Các chuyên gia cho biết triệu chứng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em sẽ khiến con phản ứng bằng cách gãi, quấy khóc liên tục. Vậy nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ em là gì và cách chữa dứt điểm cho con như thế nào?
Ngứa lòng bàn chân có nguy hiểm không?
Về mặt khoa học, ngứa là phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu ngứa dai dẳng, liên tục thì có thể là dấu hiệu cho một bệnh lý khác.
Ngứa lòng bàn chân ở trẻ em lâu ngày khiến bé gãi liên tục làm chảy máu và gây tổn thương da.
Đồng thời, khi trẻ khó chịu trong người, con sẽ trở nên chán ăn, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.
Do vậy, các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ tình trạng này mà cần có cách giải quyết nhanh chóng, không để diễn biến xấu hơn.
Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ em
Ngứa lòng bàn chân ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
1. Dị ứng thời tiết
Đây là một trong những nguyên nhân phố biến nhất gây ra ngứa lòng bàn chân ở trẻ em.
Thời tiết thay đổi đột ngột làm hệ miễn dịch của trẻ suy giảm và chưa kịp thích nghi với môi trường.
Từ đó, tạo cơ hội cho những kháng thể tự chống đối lẫn nhau, tiết ra các chất như histamine, serotonin gây ngứa.
Ngoài gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ em, dị ứng thời tiết còn khiến bé gặp các biểu hiện:
- Sổ mũi
- Hắt hơi liên tục
- Mắt đỏ, sốt nhẹ vào buổi chiều hay tối.
2. Thức ăn gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ em
Trẻ có cơ địa dị ứng ăn phải một số thực phẩm như trứng, thịt bò, hải sản,… sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng ngứa lòng bàn chân, nổi mẩn hoặc ngứa toàn thân.
Bên cạnh đó, trẻ cũng gặp các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, ngứa miệng, đầy hơi, chán ăn,…
3. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch.
Trẻ bị viêm da cơ địa sẽ gặp các triệu chứng dưới đây:
- Trên da của con xuất hiện các nốt ban đỏ, hồng
- Gây ngứa ngáy toàn thân, ngứa lòng bàn chân ở trẻ em
- Da nổi ban đỏ thường đi kèm với tình trạng bong vảy, dày sừng,…
4. Bệnh tổ đỉa gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ em
Bệnh tổ địa xuất hiện vào mùa hè và tái phát theo tuần trăng.
Trẻ bị ngứa lòng bàn bàn chân đi kèm với hiện tượng nổi mụn nước thì có thể đã mắc phải bệnh chàm tổ đỉa.
Chàm tổ đỉa khiến bé ngứa và gãi thường xuyên rất khó để kiểm soát.
5. Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở thể nhẹ và tự biến mất sau một thời gian nhất định.
Tuy nhiên ở một số trẻ, bệnh có thể xảy ra trên phạm vi rộng, diễn tiến nghiêm trọng và gây ra các biến chứng ở khớp, tim,…
Thông thường tổn thương da do vảy nến thường biểu hiện:
- Có hình tròn hoặc mảng màu hồng, đỏ
- Các vảy da trắng gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ em, ngứa toàn thân
- Da sưng đau nhẹ.
6. Do da bé bị khô
Làn da của trẻ còn non nớt nên cần được chăm sóc và dưỡng ẩm phù hợp.
Khi da bé quá khô, trẻ sẽ ngứa ngáy, khó chịu và gãi ngứa làm da dễ bong tróc dẫn đến chảy máu.
7. Lupus ban đỏ gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ em
Có triệu trứng khá giống bệnh vảy nến nhưng diễn biến xấu hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Khi bệnh nặng sẽ kèm theo sốt, sưng khớp, rụng tóc, khó chịu ở ngực…
8. Thiếu hụt vitamin
Khi trẻ có dấu hiệu ngứa chân râm ran, cơ thể trở nên mệt mỏi, người lờ đờ thì có khả năng trẻ đang bị thiếu vitamin.
