Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng vắc xin an toàn cho trẻ

Lo lắng về tiêm chủng ngừa vacxin viêm gan B?

Trao đổi với Bác sĩ Trần Nguyên Khôi, chuyên khoa Cấp I Nhi, bệnh viện Nhi Đồng II chúng tôi được biết từ năm 2007 Bộ Y Tế đã chính thức đưa mũi tiêm chủng ngừa virut viêm gan siêu vi B vào chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng (TCMR), bắt buộc và miễn phí, ngay khi trẻ sinh ra cùng với mũi tiêm  BCG phòng ngừa Lao.

”Chủng ngừa viêm gan siêu vi B được đưa vào chương trình TCMR theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO) là vì tỷ lệ nhiễm bệnh này ở các nước đang phát triển – điển hình ở châu Á rất cao so với các nước phương Tây. Tại Việt Nam tỉ lệ người nhiễm virut viêm gan siêu vi B chiếm 20% dân số và tới 10 % các bà mẹ mang bầu.

Cũng theo khuyến cáo của WHO, mũi tiêm ngừa đầu tiên trong vòng 24 tiếng sẽ tạo kháng thể mạnh nhất cho trẻ, với tỉ lệ 90-95% sau khi trẻ sinh ra không bị mẹ truyền bệnh, và có thể ngăn ngừa được những biến chứng về sau như viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan.” Bác sĩ cho biết.

Việc tiêm phòng này đã góp phần giảm tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 15-20% vào năm 1990 xuống còn 2% vào năm 2010.

Vắc xin viêm gan B, thực tế là một trong những loại an toàn nhất và ít phản ứng phụ nhất vì là vắc xin tinh chế. Tuy nhiên do thời điểm tiêm chủng ngừa trong vòng 24 tiếng sau sinh, (trong khi các vắc xin khác như  uốn ván, ho gà, bại liệt được tiêm sau 2 tháng) tại thời điểm này cơ thể trẻ mới sinh còn non nớt, chưa có sức đề kháng và còn tiềm ẩn những bệnh lý khó có thể phát hiện ngay, dẫn đến nguy sốc phản vệ trước những chất lạ đưa vào cơ thể.

Vậy sốc phản vệ là gì?

Bác sĩ cũng cho biết thêm “Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng trẻ, xảy ra khi cơ thể của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ tiếp xúc hay được tiêm vào người.

Triệu chứng thường thấy của trẻ  khi bị sốc phản vệ là da xanh xao tím tái, mạch nhanh, khó thở, cơ thể co gồng, môi nhợt,  nổi mẩn.

Hiện tượng xảy ra trong khoảng thời gian ngắn – vài phút sau khi trẻ được tiêm, khi hiện tượng này xảy ra, toàn bộ cơ thể của bé sẽ bị ảnh hưởng, sản sinh ra các hóa chất để loại trừ chất dị ứng khiến trẻ bị sốc và đe dọa đến tính mạng trẻ. “

Mẹ cần lưu ý gì khi tiêm phòng cho trẻ?

“Điểm quan trọng nhất trong quy trình tiêm phòng là trẻ phải được bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám kỹ, nếu trẻ có biểu hiện sức khỏe tốt  và đủ điều kiện để tiêm chủng ngừa (Trẻ có đủ cân nặng, có biểu hiện bệnh lý bất thường, trẻ ăn khỏe hay không….)” Bác sĩ cho biết.

Đặc biệt không đưa trẻ đi tiêm nếu trẻ bị ốm sốt, hay thể trạng còn ốm yếu. Mẹ cũng không nên cho bé bú quá no hoặc quá đói trước khi tiêm.

Trẻ sau khi được tiêm chủng ngừa phải lưu lại tại phòng tối thiểu 30 phút để theo dõi biểu hiện nhằm can thiệp kịp thời nếu xảy ra tình trạng phản ứng và sốc với thuốc.

Đối với trẻ em đã có hiện  tượng sốc phản vệ nhẹ với lần tiêm đầu thì những lần tiêm tiếp theo, cha mẹ cần thông báo điều này với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra một phác đồ tiêm hợp lý, hiệu quả, an toàn cho trẻ.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ em là qua thực phẩm , chẳng hạn như bé ăn đậu phộng , các loại hạt khác, sữa, cá, động vật có vỏ hoặc trứng; và qua thuốc như thuốc kháng sinh, ong bắp cày đốt, cao su… Số ít mới bị sốc phản vệ khi tiêm phòng và trường hợp của 3 bé ở Quảng Trị rơi vào thiểu số này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Ý tưởng đặt tên hay cho con: Ước mơ vươn tới ngôi sao, người nổi tiếng

Khi đặt tên con theo những người nổi tiếng, ngoài lòng mến mộ với tài năng của họ, ba mẹ còn mong con sẽ xinh đẹp giỏi giang, và có cuộc sống thành công sau này. Thử tham khảo một số tên gợi ý của MarryBaby nhé.

>> Top 50 tên bé trai

>> Top 50 tên bé gái

 

Tên vần A

  • Hoài An (Nhạc sĩ)
  • Bảo Anh (Ca sĩ), Hà Anh (Người mẫu), Phương Anh (Ca sĩ), Tinh Anh (Ca sĩ), Lâm Anh (Nghệ sĩ), Hoài Anh (Nhạc sĩ), Phan Anh (MC), Tuấn Anh (Ca sĩ), Kim Anh (Ca sĩ), Quỳnh Anh (Ca sĩ), Tùng Anh (Ca sĩ), Minh Anh (Ca sĩ)
  • Hồng Ánh (Diễn viên), Nguyệt Ánh (Diễn viên), Ngọc Ánh (Diễn viên), Nhật Ánh (Nhà văn)
  • Kiều Ân (Diễn viên), Lữ Ân (Nhà văn trẻ)

Tên vần B

  • Hoàng Bách (Ca sĩ)
  • Thanh Bạch (MC)
  • Quốc Bảo (Nhạc sĩ)
  • Xuân Bắc (Diễn viên)
  • Quốc Bình (Diễn viên), Thăng Bình (Ca sĩ), Quý Bình (Diễn viên), Quang Bình (Đạo diễn)
  • Băng Băng (Diễn viên), Hải Băng (Ca sĩ)

Tên vần C

  • Sơn Ca (Ca sĩ)
  • Văn Cao (Nhạc sĩ)
  • Hữu Cảnh (Danh tướng)
  • Bảo Chấn (Nhạc sĩ)
  • Băng Châu (Người mẫu), Hữu Châu (Diễn viên)
  • Mỹ Chi (Ca sĩ), Linh Chi (Người mẫu), Thùy Chi (Ca sĩ)
  • Kiều Chinh (Diễn viên)
  • Văn Chung (Nhạc sĩ), Bảo Chung (Nghệ sĩ)
  • Bằng Cường (Ca sĩ), Nam Cường (Ca sĩ)

