Đây là nơi cung cấp các kiến thức chăm sóc cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì, từ sức khỏe thế chất đến tinh thần, đảm bảo con lớn lên khỏe mạnh, toàn diện.
Tập cho bé 2 tuổi rưỡi đi xe đạp
Hầu hết các bé độ tuổi 2 đến 3 đều có thể tự đi được xe đạp 3 bánh nhờ vào sức mạnh của các cơ và khả năng phối hợp các bộ phận. Ba mẹ nên cho bé bắt đầu với xe bằng nhựa. Nó sẽ giúp bé cảm thấy an toàn hơn và loại xe này đủ nhẹ để bé có thể di chuyển tới lui. Sau đó, bạn có thể đổi cho bé chiếc xe cao hơn nếu muốn. Hầu hết các bé mầm non sẽ không có khả năng giữ thăng bằng và phối hợp cần thiết để điều khiển một chiếc xe hai bánh cho đến khi bé gần vào lớp 1.
Lời khuyên cho ba mẹ:Những người đi đường có thể không nhìn thấy con bạn cùng chiếc xe đạp nhỏ xíu của bé, vì thế luôn để mắt tới bé bất cứ khi nào ra khỏi nhà. Bên cạnh đó, khi chở bé ra ngoài, ba mẹ nên đội mũ bảo hiểm cho bé. Điều này giúp bảo vệ bộ não của bé tốt nhất và tạo cho bé thói quen sử dụng mũ bảo hiểm ngay từ sớm.
Cho bé 2 tuổi rưỡi ngủ đúng giờ
Bé gần 3 tuổi đã hòa được vào nhịp sống của gia đình và có nhận thức tốt hơn về thời gian, do đó bé sẽ nhanh chóng nhận ra rằng sau khi bé đi ngủ, mọi người vẫn còn nói chuyện vui vẻ. Bé sẽ tìm cách trì hoãn giờ ngủ bằng đủ mọi cách như: “Con muốn uống nước”, “Con muốn xoa lưng”, “Con quên chúc mẹ ngủ ngon”. Điều đó đôi khi khá khó chịu nhưng cũng rất dễ thương.
Nếu bạn nhận thấy thời gian ngủ của bé đang bị lãng phí quá nhiều, nên nhắc rằng giường ngủ đang chờ bé bằng cách nhấn mạnh rằng: “Con đã được nghe đọc truyện và được hôn chúc ngủ ngon rồi nhé, bây giờ đi ngủ ngay thôi”.
Trước khi bạn rời khỏi giường bé, nên hỏi xem bé có cần gì khác không. Bạn cũng cho bé biết rằng bạn sẽ chỉ vào phòng bé một hoặc hai lần nữa khi bé thực sự cần mà thôi, cho nên bé đừng cố gọi bạn nhiều lần làm gì. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng nên cố gắng trả lời bé thật bình tĩnh và nhẹ nhàng. Nếu bạn tỏ vẻ bực bội và để con trẻ thấy điều đó, bé sẽ thấy mình không có chút xíu giá trị nào mà còn là nguyên nhân khiến bạn bực bội. Đồng thời, bạn cũng nên tránh bị lôi vào cuộc tranh cãi kéo dài không cần thiết.
Trước khi thay tã, bạn nên chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết ở chỗ bạn thay tã cho bé như: tã sạch, kem chống hâm, khăn mềm, một chậu nước nhỏ.
Đặt bé xuống bàn hoặc giường. Nếu bé khóc nhè hay tỏ vẻ khó chịu, bạn có thể hát một bài hát hay đưa cho bé một món đồ chơi ưa thích để làm bé phân tâm.
Cởi quần và tã của bé ra. Lưu ý khi da bé tiếp xúc với không khí mát có thể khiến bé ‘tè’, nên cần trải dưới bé một tấm lót chống thấm. Dùng mặt trước của chiếc tã vừa cởi ra chùi sạch phân hay nước tiểu của bé, sau đó xếp tã lại và gói chặt trong giấy báo.
Làm vệ sinh và bôi kem chống hăm
Dùng khăn mềm nhúng nước ấm nhẹ nhàng rửa sạch ‘vùng kín’ của bé. Nên vệ sinh sạch sẽ những kẽ hở nhưng không nên tách môi âm hộ của bé gái để thụt rửa bên trong. Ở bé trai, nhẹ nhàng kéo da bao quy đầu và vệ sinh đầu dương vật để tránh trường hợp ứ đọng nước tiểu.
Để lau rửa phần mông của bé, dùng một tay nắm hai chân bé nhấc bổng lên và nhẹ nhàng rửa sạch hậu môn. Đối với bé gái, lau từ trước ra sau sẽ giúp tránh nhiễm trùng âm đạo. Dùng khăn khô lau lại mông và vùng kín của bé một lần nữa trước khi mặc tã.
Bôi một lớp kem mỏng lên vùng kín của bé để ngăn ngừa tình trạng hăm tã.
Mặc tã mới
Mở một cái tã sạch, đảm bảo phần băng dính hướng bên trên. Nhấc hai chân bé lên và lót tã phía dưới mông bé. Gấp phần tã ở giữa lên trên, tiếp đó gấp hai phần tã bên hông bé lại. Dùng băng dính dán lại, ôm vừa bụng bé, không quá chật cũng không quá lỏng.
Sau khi thay tã xong, đặt bé vào nôi hay xe đẩy, thắt dây an toàn và đem tã dơ bỏ vào thùng rác. Sau đó, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng.
Lưu ý: không bao giờ để bé nằm một mình trên giường hoặc bàn thay tã. Bé có thể lật hay bò chỉ trong nháy mắt, khiến những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Trên một diễn đàn, thành viên có nickname là chuotvang cho biết: “Bé nhà mình bị táo bón, uống đủ các loại sữa nhưng mỗi lần đi ngoài là cu cậu rặn đỏ mặt tía tai. Thế mà đổ sang sữa dê thì tình hình khác hẳn, mỗi lần đi là cu cậu cười toe toét”.
Còn thành viên có nickname mecuabin thì tỏ ra băn khoăn: “Mình nghe nói sữa dê mát, nhưng hình như dinh dưỡng lại không bằng sữa bò, mà sữa dê thì mắc hơn. Không biết có nên đổi sang sữa dê cho con dùng không nữa”.
Con bị táo bón là nỗi lo chung của hầu hết những bậc phụ huynh khi nuôi con nhỏ. Vì thế, nhiều người không ngại ngần đổi đủ các loại sữa để tìm ra loại sữa nào dễ tiêu hóa cho con, về điều này, có lẽ sữa dê đạt yêu cầu.
Theo một số nghiên cứu khoa học thì trong chất béo của sữa dê có axit capric, tạo thành màng ngăn, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Vì thế khi cho trẻ uống sữa dê, các triệu chứng về dạ dày như tiêu chảy, táo bón ở bé được giảm thiếu đáng kể.
Ngoài ra, sữa dê còn có những ưu điểm khác như:
Sữa dê ít chất béo nên dễ tiêu hóa hơn sữa bò.
Với những bé bị dị ứng với sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò hoặc dị ứng các chất protein và lactose thì dùng sữa dê để thay thế là giải pháp tuyệt vời hơn cả.
Sữa dê chứa hàm lượng vitamin A lớn và lượng vitamin lớn trong sữa dê được các chuyên gia đánh giá là có khả năng phòng ngừa các tế bào ung thư.
Sữa dê giàu protein vì thế khi uống một ly sữa dê sẽ bổ sung lượng protein phong phú cho trẻ.
Sữa dê có hàm lượng chất riboflavin, kali, calci nhiều hơn sữa bò, rất tốt cho xương của trẻ.
Sữa dê cũng được sản xuất và đóng hộp theo từng độ tuổi nên các bà mẹ có thể yên tâm là con không bị ngắt quãng khi dùng sữa dê.
Trong sữa dê có chất hoá học casein giúp giảm các vấn đề liên quan đến hô hấp ở trẻ.
Tuy nhiên, Thạc sĩ Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cũng khuyến cáo:
“Sữa dê chỉ nên dùng cho những bé bị dị ứng với sữa bò vì nếu so sánh về hàm lượng dinh dưỡng thì sữa dê cũng không tốt hơn so với sữa bò. Sở dĩ sữa dê mắc hơn là vì sữa dê ít hơn 10 ngàn lần so với sữa bò nên mắc hơn chứ không phải tốt hơn. Vì thế, các bà mẹ cũng nên cân nhắc khi cho con uống sữa dê”.
