Đừng lo lắng, bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích về vấn đề trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì.
1. Trẻ sơ sinh như thế nào là thiếu cân, chậm tăng cân?
Để biết trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì thì mẹ cần biết chắc rằng trẻ có chậm tăng cân không.
1.1 Cân nặng bình thường của trẻ sơ sinh
Dưới đây là bảng cân nặng trung bình của bé gái và bé trai được đề xuất bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đều khuyến nghị sử dụng biểu đồ của WHO cho trẻ em từ 2 tuổi trở xuống.
Tuổi | Cân nặng của bé trai | Cân nặng của bé gái |
---|---|---|
Mới sinh | 3,5 kg | 3,4 kg |
0,5 tháng | 4,0 kg | 3,8 kg |
1,5 tháng | 4,9 kg | 4,5 kg |
2,5 tháng | 5,7 kg | 5,2 kg |
3,5 tháng | 6,4 kg | 5,9 kg |
4,5 tháng | 7,0 kg | 6,4 kg |
5,5 tháng | 7,6 kg | 7,0 kg |
6,5 tháng | 8,2 kg | 7,5 kg |
7,5 tháng | 8,6 kg | 7,9 kg |
8,5 tháng | 9,1 kg | 8,3 kg |
9,5 tháng | 9,5 kg | 8,7 kg |
10,5 tháng | 9,8 kg | 9,0 kg |
11,5 tháng | 10,2 kg | 9,4 kg |
12,5. tháng | 10,5 kg | 9,7 kg |
Nếu cân nặng của bé sơ sinh nhà mình thấp hơn mức trọng lượng lý tưởng trong bảng quá nhiều (khoảng 20%) thì có thể bé đang bị chậm tăng cân. Lúc này, mẹ cũng nên quan tâm đến vấn đề trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì rồi nhé!
>> Mẹ xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-18 tuổi chuẩn WHO mới nhất
1.2 Dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc chậm tăng cân
Bên cạnh dấu hiệu chậm hoặc không tăng cân rõ ràng thì vẫn còn nhiều dấu hiệu khác cho biết bé đang chậm tăng cân:
- Bé bú ít: Trẻ sơ sinh bú 8-12 lần/ngày với khoảng cách giữa các lần bú trung bình khoảng 2-3 giờ. Nếu bé bú ít hơn hoặc quấy khóc khi bú hoặc trẻ đi tiểu ít hơn 6 lần/1 ngày thì có thể là dấu hiệu bé không bú đủ.
- Bé quấy khóc nhiều: Bé sơ sinh thường khóc khi đói hoặc bị thức giấc giữa chừng là bình thường. Song nếu trẻ có các biểu hiện khóc nhiều, khóc dai dẳng dẫn đến thiếu ngủ, bú kém thì có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.
- Bé có các dấu hiệu suy dinh dưỡng: Da bé xanh xao, khô ráp, thường xuyên lừ đừ, thụ động. Hệ tiêu hóa hoạt động kém, thường xuyên nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón.
2. Vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể là do nhiều yếu tố như bệnh lý của trẻ, môi trường sống, cách chăm sóc của cha mẹ:
2.1 Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn của trẻ như:
- Sinh non.
- Bệnh Down.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ kén ăn, kén bú sữa.
- Dị ứng với thức ăn và sữa.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Các rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, galactose tích tụ trong máu hoặc Phenylketonuria có thể cản trở khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng của cơ thể trẻ.
2.2 Do cách chăm sóc của cha mẹ
- Mẹ cho bé bú không đúng cữ, bú không đủ sữa.
- Mẹ ít sữa không đủ đáp ứng nhu cầu sữa cho bé.
- Chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm thiếu chất.
- Cha mẹ không để ý đến dấu hiệu bé đói mà cho bé bú kịp thời.
3. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung chất gì và thực phẩm gì?
Khi trẻ sơ sinh gặp vấn đề chậm tăng cân, việc bổ sung dưỡng chất và vitamin cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là một số dưỡng chất và vitamin có thể được bổ sung để hỗ trợ tăng cân và phát triển của trẻ:
3.1 Trẻ sơ sinh chậm tăng cân dưới 6 tháng tuổi nên bổ sung gì?
Nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đến từ sữa mẹ và sữa công thức. Trong đó, sữa mẹ chứa vô vàn dưỡng chất cũng như chất miễn dịch đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của bé. Việc trẻ sơ sinh chậm tăng cân trong giai đoạn này nguyên nhân chủ yếu là do không bú đủ sữa mẹ hoặc mẹ ăn thiếu chất dẫn đến sữa cho bé bú ra ít hoặc thiếu chất.
Chính vì thế, trẻ sơ sinh chậm tăng cân dưới 6 tháng tuổi nên bổ sung đủ 45 – 88ml cho mỗi lần bú, mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3h. Trẻ ở mỗi tháng tuổi có số lần bú khác nhau. Mẹ có thể đọc Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo tháng.
Đối với mẹ có ít sữa hoặc sữa thiếu chất, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ 4 nhóm là đạm, tinh bột, chất béo tốt và chất xơ. Mẹ cũng có thể ăn 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh hoặc áp dụng phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào.
