Categories
Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Biến chủng mới Omicron ảnh hưởng trẻ em như thế nào?

Biến chủng mới omicron làm gia tăng nguy cơ trẻ em bị nhiễm và phải nhập viện; làm dấy lên lo ngại từ các chuyên gia y tế trên khắp cả nước. Bài viết này dành cho các bậc cha mẹ đang lo lắng cho con nhỏ; và mong muốn tìm ra những biện pháp để bảo vệ con mình tốt nhất!

Hiểu về biến chủng mới Omicron

Biến chủng mới Omicron lần đầu tiên được phát hiện tại Botswana và Nam Phi vào tháng 11. Biến thể Omicron đã gia tăng khắp thế giới trong vài tuần qua, nhanh hơn bất kỳ dạng coronavirus nào được biết đến trước đây.

Các nhà khoa học lần đầu tiên công nhận Omicron nhờ sự kết hợp đặc biệt của hơn 50 đột biến. Các thí nghiệm trước đó đã chứng minh rằng một số đột biến có thể cho phép Omicron lây lan nhanh chóng; một số đột biến khác giúp Omicron tránh được các kháng thể do vắc-xin tạo ra.

Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ định Omicron là “biến thể đáng lo ngại” vào ngày 26 tháng 11; cảnh báo rằng những rủi ro toàn cầu do nó gây ra là “rất cao”. Kể từ đó, biến thể đã được xác định tại hơn 90 quốc gia. Omicron đang nhanh chóng vươn lên thống trị ở nhiều nơi trên thế giới.

>>>> Đọc thêm về Biến thể Omicron nguy hiểm đến mức nào bạn biết chưa?

hiểu về biến chủng mới omicron
Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ định Omicron là “biến thể đáng lo ngại” vì những rủi ro sức khỏe của nó là rất cao.

Trẻ em có nguy cơ mắc biến chủng mới Omicron cao hơn không?

Biến chủng mới Omicron đang lây lan nhanh hơn các biến thể khác. Dựa trên thông tin có được; WHO tin rằng có khả năng Omicron sẽ vượt xa biến thể Delta khi có sự lây truyền COVID-19 trong cộng đồng.

Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tránh không gian đông người; giữ khoảng cách với người khác; và đeo khẩu trang là rất quan trọng trong việc giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Chúng ta hiểu rằng những hành động này đã có hiệu quả đối với các biến thể khác.

Nghiên cứu đang được tiến hành về khả năng truyền của Omicron; và sẽ được cập nhật khi có thêm thông tin. Tuy nhiên, những người thường xuyên tương tác xã hội và những người chưa được tiêm vắc xin dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.

Triệu chứng của biến chủng mới Omicron ở trẻ em

Không có thông tin nào cho thấy Omicron gây ra các triệu chứng khác với các biến thể COVID-19 khác. Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Ho.
  • Hụt hơi.
  • Mệt mỏi.
  • Mất vị giác hoặc khứu giác mới.
  • Đau nhức cơ hoặc cơ thể.
  • Đau đầu.
  • Viêm họng.
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
  • Buồn nôn.
  • Bệnh tiêu chảy.

William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế tại Tennessee chia sẻ: “Nhìn chung, bố mẹ có thể quan sát các triệu chứng của biến thể Omicron rất giống với biến thể Delta.”

Một nghiên cứu về triệu chứng COVID đang diễn ra ở Vương quốc Anh không tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng ban đầu của các biến thể Delta và Omicron. Tuy nhiên, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 ở một khu vực có số ca nhiễm biến chủng mới Omicron cao hơn đã báo cáo 5 triệu chứng này thường xuyên nhất:

  • Sổ mũi.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi (nhẹ hoặc nặng).
  • Hắt xì.
  • Viêm họng.

Vì những triệu chứng này giống với những triệu chứng của cảm lạnh thông thường; nếu con bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số nêu trên; bạn nên đưa chúng đi xét nghiệm COVID-19 và cách ly chúng cho đến khi có kết quả; Tiến sĩ McGregor khuyên.

>>>> Bố mẹ lưu ý thêm về Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em để chăm sóc con tốt hơn!

Triệu chứng của biến thể Omicron
Nhìn chung, các triệu chứng của Omicron không có sự khác biệt với các triệu chứng Covid-19 thông thường.

Hiệu quả của vaccines đối với biến chủng mới Omicron?

