Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em khá phổ biến. Thông thường, loại bệnh này là do những thiên thần nhỏ thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật hay ổ chứa các vi khuẩn gây bệnh như thú cưng, gia cầm và gia súc.
Tuy không phải bệnh quá nguy hiểm; nhưng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Mẹ nên chủ động tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị cũng như phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu tốt nhất.
1. Nhiễm trùng đường ruột là bệnh gì?
Nhiễm trùng đường ruột (Gastroenteritis) hoặc nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng viêm đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus gây ra; dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đôi khi kèm theo sốt hoặc đau quặn bụng. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải do bị nôn mửa, tiêu chảy.
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em
Hệ tiêu hoá những năm đầu đời của trẻ nhỏ còn quá non yếu; nên đã trở thành môi trường lý tưởng cho sự xâm nhập của các vi khuẩn có khả năng gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Những thủ phạm phổ biến là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ là vi khuẩn Campylobacter, Escherichia coli (E. coli) và Norovirus, Rotavirus.
Ở trẻ em, việc mắc nhiễm trùng đường ruột có thể do trẻ:
- Uống sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng.
- Chạm vào người, động vật, đồ vật mang vi khuẩn.
- Uống nước bị ô nhiễm; chẳng hạn như từ giếng, suối và hồ bơi.
- Chạm vào hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm; đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm hoặc trứng sống, chưa chế biến kỹ.
>> Mẹ có thể tham khảo: Bé bị đi tướt nên ăn gì? Gợi ý mẹ thực phẩm giúp con nhanh hết
3. Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng khuẩn đường ruột ở trẻ em
Mẹ cần lưu ý cũng như theo dõi những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị:
- Chuột rút bụng.
- Trẻ hay quấy khóc.
- Buồn nôn hoặc nôn nhiều.
- Đau bụng dữ dội đi kèm theo triệu chứng sốt.
- Không khỏe trong người do hôn mê và đau nhức cơ thể.
- Bé bị tiêu chảy, đi phân lỏng có thể lẫn với chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày; dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước, xanh xao, hốc hác và kèm theo triệu chứng sốt.
Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể gây ra biến chứng; phổ biến nhất là bé bị mất nước nặng (quá ít nước trong cơ thể) do nôn và tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng bị mất nước hơn trẻ lớn hơn và tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh bị mất nước cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mất nước do nhiễm trùng đường ruột cần đi bệnh viện ngay lập tức:
- Môi khô.
- Bỏ bú, sụt cân.
- Đôi mắt trũng sâu.
- Khóc không có nước mắt.
- Chỉ đi được 1-2 tã mỗi ngày thậm chí không thay tã nào.
- Da mất độ đàn hồi, véo da vùng bụng trẻ thấy da trở về hình dạng ban đầu chậm.
- Bứt rứt hoặc lừ đừ, li bì, khó đánh thức; giống như trẻ sơ sinh bị mất năng lượng.
4. Cách chăm sóc khi con mắc nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em
Trong trường hợp các mẹ thấy trẻ sốt nhẹ và có các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em không quá nghiêm trọng; mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng cách:
- Đảm bảo cung cấp dịch đủ vì nhiễm khuẩn đường ruột gây mất nước.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể tiếp tục bú mẹ hoặc uống sữa công thức miễn là trẻ không bị trớ nhiều lần.
- Cho trẻ uống dung dịch điện giải thường xuyên. Nếu trẻ nôn trớ, hãy bắt đầu với từng ngụm nhỏ, khoảng 1 hoặc 2 thìa cà phê sau vài phút.
- Không cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống nước trái cây quá đậm đặc; nước ngọt; hoặc nước uống thể thao. Những loại này có rất nhiều đường; có thể làm cho bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn.
Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em trở nên nghiêm trọng; mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị ngay.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?
Với trường hợp nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em; trong quá trình điều trị; các mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng giúp con yêu đẩy lùi bệnh và phòng chống tái phát:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Vì lúc này đường hệ tiêu hóa của bé tương đối yếu.
- Các món ăn cần được chế biến kỹ lưỡng, ưu tiên những loại giàu dinh dưỡng dưới dạng lỏng hay mềm để giúp trẻ dễ tiêu hoá và hấp thụ như: sữa, cháo, súp, nước trái cây…
- Chú ý đến khẩu vị của bé như thường xuyên thay đổi món ăn theo sở thích của bé.
- Gạo, giá đỗ, khoai tây, thịt gà hay bò, trứng sữa… được khuyến khích vì giúp con yêu bổ sung thêm men tiêu hoá, tăng thêm năng lượng cho cơ thể.
- Cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột các loại quả tươi dinh dưỡng vào bữa ăn của con yêu như: cam, chuối, đu đủ, xoài, bưởi…
- Bổ sung nước cho bé bằng các loại nước trái cây pha loãng, nước cháo loãng hay oresol.
- Tránh thực phẩm có chứa chất xơ dồi dào như bắp hạt, rau cần, măng, rau bí…và các loại nước uống có ga hay đồ ăn lạnh.
- Nếu bé còn bú mẹ, mẹ có thể tăng thêm thời gian bú cũng như cữ bú cho trẻ.
5. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Hãy đưa con đến bác sĩ nếu con có các triệu chứng:
- Đau bụng dữ dội.
- Nôn thường xuyên.
- Đi ngoài có kèm máu.
- Không chịu uống nước.
- Có dấu hiệu mất nước dữ dội.
Ở trẻ em dưới 6 tháng bị nhiễm trùng đường ruột có thể cần đến bác sĩ kiểm tra thêm sau 6-12 giờ. Bác sĩ có thể tư vấn những bước khác cần thực hiện. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc để giảm nôn; hoặc tiêu chảy tại nhà mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
[inline_article id=100520]
6. Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em
Hiện nay trên thế giới đã có vacxin chủng ngừa Rotavirus – nguyên nhân chính gây bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em. Vacxin này đã giúp làm giảm 80% trường hợp nhiễm Rotavirus ở Hoa Kỳ.
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là thuốc kháng sinh nhiễm trùng đường ruột hiệu quả. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có tỷ lệ viêm dạ dày ruột thấp hơn đáng kể so với trẻ bú sữa công thức.
Đối với bé lớn hơn, mẹ nên:
- Nấu chín, kỹ thức ăn, nước uống trước khi cho trẻ ăn.
- Tập cho bé thói quen rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Cho bé ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, giá đỗ, men vi sinh,…
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, người, động vật mang mầm bệnh.
Hy vọng với những kiến thức về nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em trên, các mẹ phần nào bớt lo lắng về sức khỏe của con cũng như biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em.