Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ quấy khóc khi ngủ: 7 lý do thường gặp và cách xoa dịu con

Bố mẹ nào cũng lo lắng nếu con trẻ quấy khóc khi ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, đối với trẻ, khóc giữa giấc đêm là một bước chuyển sang giai đoạn ngủ khác chứ không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Chu kỳ ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn có thể khiến trẻ quấy khóc khi ngủ hoặc tỉnh giấc. Trẻ khóc không rõ lý do có thể là điều bình thường. Tuy nhiên, sẽ có những nguyên nhân khiến bé không thoải mái, khiến ba mẹ cũng mệt mỏi vì thao thức chăm con cả đêm. Hãy cùng tìm hiểu cách xoa dịu bé yêu nhé!

Giải mã các lý do trẻ quấy khóc khi ngủ

Giải mã các lý do trẻ quấy khóc khi ngủ

Khóc là một cách để bé giao tiếp với người lớn. Trẻ quấy khóc khi ngủ có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.

1. Bé khóc vì đói

Một số trẻ có xu hướng ham ngủ hơn ham bú trước khi đến giấc đêm. Bú không đủ lượng sữa cần thiết sẽ khiến con đói và khóc đòi “măm”.

2. Bé khóc vì tã ướt

Trẻ nhỏ thường không thích tã ướt, nhạy cảm với tình trạng vùng mông và lưng bị ẩm ướt do nước tiểu và mồ hôi. Nếu không kịp thời được thay tã, bé sẽ trằn trọc, ngủ không ngon giấc và đỉnh điểm là khóc váng lên để “nhắc nhở”.

3. Bé khóc do nhiệt độ môi trường thay đổi

Trẻ sơ sinh có thể khóc nếu cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ phòng hoặc quần áo không phù hợp là nguyên nhân chính.

4. Bé khóc khi ngủ một mình

Sự lo lắng hoặc sợ hãi khi ở một mình có thể khiến một số trẻ giật mình giữa đêm và khóc đòi ba mẹ.

5. Bé khóc vì các thay đổi trong cơ thể

Bé khóc vì các thay đổi trong cơ thể

Mọc răng, sốt sau mỗi kỳ tiêm ngừa, phát triển hệ xương, sốt do nhiễm siêu vi, đau hoặc bệnh về thể chất khiến bé dễ quấy khóc khi ngủ.

6. Bé khóc vì không thoải mái

Núm vú giả rơi khỏi miệng, giường/nôi bị cấn, bé không thích bao tay/vớ chân… Có rất nhiều lý do nho nhỏ mà người lớn đôi khi không chú ý hoặc không hiểu hết, nhưng có thể gây phiền đến giấc ngủ của con.

7. Bé khóc do đổ mồ hôi trộm

Trẻ thường đổ mồ hôi trộm nhiều nhất vào ban đêm, ngay cả khi thời tiết không nóng bức. Trong mồ hôi có các thành phần: nước (chiếm 90%), muối, chất cặn bã. Nếu đổ mồ hôi trộm thường xuyên, cơ thể của trẻ dễ bị mất nước và muối, khiến bé mệt mỏi, quấy khóc khi ngủ.

Bé khóc do đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm có hai loại: sinh lý và bệnh lý. Nếu đã cho con thăm khám bác sĩ và loại bỏ lý do bệnh lý, bạn có thể yên tâm hơn. Nhưng đổ mồ hôi trộm sinh lý vẫn khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Vào mùa hè nóng bức, đổ mồ hôi nhiều dễ dẫn đến rôm sảy, dị ứng da ở trẻ mẫn cảm, gây viêm da tiếp xúc… nhất là ở vùng lưng tiếp xúc với tã, nếu không thấm hút tốt. Vì thế, ba mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua lý do này và giúp con khắc phục để cả nhà được ngủ ngon.

>>> Mách bạn: Bé ra mồ hôi trộm không sốt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Các kiểu giấc ngủ bình thường theo độ tuổi của trẻ

Không có một kiểu ngủ bình thường nào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mô hình giấc ngủ thay đổi nhanh chóng trong ba năm đầu đời với rất nhiều sự thay đổi. Số lần khóc khi ngủ cũng sẽ thay đổi theo thời gian.

1. Trẻ 3 – 7 tháng

Trẻ giai đoạn này có thể phát triển một lịch trình ngủ đều đặn. Một số bé bắt đầu ngủ kéo dài hơn hoặc ngủ suốt đêm, nhưng thói quen ngủ của từng đứa trẻ sẽ khác nhau.

Một số trẻ cũng trải qua giai đoạn thoái triển giấc ngủ vào khoảng 4 tháng tuổi và thay đổi cách ngủ. Dần về cuối giai đoạn này, nhiều em bé phát triển một lịch trình ngủ gồm hai giấc ngắn ban ngày và giấc dài hơn vào ban đêm.

2. Trẻ 7 – 12 tháng

Hầu hết trẻ sẽ ngủ suốt đêm khi được 9 tháng tuổi. Khoảng một tuổi, một số bé chỉ ngủ một giấc vào ban ngày. Những bé khác có thể cần hai giấc ngắn ban ngày khi bước sang tháng thứ 13.

3. Trẻ 12 tháng trở lên

Bé cần ngủ 12 – 14 giờ mỗi ngày, được chia giữa giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm.