Bác sĩ Yến Phi cũng cho biết thêm: “Sữa dê nhiều protein (đạm) hơn sữa bò, trong khi đó, sữa bò lại có chất béo cao hơn sữa dê. Đối với trẻ thì lại cần lượng béo nhiều hơn lượng đạm. Vì thế, không phải lúc nào dùng sữa dê cũng tốt cho trẻ”.
Không nên cho bé tắm chung bồn với người lớn hoặc dùng các loại thau, chậu không phù hợp vì sẽ xảy ra nguy cơ mẹ bị trượt tay, bé trượt ngã đập đầu vào bồn tắm hay bị ngạt nước. Tốt nhất bạn nên tìm mua những loại bồn tắm phù hợp với độ tuổi, vóc dáng của bé. Có một số loại bồn tắm cao cấp chống trơn còn lót bọt biển, xốp phía trong giúp tăng khả năng ma sát và giúp làm sạch nhẹ nhàng cơ thể cho bé. Với thiết kế phù hợp, chậu tắm vừa vặn để bé nửa nằm, nửa ngồi an toàn, bạn sẽ rảnh cả hai tay khi tắm bé.
Nên chọn bồn tắm có nhiều màu sắc cùng những họa tiết dễ thương, vui mắt để giúp bé vui thích hơn khi tắm. Dù đã chọn được loại bồn tắm an toàn nhưng mẹ cũng nên lưu ý giữ bé cố định và cẩn thận tuyệt đối.
Mỹ phẩm tắm cho bé
Nhiều kinh nghiệm từ các bà mẹ cho thấy, tắm bé bằng nước ấm không cũng đủ để giúp bé sạch sẽ, thư giãn nhẹ nhàng. Tuy nhiên nếu sử dụng đến mỹ phẩm, hãy suy nghĩ kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia về trẻ em trước khi sử dụng vì da bé còn rất mỏng manh và dễ bị kích ứng.
Thường mỹ phẩm cho bé nên chọn loại ít có mùi hương, ít bọt xà phòng, kiểm tra độ kiềm và hạn sử dụng kỹ trước khi chọn mua sản phẩm. Nếu da bé có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, bé ngứa, khóc quấy…, mẹ phải ngưng sử dụng mỹ phẩm tắm gội cho bé ngay, chờ da bé phục hồi thì mới nên chọn và sử dụng loại khác để tắm bé.
Thao tác khi tắm
Không tắm bé sau khi ăn no, tốt nhất nên tắm 1-2 giờ trước khi ăn và vào một giờ cố định. Điều này có nghĩa là mẹ nên thực hiện chế độ chăm sóc bé theo một thời gian biểu nhất định. Dùng bông tắm bằng bọt biển, khăn xô nhẹ nhàng để lau chùi cơ thể bé. Lưu ý hết sức nhẹ nhàng và cẩn trọng khi làm vệ sinh vùng mắt, mũi, tai cho bé. Nên dùng tăm bông thấm nước ấm, giữ cố định đầu bé khi khoáy tai để tránh bé ngọ nguậy ảnh hưởng đến màng nhĩ bé.
Trường hợp không dùng bồn tắm chuyên biệt, khi tắm bé một tay mẹ nên đỡ đầu, một tay nhẹ nhàng vỗ về bé tạo sự an tâm trước khi tắm. Thấm ướt từ từ, nhẹ nhàng cho đến khi bé quen cảm giác được tắm. Chỉ nên tắm nhanh bé từ 5-10 phút ở những nơi kín, tránh gió lùa để đề phòng cảm lạnh cho bé.
Nguyên nhân là khi thời thiết trở lạnh sẽ môi trường vô cùng thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus gây bệnh hoạt động mạnh trong khi sức đề kháng của trẻ lại yếu. Trẻ rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Một trong các bệnh thường gặp nhất là bệnh về đường hô hấp nói chung và viêm họng nói riêng do họng là điểm giao nhau giữa đường ăn, đường thở nên rất thuận lợi để các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào.
1. Nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm họng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng trong đó phần lớn là do các loại virus (chiếm 80%) thường gặp như rhiro, adeno, virus hợp bào… do vi khuẩn như vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn Streptococcus (gây hậu quả rất nghiêm trọng vì có thể gây tử vong, để lại di chứng ở van tim, thấp tim)… và các yếu tố nguy cơ khói bụi, hoá chất.
2. Triệu chứng thường gặp
Dấu hiệu viêm họng ở trẻ có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng mọc răng thông thường. Khi trẻ có những trường hợp dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.
Cổ họng bị sưng, trẻ không thể há miệng và thở khó.
3. Tại sao không nên xem thường bệnh viêm họng?
Nguyên nhân là do họng là cửa ngõ của các cơ quan hô hấp trên, hô hấp dưới, hệ thống xoang, mũi và hệ tiêu hóa nên khi họng bị viêm rất dễ làm ảnh hưởng đến các cơ quan có liên quan do chúng có sự liên thông với nhau hoặc do cơ chế miễn dịch của cơ thể. Các biến chứng do viêm họng là áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng. Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi…
Thường thì hầu hết nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ là do virus gây ra, nếu do virus gây ra thì hầu hết trẻ sẽ tự khỏi trong 4 đến 5 ngày (nếu không có bội nhiễm vi khuẩn) và không cần dùng đến kháng sinh. Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở trẻ là do vi khuẩn, đặc biệt là loại có tên streptococcus gây ra thì trẻ phải được điều trị vì nếu không trẻ có thể gặp phải các biến chứng như thấp tim, viêm khớp, viêm thận…
Với trẻ nhỏ, khi viêm họng cấp mà bị sốt cao rất có thể bị co giật. Viêm họng cấp nếu không được điều trị thì có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày và rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Ví dụ như trẻ bị viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
3. Cách điều trị
♦ Khi nào cần đưa trẻ đi viện?
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) cảnh báo khi trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt trên 38,5ºC, đau khoang miệng, mức độ viêm họng đã bắt đầu đã nghiêm trọng.
Đối với bé trên 6 tháng tuổi bị sốt ở mức 39ºC, họng có dấu hiệu bất thường như sưng, tấy đỏ, không thể mở miệng vì đau, hơi thở khó nhọc, ăn (bú) kém, quấy khóc liên tục, cần nhanh chóng hạ sốt an toàn và đưa bé đi khám ngay lập tức.
“Tuyệt đối không để bé bị nặng đến mức nhiễm khuẩn cổ họng, không thể ăn uống, khó thở, sốt cao, chảy dãi liên tục mới cho con nhập viện. Cách tốt nhất là cho con đi khám ngay, không ép ăn, uống”, bác sĩ Đức khuyến cáo.
Ở trẻ em, nhất là trẻ từ 5-15 tuổi, viêm họng cấp có thể gây ra một số biến chứng như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp… Do đó, cha mẹ không nên chủ quan.
♦ Bác sĩ sẽ khám và tìm ra nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ và có cách điều trị thích hợp, thông thường thì:
Nếu trẻ bị viêm họng do virus: bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng kết hợp với điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau họng…
Nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn: thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị (lưu ý bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự mua thuốc hay sử dụng thuốc theo lời khuyên của những người không có chuyên môn).
Ngoài ra bác sĩ có thể cho trẻ dùng các loại thuốc súc họng, thuốc xịt họng, súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, uống nước ấm để giảm bớt các triệu chứng viêm sưng…
♦ Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà
Trẻ hay bị viêm họng phải làm sao? luôn là vấn đề nan giải đối với không ít bậc phụ huynh. Khi trẻ bị viêm họng, sốt cao liên tục bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh từ đó tìm cách xử lý phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.
Dùng khăn nhúng vào nước ấm để lau người cho trẻ liên tục đặc biệt chú ý vùng cổ, nách và bẹn.
Trẻ bị sốt cao rất dễ bị mất nước vì thế bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước đặc biệt muối loãng, nước hoa quả để bù nước.
Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, acetaminophen và ibupronfen. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ.