Tên vần D Đ

  • Thùy Dung (Ca sĩ), Vân Dung (Nghệ sĩ)
  • Trung Dũng (Ca sĩ), Quang Dũng (Ca sĩ), Việt Dũng (Diễn viên)
  • Hạo Dân (Diễn viên)
  • Quỳnh Dao (Nhà thơ)
  • Tùng Dương (Ca sĩ)
  • Ngọc Diệp (Người mẫu, diễn viên)
  • Trúc Diễm (Người mẫu)
  • Tiến Đạt (Ca sĩ)
  • Huỳnh Đông (Diễn viên)
  • Tuấn Du (Ca sĩ)
  • Phạm Duy (Nhạc sĩ), Thanh Duy (Ca sĩ)
  • Mỹ Duyên (Diễn viên)

Tên vần G

  • Hương Giang (Ca sĩ), Trà Giang (Nghệ sĩ)
  • Quỳnh Giao (Văn sĩ)
  • Ngọc Giàu (Nghệ sĩ)
  • Nguyên Giáp (Danh tướng)

Tên vần H

  • Hoàng Hà (Nhạc sĩ), Ngọc Hà (Ca sĩ), Thu Hà (Ca sĩ), Thanh Hà (Diễn viên), Thái Hà (Người mẫu), Quang Hà (Ca sĩ)
  • Nhật Hạ (Ca sĩ)
  • Hoàng Hải (Ca sĩ), Mạnh Hải (Diễn viên), Quang Hải (Đạo diễn)
  • Ngọc Hân (Tên công chúa)
  • Thúy Hạnh (Người mẫu), Minh Hạnh (Nhà thiết kế)
  • Thanh Hằng (Người mẫu, diễn viên), Minh Hằng (Diễn viên), Thu Hằng (Người mẫu)
  • Thu Hiền (Nghệ sĩ, ca sĩ), Kim Hiền (Diễn viên)
  • Văn Hiệp (Nghệ sĩ), Hòa Hiệp (Diễn viên)
  • Lê Hiếu (Ca sĩ)
  • Thanh Hoa (Nghệ sĩ)
  • Bảo Hòa (Người mẫu, diễn viên), Thái Hòa (Diễn viên)
  • Sỹ Hoàng (Nhà thiết kế), Lê Hoàng (Đạo diễn)
  • Đức Huy (Nhạc sĩ), Khắc Huy (Đạo diễn), Ngọc Huy (Ca sĩ), Kiến Huy (Ca sĩ), Chấn Huy (Ca sĩ)
  • Phi Hùng (Ca sĩ)
  • Lan Hương (người mẫu), Thiên Hương (Ca sĩ), Quỳnh Hương (Ca sĩ), Đinh Hương (Ca sĩ), Mai Hương (Ca sĩ)
  • Xuân Hinh (Nghệ sĩ)
  • Khánh Hưng (Ca sĩ)
  • Bích Hữu (Ca sĩ)

Tên vần K

  • Tuấn Khanh (Nhạc sĩ), Lê Khanh (Nghệ sĩ), Kiều Khanh (Người mẫu)
  • Huy Khánh (Diễn viên), Ngân Khánh (Diễn viên), Vân Khánh (Diễn viên), Lê Khánh (Diễn viên)
  • Minh Khang (Nhạc sĩ)
  • Anh Khoa (Ca sĩ), Vĩnh Khoa (Ca sĩ)
  • Đăng Khôi (Ca sĩ)
  • Ngọc Khuê (Ca sĩ)
  • Trung Kiên (Nghệ sĩ)
  • Hồ Kiểng (Nghệ sĩ)
  • Anh Kiệt (Ca sĩ)
  • Bằng Kiều (Ca sĩ)
  • Thiên Kim (Ca sĩ), Thuyên Kim (Ca sĩ)
  • Nhã Kỳ (Diễn viên)

Tên vần L

  • Thanh Lam (Ca sĩ)
  • Thùy Lâm (Người mẫu)
  • Hương Lan (Ca sĩ), Tuyết Lan (Người mẫu), Xuân Lan (Người mẫu), Ý Lan (Ca sĩ)
  • Bằng Lăng (Người mẫu)
  • Pha Lê (Ca sĩ)
  • Mỹ Lệ (Ca sĩ)
  • Ngọc Lễ (Nhạc sĩ)
  • Phương Linh (Ca sĩ), Mỹ Linh (Ca sĩ), Uyên Linh (Ca sĩ), Khánh Linh (Ca sĩ), Hoài Linh (Nghệ sĩ), Thùy Linh (Ca sĩ), Quyền Linh (Nghệ sĩ), Quang Linh (Ca sĩ)
  • Kim Lân (Nhà văn)
  • Quang Linh (Ca sĩ)
  • Tự Long (Diễn viên), Thành Long (Diễn viên)
  • Bá Lộc (Ca sĩ), Hữu Lộc (Nghệ sĩ), Thành Lộc (Nghệ sĩ, diễn viên)
  • Hữu Luân (Nghệ sĩ), Sỹ Luân (Nhạc sĩ), Kiệt Luân (Diễn viên), Minh Luân (Diễn viên)
  • Cẩm Ly (Ca sĩ), Khánh Ly (Ca sĩ)
  • Công Lý (Diễn viên), Trọng Lý (Nhạc sĩ), Thiên Lý (Người mẫu)

Tên vần M

  • Xuân Mai (Ca sĩ), Thanh Mai (Diễn viên)
  • Duy Mạnh (Ca sĩ)
  • Hòa Mi (Ca sĩ), Khởi Mi (Ca sĩ), Giáng Mi (Ca sĩ), Trà Mi (Ca sĩ)
  • Thu Minh (Ca sĩ), Tấn Minh (Ca sĩ), Bình Minh (Diễn viên, người mẫu)
  • Diễm My (Diễn viên), Trà My (Người mẫu), Khởi My (Ca sĩ)

Tên vần N

  • Linh Nga (Nghệ sĩ), Thúy Nga (Nghệ sĩ)
  • Yến Ngọc (Người mẫu), Tuấn Ngọc (Ca sĩ), Thanh Ngọc (Ca sĩ), Lan Ngọc (Diễn viên)
  • Hữu Nghĩa (Nghệ sĩ), Đại Nghĩa (MC)
  • Ngọc Ngoan (Diễn viên)
  • Xuân Nghi (Ca sĩ)
  • Phong Nhã (Nhạc sĩ)
  • Trúc Nhân (Ca sĩ), Đại Nhân (Ca sĩ)
  • Đông Nhi (Ca sĩ)
  • Hồng Nhung (Ca sĩ), Phi Nhung (Ca sĩ), Cẩm Nhung (Ca sĩ), Y Nhung (Diễn viên)
  • Trọng Ninh (Ca sĩ)

