Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối, ngủ võng hay không?.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối sớm hay không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ gửi email đến cho các bác sĩ của hoidapbacsi.net, cũng như việc cho trẻ nằm võng lợi hay hại, mời các bà mẹ tham khảo tư vấn của các bác sĩ về vấn đề này nhé.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối sớm hay không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ gửi email đến cho các bác sĩ của hoidapbacsi.net, cũng như việc cho trẻ nằm võng lợi hay hại, mời các bà mẹ tham khảo tư vấn của các bác sĩ về vấn đề này nhé..
Có nên cho bé dùng gối sớm?
Hiện nay có rất nhiều cửa hàng đồ sơ sinh bày bán những chiếc gối xinh xắn, đáng yêu, thường là lựa chọn của các gia đình có con nhỏ, thậm chí nhiều người còn mua làm quà tặng. Thực tế, việc cho trẻ sơ sinh nằm gối vốn là một thói quen bất di bất dịch của rất nhiều mẹ Việt. Hầu hết chị em đều cho rằng người lớn nằm gối mới dễ ngủ và trẻ nhỏ cũng thế, không có gối sẽ rất khó ngủ. Tuy nhiên, quan niệm này theo khoa học là hoàn toàn sai lầm.
trẻ ngủ gối
Khả năng dị ứng và dòi bọ
Thời gian gần đây, rất nhiều bà mẹ đang xôn xao vì trường hợp chị Nguyễn Thị Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) mua phải 2 cái gối vỏ đỗ chứa lúc nhúc dòi bọ. Chị Vân cho biết: “Sau khi mua 2 gối đỗ xanh về nhà cho em bé, mẹ tôi đã cẩn thận bỏ toàn bộ vỏ đỗ xanh ra để giặt vỏ gối, thì thấy hiện tượng lạ khi các hạt đỗ xanh khô có thể chuyển động. Sau đó mẹ có dùng nia để sàng ra, thì thấy rất nhiều sâu nhỏ lúc nhúc trong đám vỏ đỗ rơi xuống. Ông bà thực sự thấy hoảng. Do không có máy ảnh ngay lúc đó nên đã không thể chụp lại toàn cảnh hãi hùng ấy”.
Làm gối từ vỏ đậu xanh, hay các loại lá thảo dược là phương pháp dân gian được nhiều mẹ truyền tai nhau là có tác dụng giúp thấm mồ hôi, cho trẻ giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, theo Ths. BS Hoàng Hoa “Vỏ đậu xanh có tính mát giúp thanh nhiệt, thông kinh lạc và giảm nguy cơ nóng sốt ở trẻ em nên khi được sử dụng làm gối sẽ mang lại nhiều tác dụng. Tuy nhiên, để tránh gây rủi ro đáng tiếc cho sức khỏe của bé, gối vỏ đậu phải được làm cẩn thận từ loại đậu xanh đã đãi sạch, lọc rửa sạch sẽ và phơi hoặc sao thật khô, phòng trường hợp bị ẩm mốc dễ sinh các con bọ nhỏ.”
Chưa kể, làn da nhạy cảm của bé rất có thể sẽ bị kích ứng, mẫn ngứa với chất liệu ruột gối và những chiếc gối quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, khiến bé khó ngủ, quấy khóc.
Nguy cơ đột tử
Các chuyên gia cho rằng, trẻ sơ sinh nguy cơ bị ngạt thở khi ngủ gối là rất cao. Trẻ nhỏ khi ngủ thường không có ý thức tự kiểm soát bản thân. Tung chăn ra giữa đêm nhưng lạnh không biết kêu và úp mặt vào gối ngủ, ngạt cũng không biết báo. Đã có rất nhiều trường hợp đau lòng vì trẻ tuổi lật lẫy ngủ đêm bị ngạt do úp mặt vào gối.
Nằm gối sớm khiến trẻ dễ bị hỏng hệ xương
Trái với suy nghĩ của người lớn, nằm gối không đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ một chút nào, thậm chí tư thế nằm lệch, gối không đủ chất lượng… có thể khiến trẻ bị chứng bẹp đầu, xương đầu bị méo. Giai đoạn mới sinh, xương đầu của bé vẫn còn rất mềm nên nếu gối quá lâu, thì xương sẽ bị biến dạng theo tư thế nằm. Hơn nữa, xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của trẻ và nguy cơ dị tật xương sống ở trẻ là rất cao.
Chính vì những nguy cơ trên, các bác sĩ cho biết, bố mẹ nên chờ đến khi con tròn 2 tuổi mới nên bắt đầu cho trẻ nằm gối. Trước đó, mẹ có thể lựa chọn một chiếc khăn mềm, hoặc gối mỏng cao 1mm cho bé gối.
Cách lựa chọn gối cho bé
Khi đi mua tại các cửa hàng, mẹ hãy gạt sang một bên yếu tố “dễ thương” của chiếc gối mà chú trọng đến chiều rộng, chiều dài, độ dày cũng như chất liệu gối, vỏ gối.
