Ngoài chuyện ăn, ngủ thì đi đại tiện là vấn đáng được quan tâm hàng đầu của trẻ sau khi sinh. Một lần ho bất thường, bỗng dưng quấy khóc đêm hay đi phân có mùi khác một chút thôi cũng đủ khiến mẹ “cuống cuồng”. Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối thì cha mẹ không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa, cha mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối
Như đã nói, bé trẻ sơ sinh bú mẹ hiếm khi đi ngoài có mùi thối. Trường hợp trong tháng cữ; bé đi phân thối là do ảnh hưởng các loại thức ăn mẹ sử dụng. Ngoài ra, trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có thể do một số nguyên nhân sau:
- Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa: Khi bé tiêu hóa kém, bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột; hay dị ứng thực phẩm phân sẽ có mùi thối.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu chẳng may phải điều trị bệnh nào đó bằng thuốc kháng sinh; phân của bé cũng sẽ có mùi thối vì loại thuốc này tiêu diệt cùng lúc cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại.
- Không dung nạp Lactose: Điều này xảy ra khi ruột non của bé không thể tiêu hóa được lactose trong các sản phẩm sữa; bao gồm cả sữa công thức.
- Bệnh xơ nang: Đây là bệnh lý nghiêm trọng do thiếu dinh dưỡng hoặc tổn thương phổi. Bệnh làm thay đổi tính nhất quán và mùi phân. Mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh tật cũng như xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không.
- Nhiễm virus Rota: Một trong những dấu hiệu nhận biết ban đầu khi nhiễm virus Rota chính là thay đổi mùi phân.
Khi phân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối bất thường; tốt nhất mẹ tìm hiểu rõ nguyên nhân; nếu kèm theo triệu chứng sốt, khóc nhiều, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra bác sĩ.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu, dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần quan tâm!
[inline_article id=149918]
2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có sao không? Khi nào là bất thường?
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi ngoài không có phân nặng mùi thối; trong khi trẻ bú sữa công thức thường có mùi hăng hơn.
2.1 Bé đi ngoài có mùi khắm
Trẻ đi ngoài phân lỏng, có chất nhầy và mùi khắm, ăn uống bình thường, không quấy khóc, phân không dính máu; mẹ chỉ cần cho bé bú thật nhiều lần, nhất là sau mỗi lần đi tiêu để bù nước cho bé.
Mẹ không nên chữa trị theo mẹo dân gian như cho mẹ hoặc bé ăn hoặc uống nước búp ổi non. Mẹ nên uống mỗi ngày 1 ống canxi, ăn thêm các thực phẩm giàu canxi, để tăng lượng canxi trong sữa mẹ. Bé cần phơi nắng sáng và uống 400 UI vitamin D mỗi ngày; vì thiếu vitamin D cũng làm cho bé đi cầu nhiều lần, són phân.
>> Mẹ xem thêm: Nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào là đủ?
2.2 Bé đi ngoài có mùi tanh
Tùy từng trường hợp cụ thể mà trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, tanh và chua khác nhau. Hầu hết là do khi trẻ ăn dặm; chế đô ăn không hợp lý khiến bé không được tiêu hóa hết làm cho đường ruột bị kích thích. Cụ thể do bé ăn quá nhiều tinh bột trong ngày hoặc cháo không đủ chín gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Hoặc cũng có thể do bé quá nhạy cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào đó trong sữa công thức mẹ đang sử dụng. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về tình trạng nhạy cảm và dị ứng với sữa công thức ở bé và chọn loại sữa thích hợp.
2.3 Khi nào phân của trẻ được cho là bình thường?
Trong vòng 24h sau khi chào đời, trẻ sẽ đi phân su. Đây là những chất bài tiết từ ruột, dạ dày, nước mật tế bào biểu mô, lông thai, mỡ thai, nước ối thai nhi nuốt vào tạo thành. Phân su có màu đen, đặc dính, không mùi.
3 ngày sau đó phân của bé sẽ có màu nâu và chuyển dần sang màu vàng. Khi xuất viện trở về nhà, phân của bé sẽ có sự khác biệt khi bú sữa mẹ; hoặc sữa công thức. Cụ thể:
- Bé bú mẹ: Tần suất đi ngoài khoảng 3-12 lần/ngày hoặc có thể nhiều hơn. Phân của bé có màu vàng, dạng cao mềm, mùi chua không thối.
- Trẻ bú sữa công thức: Đi ngoài từ từ 1-3 lần/ngày. Phân của trẻ lúc này có màu vàng nhạt, khá cứng và có mùi thối.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng có đáng lo ngại?
[inline_article id=161222]
3. Cách xử lý nhanh khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối
Trường hợp bé bú mẹ thì mẹ chính là đối tượng đầu tiên cần thay đổi chế độ ăn uống. Mẹ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất để đảm bảo sức khỏe của bé. Bổ sung nhiều rau xanh; tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tinh bột và đường.
Đối với các bé uống sữa công thức mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi sữa cho bé. Một số loại sữa không phù hợp với bé cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài có mùi thối.
Đối với hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi phân thối, có mùi khắm hay tanh; mẹ có thể cho bé uống men tiêu hóa. Đồng thời do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên cần đảm bảo vệ sinh ăn uống.