3.2 Trẻ 6 tháng tuổi trở lên chậm tăng cân nên bổ sung gì?
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu với việc ăn dặm. Ở giai đoạn này, trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì thì bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mỗi bữa ăn. Các dưỡng chất ấy bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo tốt, vitamin D, B12, Canxi, Kẽm, Sắt, Magie,…
- Chất béo tốt: Chất béo tốt có vai trò trong việc dữ trữ và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho bé và giúp bé tăng cân một cách lành mạnh. Chất béo có trong dầu cá, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, quả bơ,…
- Chất đạm: Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ bắp cũng như tái tạo tế bào giúp bé yêu trông có da có thịt hơn. Chính vì thế trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì thì chính là đạm. Mẹ có thể cung cấp đạm cho bé bằng các loại thịt heo, thịt bò, hải sản, các loại đậu cô ve, đậu gà,….
- Tinh bột: Tinh bột được biết đến là một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho bé. Nếu cung cấp nhiều tình bột hơn số năng lượng bé tiêu thụ mỗi ngày thì chúng sẽ chuyển hóa thành mỡ và giúp bé tăng cân. Mẹ có thể cho bé ăn các loại tinh bột như cơm, miến, hủ tiếu, nui, khoai lang, bắp, yến mạch,…
- Kẽm: Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì thì chắc chắn là kẽm. Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Kẽm giúp cải thiện và phát triển não bộ, nâng cao khả năng ghi nhớ, tăng cường hệ miễn dịch, mắt sáng, giảm tình trạng quấy khóc trong đêm. Ngoài ra, kẽm còn giúp bé tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhiều chất dinh dưỡng như đồng, nhôm, canxi, magie và một số enzyme quan trọng cho cơ thể khác. Chính vì thế, nếu trẻ chậm hoặc không tăng cân, mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ thông qua thực phẩm bổ sung hoặc hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm hoặc các loại đậu, quả hạch, cua, tôm, ngũ cốc nguyên hạt, sữa…
- Canxi: Ngoài giúp xây dựng cấu trúc xương, giúp bé mọc răng đều và đủ, canxi còn giúp giải phóng 1 loại hormone ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương, chậm tăng cân. Chính vì thế, trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì thì chính là canxi. Canxi có nhiều trong các loại hải sản, lòng đỏ trứng, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, rau dền, rau cần, rau muống…
- Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ sơ sinh. Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho ở ruột và thận, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố quan trọng. Ngoài ra, bổ sung đủ vitamin có thể giúp phòng ngừa bệnh còi xương cho trẻ. Một loại vitamin D quan trọng cho sự phát triển của trẻ chính là vitamin D3. Tuy nhiên để vitamin D3 phát huy tác dụng, mẹ cần bổ sung thêm vitamin D3K2 cho bé. Ngoài ra mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên hoặc cho bé ăn thịt cá béo, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, phô mai,…
- Vitamin B12: Vitamin B12 tham gia vào các hoạt động của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ, trí thông minh và khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Nếu thiếu vitamin B12, trẻ dễ mắc các bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến thần kinh như giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ cũng như rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy khiến bé sụt cân. Vì thế, trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung chất gì thì câu trả lời là vitamin B12. Vitamin B12 thường có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,…
- Sắt: Tuy sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng, chiều cao của bé nhưng sắt là một chất cần thiết đóng góp nhiều cho sự nâng cao sức khỏe của bé. Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin đóng vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan trọng của cơ thể. Sắt còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Chính vì thế, trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì thì không thể bỏ qua sắt. Mẹ có thể bổ sung sắt cho bé thông qua thực phẩm bổ sung hoặc thịt đỏ, chocolate, hạt bí ngô, rau muống, ngũ cốc nguyên hạt,…
>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm tăng cân, ngừa táo bón
4. Giải pháp giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh
Dưới đây là một số cách giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh và không bị chững cân:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ: Việc tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và tăng cân tốt hơn.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Đây là điều quan trọng nhất để giúp trẻ tăng cân. Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học và đa dạng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Tạo môi trường ăn uống thoải mái: Cha mẹ cần tạo môi trường ăn uống thoải mái cho trẻ, không nên ép trẻ ăn, cần kiên nhẫn và động viên trẻ ăn uống.
- Đa dạng bữa ăn cho bé: Cha mẹ nên làm đa dạng bữa ăn cho trẻ, thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ không bị chán ăn.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Nếu trẻ vẫn chậm tăng cân sau khi đã áp dụng các biện pháp trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
[inline_article id=174146]
Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể gây ra lo lắng cho bậc cha mẹ, nhưng thông qua việc bổ sung chế độ ăn uống phù hợp và sự chăm sóc đúng cách, cha mẹ có thể hỗ trợ và khuyến khích sự tăng cân và phát triển của bé yêu. Tuy nhiên, quan trọng nhất là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp của trẻ. Với sự chăm sóc đúng cách và sự hỗ trợ thích hợp, trẻ có thể vượt qua khó khăn và phát triển một cách khỏe mạnh.
[key-takeaways title=””]
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “trẻ sơ sinh” cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để phù hợp với cách dùng của nhiều mẹ. Song, mẹ cần hiểu rằng trẻ sơ sinh là trẻ dưới 30 ngày tuổi.
[/key-takeaways]