Tên vần O-P-Q-S

  • Kiều Oanh (Diễn viên), Hoàng Oanh (Người mẫu), Vy Oanh (Ca sĩ)
  • Hoàng Phúc (Ca sĩ)
  • Hải Phong (Nhạc sĩ)
  • Hữu Phước (Nhạc sĩ)
  • Lan Phương (Ca sĩ, diễn viên), Thu Phương (Ca sĩ), Nhã Phương (Ca sĩ), Ái Phương (Ca sĩ), Bích Phương (Ca sĩ), Khánh Phương (Ca sĩ)
  • Cát Phượng (Diễn viên)
  • Anh Quân (Nhạc sĩ), Mạnh Quân (Nhạc sĩ), Minh Quân (Ca sĩ)
  • Tùng Quang (Ca sĩ, Lê Quang (Nhạc sĩ), Duy Quang (Ca sĩ), Bằng Quang (Nhạc sĩ, ca sĩ)
  • Hồng Quế (Diễn viên)
  • Bảo Quốc (Nghệ sĩ), Kinh Quốc (Diễn viên)
  • Bảo Quyên (Người mẫu ), Lệ Quyên (Ca sĩ), Ngọc Quyên (Người mẫu)
  • Như Quỳnh (Ca sĩ), Tú Quỳnh (Ca sĩ)
  • Phước Sang (Diễn viên, đạo diễn)
  • Ngọc Sương (Ca sĩ)
  • Ngọc Sơn (Ca sĩ), Bảo Sơn (Diễn viên), Thái Sơn (Ca sĩ), Công Sơn (Nhạc sĩ)

Tên vần T

  • Mỹ Tâm (Ca sĩ)
  • Chí Tài (Nghệ sĩ)
  • Phương Thanh (Ca sĩ)
  • Trấn Thành (MC), Nam Thành (Người mẫu)
  • Ngọc Thạch (Người mẫu)
  • Thanh Thảo (Ca sĩ), Phương Thảo (Ca sĩ)
  • Toàn Thắng (Nhạc sĩ), Cao Thắng (Ca sĩ)
  • Quốc Thiên (Ca sĩ)
  • Chí Thiện (Ca sĩ)
  • Bảo Thy (Ca sĩ), Khánh Thy (Nghệ sĩ)
  • Phước Thịnh (Ca sĩ)
  • Hiền Thục (Ca sĩ)
  • Thanh Thức (Người mẫu)
  • Minh Thuận (Diễn viên), Hồng Thuận (Nhạc sĩ)
  • Phương Thúy (Người mẫu), Lê Thúy (Người mẫu), Thanh Thúy (Diễn viên)
  • Vĩnh Thụy (Người mẫu)
  • Hoàng Thùy (Người mẫu)
  • Thủy Tiên (Ca sĩ)
  • Minh Tiệp (Diễn viên)
  • Thái Tú (Ca sĩ)
  • Đinh Tùng (Ca sĩ)
  • Ngọc Tình (Người mẫu)
  • Ngọc Trai (Diễn viên)
  • Hương Tràm (Ca sĩ)
  • Đoan Trang (Ca sĩ), Thúy Trang (Ca sĩ), Vân Trang (Diễn viên), Yến Trang (Ca sĩ), Thùy Trang (Người mẫu), Huyền Trang (Người mẫu)
  • Công Trí (Nhà thiết kế)
  • Ngọc Trinh (Người mẫu), Phương Trinh (Diễn viên), Việt Trinh (Diễn viên)
  • Quốc Trung (Nhạc sĩ)
  • Thanh Trúc (Người mẫu)
  • Lam Trường (Ca sĩ), Đan Trường (Ca sĩ), Phi Trường (Ca sĩ)
  • Huy Tuấn (Nhạc sĩ), Đức Tuấn (Ca sĩ), Anh Tuấn (Ca sĩ), Mạnh Tuấn (Nghệ sĩ)
  • Ánh Tuyết (Ca sĩ), Bạch Tuyết (Nghệ sĩ), Minh Tuyết (Ca sĩ)

Tên vần U-Y-V

  • Phương Uyên (Ca sĩ), Mỹ Uyên (Người mẫu)
  • Mỹ Vân (Người mẫu), Hồng Vân (Nghệ sĩ), Thanh Vân (Diễn viên)
  • Vĩ Văn (Người mẫu)
  • Công Vinh (Cầu thủ bóng đá), Phúc Vinh (Diễn viên), Thúy Vinh (Vận động viên), Thế Vinh (Ca sĩ), Quang Vinh (Ca sĩ)
  • Khắc Việt (Nhạc sĩ, ca sĩ)
  • Phương Vy (Ca sĩ), Hạ Vy (Người mẫu)
  • Anh Vũ (Nghệ sĩ), Hoàng Vũ (Ca sĩ), Triệu Vũ (Ca sĩ), Nguyên Vũ (Ca sĩ)
  • Bảo Yến (Ca sĩ), Hoàng Yến (Người mẫu), Hải Yến (Diễn viên)
Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Ý tưởng đặt tên hay cho con: Gọi tên 4 mùa

Đặt tên con theo mùa thường liên quan đến ngày tháng sinh của con.

Không chỉ thế, những mùa trong năm cũng có ảnh hưởng nhất định tới tính cách của bé. Đặt tên theo mùa vô cùng đơn giản.

XUÂN Nam Mùa xuân Nghi Xuân, Vĩnh Xuân, Đức Xuân, Hoàng Xuân, Khúc Xuân, Anh Xuân, Thành Xuân
XUÂN Nữ Mùa xuân Ánh Xuân, Dạ Xuân, Hồng Xuân, Hương Xuân, Kim Xuân, Minh Xuân, Mỹ Xuân, Nghi Xuân, Thanh Xuân, Thi Xuân, Tuyết Xuân, Ái Xuân, Chiều Xuân
HẠ Nam Mùa hạ, mùa hè Khúc Hạ, Vĩ Hạ, Cát Hạ, Nhật Hạ, Vũ Hạ, An Hạ, Xuân Hạ, Tuấn Hạ
HẠ Nữ Mùa hạ, mùa hè Thu Hạ, Diệp Hạ, Điệp Hạ, Lan Hạ, Liên Hạ, Nhật Hạ, Mai Hạ, An Hạ, Ngọc Hạ, Hoa Hạ, Mỹ Hạ
THU Nam Mùa thu Vĩnh Thu, Trọng Thu
THU Nữ Mùa thu Ánh Thu, Bích Thu, Hồng Thu, Hoài Thu, Hương Thu, Kiều Thu, Kim Thu, Lệ Thu, Minh Thu
Mộng Thu, Quế Thu, Thanh Thu, Xuân Thu
ĐÔNG Nam Mùa đông Đông Phong, Đông Chấn, Đông Kha, Uy Đông, Đông Vỹ, Đình Đông, Hải Đông, Quang Đông, Thanh Đông, Cao Đông, Trung Đông, Giang Đông
ĐỘNG Nữ Mùa đông Nghi Đông, Đông Đông, Đông Vy, Đông Trà, Đông Tuyền, Quỳnh Đông, Phương Đông, Mỹ Đông

