Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị khô môi, nguyên nhân và cách chữa trị mẹ cần biết!

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô môi làm bé khó chịu và quấy khóc. Đây là tình trạng khá phổ biển ở trẻ nhỏ. Chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân, mẹo chữa trị và phòng tránh hợp lý, bé yêu sẽ vượt qua tình trạng khó chịu này!

Môi của bé khá mỏng manh và nhạy cảm với thế giới xung quanh đặc biệt là thời tiết. Ngoài ra, việc cho bú bình sai cách, thiếu vitamin B cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt môi.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô môi

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, mẹ có thể tham khảo xem bé nhà mình có gặp phải tình trạng tương tự hay không.

Mẹ cho con bú sai cách

“Thiên thần nhí” của bố mẹ bị khô, nứt môi do động tác bắt vú sai. Lúc đó, bé chỉ ngậm núm vú mà không ngậm cả quầng vú, nó làm bé hút ít sữa hơn mà mất nhiều sức.

Hay khi bé bú bình và không ngậm đúng khớp khiến da môi ma sát nhiều với núm ti, gây nên hiện tượng môi trẻ sơ sinh bị khô và bong da.

Trẻ sơ sinh bị khô môi
Trẻ sơ sinh bị khô môi hay khó chịu và quấy khóc

Thời tiết khô hanh

Vào những tháng lạnh, hanh, độ ẩm giảm thấp, ba mẹ lại cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa quá lâu. Nó làm da bé bị mất nước dẫn đến hiện tượng khô môi.

Bé thiếu nước

Do lượng nước trong sữa không đủ cho trẻ.

Thiếu vitamin B

Do cơ thể bị thiếu vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2. Chế độ dinh dưỡng cho bé không cân đối làm trẻ bị thiếu loại vitamin B. Điều này làm con dễ bị khô môi.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị khô môi

Hiện tượng khô môi của con bạn không quá nghiêm trọng và không cần được điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, gia đình phải phát hiện biểu hiệu kịp thời, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng sớm và đúng cách.

Bởi vì khi khô môi, trẻ sơ sinh khó bú, biếng ăn, làm cơ thể có thể bị sụt cân. Việc đầu tiên khi phát hiện bé cưng bị khô môi, gia đình cần xác định rõ nguyên nhân xuất phát từ cách bú, thời tiết hay chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.

Từ đó, bố mẹ có thể dễ dàng đưa ra cách chữa tốt nhất ngăn khô môi, nứt môi trở lại.

Trẻ khô môi do bú bình

Về việc cho bú bình sai cách, mẹ cần cho bé bú đúng tư thế với vị trí ngậm đúng khớp bình để da môi không bị tổn thương, và bị khô nữa.

Bên cạnh đó, bú sai cách khiến không khí vào dạ dày nhiều hơn, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng, đầy hơi.

Trẻ sơ sinh bị khô môi 3
Bú bình đúng cách giúp phòng tránh tình trang khô nứt môi

Bé khô môi do thời tiết

Sự mất cân bằng đổ ẩm vào mùa lạnh làm cho da môi con bạn bị khô. Vì vậy, bố mẹ nhớ bổ sung thêm nước.

Khi bị khô môi, gia đình nên hạn chế cho bé nằm trong phòng máy lạnh quá lâu. Nếu thời tiết quá hanh khô nên có một máy tạo hơi ẩm trong phòng ngủ của “thiên thần nhỏ”.

Lượng sữa chưa đủ khiến bé bị thiếu nước nên bố mẹ cần kiểm tra xem đủ hay không. Nếu chưa thì mẹ nên cho bé bú nhiều sữa hơn bình thường.

Đặc biệt với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung thêm nước lọc, nước hoa quả cho “thiên thần” nhà mình. Khi cho bé uống, mẹ nhớ cẩn thận đừng để nước dính vào môi, sự bay hơi của nước trên môi sẽ làm môi bị rát hơn.

[inline_article id=148442]

Khô môi do thiếu vitamin B

Vitamin B có trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, gan hay đậu phộng, đậu nành… rất tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Hãy cân đối và bổ sung thêm dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ phát triển và cao lớn.

Trong trường hợp bé chưa ăn dặm, mẹ nên ăn những loại thực phẩm trên để bồi bổ, sau đó cho bé bú sữa.

Ngoài ra, 1 thỏi son làm mềm môi dành riêng cho bé cũng là sự lựa chọn hợp lý. Nhờ son mà môi bé giữ độ ẩm, môi bé sẽ không bị bong tróc, vết nứt môi nhanh lành hơn.

Con bạn sẽ không còn khó chịu mỗi khi bú sữa mẹ nữa. Lưu ý: mẹ nên mua những thương hiệu uy tín, an toàn cho môi bé.

Trẻ sơ sinh bị khô môi 2
1 thỏi son làm mềm môi dành riêng cho bé cũng là sự lựa chọn hợp lý

Nếu trong nhà có trẻ sơ sinh bị khôi môi, gia đình mình có thể áp dụng những thông tin trên để chăm sóc cho bé cưng thật tốt. Đồng thời sẽ không còn lo lắng về tình trạng này làm con khó chiu, quấy khóc.