốt nhất là mẹ cần đưa bé yêu tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách theo phác đồ của bác sĩ nhé.

>> Mẹ xem thêm: 24 bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

Táo bón ở trẻ em
Những trường hợp táo bón ở trẻ em do bị chứng khó đại tiện thường có thể tự khỏi trong 2 tháng đầu tiên sau sinh

1.3 Nguyên nhân trẻ táo bón do phình đại tràng bẩm sinh

Phình đại tràng (bệnh Hirschsprung) là một căn bệnh khá hiếm gặp; chỉ có 1 trong 5.000 bé sinh ra mắc bệnh này; và thường phổ biến hơn ở các bé trai. Những bé mắc bệnh này thường là do thiếu một số dây thần kinh và cơ trong ruột già nên không thể co lại và đẩy phân ra ngoài.

Thông thường, trong vòng 48 giờ sau sinh và trước khi cho bé xuất viện; các bác sĩ thường đợi bé đại tiện lần đầu tiên để có thể chẩn đoán căn bệnh này một cách sớm nhất.

Tuy nhiên, trong những trường hợp nhẹ hơn, bé có thể “đẩy” một ít phân ra ngoài; nên có thể rất khó phát hiện, kể cả sau khi bé lớn hơn. Một khi vấn đề được chẩn đoán, bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ những phần của ruột thiếu dây thần kinh cần thiết.

[inline_article id=243368]

1.4 Nguyên nhân khác gây tình trạng táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em có thể do:

  • Trẻ em tự bỏ qua ham muốn đi vệ sinh.
  • Không ăn đủ chất xơ.
  • Không uống đủ nước (đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì do không đủ sữa mẹ).
  • Bắt đầu tập ăn dặm; hoặc đang trong giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức (trẻ sơ sinh).
  • Những thay đổi về môi trường, chẳng hạn như du lịch; bắt đầu đi học; hoặc các sự kiện căng thẳng.
  • Táo bón ở trẻ em có thể do trẻ chưa sẵn sàng để tập đi vệ sinh: Bé đang học cách kiểm soát nhu động ruột của mình; hoặc bé đã từng đi tiêu đau đớn trước đó và muốn tránh chúng.

>> Mẹ xem thêm: Màu sắc phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

2. Dấu hiệu bệnh táo bón ở trẻ em

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón ở trẻ em sơ sinh sẽ có dấu hiệu mẹ có thể quan sát được

Táo bón ở trẻ em sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Đi đại tiện ít hơn bình thường (khoảng dưới 3 lần một tuần).
  • Bé bị đau bụng, đau hậu môn và căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Bé chán ăn, đau bụng, bụng căng chướng khó chịu.
  • Bé đi đại tiện ra phân khô, cứng, tỏn mỏn như phân dê.
  • Bé sợ đi đại tiện, mỗi lần nhìn thấy bô và bồn cầu thì không muốn ngồi vào.
  • Có cảm giác đi tiêu chưa hết phân.
  • Phân của trẻ có thể lẫn máu do nứt hậu môn.
  • Phân có mùi khó chịu.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối tưởng bình thường mà lại bất thường

3. Cách điều trị táo bón ở trẻ em

Sau đây là một cách giúp giảm táo bón ở trẻ em:

  • Mẹ có thể cho bé 30ml đến 60ml nước trái cây nguyên chất (lê, mận, sơ ri, hoặc táo) mỗi ngày một lần. Ngừng uống nước trái cây khi phân bé quá lỏng.
  • Hãy bổ sung lê, đào hoặc mận xay nhuyễn thay vì cho trẻ em uống nước trái cây.
  • Nếu trẻ em ăn ngũ cốc; mẹ có thể cho bé ăn ngũ cốc bột yến mạch, lúa mì hoặc lúa mạch. Gạo ngũ cốc có thể gây táo bón ở một số trẻ em.
  • Thỉnh thoảng cho trẻ tắm nước ấm để bé thư giãn; hoặc tập động tác đạp xe cho bé sẽ giúp kích thích ruột vận động.

>> Mẹ xem thêm: 24 bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

Sử dụng thuốc để điều trị táo bón ở trẻ em khi nào?

Nếu đã vài ngày kể từ khi trẻ em bị táo bón; và nước trái cây hoặc thức ăn xay nhuyễn vẫn chưa có tác dụng; mẹ có thể thử dùng viên đạn Glycerin.

  • Đặt trẻ nằm ngửa.
  • Nhẹ nhàng đẩy thuốc đạn vào hậu môn của trẻ em.
  • Thuốc đạn chỉ nên dùng không thường xuyên.

Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ em uống thuốc nhuận tràng; hoặc thuốc xổ để điều trị táo bón.

4. Khi nào nên cho trẻ em bị táo bón đi bác sĩ?

Mẹ hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ nhi khoa nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra:

  • Trẻ em bị táo bón trở nên cáu gắt và có vẻ như đang bị đau dạ dày. Trẻ sơ sinh sẽ co chân lên bụng; khóc khi bị đau.
  • Em bé bị táo bón và nôn mửa; và bụng của trẻ em sơ sinh trông giống như bị đầy hơi hoặc bị phình.
  • Mẹ thấy máu trong phân của trẻ sơ sinh.
  • Tình trạng táo bón của trẻ em không thuyên giảm; dù đã được can thiệp với nhiều biện pháp.

Táo bón là căn bệnh truyền kiếp của các thế hệ trẻ em; tuy vậy không phải mẹ bỉm sữa nào cũng nắm rõ để cảnh giác. Táo bón lâu ngày khiến trẻ biếng ăn, khó chịu; gây hại cho tiêu hóa và sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó khiến trẻ khó tăng cân cũng như phát triển trí thông minh tốt nhất.

Do đó, mẹ luôn cần cảnh giác với căn bệnh táo bón ở trẻ em để giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Những chia sẻ trong bài viết này của MarryBaby hy vọng sẽ hữu ích với các mẹ trong việc chăm sóc con nhỏ trong những năm đầu đời của bé nhé.