Ngoài các loại thuốc bôi thì việc trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì cũng quan trọng trong quá trình phục hồi của da.
Trên cơ thể trẻ luôn có vi khuẩn ký sinh, chỉ cần đợi có vết trầy xước thì những vi khuẩn này ngay lập tức xâm nhập và tạo nên mụn nhọt. Riêng mụn nhọt trên đầu là do tụ cầu khuẩn có thể xuất hiện một hoặc nhiều cái, mọc riêng lẻ hoặc từng chùm phụ thuộc vi khuẩn gây bệnh.
Trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì
Tùy theo mức độ tổn thương của trẻ mà sẽ kích cỡ mụn sẽ khác nhau: Nhỏ như hạt bắp, hạt chanh hoặc to như trái chanh… Khi thấy trẻ bị mụn, bạn không nên tự ý đắp các loại lá mà cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám để tránh biến chứng về sau. Đồng thời cũng cần hạn chế một số thực phẩm sau đây:
- Đồ nóng, dầu mỡ: Không chỉ riêng khi bị mụn nhọt mà những ngày thường bạn cùng hạn chế cho trẻ dùng các món ăn quá nhiều dầu mỡ vì chúng không những gây ra bệnh về tim mạch, béo phì… mà còn khiến làn da tăng bã nhờn và mồ hôi, khiến lỗ chân lông bít kín gây viêm nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Những thực phẩm có tính nóng gây sinh nhiệt trong cơ thể như: rau hẹ, ớt, hành, tỏi, gừng tươi, sầu riêng, chôm chôm, vải ổi… Ngoài ra, trẻ cũng cần kiêng đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, phụ gia.
- Các loại đồ ngọt: Không chỉ riêng độ tuổi tiền dậy thì, bất kỳ ở tuổi nào, bánh, kẹo, nước ngọt…là những thực phẩm luôn cuốn hút trẻ. Nhưng khi đang bị mụn nhọt, trẻ cần hạn chế tối đa bởi lượng đường có trong đồ ngột rất cao, khi được cơ thể hấp thụ sẽ khiến bã nhờn tăng tiết nhiều hơn.
- Đồ ăn nhanh: Cũng như các món chiên đầy dầu mỡ, fast food cũng chứa nhiều chất béo và chất bảo quản. Với trẻ có làn da nhạy cảm, khi gặp phải đồ ăn có chứa chất bảo quản sẽ gây ra dị ứng và mụn nhọt.
Làm gì để tránh mụn nhọt để lại sẹo?
Mụn nhọt đi kèm với nỗi ám ảnh mang tên sẹo. Có một số nguyên liệu trong món ăn hằng ngày “đang âm thầm” để lại sẹo lồi trên cơ thể trẻ.
- Rau muống: Là một loại thực phẩm dễ ăn được nhiều trẻ yêu thích. Thực phẩm này cũng được Đông y ví như một bài thuốc giải độc có tính mát, có tác dụng sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Nhưng tác dụng phụ với trẻ bị mụn nhọt là dễ bị sẹo lồi. Hãy dành lời khuyên cho trẻ để không ảnh hưởng thẩm mỹ về sau này.
- Hải sản: Là những nguyên liệu bổ dững nhưng lại gây ngứa, khó chịu với những người đang bị thương hoặc trẻ bị mụn nhọt. Tránh ăn thực phẩm này đến khi khỏi hẳn để hình thành sẹo.
- Thịt bò: Theo dân gian, những bà mẹ sinh con bằng phương pháp mổ, có vết thương hở hay trẻ bị mụn không nên ăn thịt bò vì quá nhiều protein đễ làm da non có sậm màu, dễ tạo thành sẹo thâm.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, khi tắm cần nhắc trẻ tránh làm các mụn nhọt vỡ. Mụn sẽ gây ngứa nhưng trẻ không nên gãi, có thể dùng khăn ấm đắp lên phía trên, không tự ý nặn khi mụn nhọt còn “non”.
Phụ huynh cũng không tự ý sử dụng thuốc lá để đắp với mục đích kích thích mụn nhanh “già”. Nặn mụn chỉ nên thực hiện trong môi trường vô trùng ở bệnh viện. Thuốc kháng sinh cũng không được khuyến cáo nên dùng trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì và cần được chăm sóc như thế nào để nhanh lành bệnh phụ thuộc vào sự hiểu biết của cha mẹ. Tham khảo thông tin trên mạng và ý kiến của bác sĩ sẽ giúp bạn có những điều chỉnh thích hợp.