Sưng mí mắt ở trẻ em có thể khiến bé bị sưng mí mắt trên và dưới. Đây là hiện tượng viêm hoặc chất lỏng dư thừa (phù nề) trong các mô liên kết xung quanh mắt.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sưng mí mắt trên
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị sưng mí mắt cả trên lẫn dưới. Do bệnh lý liên quan hoặc do yếu tố ngoại cảnh tác động. Đó cũng là lý do bạn cần đưa trẻ đi khám để tìm ra tác nhân gây bệnh chính xác nhất.
1. Trẻ bị sưng mí mắt trên hoặc sưng bọng mắt dưới do dị ứng
Nếu bé tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú cưng hoặc mạt bụi nhà thì sẽ dễ bị dị ứng. Tình trạng dị ứng thường gây ra các triệu chứng như sưng và đỏ mí mắt. Đôi khi, trẻ có thể có dấu hiệu ngay lập tức khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nên bạn hãy để ý xem con vừa tiếp xúc với những gì nhé.
2. Muỗi cắn, côn trùng đốt
Trẻ em bị sưng mí mắt trên hay trẻ bị sưng bọng mắt dưới do đâu? Khi bị muỗi đốt, mắt bé sẽ bị sưng nhưng không đau mà chỉ ngứa và có thể kéo dài đến 10 ngày ở trẻ sơ sinh. Vết sưng thường có màu hơi hồng hoặc hơi đỏ.
Trường hợp bé bị côn trùng như ong đốt, vết đốt có thể sưng to và gây đau nhức.
3. Mí mắt trên và dưới của trẻ em bị sưng vì thương tổn
Bất kỳ thương tổn nào ở gần mắt đều có thể khiến mắt trẻ bị sưng, viêm, đỏ… Đôi khi, bé có thể không cảm thấy đau dù mắt bị sưng. Tình trạng trẻ em bị sưng mí mắt trên hay trẻ bị sưng bọng mắt dưới thường gặp ở trẻ tập đi vì các bé ở tuổi này khá hiếu động nên dễ bị té ngã, va chạm.
4. Sưng mí mắt ở trẻ em do bệnh lý liên quan
- Đau mắt đỏ: Trong y học gọi là bệnh viêm kết mạc. Đây là hiện tượng viêm màng các bề mặt của mắt, được gọi là kết mạc. Tất cả các nguyên nhân gây bệnh đều dẫn đến kết quả chung là mí mắt sưng, con mắt đỏ và trẻ thường bị chảy nước mắt và ngứa.
- Mụt lẹo ở mí mắt: Sưng mí mắt trên hoặc bọng mắt dưới chỉ là một triệu chứng của khi trẻ bị mụt lẹo. Nguyên nhân gây mụt lẹo do nhiễm trùng vi khuẩn và viêm một tuyến Meibomian (tuyến Meibomius, là những tuyến tiết bã nhờn đổ ra bờ tự do của mi, các lỗ ra của tuyến này nằm ngay sau chân lông mi). Toàn bộ mí mắt có thể bị sưng vì khi bị mụn các tuyến sản xuất dầu lưu thông cho mắt bị chặn.
- Chắp mắt: Có thể nói đây là bệnh cấp độ cao hơn và nặng hơn khi trẻ em có hiện tượng bị sưng mí mắt. Trong từ điển y khoa, chắp bị gây ra bởi một tuyến Meibomian bị chặn. Dấu hiệu đầu tiên giống mụt lẹo ở mí mắt nhưng sau đó phát triển thành một u nang bã nhờn khó khăn. Khi bị chắp mí mắt sưng và đau của khu vực bị ảnh hưởng.
- Viêm bờ mi: Đây là tình trạng viêm mí mắt, thường do trục trặc của tuyến dầu trong mí có sản phẩm nào gần căn cứ của lông mi. Triệu chứng thường thấy viêm đỏ bờ mi, sưng mí mắt, trẻ có cảm giác ngứa kèm theo cộm như có bụi trong mắt, thường phải chớp mắt liên tục và có chất tiết màu trắng ở 2 góc trong và ngoài mắt. Viêm bờ mi có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc trẻ sẽ phải sống chung suốt đời.
- Viêm mô tế bào quỹ đạo: Viêm mô tế bào quỹ đạo là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và khiến bé bị sưng mí mắt trên, trẻ em bị sưng mí mắt dưới, thậm chí cũng có thể làm sưng lông mày và má.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là liên quan đến bệnh lý này cần được kịp thời điều trị bằng kháng sinh tại các bệnh viện chuyên khoa để ngăn ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác, trẻ có thể bị giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo gấc cho bé, món ăn bổ dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh
Khi nào nên đưa trẻ bị sưng mí mắt trên đi khám?
Khi bé bị sưng mắt nhẹ và nguyên nhân gây ra tình trạng này lại không nguy hiểm, bạn có thể áp dụng các cách trên để điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bé có thể cần đi khám trong các trường hợp sau:
- Mắt trẻ bị sưng nặng: Nếu mắt trẻ bị mí mắt trên nặng ở một hoặc cả hai mắt và tình trạng không giảm nhẹ thì bạn cần đưa bé đi khám ngay. Đặc biệt là khi mắt trẻ bị sưng nặng đến nỗi không mở lên được.
- Sưng mắt kèm sốt: Sưng mắt kèm sốt là dấu hiệu của các chứng nhiễm trùng cần được điều trị ngay.
- Không xác định được nguyên nhân: Nếu tình trạng này dài mà không rõ nguyên nhân, bạn cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
- Mắt đỏ quá mức: Nếu tình trạng đỏ và sưng mí mắt ở trẻ không giảm dù bạn đã áp dụng các cách khắc phục, hãy đưa trẻ đi khám.
- Đau và kích ứng: Nếu chỗ sưng gây đau và kích ứng cho con, hãy đưa con đi khám để được tư vấn cách giảm đau và điều trị thích hợp.
[inline_article id=303814]
Cách ngăn ngừa trẻ bị sưng mí mắt trên
Cha mẹ có thể giảm nhẹ tình trạng trẻ bị sưng mí mắt trên bằng một số cách như sau:
- Vệ sinh mắt: Hãy giúp con giữ vệ sinh vùng mắt bằng gạc hay khăn ướt sạch và nước ấm để giảm nhẹ tình trạng này. Nếu tình trạng mắt sưng là do nhiễm trùng, việc lau bằng khăn sạch và mát có thể giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên gội đầu cho trẻ thường xuyên vì tóc có thể tích tụ phấn hoa hoặc lông thú cưng và gây kích ứng mắt.
- Chườm lạnh: Bạn có thể chườm lạnh lên mắt trẻ vài phút mỗi lần để giảm sưng và đỏ.
- Giặt drap, mền, gối thường xuyên: Để giảm nguy cơ sưng mắt do dị ứng, cha mẹ cần giặt drap trải giường, mền, gối của bé bằng nước nóng hàng tuần. Cha mẹ lưu ý nên dùng chất tẩy rửa nhẹ và ít gây dị ứng khi giặt nhé.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng: Việc giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng giúp giảm nguy cơ trẻ bị sưng mí mắt trên và sưng bọng mắt dưới do dị ứng không khí trong nhà bị ô nhiễm.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?
Ở độ tuổi tiền dậy thì, trẻ bị sưng mí mắt trên là bệnh thường gặp, vì vậy bạn cần tìm hiểu về các nguyên nhân để có những hướng điều trị phù hợp.