Giữ ấm cổ họng cho trẻ và không nên mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi đang bị sốt
Khi trẻ ốm sốt thường rất chán ăn vì thế bố mẹ nên nấu cho bé những món bổ dưỡng, dễ ăn, dễ nuốt như cháo, súp…và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
4. 7 phương thuốc cây nhà lá vườn trị đau họng cho bé
1. Chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C, canxi, phốt pho, sắt…, được biết đến như một loại quả chống viêm. Có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên ngăn chặn virut, chống viêm và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Chanh pha mật ong không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm cân mà con giúp bạn nhanh chóng giảm bớt những khó chịu đau họng mang lại.
2. Lê
Lê chứa nhiều protein, chất béo, đường và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Lê có tác dụng giải độc, lợi tiểu, giảm huyết áp, trị sổ mũi… Ăn lê thường xuyên có thể ngăn ngừa và giảm các triệu chứng đau họng. Lê được xem như một loại nước khoáng thiên nhiên giàu dinh dưỡng. Nếu bị sốt, ăn lê có thể giúp bổ sung năng lượng bị thiếu hụt.
[inline_article id=54272]
3. Mật ong
Từ xưa, mật ong là một phương thuốc kì diệu được nhiều người biết đến. Mật ong có tác dụng nuôi dưỡng, giải độc, chống viêm và rất nhiều tác dụng khác cho cơ thể. Đặc biệt, nếu bị viêm họng, một tách trà mật ong sẽ là phương thuốc tuyệt vời cho bạn. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong đâu đấy nhé!
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong và tỏi là một cách để tăng gấp đôi dung dịch kháng khuẩn cho cơ thể trẻ giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm họng và ho kéo dài.
Bạn giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy, nếm thử thấy vị hắc của mùi tỏi là được. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 và 1-2 thìa cà phê. Trước khi uống, nên cho trẻ uống nước lọc.
Gừng có công dụng rất tốt trong việc sát trùng vòm họng cũng như chữa ho. Bạn hãy kết hợp gừng và mật ong để chữa cho trẻ bị viêm họng. Cách sử dụng: Sử dụng một củ gừng già nhỏ, cắt lát mỏng khoảng hai miếng sau đó cho 1 thìa cà phê mật ong vào, trộn đều, để khoảng 20 phút cho thấm. Cho trẻ ngậm miếng gừng thấm mật ong. Gừng có đặc tính kháng viêm sẽ làm dịu cổ họng và chống viêm. Mật ong cũng có tác dụng giảm bớt cơn viêm họng.
Ngoài ra, vào mùa lạnh, bạn cũng có thể tập cho trẻ uống trà gừng giúp làm ấm cơ thể. Ngoài ra cũng nên thường xuyên cho trẻ uống mật ong ấm vào buổi sáng cũng rất hiệu quả.
4. Cà chua
Lycopene trong cà chua có thể ức chế vi khuẩn, có tác dụng giảm viêm và giảm đau họng. Ngày xưa, người ta xem cà chua như một vị thuốc, giúp giải độc, giải nhiệt, ngăn chặn cơn khát và lợi tiểu. Ngoài ra, axit malic và axit nitric trong cà chua cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn ngon miệng hơn nhiều.
5. Cà rốt
Cà rốt được gọi vui là “tiểu nhân sâm” vì những dưỡng chất dinh dưỡng có trong chúng. Mọi người thường nhớ tới cà rốt như một thực phẩm tốt cho mắt vì chứa nhiều vitamin A. Thật ra, cà rốt cũng có tác dụng điều trị và ngăn ngừa đau họng. Tuy nhiên, để phát huy khả năng trị bệnh của cà rốt, bạn nên luộc hoặc hấp trước khi ăn. Cà rốt sống có thể làm bệnh viêm họng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
[inline_article id=920]
6. Táo
Táo có thể giảm bớt cơn khát, nâng cao khả năng hoặt động của phổi, điều trị tieeu chảy và say nắng… Đặc biệt, táo có thể giúp giảm bớt tình trạng sưng và viêm ở cổ họng.
7. Cam
Trong vỏ cam có một lượng lớn vitamin C và tinh dầu thơm. Vỏ cam có tác dụng loại bỏ chứng nghẹt mũi, cải thiện tình trạng viêm, giảm huyết áp…, là một bài thuốc tốt trong Đông y. Trà từ vỏ cam có tác dụng tăng cuờng sức đề kháng và ngăn ngừa triệu chứng khó chịu khi bị cảm. Thêm vài lát trà vào trà sẽ có hiệu quả hơn hẳn nhé! Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng vỏ cam để xông hơi cho bé.
8. Lá húng chanh
Đây cũng là loại gia vị dùng để trị ho rất tốt. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là Cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng.
Cách sử dụng: 20g lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ, 20g đường phèn. Cho vào chén nhỏ, chưng cách thuỷ, chắt lấy nước và cho trẻ uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống lần, liên tục trong 3 – 5 ngày.
9. Lá xương sông
Đây là loại lá có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc này với các bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…
Cách sử dụng: 10 lá xương sông bánh tẻ, 30ml giấm nuôi. Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ sau đó nhúng giấm để các tinh dầu kết hợp với axit acetic. Sử dụng lá xương sông đập giập nhúng giấm để ngậm. Làm như vậy từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt.
10. Tía tô
Lá tía tô được biết đến với công dụng trị cảm lạnh, nôn mửa, cảm sốt, sốt rét, nhức đầu, lợi tiểu, ra mồ hôi, bụng trướng, táo bón, dị ứng, trúng độc, đau khớp xương… Đồng thời, lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, trị ho viêm họng rất tốt cho trẻ.
Cách sử dụng: Lá tía tô giã nhỏ thành bột mịn, tiếp đó cho bột lá tía tô vào trong nước ấm, khuấy đều và cho trẻ uống. Hoặc cho trẻ ăn cháo tía tô.
11. Rau diếp cá
Hay còn gọi là giấp cá, ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc… còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị viêm họng rất hiệu quả cho bé. Diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng.
Cách sử dụng: Rau diếp cá rửa sạch, để ráo ép thành nước cho trẻ uống. Trong thời gian uống nước ép này, trẻ đi ngoài hơi nát. Đó là điều là bình thường.
Trên đây là một số vị thuốc dân gian, là cách trị viêm họng tại nhà hiệu quả được lưu truyền nhiều thế hệ mà bạn có thể áp dụng.
12. Cách trị viêm họng cho trẻ em bằng gừng
♦ Cách trị viêm họng bằng củ gừng sống
Bạn có thể sử dụng củ gừng tươi để điều trị viêm họng cho trẻ em.
Cách dùng:
+ Bạn rửa sạch gừng và loại bỏ lớp vỏ bên ngoài.
+ Sau đó, bạn cắt một miếng gừng tươi nguyên chất và cho bé nhai nuốt. Nếu vị cay của gừng làm bé khó ăn, bạn có thể giã nhỏ gừng rồi vắt lấy nước. Sau đó, bạn dùng nước này khuấy thêm đường và nước ấm cho bé uống.
*Lưu ý: Bạn nên cho bé ăn hoặc uống nước gừng 3 lần hàng ngày để giúp giảm đau họng nhé.
♦ Cách trị viêm họng bằng kẹo gừng
Kẹo gừng tuy có các hoạt chất chống viêm không mạnh như gừng tươi nhưng sản phẩm này cũng có thể giúp làm dịu đau họng cho trẻ.
Cách dùng:
+ Bạn mua kẹo gừng, tốt nhất là loại có thành phần từ mật ong.
+ Bạn cho bé ngậm ngày 3 – 4 lần.
*Lưu ý: Bạn không nên cho trẻ em dưới 3 tuổi ngậm kẹo gừng nguyên chiếc vì dễ làm bé bị hóc. Thay vào đó, bạn có thể đập vụn chiếc kẹo ra rồi cho bé ngậm từng miếng nhỏ.
♦ Cách trị viêm họng bằng trà gừng
Việc nhấm nháp trà gừng nóng là một phương pháp chữa đau họng phổ biến và hiệu quả. Chất lỏng ấm này có thể làm dịu cổ họng bị viêm của bé.
Cách dùng
+ Bạn pha trà với nước nóng ra một chiếc ly rồi đợi trong 5 phút.