Vắc xin vẫn là biện pháp y tế công cộng tốt nhất để bảo vệ mọi người khỏi COVID-19. Nó làm chậm tốc độ lây truyền và giảm khả năng xuất hiện các biến thể mới.

  • Vắc xin COVID-19 có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong vì Covid ở trẻ em.
  • Chuyên gia khuyến cáo trẻ em từ 5 tuổi trở lên nên tự bảo vệ mình khỏi COVID-19 bằng cách tiêm chủng đầy đủ.
  • Chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên nên tiêm nhắc lại ít nhất hai tháng sau khi tiêm vắc xin ban đầu; hoặc sáu tháng sau khi hoàn thành loạt vắc xin COVID-19 chính.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi biến thể của Covid?

Điều quan trọng nhất bố mẹ có thể làm là giảm nguy cơ tiếp xúc của trẻ đối với vi rút. Để bảo vệ bản thân và những người thân yêu, hãy đảm bảo:

  • Đeo khẩu trang che mũi và miệng.
  • Đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ khi tháo khẩu trang.
  • Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác.
  • Tránh không gian kém thông thoáng hoặc đông đúc.
  • Mở cửa sổ để cải thiện thông gió trong nhà.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Khi đến lượt tiêm vắc xin, hãy thực hiện. Vắc xin COVID-19 được WHO công nhận là an toàn và hiệu quả.
biến chủng mới omicron
Những biện pháp phòng ngừa Covid-19 nói chung vẫn hiệu quả để tránh con trẻ bị lây nhiễm Omicron

>>>> Bố mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà như thế nào?

Làm thế nào để chia sẻ với trẻ em về những biến thể của Covid?

Tin tức về COVID-19 và bây giờ là biến thể Omicron đang tràn ngập cuộc sống hàng ngày của chúng ta; và việc trẻ em tò mò là điều tự nhiên. Các em sẽ đặt rất nhiều câu hỏi. Dưới đây là một số gợi ý cần ghi nhớ để giúp giải thích về biến chủng mới Omicron cho các em cảm thấy dễ hiểu và an tâm:

  • Trẻ em có quyền được biết những gì đang xảy ra; nhưng bố mẹ chỉ cần giải thích theo cách phù hợp với lứa tuổi.
  • Nói con bạn chia sẻ những gì chúng đã nghe và lắng nghe phản hồi của chúng. Điều quan trọng là phải lắng nghe, tham gia và xem xét nghiêm túc bất kỳ nỗi sợ hãi nào mà con có. Hãy kiên nhẫn, đại dịch và thông tin sai lệch đã gây ra rất nhiều lo lắng và không chắc chắn cho mọi người.
  • Bố mẹ cần đảm bảo luôn tự cập nhật thông tin mới nhất và uy tín nhất. Các trang web của các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới là nguồn thông tin tuyệt vời về đại dịch.
  • Nếu bố mẹ không biết câu trả lời, đừng phỏng đoán. Hãy tận dụng cơ hội để khám phá câu trả lời cùng nhau.
  • Hãy nhớ rằng trẻ em tiếp thu những tín hiệu cảm xúc từ người lớn, vì vậy, ngay cả khi bạn lo lắng cho đứa trẻ của mình khi biết rằng chúng có thể không thoải mái, hãy cố gắng không chia sẻ quá mức nỗi sợ hãi của bạn với con bạn.

Mong rằng, những thông tin trong bài viết đã giúp bố mẹ giải tỏa bớt lo âu, căng thẳng về biến chủng mới Omicron. Đồng thời, biết cách bảo vệ con trẻ trước diễn biến phức tạp của đại dịch.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ em bị bạo hành là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách bảo vệ trẻ

Vậy làm sao để nhận biết và bảo vệ những trẻ em bị bạo hành? Trong bài viết này, Marrybaby sẽ chỉ ra những dấu hiệu của một đứa trẻ bị bạo hành, cũng như là cách tìm ra nguyên nhân đằng sau đó.

Cha mẹ không nên phớt lờ và xem nhẹ. Vì tình trạng trẻ em bị bạo hành không chỉ là vấn đề của riêng mỗi gia đình; mà đây là vấn đề chung của toàn xã hội trong việc bảo vệ tính mạng và quyền lợi của trẻ em trong một quốc gia.

1. Trẻ em bị bạo hành là gì?

Trẻ em bị bạo hành (child abuse) là tình trạng không chỉ bạo lực trẻ em về thể chất, mà là bất kỳ hình thức ngược đãi nào của người lớn mang tính bạo lực hoặc đe dọa trẻ em dưới 18 tuổi.

