Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ nổi hạch sau đầu và gáy là bệnh gì? Điều cha mẹ cần biết

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số loại hạch nguy hiểm cần lưu ý.

Trẻ nổi hạch sau đầu và gáy thường không hiếm gặp. Khi mới phát hiện, hạch chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da và không gây ra đau đớn. Ở giai đoạn trẻ đang lớn, trẻ sẽ có nhiều vấn đề về sức khỏe; cha mẹ thực sự phải dành thời gian quan tâm tới con mới phát hiện hạch sớm.

Đa phần các hạch đều lành tính nhưng nếu bị viêm nhiễm có thể sẽ bị sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Nếu được điều trị đúng cách thì thời gian hạch nhỏ lại thường lâu hơn thời gian chúng bị sưng lên. Với những trường hợp này nên đi thăm khám ở bệnh viện, không “khám bệnh qua mạng”.

1. Hiện tượng trẻ nổi hạch sau đầu và gáy

Đối với trẻ em, hạch thường nổi ở sau đầu, tai, gáy. Y khoa gọi đó là hạch bạch huyết. Hạch này thường có kích thước nhỏ từ vài milimet đến 2cm, không đau khi sờ. Hạch bạch huyết có chức năng bảo vệ, tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi rút…

Nguyên nhân gây nổi hạch sau đầu và gáy ở trẻ em có thể do trẻ bị nhiễm trùng, bị siêu vi tấn công. Dấu hiệu nhận biết là hiện tượng viêm, sưng, nóng, đỏ. Những vị trí hạch dễ bị sưng và sờ được là vùng hai bên cổ, sau tai, nách và bẹn.

Một số trường hợp, trẻ bị sưng và nổi hạch sau đầu, gáy là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm do siêu vi trùng hoặc vi trùng lao gây ra. Trẻ có tiền sử viêm a-mi-đan; viêm tai; viêm xoang; các hạch vùng quanh tai, dưới cằm và u quanh cổ cũng to ra và hơi đau; nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, hạch vùng lân cận sẽ nhỏ lại, hết đau.

trẻ nổi hạch sau đầu
Trẻ nổi hạch bạch tuyết sau đầu và gáy có thể không quá đáng lo

2. Vì sao trẻ bị nổi hạch sau đầu và gáy?

Trẻ bị nổi hạch ở sau đầu hoặc gáy không di chuyển được là triệu chứng của nhiều bệnh. Hạch nổi vùng cổ thường được chia làm hai nhóm: một từ các bệnh lành tính, hai là từ các bệnh ác tính.

  • Hạch được gọi là lành tính khi nguyên nhân đến từ các bệnh viêm thông thường của đường hô hấp trên như viêm loét a-mi-đan, viêm họng, viêm tấy nướu (lợi) răng, viêm loét lớp lót của miệng, viêm tuyến nước bọt hoăc viêm đặc hiệu do lao.
  • Hạch ác tính là khi có nguy cơ ung thư hạch hoặc là hạch di căn của các khối ung thư từ các tổ chức kế cận như vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản, phổi…

Ngoài ra, phản ứng với thuốc như một số loại thuốc kháng sinh và thuốc trị co giật; và tình trạng viêm khớp ở trẻ vị thành niên; và nhiều bệnh khớp khác ảnh hưởng đến trẻ em cũng khiến trẻ bị nổi hạch sau đầu, gáy.

Việc xác định chính xác tình trạng trẻ bị nổi hạch sau đầu và gáy phải thông qua các xét nghiệm từ bác sĩ chuyên khoa. Tin mừng là những hạch dạng “hạt đậu phộng” nhiều khả năng chỉ là hạch viêm thông thường phản ứng với các ổ viêm gần đó.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

3. Trẻ nổi hạch sau đầu và gáy có triệu chứng gì?

biểu hiện khi bé bị nổi hạch sau gáy
Trẻ bị nổi hạch sau đầu nếu kèm sốt, có dấu hiệu viêm nhiễm cần đi thăm khám bác sĩ sớm

Nếu trẻ chỉ nổi một số hạch bạch huyết như những cục nhỏ di động dưới da; mẹ không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu hạch có kích thước lớn hơn bình thường; trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc có vấn đề khác.

Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Hạch gây đau hoặc nhức.
  • Hạch tấy đỏ hoặc có cảm giác nóng.
  • Các khối u dưới hàm xệ xuống hai bên hoặc sau cổ; hoặc ở nách, bẹn, ngực hoặc bụng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng khác ở trẻ nổi hạch sau đầu có thể bao gồm:

  • Sốt.
  • Kém ăn.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Sút cân.
  • Phát ban.
  • Nhức mỏi cơ thể.
  • Các triệu chứng về đường hô hấp như đau họng, nghẹt mũi và ho.

Các triệu chứng khi trẻ nổi hạch sau đầu có thể giống như các tình trạng sức khỏe khác. Để an tâm, mẹ hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt: Là hiện tượng gì, nguyên nhân, cách xử trí ra sao?

4. Điều trị nổi hạch ở trẻ em như thế nào?

Trẻ nổi hạch bạch tuyết sau đầu và gáy thường vô hại; và tự khỏi mà không cần điều trị.

Các loại hạch còn lại; tùy thuộc vào nguyên nhân; bác sĩ sẽ có những cách điều trị phù hợp:

  • Cho uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng tai hoặc da.
  • Cho trẻ thuốc kháng sinh và dẫn lưu hạch bạch huyết để điều trị trẻ nổi hạch sau đầu và bị nhiễm trùng.
  • Tái khám để kiểm tra lại các hạch mở rộng sau khi đợi từ 3 đến 4 tuần.
  • Các loại thuốc hoặc thủ thuật khác để điều trị các tình trạng khác gây ra các hạch to.

Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được rạch hoặc dẫn lưu hoặc kiểm tra nhiều hơn; xét nghiệm chẩn đoán và điều trị.

Điều trị nổi hạch ở trẻ em như thế nào?
Trẻ nổi hạch bạch tuyết sau đầu và gáy không cần điều trị; các loại hạch khác, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân để tìm biện pháp thích hợp

Mẹ cần làm gì khi thấy hạch sau đầu của trẻ?

Nếu trẻ chị bị nổi hạch sau đầu và không có hiện tượng viêm nhiễm đi kèm thì không cần điều trị gì. Ngược lại khi trẻ sốt cao trên 38 độ C không rõ nguyên nhân; hạch ngày càng sưng to, có màu đỏ, da có vết thương bị chảy máu… cần đưa đến bệnh viện. Cụ thể:

  • Trẻ sốt cao và các hạch có kèm theo biểu hiện sưng, tấy, đỏ, đau hoặc tăng sinh về số lượng thì nên đưa trẻ đi khám ở khoa nhi để điều trị kịp thời tránh các biến chứng nghiêm trọng.
  • Trường hợp viêm hạch nhiễm trùng, trẻ sẽ sốt cao, hạch sưng to, đỏ, nóng đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài, trẻ cần đến bệnh viện để điều trị. Khi đó, trẻ cần được trị liệu với kháng sinh thích hợp, khoảng 7-10 ngày.

>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

5. Trẻ có hạch sau gáy nên khám ở đâu?

Có rất nhiều bệnh viện và cơ sở y tế khám và điều trị hạch sau gáy của trẻ. Dưới đây là 3 địa chỉ uy tín được tin tưởng khi trẻ bị nổi hạch sau đầu:

Bệnh viện K Hà Nội 

  • Địa chỉ: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3825 2143

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội 

  • Địa chỉ: số 42A, Thanh Nhàn, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 3821 1297

Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh 

  • Địa chỉ: 03 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3841 2637 hoặc 028 3843 3021

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

[inline_article id=268204]

Nổi hạch sau gáy của trẻ là bệnh lành tính nhưng không nên chủ quan trong cách điều trị. Ngay khi có những triệu chứng bất thường cần đưa bé đi thăm khám.