+ Bạn lọc bỏ bã trà, sau đó để trà nguội dần cho đến khi nào nước chỉ còn âm ấm thì cho bé uống.
+ Mỗi ngày bạn cho bé uống 3 lần để giảm đau họng.
*Lưu ý: Vị cay của trà gừng có thể khiến trẻ khó uống. Vì thế, bạn nên pha thêm một chút mật ong hoặc đường để kích thích vị giác của bé.
♦ Cách trị viêm họng bằng bột gừng hoặc gia vị
Bạn có thể sử dụng gừng dạng bột thường dùng làm gia vị để chữa đau họng cho bé.
Cách dùng
+ Bạn trộn khoảng 2 thìa cà phê bột gừng với 9,8ml nước ấm để cho bé uống.
+ Hoặc bạn có thể cho bột gừng vào các món ăn của bé trong ngày.
*Lưu ý: Bạn nên cho bé ăn bột gừng đều đặn 3 lần mỗi ngày để giúp làm giảm bớt chứng viêm họng.
5. Cách phòng ngừa trẻ bị viêm họng
Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh viêm họng tấn công, bố mẹ đừng quên các giải pháp phòng tránh bệnh viêm họng, sốt cao ở trẻ dưới đây:
Giữ ấm cơ thể cho trẻ: Đối với trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu nên bố mẹ nhớ chăm sóc trẻ cẩn thận, đúng mực. Hãy nhớ mặc ấm cho bé, đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài.
Chú ý không nên tắm cho bé vào buổi tối, cho trẻ chơi đùa ở những nơi kín gió.
Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất là điều kiện cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh.
Nên bổ sung cho trẻ nhiều chất đạm, vitamin, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó việc khuyến khích trẻ uống nhiều nước cũng rất cần thiết.
Giữ vệ sinh, ăn uống an toàn: Cần thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh ăn các thức ăn lâu ngày, tránh uống nước quá lạnh.
Chăm sóc răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm loãng
Thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên đúng cách, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh luôn luôn sạch sẽ, đảm bảo cho không gian sống luôn luôn thoáng mát, không bụi bẩn và ẩm mốc.
Tránh tiếp xúc trực tiếp quá nhiều, tránh giặt chung đồ với người bệnh.
Bổ sung cốm vi sinh cho trẻ: Bên cạnh đó, mẹ đừng bỏ qua các giải pháp giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, đặc biệt là mỗi khi thời tiết giao mùa .
Cách chữa viêm họng hạt triệt để cho trẻ
Viêm họng hạt là gì? Là tình trạng viêm nhiễm, kéo dài liên tục của vùng hầu họng và amidan khiến các thể lympho phì đại, kích ứng, phát triển thành dạng hạt, có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư vòm họng
Không giống như viêm họng, viêm họng hạt ở trẻ thường không có những biểu hiện rõ rệt. Nếu để ý bạn sẽ thấy trẻ ăn uống không thoải mái, khó nuốt thức ăn, ho về đêm.
Rõ ràng nhất là trẻ luôn ngứa họng, cố gắng khạc, nhổ để giảm bớt cảm giác đau, nhất là đêm và sáng sớm thức dậy. Đây là điều khiến trẻ có cảm giác sợ và khó chịu nhất.
1. Nguyên nhân
Trẻ dễ dị ứng thời tiết và thường bị bệnh vào thời điểm giao mùa, viêm họng hạt thường do viễm mũi, viêm xoang trải qua giai đoạn mãn tính mà thành. Dịch chảy từ các xoang xuống thành sau của họng khiến niêm mạc thành sau họng bị mất lớp nhày bao phủ do đó không thực hiện được chức năng làm sạch và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm họng xuất hiện hạt ở thành sau họng.
Viêm họng hạt cũng thường do virus, vi khuẩn, nấm, dị ứng. Viêm amidan mãn tính hay môi trường ô nhiễm, trẻ hít phải khói thuốc lá nơi công cộng, vệ sinh răng miệng kém…cũng dễ dẫn tới viêm họng hạt ở trẻ,
2. Cách điều trị viêm họng hạt triệt để
Viêm họng hạt ở trẻ không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng nếu không được điều trị đúng cách. Sau khi thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ bạn có thể lựa chọn điều trị bằng Tây y hoặc Đông Y cho trẻ.
Theo Tây y
Là phương pháp sử dụng các loại thuốc đặc trị thường được các bác sĩ chỉ định bởi ưu điểm là các triệu chứng qua đi rất nhanh, kết quả rõ rệt. Nhưng nếu lạm dụng người bệnh có thể mắc những nguy cơ như: loạn khuẩn, đi ngoài, táo bón, dạ dày,…
Nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định đốt hạt. Sau phẫu thuật, cần tuân thủ việc uống thuốc do bác sĩ chỉ định, bởi vì phẫu thuật mới chỉ loại bỏ được phần triệu chứng của bệnh, virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác vẫn ẩn nấp trong họng, có thể tái phát lại rất nhanh.
Mẹo dân gian
Dùng lá trâm ổi hay bột quế là mẹo được truyền miệng để trị viêm họng hạt.
Lá trâm ổi có vị đắng, khả năng tiêu độc, tiêu sưng, hạ sốt. Để trị viêm họng hạt bạn cần: 3 lá trâm ổi rửa sạch. Cho trẻ nhai cùng 1 lát gừng nhỏ và 1 hạt muối biển. Ngậm khoảng 2-3 phút nồi nuốt hỗn hộ từ từ. Sử dụng mỗi ngày, sau 10 ngày các triệu chứng sẽ giảm đi rõ rệt.
Với bột quế: 300ml nước đun sôi rồi cho thêm 5g bột quế, 2 thìa cà phê mật ong cùng một chút hat tiêu vào và khuấy đều. Cho trẻ uống thay nước sẽ giúp giảm các triệu chứng đau rát cũng như ngứa họng.
Cách chữa viêm họng hạt cũng rất hiệu quả khác là súc miệng thường xuyên với nước muối pha loãng vào mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
Viêm họng do liên cầu khuẩn ở trẻ, bệnh không thể coi thường
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn
Bệnh thường gặp ở trẻ trên 3 tuổi, học sinh cấp 1, cấp 2 đều có thể tạo thành dịch. Dấu hiệu nhận biết phổ biến:
Trẻ có sốt (thường ít sốt cao)
Trẻ kêu đau họng (nếu đủ lớn) trẻ nhỏ thường quấy, ăn kém, chảy nước dãi …
Trẻ có thể bị đau bụng
Trẻ nổi ban đỏ, ngứa trên da khắp nơi. Ban nổi giống rôm sảy, li ti đỏ và rất ngứa. Ban thường xuất hiện sau sốt 1-2 ngày và tự hết trong vòng 2-5 ngày. Ban là triệu chứng khá đặc hiệu của bệnh.
Trẻ nổi hạch cổ (dưới hàm) và đau
Trẻ bị sưng họng: Amidan sưng đỏ, có thể có mủ, lưỡi gà đỏ rực, xuất hiện những chấm đỏ li ti ở vùng vòm – lưỡi gà (thường là những chấm xuất huyết hoặc nốt lần sần nhỏ)
2. Có cần thiết phải làm các xét nghiệm?
Nếu các triệu chứng rõ ràng, có 4-5 triệu chứng điển hình như trên thì điều trị ngay
Nếu triệu chứng không rõ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Chỉ có 2-3 triệu chứng thì có thể phết họng làm kiểm tra nhanh liên cầu (âm tính giả 20%). Nếu kiểm tra nhanh âm tính mà vẫn nghi ngờ, nên phết họng và gửi mẫu đi nuôi cấy. Không cần xét nghiệm máu.
3. Điều trị như thế nào?
Kháng sinh là bắt buộc: Amoxicillin 50mg/kg tối đa 1 gam/ngày chia 2 lần trong 10 ngày
Thuốc chống ngứa: Desloratadine
Mục đích của điều trị kháng sinh:
Ngừa chứng thấp tim, viêm cầu thận
Hạn chế lây lan
Rút ngắn thời gian của các triệu chứng
4. Phòng ngừa ra sao?
Chưa có vaccine
Rửa tay
Cách ly trẻ bệnh
Khi phát hiện ra trẻ có dấu hiệu sốt cao, đau họng, mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các phòng khám nhi uy tín để xác định chính xác tên bệnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhìn chung, trong thời tiết lạnh, trẻ bị viêm họng là tình trạng rất dễ gặp. Tuy nhiên, bác sĩ Đức cho rằng bố mẹ không cần quá lo lắng. Với một số trường hợp, con chỉ bị đau họng nhẹ, sức đề kháng tốt, có thể không cần dùng thuốc, hệ miễn dịch sẽ tự chống lại virus trong vài ngày đến một tuần.
Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh
Bạn có biết rằng tóc bé đã được phát triển ngay trong thời gian bạn mang thai ở vào khoảng tuần thai thứ 24 nhưng loại tóc này được mọc và phát triển hoàn toàn là dựa vào hormone có trong cơ thể mẹ trong thời gian mang thai. Do đó sau khi được sinh ra thì do loại hormone này không còn được duy trì nên trẻ sẽ bắt đầu hiện tượng rụng tóc. Thông thường thời gian rụng tóc của trẻ sẽ kéo dài từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi thì chấm dứt.
Nhiều bà mẹ do nghĩ tóc trẻ sơ sinh sẽ tiếp tục phát triển trở thành tóc trưởng thành nên khi thấy bé bị rụng tóc thì rất lo lắng nhưng thực ra điều này là hoàn toàn bình thường. Tóc trưởng thành của bé sẽ được mọc ra xen kẽ trong khi tóc sơ sinh sẽ lần lượt bị rụng đi và được thay thế. Lưu ý rằng nếu sau 6 tháng mà tóc bé vẫn tiếp tục rụng nhiều thì bạn cần đưa bé khám bác sĩ do đây có thể hiệu cảnh báo của sự thiếu hụt dưỡng chất hoặc sức khoẻ của bé có vấn đề.
Một thực tế khác là trong khi nhiều bé mới sinh ra đã có mái móc đen, dày thì lại có những bé chỉ có lưa thưa một chút tóc, mỏng manh. Điều này có bất thường? Câu trả lời là hiện tượng này hoàn toàn bình thường vì màu tóc và số lượng tóc của bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ trong suốt thai kỳ cũng như phụ thuộc yếu tố di truyền của gia đình nên bạn không nên lo lắng khi thấy trẻ ít hay nhiều tóc. Việc cắt tóc máu (tóc sơ sinh) với suy nghĩ sẽ làm tóc mọc nhanh và đen hơn thì chưa có chứng cứ khoa học chứng minh điều này, tuy nhiên cắt tóc bé khi da đầu còn mỏng nếu không cẩn thận có thể gây xước và nguy hiểm cho bé.
Chăm sóc tóc cho bé đúng cách
Do tóc bé còn ít và không ra ngoài nên bụi bẩn cũng ít dính lên tóc nên đối với trẻ sơ sinh bạn chỉ nên gội đầu hai lần/tuần là phù hợp. Trong trường hợp da đầu bé có cứt trâu thì nên gội 3 lần/tuần, bạn nên giúp bé massage da đầu bằng dầu oliu hoặc dùng dầu gội chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh để giúp làm bong các mảng cứt trâu này trước khi gội. Không dùng móng tay để gỡ các mảng cứt trâu ra khỏi da dầu bé hoặc gãi lên da đầu để làm bong các mảng bám này.
Gội đầu bằng nước ấm (khoảng 37 độ), dùng khăn mềm thấm nước dần dần lên đầu trẻ sau đó dùng dầu gội và làm sạch bằng nước. Sau khi gội xong dùng một chiếc khăn mềm, sạch để lau đầu từ trán xuống gáy cho bé giúp tóc khô và làm máu được lưu thông tốt.
Lưu ý dùng đúng các mỹ phẩm chuyên dụng khi chăm sóc bé cho bé.
Do da đầu và tóc của trẻ còn yếu nên không dùng dầu gội đầu dành cho người lớn để gội cho bé vì những hoá chất có trong loại dầu này có thể gây ảnh hưởng đến nang tóc, ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc… Bạn nên dùng loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh để hạn chế những tác động xấu này.
Nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm vì lượng vitamin D trong nắng sớm giúp trẻ mọc tóc tốt hơn. Chú ý đến thời gian tắm sáng phù hợp là khoảng 7 – 8h sáng khi ánh nắng chưa gay gắt, thời gian tắm nắng chỉ khoảng 10 – 20 phút.
Trong thời gian bé bú sữa thì mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bé có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Ngoài ra khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của tóc vào thực đơn ăn dặm thêm của bé.
Những mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 2-3 tuổi Những phát triển về tâm lý:
Ở giai đoạn này, óc sáng tạo và trí tưởng tượng bé yêu ngày càng phong phú hơn. Bé ham thích những trò chơi nhập vai hay giả tưởng. Song song với nỗi sợ các con “quái vật” không có thật, bé sợ cả bóng tối, thậm chí cả cái máy hút bụi nhà mình. Ngoài ra, bé vẫn chưa phân biệt được giữa thế giới tưởng tượng và thực tế khác nhau thế nào.
Kỹ năng ngôn ngữ:
Trẻ 2-3 tuổi đã diễn đạt rõ ràng hơn nên mọi người có thể hiểu bé đang nói gì. Vốn từ của bé trong giai đoạn này sẽ được “cập nhật” liên tục vì khi bước vào tuổi lên 3, bé đã thành thạo hơn cả trăm từ rồi.
Kỹ năng vận động:
Về mặt thể chất, bé yêu nay biết đi lên xuống cầu thang, biết nhảy, đạp xe đạp ba bánh và trở nên khéo léo hơn. Bé học được cách mở cửa, mở hộp cũng như biết di chuyển, sắp xếp qua lại các bộ phận đồ chơi. Đặc biệt, bé có thể vẽ được hình tròn và giải những câu đố đơn giản.
Kỹ năng xã hội:
Khoảng 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu biểu hiện tình bạn, sự đồng cảm của mình dành cho bạn cùng chơi hay thậm chí là búp bê và tính san sẻ với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bé sẽ gặp đôi chút rắc rối vì chưa hiểu rõ cảm xúc của chính mình.
Mẹ nên làm gì để khuyến khích trẻ phát triển? Để bé khám phá thế giới: Mẹ có thể đưa bé ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt để bé tự do chạy nhảy, đạp xe và khám phá thế giới xung quanh.
Giúp bé hòa đồng với các bạn: Tạo cơ hội cho con chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa. Nên để bé tự giải quyết mâu thuẫn với bạn, nhưng mẹ cũng cần sẵn sàng làm “chuyên gia hòa giải” và gợi ý bé học cách chia sẻ. Mẹ nên là “bác sĩ” chuyên giải quyết rắc rối và giúp con kiểm soát cảm xúc.
Học và chơi cùng con: Mẹ và con cùng chơi những trò “chơi mà học” như đếm bậc thang, tìm mảnh ghép đồ chơi, gọi tên bộ phận trên cơ thể hay rủ nhau đóng kịch. Thể hiện các vai diễn giúp bé phân loại được cảm xúc, mẹ để bé thử làm “đạo diễn” vở kịch nhé!
Khen ngợi, kỷ luật, an toàn: Mẹ cần lập ra những giới hạn cho con thật đơn giản và dễ hiểu. Đừng quên khen ngợi khi con hành xử đúng mực. Mẹ luôn chú trọng phát triển kỹ năng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bé ngay tại chính ngôi nhà của mình.
Sẵn sàng cho những kỹ năng mới: Vào sinh nhật 3 tuổi, nhiều bé đã sẵn sàng chuyển sang một chiếc giường khác rộng rãi hơn. Mẹ nên tập cho bé tự đi vệ sinh trong thời gian này.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào? Khi theo dõi quá trình phát triển của bé, mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu bé gặp phải các trường hợp sau:
Rắc rối với nỗi sợ hãi chia ly
Không tiếp xúc với người lạ
Không chơi với các bé khác
Tránh tiếp xúc bằng mắt
Không thể nhảy hoặc ném bóng
Không thể leo cầu thang với chân này nối tiếp chân kia
Viết nguệch ngoạc
Không nói nhiều hơn 3 từ trong 1 câu
Không nói được một câu hoàn chỉnh
Không diễn đạt rõ khiến người khác không hiểu bé nói g
Không thể tự mặc quần áo hoặc tự đi ngủ
Quên những kỹ năng đã có trước đó
Những cột mốc này chỉ tương đối và có tính tham khào vì mỗi trẻ có hành trình phát triển khác nhau tùy theo cơ địa và thể trạng. Mẹ là người hiểu con mình hơn ai hết. Vì thế nên theo sát bé trong suốt quá trình để cùng con vượt qua thử thách của lứa tuổi này.
