Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ, “hô biến” cho trẻ dễ chịu mẹ ơi!

Trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ là tình trạng khá phổ biến. Tuy là vấn đề không đáng lo ngại, nhưng làn da mỏng manh của con lúc này cần được chăm sóc chu đáo.

Nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ khiến trẻ rất khó chịu, bạn làm gì để giúp con thoát khỏi tình trạng này?

Nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

Không riêng gì trẻ sơ sinh, trẻ từ 4 tuổi trở lên vẫn có thể bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ. Tình trạng này khiến bé yêu cảm thấy khó chịu vô cùng. Khi hiểu rõ nguyên nhân, bạn sẽ có cách giúp con phòng ngừa và giải quyết vấn đề hiệu quả. 

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

Không riêng gì các bé mới sinh, bất kỳ ai cũng có thể bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ. Nếu là người lớn, bạn sẽ cảm nhận rõ các nốt mẩn đỏ nổi dày quanh khu vực này, đây không phải là nổi mụn ở cổ. Đôi khi nó có thể tập trung thành mảng hoặc rải rác khắp vùng cổ.

Muốn điều trị triệt để tình trạng da nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ trẻ, bạn cần rõ nguồn cơn của vấn đề. Một vài lý do phổ biến đưa đến việc này bao gồm:

1. Rôm sảy (prickly heat)

Rôm sảy hay phát ban nhiệt là một bệnh lý thông thường ngoài da xảy ra khi thời tiết nóng. Sự nóng bức khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn gây bít tắc ống bài tiết trên da, từ đó dẫn đến nổi mẩn đỏ trên da và ngứa. Các nốt mẩn đỏ hoặc hồng ở vùng đầu, cổ và vai (các khu vực có nhiều nếp gấp) xuất hiện tuy không gây đau, nhưng khiến trẻ cảm thấy bức bối, khó chịu.

2. Vết cò mổ (stork bites)

Nguyên Nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Bớt hồng cam hay dân gian còn gọi là vết cò mổ hình thành do sự giãn nở của các mạch máu nhỏ hoặc mao mạch. Vết bớt này thường nằm ở sau gáy, màu hồng hoặc đỏ nhạt, phẳng và không có viền xác định. Bạn có thể nhận thấy rõ vết cò mổ hơn khi nhiệt độ phòng thay đổi. Bớt hồng cam này thường tự khỏi mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào.

3. Nhiễm nấm

Nổi mẩn đỏ ở cổ cũng có thể xuất hiện nếu trẻ bị nhiễm nấm. Khí hậu nóng, ẩm ở nước ta chính là điều kiện lý tưởng để các loại nấm (điển hình như candida) phát triển và gây bệnh. Đặc biệt, các nếp gấp da ở cổ bé sẽ là nơi sinh sản hoàn hảo cho các loại nấm như vậy nếu mồ hôi và hơi ẩm bị “mắc kẹt” tại đây.

4. Kích ứng da

Các nếp gấp ở vùng da cổ bé có thể liên tục cọ sát vào nhau và vào áo quần của trẻ. Sự ma sát liên tục này sẽ gây kích ứng da, dẫn đến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ (nổi mẩn đỏ ngứa ở cánh tay cũng có thể xuất hiện khi bị kích ứng da tương tự).

Cách điều trị cho trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

Dấu hiệu điển hình của chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ là sự xuất hiện của các đốm đỏ có hoặc không kèm theo ngứa và đau. Một vài trường hợp nổi mụn ở cổ cũng khiến trẻ bị sốt nhẹ đến vừa. Có bé thậm chí còn rơi vào trạng thái mệt mỏi chán ăn. Tuy nhiên, đa phần trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ sẽ cảm thấy khó chịu và thường tỏ ra cáu gắt.

Để tránh tình trạng da bị ngứa và nổi mẩn đỏ lây lan sang vùng da khác, bạn có thể tham khảo các bước điều trị sau:

1. Làm sạch và làm dịu da

Để tránh ngứa da cổ (nổi mẩn ngứa ở cổ), bạn nên dùng nước sát khuẩn nhẹ nhàng, không có hương liệu dành cho bé để làm sạch vùng này. Sau đó, mẹ dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng vỗ khô. Cuối cùng, bạn thoa một ít kem dưỡng ẩm nhẹ hoặc thuốc mỡ để làm dịu da.

2. Xử lý nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

điều trị trẻ nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

Da vùng cổ bị ngứa, bạn rửa sạch vùng cổ bằng nước lạnh để giúp bé giảm đau và bớt kích ứng. Như đã đề cập, nổi mẩn đỏ thông thường có thể tự lành mà không cần phải can thiệp như mụn mọc ở cổ. Trường hợp nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ do nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê toa các loại kem chống nấm để sử dụng.