Bố mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng của trẻ để đảm bảo cung cấp đủ chất cho con.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bé đang thiếu hụt vitamin
9. Vệ sinh kém gây ngứa lòng bàn chân ở trẻ em
Tình trạng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em có thể khởi phát do vấn đề vệ sinh kém khiến bụi bẩn, dầu thừa tích tụ.
Điều này tạo điều kiện cho vi nấm sinh sôi, gây ngứa ngáy và khó chịu cho bé.
10. Các bệnh về gan
Ngứa ngáy không chỉ là dấu hiệu của các tình trạng da liễu mà còn là biểu hiện của các bệnh về gan như xơ gan, tắc mật,…
Triệu chứng ngứa do gan thường nặng hơn vào buổi tối và có xu hướng thuyên giảm vào sáng sớm và buổi trưa.
Ngoài ra trẻ bị ngứa do gan thường không có biểu hiện thực thể trên da.
Cách chữa dứt điểm ngứa lòng bàn chân ở trẻ em
Để chữa dứt điểm ngứa lòng bàn chân ở trẻ em, bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
1. Tránh để trẻ tiếp xúc tác nhân gây ngứa
Bố mẹ cần hạn chế cho bé mặc quần áo có chất liệu lông hoặc len vì có thể gây ngứa cho con.
Quần áo cho trẻ mặc nên làm từ cotton hoặc lụa là tốt nhất.
Ngoài ra, cũng cần giặt sạch thường xuyên thảm, chăn, chiếu, màn, ga trải giường để tránh đọng bụi bẩn khiến bé bị ngứa.
2. Vệ sinh da bé sạch sẽ
Giữ vệ sinh thân thể trẻ bằng cách tắm cho con bằng nước ấm và dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ để da bé không bị kích ứng.
Bố mẹ tuyệt đối không dùng các loại sữa tắm có tính tẩy mạnh, chứa nhiều hóa chất sẽ ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé.
Mức nước tắm phù hợp là khoảng 33ºC và thời gian tắm tối đa là 10 phút để con tránh bị cảm.
Sau khi tắm xong, bố mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để bôi toàn thân cho trẻ, nhất là kẽ ngón tay và ngón chân để làm mềm da, tăng khả năng kháng khuẩn và giảm ngứa cho con.
3. Hạn chế cho con ăn những thực phẩm gây ngứa
Bố mẹ không nên để con sử dụng sữa tươi, thịt bò, hải sản, các thực phẩm chứa protein nếu con có cơ địa dị ứng.
Trẻ cần kiêng luôn các dòng thực phẩm cay nóng gây nhiệt, nổi mụn nhọt và gây ngứa.
4. Vệ sinh môi trường xung quanh
Gia đình có con nhỏ không nên nuôi chó, mèo hay vật nuôi nhiều lông.
Đồng thời, bố mẹ cần vệ sinh nhà sạch sẽ, hút bụi thường xuyên và tạo một môi trường lành mạnh cho con.
[inline_article id=229052]
5. Thường xuyên cắt ngắn móng tay cho bé
Việc gãi ngứa có thể dẫn đến tình trạng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em hay ngứa toàn thân ở bé trở nên nghiêm trọng hơn. Bé có thể bị chảy máu, nhiễm khuẩn.
Vì vậy, bố mẹ không nên cho con để móng dài và cần cắt tỉa thường xuyên.
Khi nào nên đưa con đi khám bác sĩ?
Khi trẻ xuất hiện cảm giác ngứa, gãi nhẹ và không đỡ sau 5-7 ngày thì gia đình cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Bố mẹ tuyệt đối không tự ý bôi thuốc cho con khi chưa xác định nguyên nhân và căn bệnh bé gặp phải.
Tình trạng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Bố mẹ không nên chủ quan và cần đưa trẻ đi khám kịp thời để tránh bệnh trở nặng và khó điều trị.
Đào Phương Anh