Lúc bé mới chào đời, chỉ với việc cho bé ăn, ru bé ngủ và thay tã cũng khiến bạn quay cuồng cả ngày. Tuy nhiên, chỉ trong vài tuần, bé sẽ bắt đầu để ý nhiều hơn đến giọng nói, gương mặt và sự âu yếm của bạn.
Trẻ sơ sinh không thể tập trung vào các vật ở xa hơn khoảng cách 20-30cm nên khuôn mặt bạn thường nằm trong “cự ly lấy nét” của mắt bé. Các hoa văn màu trắng đen cũng thu hút sự chú ý của bé. Thính giác đã phát triển hoàn thiện nên bé có thể quay về hướng những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ, của ba.
Khi nằm sấp, bé có thể tự nâng đầu lên một chút và ngoảnh sang một bên nhưng khi bé ở tư thế đứng, bạn vẫn phải đỡ đầu và gáy bé. Mặc dù cử động vô thức, nhưng bé có thể đưa tay lên gần miệng và bú đầu ngón tay.
2. Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Gần gũi với bé: Nhìn vào mắt bé khi bạn nói chuyện, hát và đọc cho bé nghe. Khi bé tỉnh táo và vui vẻ, bạn chơi các trò đơn giản như ú òa hoặc bắt chước âm thanh của bé.
Hiểu ngôn ngữ cơ thể của bé: Chú ý các dấu hiệu cho thấy bé không muốn chơi tiếp và học cách nhận biết những dấu hiệu khi bé buồn ngủ hoặc đói. Luôn để mắt tới bé và xuất hiện ngay khi trẻ quấy khóc.
Hướng cho bé vận động: Khi bé thức, đặt bé nằm sấp để tăng cường sự vận động của các cơ. Khuyến khích bé nhìn và với lấy đồ chơi.
Cùng bé chào thế giới: Cho bé ra bên ngoài. Ẵm bé đi dạo, ra công viên hoặc chỗ vui chơi của trẻ con. Bé thích môi trường bên ngoài, thích được bạn ẵm và thích ở gần các trẻ khác.
3. Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nhớ lưu ý theo dõi nếu con bạn đã một tháng tuổi mà:
Bú chậm hoặc gặp vấn đề khi bú
Mắt không tập trung hoặc không nhìn các vật chuyển động gần bé
Không phản ứng với ánh sáng mạnh
Thân thể quá cứng nhắc hoặc èo uột
Không phản ứng với âm thanh lớn
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.
Những mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 3 tháng tuổi
1. Sự phát triển của trẻ
Bé biết cười: Bé chủ động hơn trong các trò chơi, bắt chước biểu cảm gương mặt cũng như âm thanh của bạn.
Bé biết lẫy – ngóc đầu: Bạn không còn phải đỡ đầu của bé. Khi nằm sấp, bé có thể tự nâng phần đầu và ngực của mình lên. Thậm chí, bé còn có thể tự lật ngửa.
Bé biết nhận diện khuôn mặt: Khả năng phối hợp giữa tay và mắt cũng được cải thiện. Bạn sẽ thấy theo mốc phát triển của trẻ khi 3 tháng tuổi, con biết theo dõi các vật thể và đặc biệt chú ý đến các khuôn mặt. Bé đã có thể nhận ra bạn khi bạn đang đứng khá xa!
Những kỹ năng đáng yêu khác: Bé có thể nắm tay hoặc xòe các ngón tay, lắc đồ chơi, đập vào vật đu đưa trước mặt, đưa tay lên miệng, đạp chân nếu bạn giữ bé ở tư thế đứng.
2. Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển
Nhanh chóng phản ứng lại các tín hiệu của bé ví dụ như trẻ khóc đêm. Việc nàygiúp bé cảm thấy mình an toàn và được yêu thương.
Khuyến khích bé vận động: Tiếp tục cho bé nằm sấp để bé có thể luyện tập những kỹ năng mới và phát triển các cơ bắp, cho bé đồ chơi hoặc các vật an toàn để bé có thể với lấy, cầm và khám phá.
Chú ý đến bé thật nhiều: Thường xuyên nói chuyện và âu yếm bé, mô tả việc bạn đang làm, đọc tên những vật quen thuộc. Bạn có thể cùng đọc sách, chơi các trò chơi với bé và khuyến khích bé tự lăn sang tư thế nằm ngửa, cầm đồ chơi và “nói chuyện” với bạn.
3. Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng mẹ cần theo dõi sự phát triển của con và lưu ý nếu bé đã ba tháng tuổi và:
Không thể tự ngẩng đầu
Không thể cầm đồ vật
Không thể tập trung vào các vật chuyển động
Không cười
Không phản ứng với tiếng động lớn
Phớt lờ những gương mặt lạ
Có vẻ khó chịu khi gặp người lạ hoặc đến nơi xa lạ
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.
Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 4-7 tháng tuổi
1. Sự phát triển của trẻ
Bé tích cực tương tác với thế giới xung quanh: Bé cười và “nói chuyện” bi bô với bạn. Đến mốc phát triển của trẻ khoảng 7 tháng, bé đã biết lật và tự trở về tư thế nằm ngửa, ngồi mà không cần bạn giúp, chân đủ mạnh để “nhún nhảy” khi bạn giữ bé. Bé sẽ kéo đồ vật về phía mình, có thể cầm đồ chơi và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.
Bé nhạy cảm hơn đối với khẩu khí của bạn và có thể sẽ dừng tay khi bạn nói “không được”. Bé cũng biết tên mình và quay lại nhìn khi bạn gọi.
Bé thích chơi trò ú òa và thích tìm các vật bị che khuất. Bé nhìn thế giới với tất cả màu sắc vốn có của nó và có thể nhìn xa hơn. Nếu bạn di chuyển một món đồ chơi trước mặt bé, bé sẽ theo dõi nó chăm chú bằng mắt. Tự ngắm mình trong gương cũng khiến bé vui vẻ.
2. Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Sự tương tác của bạn và bé rất quan trọng. Vì vậy, nên kết hợp các trò chơi vào tất cả các hoạt động với bé. Dành cho bé thật nhiều nụ cười và sự âu yếm, trả lời khi bé nói bi bô để kích khích kỹ năng giao tiếp của bé. Đọc sách cho bé nghe mỗi ngày, đọc tên các vật có trong sách và những vật xung quanh bạn.
Cho bé nhiều cơ hội để củng cố các kỹ năng mới của cơ thể bằng cách giúp bé ngồi và chơi với bé khi bé nằm sấp lẫn nằm ngửa. Trước khi bé biết bò, bạn cần đảm bảo nhà của mình an toàn để bé có thể tự do khám phá.
Cho bé nhiều loại đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và các vật dụng trong gia đình như muỗng, hộp giấy để trẻ khám phá. Tạo cho bé thói quen ăn, ngủ và chơi đúng giờ.
Khi 6 tháng tuổi, bé đã có thể ăn thức ăn dạng rắn.
3. Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng cần theo dõi quá trình phát triển của con và lưu ý nếu bé đã sáu tháng tuổi mà:
Thân thể quá cứng nhắc hoặc èo uột
Không thể tự giữ vững đầu
Không thể tự ngồi
Không phản ứng với tiếng động, tiếng cười
Không tỏ vẻ yêu thương đối với những người gần gũi nhất với bé
Không với lấy đồ
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và những can thiệp cần thiết.
Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 8-12 tháng tuổi
1. Sự phát triển của trẻ
Bé tập đi: Hai bàn tay bé hoạt động liên tục, bé có thể cầm nắm nhiều thứ khá tốt và tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ. Bé đã biết tự ngồi nên có thể vịn tay vào đồ vật để giúp bé đứng dậy. Đặc biệt hơn, nhiều bé đã chập chững vài bước trước khi đón ngày sinh nhật đầu tiên đấy!