Bên cạnh đó cũng có thể dùng những tên liên quan, nói đến mùa xuân người ta thường liên tưởng đến hoa mai, hoa đào, lan, những thứ vui vẻ, hạnh phúc. Qua mùa hạ là nắng vàng, biển xanh, mặt trời, hoa sen… Tới mùa thu là hoa cúc, trời xanh, mây trắng, gió nhẹ… Kết bằng mùa đông lạnh lẽo, băng giá, mưa gió dập vùi khiến ta cần một hơi ấm, một ánh lửa và chỉ có những loài cây cứng cáp như thông, tùng mới có thể đứng vững.

Mùa xuân đặt tên gì cho con?
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi, nở hoa nên có thể viện đến chữ Thảo (cỏ) và Diệp (cây xanh): Phương Thảo, Yên Chi, Nguyên Thảo, Ngọc Diệp, Mai Diệp, Mai Lan, Thanh Mai, Ngọc Mai, Yên Mai, Xuân Đào, Ngọc Đào… Chưa hết, mùa xuân là mùa chim én về nên có thể chọn những tên như Hải Yến, Ngọc Yến, Kim Yến, Hoàng Yến, Phi Yến… cũng rất ý nghĩa.

Nếu là con trai sẽ là Thanh Minh, Đông Quân (con của thần mùa xuân), Hữu Phước, Mạnh Phúc…

Những cái tên hay trong mùa hạ
Các loài hoa thường nở vào mùa hè như sen, hướng dương: Hướng Dương, Mỹ Liên, Mỹ Sen, Bạch Liên, Băng Liên, Ngọc Phượng, Mộc Miên, Diên Vỹ, Đỗ Quyên… Trúc cũng là một loài cây tượng trưng cho mùa hè thường đặt tên cho cả bé trai và gái: Trúc Nhân, Trúc Lâm, Bảo Trúc, Thanh Trúc, Trúc Quân…

Mùa hè cũng được liên tưởng nhiều tới mặt trời, biển: Hải Dương, Thái Dương, Minh Nhật, Hải Thụy, Minh Hải, Hồng Hải…

Cảm hứng mùa thu với nhiều tên lãng mạn
Cũng như mùa hạ, đây là mùa thường được bố mẹ nghĩ tới nhiều khi muốn đặt tên cho con. Bởi, mỗi khi liên tưởng đến mùa thu người ta thường nghĩ ngay đến sự dịu dàng, nhẹ nhàng, lãng mạn.

Nghĩ về trời xanh, mây trắng, lá vàng: Vân Phi, Thiên Thanh, Thanh Phong, Vân Du, Diệp Lạc… Hoa mùa thu thường để đặt cho con gái: Thạch Thảo, Trúc Đào, Bạch Cúc, Hồng Cúc, Hoàng Cúc…

Mùa đông và những cái tên ấm áp
Mùa đông là mùa lạnh lẽo nhưng cũng là mùa khiến chúng ta cảm thấy ấm áp dù chỉ là một cái nắm tay hay cái ôm. Nếu biết kết hợp với những vần điệu có âm trầm tên sẽ không hề lạnh lẽo mà còn nghe rất thanh tao: Đông Vỹ, Đông Vy, Đông Trà, Đông Tuyền…

Mùa đông củng thường được liên tưởng đến những cơn mưa, tuyết: Băng Di, Bạch Tuyết, Dạ Vũ, Dy Vũ, Lâm Vũ…

Nếu muốn con trai mạnh mẽ, hãy thử đặt tên con theo những cây tùng, bách, thông: Đức Tùng, Mạnh Tùng, Hoàng Bách, Tùng Lâm, Sơn Bách, Lâm Thông…

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Colic – Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Vậy Colic là gì? Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh là như thế nào, và có nguy hiểm không? Tất cả nội dung dưới đây là điều cha mẹ cần biết về Colic ở trẻ.

1. Hội chứng Colic là gì?

Colic là một thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng một đứa trẻ sơ sinh khóc dai dẳng không nín. Tình trạng này thường xuất hiện khi bé được 2-4 tuần tuổi, và kéo dài đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi.

Khi trẻ ở trong tình trạng khóc dai dẳng thì cha mẹ rất khó để dỗ. Tính đến nay, hội chứng Colic vẫn KHÔNG được xem là một bệnh lý; và còn mang tính tự phát. Tức là không có nguyên nhân; và cũng không có thuốc đặc trị.

Hội chứng Colic xảy ra theo quy tắc số 3, cụ thể như:

  • Trẻ khóc liên tục 3 giờ.
  • Trẻ khóc ít nhất 3 lần mỗi tuần.
  • Trẻ sẽ khóc như thế ít nhất 3 tuần.

2. Nguyên nhân của hội chứng Colic

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định cụ thể.

Tuy nhiên, cũng có một số giả thuyết khoanh vùng các nguyên nhân gây ra hội chứng Colic là do hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển, nên có thể trẻ bị đau dạ dày vì bị dị ứng sữa mẹ; hoặc dị ứng sữa công thức.

3. Biểu hiện khi trẻ mắc hội chứng Colic

Hội chứng Colic
Biểu hiện của hội chứng Colic là gì?
  • Bé bị ợ hơi khi đang khóc to.
  • Tay nắm chặt, bụng căng, đầu gối co lên và lưng cong.
  • Viêc ăn uống cũng bị đứt quãng bởi những cơn quấy khóc.
  • Giấc ngủ không sâu và bé thường quấy khóc khi đang ngủ.
  • Khóc từng cơn với cường độ khác nhau, không thể dỗ dành được.
  • Khóc thét dữ dội, mặt đỏ ửng lên, xảy ra cùng một thời điểm trong ngày, thường là khóc về chiều, tối và khuya (dân gian gọi là “khóc dạ đề”).

4. Cách chữa hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý để cùng con vượt qua hội chứng Colic
Cách xử lý để cùng con vượt qua hội chứng Colic

Trước khi áp dụng những cách sau đây, cha mẹ cũng cần dựa theo biểu hiện của trẻ. Vì mỗi trẻ sẽ có vài biểu hiện khác nhau.