Trẻ thỉnh thoảng thay đổi thói quen ngủ khi có điều gì đó phá vỡ chu trình quen thuộc, chẳng hạn con bị bệnh hoặc trải qua một sự thay đổi lớn trong quá trình phát triển thể chất. Điều này có thể khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường.

Ví dụ, một đứa trẻ thường xuyên ngủ suốt đêm có thể thức dậy lúc 3 giờ sáng để chơi trong vài đêm như thế.

Làm thế nào khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc khi ngủ?

Đối với bất kỳ nguyên nhân nào khiến trẻ quấy khóc khi ngủ, người lớn cũng cần giải quyết theo ba bước:

Bước 1: Tìm hiểu và xác định lý do khiến bé thức giấc, khó chịu khi ngủ.

Bước 2: Đáp ứng nhu cầu cho đến khi trẻ ngủ lại.

Bước 3: Ghi nhận kinh nghiệm để khắc phục cho những lần sau.

Trẻ khóc do thay đổi chu kỳ giấc ngủ có thể chỉ khóc hờn một lúc và thường vừa ngủ vừa khóc (chứ không thức giấc hẳn). Bạn có thể chờ đợi, quan sát. Nếu trẻ nín khóc và tiếp tục ngủ thì không cần phải dỗ.

Đối với các lý do như: thay đổi nhiệt độ phòng, tã ẩm ướt, ra mồ hôi trộm, bé đói, bé đau…, con chỉ ngủ lại khi vấn đề được giải quyết. Do đó, bạn cần phát hiện kịp thời để giúp con không khóc quá lâu, khó ngủ lại, khiến cả nhà mất ngủ theo bé.

Một số cách giúp hạn chế việc khóc quấy ban đêm bao gồm:

1. Luôn chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp. Thân nhiệt trẻ cao hơn người lớn. Nếu bạn thấy nhiệt độ bình thường, bé có thể thấy nóng bức.

2. Theo dõi lịch bú ban đêm của con và hẹn giờ báo thức để bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi bé khóc vì đói. Bé sẽ bỏ dần cữ bú đêm khi bước sang tuổi lên hai, nên các mẹ chịu khó vất vả giai đoạn đầu một chút nhé!

3. Luôn kiểm tra kỹ giường/nôi của con để đảm bảo mọi thứ đều an toàn, êm ái, thoáng mát.

4. Chỉnh ánh sáng phòng dịu nhẹ, không quá tối nhưng không dùng đèn ánh sáng trắng, bé sẽ khó ngủ.

5. Hạn chế tiếng ồn, nhất là khi bé ngủ chung phòng với người lớn và ba mẹ làm việc máy tính muộn hoặc xem tivi. Bạn có thể hát ru nhẹ nhàng khi bé khóc giữa đêm để giúp con an tâm rằng ba mẹ vẫn ở đây và ngủ lại.

6. Thay tã ướt kịp thời hoặc chọn loại tã thấm hút tốt. Ngoài việc hút nước tiểu, tã còn phải đảm bảo thấm tốt mồ hôi phần lưng để bé không bị cảm giác ẩm ướt khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

trẻ quấy khóc khi ngủ

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Bobby cho ra mắt tã quần với đệm lưng thấm mồ hôi. Ứng dụng công nghệ Green-tissue trên hệ thun lưng mềm mại, tã quần Bobby giúp thấm mồ hôi hiệu quả, từ đó giữ cho vùng lưng bé luôn khô thoáng tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược gây cảm sốt, ngủ không sâu giấc ở trẻ… Nhờ vậy, mẹ cũng không còn quá mệt mỏi thức thâu đêm để lau mồ hôi trộm cho bé nữa.

Ngoài ra, tã quần Bobby nay cải tiến bề mặt với 3.000 lỗ thấm siêu tốc và rãnh thấm kim cương giúp chất lỏng thấm nhanh tức thì và được dàn đều tránh tình trạng vón cục. Bề mặt tã nay khô thoáng tuyệt đối và ngăn thấm ngược trở lại.

Một vấn đề liên quan đến tã khiến bé khó chịu là phần chun ở đùi quá chặt, gây đau hằn. Các mẹ nên chọn đúng size tã cho con theo từng giai đoạn phát triển để đảm bảo kích cỡ phù hợp. Hệ thun bụng, hông, đùi của tã quần Bobby co giãn siêu linh hoạt, kết hợp cùng lớp vải phủ bằng chất liệu cotton-soft siêu mềm, giúp tã ôm vừa vặn cơ thể bé, ngăn tràn hiệu quả, đồng thời giảm vết hằn trên da. 

Giấc ngủ của trẻ nhỏ rất quan trọng đối với sự phát triển của con và cả sức khỏe, tâm lý của người lớn, nhất là người mẹ vừa mới trải qua lần vượt cạn. Mẹ ngủ đủ giấc mới có đủ sữa cho bé bú, đồng thời sớm hồi phục sau sinh. Chăm sóc giấc ngủ của bé yêu cũng chính là chăm lo cho cả nhà. Vì thế, ba mẹ hãy giúp con hạn chế tình trạng quấy khóc khi ngủ, để đêm yên lành luôn đến với bé và gia đình nhé!

Đường Thiên Khuê