Bé tập nói: Bé có thể nhận biết những từ thường nghe, biết nói các từ đơn giản như “baba” hay “mama” và có xu hướng “bắt chước” những hành động, cử chỉ của bạn như dùng lược chải đầu, cầm ly uống nước hay thậm chí là nói chuyện qua điện thoại. Đồng thời, bé sẽ càng cảnh giác với người lạ hơn, bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi chia ly khi bạn có việc rời xa bé.
2. Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Bạn nên trò chuyện với con thường xuyên hơn vì đây là thời điểm quan trọng cho bé phát triển ngôn ngữ, giúp con phát triển cảm xúc rất nhanh. Mẹ cũng nên duy trì việc đọc truyện và chơi cùng con như trước đó.
Bé đã hiếu động hơn nên mẹ cần chú ý độ an toàn của không gian chơi đùa hơn nữa. Để giúp bé tự do phát triển các giác quan và khám phá mọi thứ, các mẹ mua giấy, bút chì màu, các khối hình, hộp rỗng… cho con vừa vẽ, vừa chơi.
Đừng tiếc lời khen thưởng nếu con làm tốt. Tuy nhiên, khi con nghịch ngợm, mẹ cần biết nói “không” và hướng dẫn lại cách làm cho con. Mặc dù bé vẫn còn non nớt và chưa hiểu khuôn phép là gì, nhưng mẹ có thể bắt đầu chỉ bảo con những chuyện không nên làm để bé có cách hành xử đúng.
Xây dựng lòng tin với bé bằng cách cho bé thời gian làm quen với cô bảo mẫu hay người giúp việc và luôn tạm biệt bé mỗi khi bạn có việc phải đi ra ngoài.
3. Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng mẹ cần theo dõi sự phát triển của con và lưu ý nếu bé đã tám tháng tuổi và:
Không biết bò hoặc trườn
Chỉ bò/trườn theo một hướng duy nhất trong vòng 1 tháng hoặc hơn
Không thể đứng nếu thiếu người hỗ trợ
Không tìm kiếm những đồ vật bạn giấu dù nó ngay trước mặt bé
Không nói bất kỳ từ nào
Không dùng các cử chỉ như lắc đầu báo hiệu “con không đồng ý” và chỉ trỏ
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.
Những mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 1-2 tuổi
1. Sự phát triển của trẻ
Phát triển thể chất
Những bước chân vụng về là khởi đầu cho việc trẻ có thể đi mà không cần dắt, leo lên và xuống cầu thang, đứng nhón chân, đá bóng và thậm chí có thể chạy khi 2 tuổi. Bé thích leo trèo và mục tiêu của bé thường là ghế sofa.
Phát triển ngôn ngữ
Bé có thể hiểu nhiều hơn so với những gì bé có thể diễn đạt. Đến 18 tháng tuổi, bé có thể nói được nhiều từ đơn và đến 24 tháng tuổi có thể dùng các câu và cụm từ ngắn.
Bé nhanh chóng học những từ mới qua các cuốn sách mà bạn đọc cho bé cũng như những cuộc nói chuyện hằng ngày. Bé có thể làm theo các lời đề nghị gồm 2 phần kiểu như: “Con nhặt cuốn sách lên và đem lại đây cho mẹ”.
Phát triển năng khiếu
Bé cũng bắt đầu phân biệt được hình dáng và màu sắc. Bé vẽ nguệch ngoạc bằng bút màu, xây tháp bằng bốn khối đồ chơi trở lên, ném bóng, thích bỏ vật nhỏ vào vật lớn rồi lấy hết vật nhỏ ra khỏi vật lớn. Lúc này, bạn có thể thấy những dấu hiệu đầu tiên cho biết bé thuận tay trái hay tay phải.
Phát triển tâm lý
Bé muốn tự mình làm tất cả: Mặc và cởi quần áo; cầm muỗng, ly để ăn uống; rửa tay… Cụm từ đầu tiên của bé có thể là: “Để con làm!”.
Bé có thể bắt đầu quan tâm học cách dùng nhà vệ sinh. Bé bắt chước bạn nói chuyện qua điện thoại, cho búp bê “ăn”, giả vờ lái xe…
Phát triển kỹ năng xã hội
Khi được 24 tháng tuổi, bé không còn khó chịu khi đi nhà trẻ. Bé hòa đồng hơn với các bạn và gần gũi cô giữ trẻ hơn. Đồng thời, bé cũng trở nên độc lập và có thể bướng bỉnh hơn.
2. Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Dạy trẻ tập nói: Mẹ có thể kích thích kỹ năng này của bé qua cách diễn đạt, đặt câu hỏi, nói chuyện về những cuốn sách mà hai mẹ con đã đọc cùng nhau, hỏi ý kiến bé và trả lời các câu hỏi của bé về thế giới xung quanh. Đây là lúc bạn nên dạy bé làm quen các con số và chữ cái.
Bạn đừng mắng bé vì đã dùng từ sai, chỉ cần sửa lại câu nói của bé là được. Khi bé chỉ thứ gì đó mà bé muốn, bạn khuyên bé nói lên thứ mình muốn.
Cho bé khám phá thế giới xung quanh:Bé hiếu động hơn bạn tưởng. Bạn nên đưa bé ra công viên, sân chơi hoặc sở thú để đi dạo, chạy nhảy và tự do khám phá.
Tập cho bé những kỹ năng mới: Mẹ và bé cùng chơi trò chơi để bé nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé hoặc đọc tên các vật quen thuộc. Khuyến khích bé gái chơi đồ hàng với búp bê và thức ăn đồ chơi. Yêu cầu bé giúp đỡ phân loại đồ chơi theo đặc điểm, ví dụ như đồ chơi mềm, đồ chơi màu đỏ… Tập cho bé sử dụng muỗng và ly để tự ăn uống.
Khen ngợi, kỷ luật và an toàn: Chú ý và khen để bé duy trì sự ngoan ngoãn. Đặt ra những giới hạn đơn giản và rõ ràng đồng thời xử lý vi phạm một cách bình tĩnh và kiên định, cho con bạn được quyền chọn lựa.
Khi bé đã có những kỹ năng mới, bạn nên sắp xếp lại không gian trong nhà và thực hiện các biện pháp phòng tránh cần thiết để bé có thể khám phá một cách tự do và an toàn.
3. Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng cần lưu ý theo dõi nếu con bạn:
Đã 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết đi
Không hiểu công dụng của các vật dụng hằng ngày
Không nói được ít nhất sáu từ khi đủ 18 tháng tuổi hoặc những câu gồm hai từ khi đủ 24 tháng tuổi
Không bắt chước lời nói hoặc hành động
Không làm theo những hướng dẫn đơn giản
Mất các kỹ năng đã có từ trước
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.
Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 2-3 tuổi
1. Sự phát triển của trẻ
Những phát triển về tâm lý:
Ở giai đoạn này, óc sáng tạo và trí tưởng tượng bé yêu ngày càng phong phú hơn. Bé ham thích những trò chơi nhập vai hay giả tưởng. Song song với nỗi sợ các con “quái vật” không có thật, bé sợ cả bóng tối, thậm chí cả cái máy hút bụi nhà mình. Ngoài ra, bé vẫn chưa phân biệt được giữa thế giới tưởng tượng và thực tế khác nhau thế nào.
Kỹ năng ngôn ngữ:
Trẻ diễn đạt rõ ràng hơn nên mọi người có thể hiểu bé đang nói gì. Vốn từ của bé trong giai đoạn này sẽ được “cập nhật” liên tục vì khi bước vào tuổi lên 3, bé đã thành thạo hơn cả trăm từ rồi.
Kỹ năng vận động:
Bé yêu nay biết đi lên xuống cầu thang, biết nhảy, đạp xe đạp ba bánh và trở nên khéo léo hơn. Bé học được cách mở cửa, mở hộp cũng như biết di chuyển, sắp xếp qua lại các bộ phận đồ chơi. Đặc biệt, bé có thể vẽ được hình tròn và giải những câu đố đơn giản.
Kỹ năng xã hội:
Trẻ bắt đầu biểu hiện tình bạn, sự đồng cảm của mình dành cho bạn cùng chơi hay thậm chí là búp bê và bạn có thể dạy bé san sẻ với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bé sẽ gặp đôi chút rắc rối vì chưa hiểu rõ cảm xúc của chính mình.