4.1 Đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa

Nếu bé bị dị ứng sữa mẹ hoặc dị ứng sữa công thức, cách tốt nhất là mẹ nên cho trẻ đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Trường hợp, sau khi trẻ vừa uống sữa công thức xong và quấy khóc, rất có thể trẻ bị dị ứng sữa. 

Đó cũng là lý do mẹ nên biết về thời điểm thích hợp cho trẻ uống sữa công thức.

4.2 Xoa dịu và ôm con

Trường hợp trẻ khóc dai dẳng và không thể dỗ, rất có thể hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện. Lúc này cha mẹ nên thử thực hiện những cách sau:

  • Ôm con và quấn một chiếc khăn mềm cho con.
  • Cho bé ngậm núm vú giả hoặc ngón tay của con.
  • Bế con và đung đưa nhẹ nhàng, để con cảm thấy yên tâm.
  • Massage bụng cho trẻ, để giúp con ợ hơi sau khi bú xong.
  • Đóng bớt cửa để giảm tiếng ồn; hoặc tìm không gian yên tĩnh cho con.
  • Cha mẹ có thể thử tạo ra những âm thanh mang tính lặp lại như: tiếng ồn quạt máy; máy xay sinh tố,…

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Tại sao trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt?

4.3 Vỗ ợ hơi cho trẻ

  • Vỗ lưng cho bé ợ hơi sau khi bú xong.
  • Nếu bé bú bình, đảm bảo bé không nuốt hơi từ bình sữa.
  • Nếu bé bú mẹ nên chú ý tư thế cho bé bú sao cho bé càng thẳng lưng càng tốt.
  • Bồng con tựa trên vai, đặt bé ngồi thẳng trên đùi bạn, hoặc lật úp người bé cho nằm trên chân bạn, sau đó vỗ hay xoa nhẹ vào lưng bé.

5. Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?

Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?
Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?

Cha mẹ thương con là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ cũng thật sự căng thẳng trong quá trình nuôi con; đặc biệt là khi con khóc dai dẳng và không nín, giống như hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh.

Lúc này, thay vì khư khư bên cạnh và chăm sóc con. Cha mẹ có thể có một lựa chọn tạm thời khác là, đặt con ở chỗ an toàn như trong nôi/cũi và bước ra ngoài để tĩnh tâm trở lại.

Cha mẹ yên tâm, vì hội chứng Colic ở trẻ không quá nguy hiểm. Và điều đáng quan tâm ở đây chính là sức khỏe thể chất và tinh thần của cha mẹ.

[key-takeaways title=”Hội chứng Colic ở trẻ có nguy hiểm không?”]

Câu trả lời là KHÔNG. Bên cạnh đó, để yên tâm hơn, cha mẹ có thể cho con đi khám bác sĩ; để chẩn đoán và kiểm tra xem trẻ có mắc bệnh lý nào khác hay không. Ngược lại, hội chứng này lại có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

[/key-takeaways]

Nhìn chung, hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh có thể sẽ kết thúc sau khoảng 3 tháng đầu. Điều cha mẹ nên nhớ là hãy nhớ chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình, đặc biệt là các mẹ sau sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chọn tên may mắn cho con

MarryBaby đã có một số bài viết gợi ý cho bạn về cách đặt tên con theo mùa, cách đặt tên con ngộ nghĩnh và đáng yêu, đặt tên con ở nhà… Với bài viết này, một lần nữa cũng đề cập tới việc đặt tên con nhưng bé sẽ có một cái tên mang ý nghĩa may mắn, tốt lành.

Mong con có cuộc sống sung túc

Có đời sống sung sướng, đầy đủ về mọi mặt là điều mong muốn của bất kỳ người làm cha làm mẹ nào. Đạt, Diệu, Hưng, Vinh, Hoa, Vương, Doanh, Phong, Thịnh… là những tên gọi giúp bạn thể hiện mong ước dành cho đứa con yêu của mình.

Mong con hạnh phúc, bình an

Sau nhiều trải nghiệm trong cuộc đời, ước muốn con cái được hạnh phúc, bình an là điều dễ hiểu. Những cái tên như: An, Tĩnh, Thông, Thái, Nhiên, Định, Khang, Bình… rất phù hợp cho mong muốn này.

Sự may mắn, phú quý, an khang

Để sự may mắn, phú quý, an khang luôn đến với con của mình, những chữ như: Phúc, Lộc, Quý, Thọ, Khang, Tường, Bình, Thanh Hà, Gia Hân… sẽ giúp bạn mang lại những niềm mong ước đó.

Phẩm chất lương thiện

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên sẽ trở thành người tốt, có phẩm chất lương thiện và một tâm hồn đẹp. Để gửi gắm mong ước này, bạn có thể chọn những tên như: Ái, Nhân, Dung, Đức, Hiền, Lương, Luân, Chính, Thanh, Nghĩa, Thành, Trực, Đạo…

 Chọn tên cho con may mắn

Xinh đẹp, tuấn tú, khỏe mạnh

Một cái tên của một loài hoa, một loài chim hay một loại cây nào đó thường là biểu hiện cho vẻ đẹp, tuấn tú, khỏe mạnh. Bạn có thể gửi niềm mong ước này của mình vào các tên cho con như: Tuấn, Uy, Anh, Trang, Tú, Vũ, Hùng, Tùng, Sơn, Cường, Lực, Vỹ, Quyên, Giao, Uyển, Lệ, Mỹ, Lan…

Học vấn uyên thâm, đa tài

Khát vọng con cái mình học hành giỏi giang, thông minh hơn người, nhiều tài năng, có vị trí trong xã hội cũng là niềm mong mỏi của những người làm cha, làm mẹ.

Những tên gọi như: Linh, Triết, Minh, Hiếu, Hiển, Duy, Học, Tư, Văn, Thư, Cần… rất hợp để chuyển tải mong ước đó.

Hi vọng với những gợi ý trên đây, bạn sẽ có tên gọi thật ưng ý cho thiên thần nhỏ của mình.

Nguyễn Dinh

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích việc lặp đi lặp lại

Bé 3 tuổi học được gì qua việc lặp đi lặp lại?
Bạn đã phải đọc đi đọc lại câu chuyện gia đình khủng long tới mức sắp “nổ tung” và tự hỏi không biết bé yêu 3 tuổi tìm thấy điều gì hấp dẫn trong đó nữa?

Có thể việc đọc tới lui một câu chuyện khiến bạn mệt mỏi, nhưng đây lại chính là điều bé cần. Đây là cách bé có thể học hỏi và phát triển kỹ năng.

