Trong bài viết, mẹ sẽ biết trẻ sơ sinh, nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì nên uống thuốc hạ sốt; cách dùng thuốc hạ sốt cho bé và những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt.
1. Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì phải uống thuốc hạ sốt?
Sốt ở trẻ là tình trạng thân nhiệt của bé tăng trên 38 độ C khi đo bằng nhiệt kế tại hậu môn hoặc tai. Tùy vào vị trí đo mà tình trạng sốt của bé sẽ có mức nhiệt độ khác nhau. (đo ở miệng là 37,8 độ C; đo ở nách là trên 37 độ C).
Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt; cha mẹ cần đưa bé đi bác sĩ ngay lập tức để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Trường hợp bé trên 3 tháng tuổi mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Vậy trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì nên cho uống thuốc hạ sốt?
1.1 Trường hợp trẻ sốt từ 38 độ C – 38,5 độ C
Ở mức nhiệt độ này, trẻ (đặc biệt là bé dưới 6 tháng tuổi) được xác định là sốt nhẹ; trường hợp này chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt; mẹ chỉ cần dùng các biện pháp vật lý như:
- Nới lỏng quần áo, mặc đồ thoáng mát cho trẻ,
- Dùng khăn ấm lau cho trẻ ở các vùng như trán, nách, cổ, bẹn cứ cách khoảng 15 phút lau lại một lần tới khi trẻ hết sốt.
- Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng số lần cho trẻ bú; nếu trẻ trên 6 tháng ngoài cho trẻ bú có thể cho trẻ uống thêm nước Oresol bù điện giải.
Vậy trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì KHÔNG cần cho uống thuốc hạ sốt? Câu trả lời là từ 38 độ C – 38,5 độ C mẹ nhé.
1.2 Trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ C đến 39 độ C
Khi trẻ sốt từ mức nhiệt độ 38,5 độ trở lên thì cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt; và kết hợp với các phương pháp vật lý giúp trẻ hạ sốt như ở trường hợp sốt nhẹ.
Ngoài ra trẻ sốt do nhiều nguyên nhân gây ra; nên cha mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân; và được bác sĩ kê các loại thuốc hạ sốt, liều lượng phù hợp với trẻ.
1.3 Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C
Sốt ở mức nhiệt độ này có thể dẫn đến co giật do sốt cao. Với trường hợp này cha mẹ sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, mặc quần áo thoáng mát đưa trẻ tới bệnh viện nhanh để được xử lý kịp thời.
>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ sốt cao bao nhiêu độ thì nên uống thuốc? Chăm sóc thế nào?
Như vậy, cho những bậc phụ huynh thắc mắc “trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt”? Câu trả lời là từ 38,5 độ C trở lên.
2. Các loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ em
Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc gì? Loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng nhất là Paracetamol (hay Acetaminophen) và Ibuprofen (thường dành cho trẻ > 3 tháng). Tuy nhiên Paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên hơn vì nó an toàn, ít tác dụng phụ.
Cha mẹ hãy lưu ý 3 vấn đề sau khi dùng thuốc hạ sốt có Paracetamol:
- Không dùng cho mục đích giảm co giật: Loại thuốc hạ sốt này không ngăn ngừa được cơn co giật ở trẻ.
- Không sử dụng phối hợp Paracetamol và Ibuprofen; chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định bé không đáp ứng điều trị loại ban đầu.
- Paracetamol và Ibuprofen không được cho đồng thời ở trẻ đang sốt. Nếu không đáp ứng 1 loại ban đầu, có thể sử dụng phối hợp, đặc biệt không dùng cùng lúc.
>> Trẻ bị sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt Ibuprofen? Liều lượng và lưu ý khi sử dụng
3. Nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt như thế nào?
Sử dụng thuốc hạ sốt như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ, hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
- Tổng liều sử dụng không được quá 4 lần/ngày.
- Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38 độ C.
- Liều lượng khi cho trẻ uống mỗi lần sốt là từ 10-15 mg/kg cân nặng.
- Chú ý hạn sử dụng thuốc, đảm bảo cho trẻ uống thuốc còn hạn sử dụng.
- Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng thuốc ít nhất là từ 4 – 6 giờ nếu trẻ còn sốt.
Trường hợp sốt cao và bé không thể uống thuốc có thể cân nhắc đến việc cho hạ sốt bằng thuốc nhét hậu môn; việc nhét thuốc vào hậu môn cần tiến hành nhẹ nhàng, để tránh làm tổn thương vùng hậu môn.
(*) Lưu ý thêm là viên đặt hậu môn có thể tác dụng hạ sốt chậm hơn so với dạng gói bột.
4. Một số câu hỏi liên quan đến trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc
4.1 Miếng hạ sốt có tác dụng không?
Nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ. Bởi hầu hết các loại miếng dán hạ sốt có mặt trên thị trường đều có thành phần chính là Hydrogel. Các polymer dạng chuỗi, giúp hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài.
Khả năng hạ sốt của các loại miếng dán là rất hạn chế. Và cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em.
>> Cha mẹ xem thêm: Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt
4.2 Trẻ sơ sinh bị sốt có nên lau mát?
Trong y khoa, khi trẻ bị sốt, việc lau mát thực sự không có tác dụng. Thậm chí lau mát còn gây tình trạng co mạch ngoại biết và rối loạn thân nhiệt của trẻ. Một số bé sau lau mát có tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn trước.
Chỉ nên lau mát cho bé khi chắc chắn nguyên nhân tăng nhiệt độ cơ thể bé không phải là sốt. Và chỉ nên lau mát khi bé được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cẩn thận.
>> Liên quan đến bé sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc uan trọng
4.3 Trẻ sốt bao nhiêu độ thì đặt thuốc hậu môn?
Thuốc đặt hậu môn hay còn gọi là thuốc viên đạn, cũng thường xuyên được dùng để hạt sốt cho trẻ. Tuy nhiên không nên dùng thường xuyên. Mỗi ngày không nên dùng thuốc đặt hậu môn quá 2 lần; và nên xen kẽ giữa các lần dùng thuốc uống và thuốc đặt để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ.
Loại thuốc này cũng được khuyến cáo dùng khi trẻ không thể uống được thuốc, trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy.
4.4 Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật?
Trẻ sốt cao co giật thường gặp trong những trường hợp sau: Cơn giật xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi hoặc cơn giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao, thân nhiệt trên 39 độ C.
Trong cơn co giật sẽ có tính chất lan toả toàn thân (2 tay, 2 chân, mình và đầu), thời gian co giật ngắn dưới 10 phút. Sau cơn co giật, trẻ ngủ. Nếu đánh thức thì trẻ tỉnh dậy ngay chứ không rơi vào tình trạng li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.
Tóm lại, trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Rõ ràng là khi nhiệt kế trên 38 độ C; bé cần phải được uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sốt cao co giật cần được đưa tới bệnh viện gần nhà, mẹ nhớ nhé!