Ruột gối, vỏ gối làm từ chất liệu vải mềm, bông mềm mại, không được quá cứng là ưu tiên hàng đầu của mẹ. Ngày nay, chất liệu ruột gối rất đa dạng, từ các chất liệu tự nhiên đến các loại sợi nhân tạo, cho nên các bậc cha mẹ nên chọn những nhãn hàng có uy tín chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho con trẻ. Nên chọn những ruột gối nhẹ, thông thoáng, dễ khô để tiện cho việc thường xuyên giặt giũ, làm vệ sinh ruột gối, bởi trẻ nhỏ thường hay khóc, nhỏ dãi và đổ nhiều mồ hôi nhiều trong lúc ngủ.
Nhưng các gia đình cũng không nên chọn ruột gối quá mềm đến mức khi đặt trẻ nằm lên, gối lún hẳn xuống. Cần chọn ruột gối có độ cứng vừa tới, độ mềm vừa phải. Vì gối cứng sẽ không tốt cho hộp sọ của trẻ, còn gối mềm và lún quá có thể sẽ áp sát vào mũi bé, gây ngạt thở. Đặc biệt những bé đang tập lẫy, khi bé úp mặt xuống thì sẽ rất khó để bé lật lại và khả năng bé bị ngạt thở rất cao.
Kích thước gối phù hợp
Khổ gối không nên quá rộng, chỉ chọn vừa đủ đầu trẻ để tránh gây ngạt thở cho trẻ. Với chiều rộng, chỉ cần bằng hoặc lớn hơn một chút so với độ dài vai bé là thích hợp nhất. Với độ dày là 1 – 2 cm cho bé dưới 4 tháng tuổi, 3 – 4 cm cho bé 6 tháng tuổi và 3 – 9 cm cho bé từ 3 tuổi trở lên.
Không chọn gối cao quá hay thấp quá vì sẽ gây tác động đến hệ hô hấp và quá trình tuần hoàn máu ở cổ, khiến trẻ khó ngủ.
Cách đặt gối cho trẻ
Theo các chuyên gia, việc đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai, cổ hơi ưỡn, ngửa ra sau 10 – 15 độ sẽ cho trẻ tư thế nằm dễ chịu nhất và an toàn nhất.
Ngoài ra, tuyệt đối không nên cho trẻ nằm gối của người lớn vì dễ ngây ngạt thở và lún đầu khi ngủ và không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Nhiều bà mẹ có thói quen cho ru con ngủ bằng cách cho con nằm võng đung đưa. Với cách này các bé sẽ ngủ rất nhanh và ngủ sâu, có nhiều mẹ thậm chí còn chọc trẻ cười nhiều bằng cách đưa võng. Nhưng điều này vô cùng có hại vì có thể bé bị hội chứng rung lắc, một dạng nặng của chấn thương đầu và não. Sau bài viết này, hi vọng các mẹ sẽ hiểu rõ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
trẻ ngủ võng 1
Hệ thần kinh của trẻ còn non yếu, cần được hoàn thiện dần dần vì vậy việc đung đưa rung lắc võng có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoàn thiện hệ thần kinh của trẻ.
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cho bé nằm võng cũng không tốt cho cột sống, có thể dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống vì chiều cong của võng sẽ tác động lên cột sống rất mềm và chưa được vôi hóa của trẻ. Hơn nữa khi bị gù lưng thì lồng ngực sẽ không nở, điều này dẫn đến tim phổi không thể hoạt động tốt.
Một tác động khác nữa mà khi bé nằng võng thường xuyên là quá trình phát triển của não và cơ bắp bị cản trở. Đặc biệt lúc trẻ 3-4 tháng tuổi , cơ thể bé cần được hoạt động quơ tay chân, chuẩn bị lật, ngồi,.. Những hoạt động này phải có sự lưu thông máu lên não, giúp não phát triển tốt hơn. Nếu để bé nằm võng, bé sẽ khó vận động, kiềm hãm sự phát triển cơ thể.
Và điều mà các mẹ hay làm là khi trẻ khóc hoặc khi ru ngủ cho trẻ, các mẹ thường lựa chọn chiếc võng như một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Và sự thật, việc đặt trẻ xuống võng, đưa mạnh sẽ làm trẻ sợ hãi nắm chặt hai bàn tay và nín bặt. Và độ rung lắc đều đều của nhịp đưa, làm cho thần kinh trẻ mệt mỏi và để bảo vệ thần kinh, trẻ phải ngủ nhưng giấc ngủ trong trạng thái ức chế, sợ hãi.
trẻ ngủ võng 2
Lời khuyên cho các mẹ:
Chỉ nên cho bé ngủ võng vào những giấc ngắn ban ngày. Để bé đỡ bị cong lưng và so vai, các mẹ có thể mua một cái chiếu lót xuống võng hoặc cho bé nằm trên người mẹ, như vậy cột sống của bé sẽ phát triển tốt. Giấc ngủ rất quan trọng cho sự lớn lên của bé, bố mẹ hãy tạo cho bé một tư thế ngủ thoải mái, và tốt nhất là cho bé nằm trên giường, xoay và dang tay dang chân cho thoải mái.
Hi vọng với tư vấn trên của các bác sĩ hoidapbacsi.net đã mang lại những thông tin bổ ích để các mẹ hiểu rõ có nên cho trẻ sơ sinh ngủ gối, nằm võng hay không.