Khi thuộc một câu chuyện, bé có thể dự đoán được diễn biến tiếp theo. Bé thấy “đắc thắng” với cảm giác biết trước. Đó cũng là lý do tại sao bé lặp đi lặp lại một việc. Bé thích thú cảm giác kiểm soát và làm chủ một kỹ năng nào đó.

Để làm cho câu chuyện nhàm chán trở nên thú vị hơn, cho bé đoán tình tiết diễn biến tiếp theo và thay đổi cách sử dụng từ ngữ. Bé sẽ cảm thấy rất tự hào khi bắt được “lỗi” của bạn.

Bé 3 tuổi rưỡi: Thích việc lặp đi lặp lại
Kiên nhẫn với sở thích đọc đi đọc lại của bé vì nó giúp con bạn tự tin hơn với việc biết trước diễn biến câu chuyện

Cuộc sống của mẹ
Bạn có bị khó ngủ không? Nếu đã từng bị gián đoạn giấc ngủ trong một vài năm qua kể từ khi bé yêu chào đời, đây có thể là thời điểm thích hợp để bạn xem lại thói quen đi ngủ và có biện pháp phục hồi sức khỏe.

Thiết kế phòng ngủ được chắn sáng tốt, bạn có thể lắp thêm rèm chắn sáng nếu cần. Không nên đặt tivi hoặc bàn làm việc trong phòng ngủ. Bạn cũng không nên lắp đặt thiết bị theo dõi bé gần giường ngủ nữa vì những cử động nhẹ hay tiếng thở của bé có thể khiến bạn xao lãng và khó ngủ. Bé cũng đã đủ lớn nên nếu thực sự bé cần, bạn chắc chắn sẽ nghe thấy tiếng bé kêu khóc.

Bạn cứ nghĩ là sau khi bé đã ngủ thiếp đi, bạn sẽ cố gắng làm thật nhiều việc khác. Đừng vội mừng vì bé có thể sớm thức giấc và bạn cũng không thể nào thức canh bé ngủ suốt được.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Kỹ năng vận động phối hợp

Kỹ năng vận động phối hợp của trẻ 3 tuổi
Nếu con bạn không thể thực hiện một số vận động thể chất mà những trẻ cùng độ tuổi khác có thể làm, bạn có lo lắng không?

Thực tế kỹ năng vận động phối hợp linh hoạt của cơ thể không chỉ cần thời gian mà còn phụ thuộc vào yếu tố riêng của mỗi trẻ. Một số trẻ có khả năng phối hợp vận động ở độ tuổi rất sớm. Trong khi đó, những bé khác có thể tiến bộ chậm hơn.

Tính cách của bé cũng đóng vai trò quan trọng trong việc này. Một số trẻ ưa thử thách và mạnh dạn với các hoạt động thể chất ngay từ sớm, trong khi đó có bé chỉ thích quan sát cho đến khi có thể khéo léo sử dụng được những ngón tay của mình.

Bé 3 tuổi rưỡi: Kỹ năng vận động phối hợp
Quan sát xem bé yêu đã có những kỹ năng vận động nào mới nhé

Trẻ từ 3- 4 tuổi có thể đạt những mốc phát triển cơ bản về vận động như:

  • Có thể cầm bút chì giữa ngón tay cái và các ngón tay
  • Rót nước từ bình vào tách hoặc ly
  • Tự xúc cơm bằng thìa
  • Tập ném xa và ném cao (không cần chính xác, yêu cầu đơn giản là trẻ có thể phối hợp chuyển động cơ thể)
  • Nhảy lò cò
  • Xếp gạch theo hình tháp

Luôn luôn trao đổi những quan tâm của bạn về quá trình phát triển của bé với bác sĩ. Những linh cảm của người mẹ là vô cùng quan trọng bởi bạn là người chăm sóc, quan sát và hiểu về bé nhiều hơn bất cứ ai.

Cuộc sống của mẹ: Tham gia câu lạc bộ hoặc các lớp nuôi dạy con
Có phải bạn đang tìm kiếm những lời khuyên bổ ích về việc nuôi dạy trẻ ở giai đoạn sắp tới?

Để xâu chuỗi và hệ thống tất cả những kiến thức và kinh nghiệm từ sách vở, các tài liệu chăm sóc trẻ không phải là điều đơn giản.

Có một cách tuyệt vời là bạn có thể tìm đến câu lạc bộ dạy trẻ để thảo luận những ý tưởng với những bậc phụ huynh cũng có cùng mối quan tâm.

Rõ ràng việc dành thời gian riêng cho bản thân hay tách khỏi đứa con thích đòi hỏi là một chủ đề dường như “không tưởng” đối với các ông bố bà mẹ. Việc dành thời gian cho các câu lạc bộ, các lớp dạy trẻ là một cách tốt để bạn thư giãn, kết giao bạn bè có con cái cùng lứa tuổi, đồng thời có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển của bé 0 đến 3 tháng tuổi

Làm thế nào để giúp bé cảm thấy yên tâm và an toàn?

Bé có thể làm được gì Mẹ xử lý ra sao

Bé bắt đầu nhận biết mẹ của mình và những người yêu thương, quan tâm đến bé.

  • Bé nhận ra gương mặt, giọng nói, và mùi cơ thể mẹ.
  • Bé biết đáp lại mỗi khi bạn cười và chạm vào bé nhẹ nhàng.

Hãy nói và hát cho bé nghe. Điều này giúp bé cảm thấy bé được yêu thương và tạo sợi dây tình cảm với mẹ.

Ôm bé vào lòng. Hãy ôm ấp, âu yếm bé vào lòng cho da thịt của bạn và bé tiếp xúc với nhau.

Bé biết cách “báo hiệu” cho bạn biết bé đang cần gì.

  • Bé có thể sử dụng âm thanh, nét mặt, và chuyển động cơ thể để nói cho bạn biết tâm trạng của bé: buồn ngủ, đói bụng, vui vẻ hay khó chịu.
  • Bé có thể cho biết khi nào bé muốn được chơi và khi nào bé muốn nằm nghỉ.

Hãy nhìn bé để học được những tín hiệu của bé. Bé khóc vì đòi bú không? Bé có dụi mắt hoặc quay mặt đi chỗ khác không nhìn mẹ khi đang mệt mỏi? Nụ cười là biểu diện dễ nhận biết nhất.

Đáp lại tín hiệu của bé. Khi mắt bé mở to và sáng thì có nghĩa là “giờ chơi đến rồi”. Hãy làm mọi thứ êm dịu những lúc bé khóc, quay mặt đi hoặc cong lưng lại.

Bé bắt đầu sử dụng cơ thể để diễn đạt.