Ngoài ra, việc sử dụng loại kem có thành phần hydrocortisone 1% cũng tỏ ra hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được bôi kéo dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ khôn lường. Để an tâm nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

3. Điều trị trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ do nhiệt

Bạn nên cởi bỏ bớt áo quần để cho da bé được thông thoáng. Bạn nên cho trẻ mặc các loại vải sợi cotton mềm mại và thoáng khí.

Để trẻ nằm điều hòa hoặc ở những khu vực mát mẻ trong nhà để trẻ bớt căng thẳng, khó chịu. Bạn cũng có thể dùng thêm sữa dưỡng calamine, một loại thuốc dùng điều trị tình trạng ngứa nhẹ ngoài da, để giúp làm dịu và mang đến sự thoải mái cho bé.

Mách mẹ các biện pháp tự nhiên trị chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ cho con

1. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Với trẻ bị nổi mẩn ngứa ở cổ, thay vì chọn loại vải sợi tổng hợp có thể gây kích ứng da bé, bạn nên cho con mặc quần áo chất liệu cotton thoáng khí.

2. Tinh bột bắp (ngô)

dùng tinh bột bắp cho trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

Đơn giản bạn chỉ việc lấy một ít bột ngô đắp lên vùng da bị ảnh hưởng sau khi tắm cho bé. Điều này sẽ giúp cho khu vực da bị ảnh hưởng được khô thoáng nhằm ngăn ngừa các nốt ban đỏ lây lan.

3. Chườm lạnh cho trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ

Khi con bị nổi mẩn ngứa ở cổ hoặc cả người nổi mẩn đỏ và ngứa hay bị nổi mẩn đỏ ở tay, chườm lạnh là biện pháp giúp trẻ bị nổi mẩn đỏ thoát khỏi tình trạng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Nó cũng có thể làm dịu da bằng cách giảm viêm hiệu quả. Bạn nên thực hiện việc này khoảng vài lần trong ngày để có kết quả. Lưu ý nên vỗ khô vùng da ngay sau đó nhé!

4. Dầu dừa

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn mà dầu dừa được xem là phương thuốc tự nhiên trong điều trị trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ. Bạn thoa trực tiếp dầu dừa vào vùng da bị ảnh hưởng để giảm ngứa và viêm tức thì.

5. Sử dụng nước giặt phù hợp

chọn nước giặt phù hợp với trẻ

Để hạn chế tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ, mẹ nên dùng loại nước giặt nhẹ nhàng, không chứa các chất tẩy rửa mạnh. Lời khuyên là nên chọn loại càng ít hương liệu càng tốt.

6. Tắm cho bé bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ bằng nước đun sôi để nguội

Không nên dùng nước xả trực tiếp từ vòi để tắm cho bé. Bởi lẽ, nó có thể chứa các thành phần hoặc vi khuẩn làm nặng thêm tình trạng nổi mẩn đỏ. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước đun sôi để nguội để vệ sinh cho bé.

7.  Phấn rôm

Thoa phấn rôm vào vùng da bị ảnh hưởng sau khi tắm cho bé để ngăn ngừa sự lây lan của vết mẩn đỏ mẹ nhé!

Bỏ túi ngay các biện pháp phòng ngừa nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ cho bé

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một số lưu ý về cách phòng ngừa mà bạn nên ghi nhớ là:

  • Giữ vệ sinh vùng cổ thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tích tụ và các tác nhân gây hại.
  • Tránh để trẻ tắm quá nhiều, bởi nước sẽ làm da bị khô. Thay vì vậy, hãy dùng khăn sạch để lau người bé.
  • Cho con nằm nghỉ ở khu vực thoáng mát, nhất là khi thời tiết sang hè. Nhiệt độ và độ ẩm có thể gây ra sự xuất hiện của những nốt mẩn đỏ ở cổ.
  • Không nên mặc quá nhiều áo quần cho trẻ vào mùa hè hoặc đắp chăn dày khi bé ngủ.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

trẻ nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ đi khám

Đôi khi các phương pháp điều trị trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ có thể là chưa đủ. Một số tình huống mà bạn nên đưa cháu đến gặp bác sĩ ngay, chẳng hạn như:

  • Tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Nổi mẩn đỏ lan sang các vùng da khác của cơ thể
  • Bé bị sốt kèm theo nổi mẩn đỏ ở cổ
  • Các nốt mẩn đỏ phát triển thành dạng mụn nước

Trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ là tình trạng khá phổ biến. Do vậy, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần quan tâm chăm sóc đặc biệt để ngăn sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có thêm kiến thức bổ sung cho cẩm nang nuôi dạy con. Cùng chia sẻ thêm kinh nghiệm điều trị mẩn đỏ của con ngay dưới phần bình luận bạn nhé!

MarryBaby