2. Mẹ nên làm gì để khuyến khích trẻ phát triển?
Để bé khám phá thế giới: Mẹ có thể đưa bé ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt để bé tự do chạy nhảy, đạp xe và khám phá thế giới xung quanh.
Giúp bé hòa đồng với các bạn: Tạo cơ hội cho con chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa. Để bé tự giải quyết mâu thuẫn với bạn, nhưng mẹ cũng cần sẵn sàng làm “chuyên gia hòa giải” và gợi ý bé học cách chia sẻ.
Học và chơi cùng con: Mẹ và con cùng chơi những trò “chơi mà học” như đếm bậc thang, tìm mảnh ghép đồ chơi, gọi tên bộ phận trên cơ thể hay rủ nhau đóng kịch. Thể hiện các vai diễn giúp bé phân loại được cảm xúc, mẹ để bé thử làm “đạo diễn” vở kịch nhé!
Khen ngợi, kỷ luật, an toàn: Mẹ cần lập ra những giới hạn cho con thật đơn giản và dễ hiểu. Đừng quên khen ngợi khi con hành xử đúng mực.
Sẵn sàng cho những kỹ năng mới: Bé đã sẵn sàng chuyển sang một chiếc giường khác rộng rãi hơn. Mẹ nên tập cho bé tự đi vệ sinh trong thời gian này.
3. Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Khi theo dõi quá trình phát triển của bé, mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu bé gặp phải các trường hợp sau:
Sợ hãi khi chia ly
Không tiếp xúc với người lạ
Không chơi với các bé khác
Tránh tiếp xúc bằng mắt
Không thể nhảy hoặc ném bóng
Không thể leo cầu thang với chân này nối tiếp chân kia
Viết nguệch ngoạc
Không nói nhiều hơn 3 từ trong 1 câu
Không nói được một câu hoàn chỉnh
Không diễn đạt rõ khiến người khác không hiểu bé nói gì
Không thể tự mặc quần áo hoặc tự đi ngủ
Quên những kỹ năng đã có trước đó
Những mốc phát triển của trẻ này chỉ tương đối và có tính tham khào vì mỗi trẻ có hành trình phát triển khác nhau tùy theo cơ địa và thể trạng. Mẹ là người hiểu con mình hơn ai hết. Vì thế, bạn nên theo sát bé trong suốt quá trình để cùng con vượt qua thử thách của lứa tuổi này.
Những mốc phát triển của trẻ giai đoạn 8-12 tháng tuổi Bé tập đi: Ở giai đoạn này, bé yêu của bạn rất bận rộn. Hai bàn tay bé hoạt động liên tục, bé có thể cầm nắm nhiều thứ khá tốt và tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ. Bé đã biết tự ngồi nên có thể vịn tay vào đồ vật để giúp bé đứng dậy. Đặc biệt hơn, nhiều bé đã chập chững vài bước trước khi đón ngày sinh nhật đầu tiên đấy!
Bé bập bẹ tập nói: Từ 8-12 tháng tuổi, bé có thể nhận biết những từ thường nghe, biết nói các từ đơn giản như “baba” hay “mama” và có xu hướng “bắt chước” những hành động, cử chỉ của bạn như dùng lược chải đầu, cầm ly uống nước hay thậm chí là nói chuyện qua điện thoại. Đồng thời, bé sẽ càng cảnh giác với người lạ hơn, bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi chia ly khi bạn có việc rời xa bé.
Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Trò chuyện với con thường xuyên hơn vì đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của bé. Tỉ tê cùng con hằng ngày sẽ giúp con phát triển cảm xúc rất nhanh. Mẹ cũng nên duy trì việc đọc truyện và chơi cùng con như trước đó.
Bé đã hiếu động hơn nên mẹ cần chú ý độ an toàn của không gian chơi đùa hơn nữa. Để giúp bé tự do phát triển các giác quan và khám phá mọi thứ, các mẹ mua giấy, bút chì màu, các khối hình, hộp rỗng… cho con vừa vẽ vừa chơi.
Đừng tiếc lời khen thưởng nếu con làm tốt. Tuy nhiên, khi con nghịch ngợm, mẹ cần biết nói “không” và hướng dẫn lại cách làm cho con. Mặc dù bé vẫn còn non nớt và chưa hiểu khuôn phép là gì, nhưng mẹ có thể bắt đầu chỉ bảo con những chuyện không nên làm để bé có cách hành xử đúng.
Xây dựng lòng tin với bé bằng cách cho bé thời gian làm quen với cô bảo mẫu hay người giúp việc và luôn tạm biệt bé mỗi khi bạn có việc phải đi ra ngoài.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng mẹ cần theo dõi sự phát triển của con và lưu ý nếu bé đã tám tháng tuổi và:
Không biết bò hoặc trườn
Chỉ bò/trườn theo một hướng duy nhất trong vòng 1 tháng hoặc hơn
Không thể đứng nếu thiếu người hỗ trợ
Không tìm kiếm những đồ vật bạn giấu dù nó ngay trước mặt bé
Không nói bất kỳ từ nào
Không dùng các cử chỉ như lắc đầu báo hiệu “con không đồng ý” và chỉ trỏ
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.
Bác sĩ nhi khoa sẽ theo dõi quá trình tăng trưởng và cho bạn biết chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ so với mức trung bình của các bé 2 tuổi rưỡi khác.
Bé 2 tuổi rưỡi còn quá sớm để lo lắng về vấn đề dư mỡ hay cân nặng, dù nhìn trẻ khá mũm mĩm. Khi lớn lên, tham gia các hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ cải thiện điều này. Trẻ tròn trĩnh khi còn nhỏ không có nghĩa sẽ tròn trĩnh khi lớn lên. Khi trẻ lên ba, cơ thể của trẻ sẽ dài ra và bớt vẻ mũm mĩm khi mới sinh.
Tuy vậy, tỷ lệ trẻ béo phì ngày càng cao khiến cho chỉ số cân nặng tiêu chuẩn trở thành vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Các bác sĩ nhi khoa ngày càng chủ động hơn trong việc xác định các dấu hiệu của trẻ nào có nguy cơ béo phì cao, từ đó có thể khuyến nghị ba mẹ theo dõi và điều chỉnh lối sinh hoạt phù hợp cho trẻ.
Lý do phổ biến khiến trẻ ở tuổi mẫu giáo thừa cân do trẻ được uống quá nhiều nước ép hoặc sữa. Bạn có thể hạn chế lượng sữa của trẻ thừa cân xuống khoảng 454ml/ngày và nước ép khoảng 15ml/ngày, tránh cho trẻ uống soda. Nên cho trẻ uống bằng ly và pha loãng nước ép ra.
Mặt khác, bạn không nên giới hạn chế độ ăn uống của bé 2 tuổi rưỡi mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Các bé 2 tuổi rưỡi cần một chế độ dinh dưỡng phong phú, lành mạnh, đầy đủ chất để nuôi dưỡng bộ não đang phát triển và cơ thể của trẻ hiện tại cũng như sau này.
Cuộc sống của mẹ với bé 2 tuổi rưỡi
Có lẽ bạn không bao giờ muốn lâm vào tình huống “dở khóc dở cười” khi trẻ vô tình nhìn thấy cha mẹ đang ân ái. Mặc dù chuyện đó khá xấu hổ, nhưng cũng không phải vấn đề gì quá lớn lao. Vì nhiều khi ban đêm, trẻ có thể còn đang quá buồn ngủ và sẽ không chú ý nhiều đến điều “bất thường” đang xảy ra. Hãy cư xử tự nhiên.
Nếu trẻ có hỏi bạn đang làm gì, bạn chỉ cần trả lời đơn giản là: “bố mẹ đang ôm và thương nhau!”, sau đó hướng sự chú ý của trẻ đến một thứ khác như cho trẻ uống nước hoặc xoa lưng cho trẻ ngủ.
Cũng có khi những âm thanh không kiểm soát được trong cuộc vui, hoặc khi trẻ làm cho bạn giật mình, có vẻ “đáng sợ”. Nếu trẻ không vui, bạn chỉ cần tỏ ra ngạc nhiên khi thấy trẻ thức giấc và giúp trẻ ngủ trở lại