  • Bé có thể nắm chặt ngón tay bạn hoặc món đồ chơi trong bàn tay.
  • Khi bé đói, bé biết xoay đầu tìm bầu vú mẹ hoặc bình sữa.

Cho bé một thứ gì đó để với tới hoặc cầm nắm – ngón tay hoặc đồ chơi. Để bé sờ vào đồ vật đủ mọi chất liệu và hình dạng. Giữ một món đồ chơi trong tầm với của bé để bé có thể dùng tay hoặc chân đập vào đồ chơi.  

Quan sát cách bé tự khám phá cơ thể mình. Bé có nhìn tay mình không, có ngậm bàn chân hay cố lật người không?

Hai mẹ con mỗi ngày mỗi gần nhau hơn.

  • Bé đang học cách tin tưởng rằng bạn sẽ hiểu và đáp lại các tín hiệu của bé.
  • Bé trông chờ bạn vỗ về bé. Điều này giúp bé biết cách tự dỗ dành mình
Hãy dỗ dành bé bất cứ khi nào bé la khóc. Bạn không thể làm hư một đứa bé. Xoa dịu, vỗ về làm bé cảm thấy an toàn, yên tâm, và được yêu thương.
Giúp bé giữ bình tĩnh bằng cách hướng dẫn bé cho ngón tay của bé vào miệng, hoặc cho bé ngậm núm vú, hoặc cho bé một chiếc mền hay đồ vật mềm mại đặc biệt với bé.

Khi bé khóc

Khóc là cách thức bình thường mà đứa bé sơ sinh nào cũng vận dụng để “diễn đạt” sự đói bụng, khó chịu, buồn bã, hoặc cần ai đó quan tâm, chú ý.

  • Thường thì ở khoảng 6 tuần tuổi bé khóc nhiều nhất, sau đó có khuynh hướng giảm đi. Khi tròn 3 tháng tuổi, bé thường khóc mỗi ngày khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Nếu bé của bạn khó dỗ nín mỗi khi khóc quấy thì điều này có thể khiến bạn kiệt sức, căng thẳng, và bực bội. Nhưng lưu ý rằng chỉ cần bạn có mặt ở đó – ôm ấp và vỗ về bé – là bạn đang “truyền đạt” cho bé biết là bé không hề cô độc và bạn sẽ luôn luôn kề cận bên bé trong mọi tình huống.
  • Khi tất cả các em bé đều khóc thì có một số bé khóc nhiều hơn những đứa bé khác. Đây là biểu hiện khóc do đau bụng và các triệu chứng là:

bắt đầu và chấm dứt không có lý do rõ ràng

kéo dài ít nhất 3 giờ một ngày

xảy ra ít nhất 3 ngày một tuần

liên tục từ 3 tuần đến 3 tháng

sự phát triển của bé
Bé cần được học cách tận tưởng sự thoải mái, dễ chịu và an tâm nhất trên đời

Cần làm gì khi bé khóc?

Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Một số nguyên nhân kiến bé khóc có thể là do mắc chứng bệnh nào đó – mẫn cảm với thức phẩm, ợ chua, đau bụng…

Ôm bé vào lòng nhiều hơn. Một số bé khóc ít đi mỗi khi chúng được ôm ấp hoặc bồng bế nhiều hơn. Hãy quấn bé vào một tấm chăn mỏng và mềm mại và lắc lư bé thật nhẹ nhàng.

Dùng âm thanh để xoa dịu cảm giác khó chịu. Hãy khẽ trò chuyện hay hát cho bé nghe. Thử bật quạt hoặc máy điều hòa trong phòng ngủ của bé. Vài đứa bé nín khóc nhờ nghe những tạp âm này.

Giảm kích thích – đèn, cảnh vật, âm thanh, và đồ đạc xung quanh bé. Đôi khi sự ít kích thích từ các tác nhân bên ngoài sẽ khiến trẻ khóc vì bị đau bụng ít khóc hơn.

Tìm kiếm sự hỗ trợ. Hãy nhờ người thân, bạn bè của bạn giúp đỡ để bạn có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức.

Bình tĩnh. Khi bạn giữ được bình tĩnh thì bé của bạn sẽ “bắt chước” bình tĩnh theo. Nếu bạn cảm thấy tuyệt vọng, bất lực thì hãy đặt bé nằm xuống một nơi an toàn – chẳng hạn như nôi hoặc giường – và tự cho mình giải lao một chút. Khóc lóc không hề làm đau con trẻ, và nếu bạn nghỉ ngơi hợp lý sẹ giúp xoa dịu một nhân vật không kém phần quan trọng: đó chính là bạn!

Đừng đầu hàng. Dỗ bé nín khóc là cả một quá trình mà các bậc làm cha mẹ tự mày mò. Nếu một chiến lược này không hiệu quả thì hãy thử thay thế bằng một chiêu thức khác. Hãy luôn kiên trì, bền bĩ và ghi nhớ một điều rằng bé khóc nhiều cũng có lợi.

Bạn có biết?
Mẹ càng căng thẳng thì bé càng quấy khóc nhiều hơn

Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn :

Thậm chí một đứa trẻ mới lọt lòng đã có thể cảm nhận tình cảm của người mà nó yêu thương. Khi bạn bình tĩnh và thoải mái, bé sẽ cảm thấy bình tĩnh. Khi bạn cảm thấy căng thẳng và muốn nổ tung thì bé cũng cảm thấy khó chịu theo. Vì vậy để chăm sóc bé thì trước hết hãy tự chăm sóc bạn thật tốt. Hãy nhờ người thân hoặc bè bạn giúp đỡ khi bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy dành thời gian làm những việc bạn cảm thấy thoải mái. Và nên hỏi ý kiến một bác sĩ tin cậy nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm.

MarryBABY

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi rưỡi: Nhận biết về thời gian

Giúp bé nhận biết về thời gian
Mỗi đứa trẻ có mức độ khả năng nắm bắt thời gian khác nhau. Lúc 3 tuổi, bé chưa biết trình tự phải làm cái gì trước, cái gì sau. Bé cũng không biết được thời gian lâu mau ra sao. Những ý niệm về quá khứ, tương lai còn rất mơ hồ với bé.

Có một cách để giúp bé có khái niệm về thời gian và trình tự là nói cho bé biết những việc sẽ làm trong ngày, ví dụ như, buổi sáng đi công viên, sau đó ăn kem, hay trước khi đi ngủ chúng ta sẽ cùng đọc sách hoặc ngày mai mình sẽ đi thăm ông bà.

Thường xuyên trao đổi với bé về thời gian sẽ giúp bé nhanh chóng nắm bắt khái niệm này hơn. Ở tuổi này, bé chưa có kỹ năng làm toán nên bạn chỉ nên đưa ra thời gian biểu đơn giản, dễ hiểu để bé có thể làm quen dần.

Khi con bạn đã biết định nghĩa các ngày trong tuần (thứ 2, thứ 3…), bất cứ khi nào có cơ hội, bạn nên trao đổi để bé dễ nhớ hơn.

Bé 3 tuổi rưỡi: Nhận biết về thời gian
Thường phải tới tuổi đi học, các bé mới hiểu rõ khái niệm giờ giấc


Cuộc sống của mẹ: Giải tỏa áp lực trong cuộc sống
Dù mẹ có kiên nhẫn, vui vẻ, tuyệt vời và nuông chiều con đến đâu, cũng có lúc bạn muốn hét lên.

Thực ra, có thể chẳng phải vì bé hư mà do mẹ quá căng thẳng với những đêm mất ngủ thường xuyên hay gánh nặng chi tiêu. Mẹ có thể thử một vài gợi ý sau đây để giải tỏa tâm trạng:

  • Đi dạo một mình trong vườn hay khuôn viên trước nhà để tĩnh tâm lại.
  • Nói chuyện với bạn bè hay các bà mẹ khác, có thể là cà phê gặp gỡ hay chỉ tán gẫu trên mạng.
  • Lướt qua các gian hàng mua sắm trên mạng và xếp đầy vào giỏ hàng những thứ bạn yêu thích (sau đó có thể không mua gì cả).
  • Để các CD dành cho trẻ sang một bên và nghe những bản nhạc mình yêu thích.
  • Thử hít thở sâu (như tập yoga).
Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh: Những vấn đề về da bé sơ sinh dễ mắc phải

Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, vì lúc này bé mới chào đời, sự thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ còn chưa ổn định. Trong khi đó, sức đề kháng của bé lúc này còn rất non nớt nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Các loại bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh phổ biến sau mẹ nên chú ý để phòng tránh hoặc phát hiện chữa trị cho con kịp thời nhé.Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

1. Hăm

Những nốt đỏ thường xuất hiện ở những nếp gấp da của bé, đặc biệt là ở cố, thường xảy ra với những bé mũm mĩm dưới 6 tháng tuổi.

♦ Biểu hiện

Các dát màu đỏ tươi, bóng, có vảy. Có thể bé không bị ảnh hưởng hoặc nó có thể gây ra một số cơn đau, tùy thuộc vào sự cọ xát ở khu vực da bị hăm.

♦ Nguyên nhân

Khu vực da được đóng tã ở bé thường là địa điểm ấm và ẩm ướt, dễ dàng cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, nước tiểu cũng là nguyên nhân gây ra những vết hăm này.

♦ Cách phòng tránh

Nên rửa sạch bên trong nếp gấp da của bé với nước và bôi thuốc mỡ hoặc kem có chứa oxit kẽm lên vùng da bị hăm, thay tã cho bé thường xuyên.

2. Rôm sảy

Rôm sảy là một loại viêm da thường gặp vào mùa hè khi khí trời oi bức. Nó xuất hiện ở những chỗ hay ra mồ hôi như đầu, mặt, ngực, xương sống lưng.

♦ Biểu hiện

Nốt mụn nước nhỏ màu đỏ.

♦ Nguyên nhân

Do làn da của bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt, bé tiếp xúc với thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ cao hơn thân nhiệt của bé; bận quần áo chật cũng có thể gây nổi rôm.

♦ Cách phòng tránh

Tránh để bé tiếp xúc với nhiệt độ cao, bận quần áo thoáng mát, rộng rãi cho bé.Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

3. Cứt trâu – Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Có thể xuất hiện trên da đầu và lông mày, sau tai, cổ, má, và ngực. Phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

♦ Biểu hiện

Do viêm da tiết bã nhờn, trên da đầu và lông mày bé sẽ xuất hiện những mảng dày, vàng hay khô cứng. Đằng sau tai có thể nhìn thấy vết nứt và có vảy; trên ngực và cổ có thể có nhọt mọc trên da, và trên má có thể có vết màu đỏ và sần sùi. Điều này hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh.

♦ Cách phòng tránh

Biện pháp khắc phục truyền thống là dùng một ít dầu ô liu hoặc dầu em bé chà xát trên da đầu của bé để nới lỏng các mảng da, sau đó nhẹ nhàng lấy ra. Nên rửa da đầu, sau tai, và bất kỳ điểm khác với lượng nhỏ dầu gội đầu trị gàu.

4. Bệnh chàm

Bệnh chàm (eczema) có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể của bé bắt đầu từ khoảng tháng thứ 3, 4. Bệnh này thường không xuất hiện trong khu vực bận tã. Có đến 20% các em bé sẽ phát triển phát ban rất ngứa.

♦ Biểu hiện

Trường hợp nhẹ, chàm xuất hiện ở những vùng khô ráo, loang lỗ trên da. Trường hợp xấu là làm da chuyển sang màu đỏ, rỉ mủ và đóng vảy.

♦ Nguyên nhân

Thời tiết nóng có thể gây ra đổ mồ hôi, kích thích da, thời tiết lạnh có thể làm khô. Xà phòng và quần áo, đặc biệt là len, cũng có thể là nguyên nhân gây ra chàm.

♦ Cách phòng tránh

Rửa sạch da với một chất tẩy rửa nhẹ nhàng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu và sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm lên da ẩm hai lần một ngày. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, hỏi ý bác sĩ về việc dùng thuốc mỡ steroid, giảm viêm.Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

5. Viêm da

Do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.

♦ Biểu hiện

Bị mẩn đỏ và ngứa ở vùng da bị vi khuẩn tấn công.

♦ Nguyên nhân

Do xà phòng hay xà bông giặt quần áo gây ra phát ban trên khắp cơ thể bé. Nếu bị ở ngực và tay thì có thể do áo giặt chưa sạch. Ở chân có thể do thảm lót sàn.

♦ Cách phòng tránh

Nếu vùng da tổn thương bị khô, nên bôi kem dưỡng ẩm. Chỉ cần loại bỏ các kích hoạt (không dùng thảm, giặt giũ sạch sẽ, dùng xà phòng và chất tẩy rửa nhẹ hơn). Nếu bị ngứa nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng loại thuốc bôi có chứa hydrocortisone hoặc thuốc kháng histamin.

[inline_article id=248980]

Sau khi bé chào đời ngoài lo cho vấn đề miếng ăn, giấc ngủ của con thì mẹ cũng cần chú ý đến các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh để phòng ngừa và giúp con điều trị nhé. Bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm, song có thể khiến bé ngứa ngáy, đau, rát khó chịu quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự tăng cân của trẻ đấy mẹ a.

MiQy