Các hình thức bạo hành trẻ em bao gồm:

  • Bạo hành thể chất: Trẻ bị người lớn đe dọa và cố ý gây tổn thương lên cơ thể của trẻ.
  • Ngược đãi cảm xúc: Người lớn vô tình hoặc cố ý làm tổn tương lòng tự trọng của trẻ bằng lời nói; tỏ thái độ coi thường; mắng chửi; cô lập; hoặc phớt lờ sự hiện diện của con.
  • Bạo hành tình dục: Trẻ bị ép buộc thực hiện những hành động liên quan đến tình dục như đụng chạm vùng kín, tiếp xúc bộ phận sinh dục bằng miệng, ép trẻ phải xem phim khiêu dâm,…
  • Bỏ mặt trẻ: Người lớn không cung cấp cho trẻ em nơi ở, thức ăn, điều kiện học tập, hoặc thậm chí là có ý chăm sóc trẻ.

2. Dấu hiệu trẻ em bị bạo hành

Để kịp thời ngăn chặn các hành vi xấu, và bảo vệ trẻ em khỏi những tình huống bị bạo hành. Cha mẹ và người lớn theo dõi và học cách nhận biết một đứa trẻ bị bạo hành là như thế nào.

Dấu hiệu của một đứa trẻ đã hoặc đang bị bạo hành:

  • Thiếu tập trung.
  • Cố gắng bỏ chạy.
  • Nghỉ học thường xuyên.
  • Có hành vi nổi loạn, thách thức.
  • Tự làm hại bản thân hoặc cố gắng tự tử.
  • Trầm cảm, lo lắng hoặc sợ hãi bất thường hoặc đột ngột mất tự tin.
  • Trẻ đột nhiên trở nên rụt rè, xa lánh bạn bè hoặc các hoạt động thông thường.
  • Có nhiều vết thương trên cơ thể, chẳng hạn như vết bầm tím, vết cào, vết sẹo, gãy xương hoặc bỏng.
  • Trẻ có những thay đổi về hành vi chẳng hạn như hung hăng; tức giận; thù địch; hiếu động thái quá; hoặc giảm sút trong kết quả học tập ở trường.

>> Mẹ xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

3. Nguyên nhân trẻ em bị bạo hành?

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình bao gồm: Thiếu ý thức, vấn đề trong gia đình, hoặc bất bình đẵng giới.

3.1 Quan niệm dạy con “Thương cho roi cho vọt”

Là một gia đình Châu Á, ít nhiều bạn cũng thường nghe câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Đây là một quan niệm về cách nuôi dạy con bằng đòn roi và chửi mắng. Và những hành vi này được nhân danh dưới dạng tình thương và sự quan tâm của cha mẹ dành cho con.

3.2 Hoàn cảnh gia đình

Trẻ em bị bạo hành có thể bắt nguồn từ các mâu thuẫn và hoàn cảnh sống của gia đình. Nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…có thể khiến con cái trở thành nạn nhân của bạo hành.

Trong giai đoạn COVID-19 tại Việt Nam, tình trạng giãn cách xã hội khiến trẻ không thể đến trường đã góp phần làm tăng tỷ lệ bạo lực trong gia đình từ 30% lên 300%. Việc có đến 21 triệu trẻ em hiện phải học online tại nhà trong hơn 1 năm, cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tình trạng an toàn sức khỏe trẻ em.

>> Mẹ xem thêm: Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến con trẻ ra sao?

3.3 Bất bình đẳng giới

Tư tưởng trọng nam khinh nữ (Sexism) đâu đó vẫn còn tồn tại  trong nhiều gia đình người Việt. Chính vì vậy, số lượng trẻ em bị bạo hành là con gái luôn nhiều hơn các bé trai.

>> Mẹ xem thêm: Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi

4. Hậu quả của tình trạng trẻ em bị bạo hành

Không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng có đủ khả năng vượt qua những tác động tiêu cực từ việc bị bạo hành. Chính vì vậy, những đứa trẻ không thể vượt qua sẽ thường gặp phải các vấn đề sức khỏe thể chất, hành vi, tinh thần trong nhiều năm sau đó.

  • Các vấn đề về thể chất: Học tập sa sút. Gặp các ảnh hưởng về sức khỏe như rối loạn hệ miễn dịch, bệnh phổi mãn tính, tăng nguy cơ ung thư,..
  • Vấn đề hành vi: Hành vi côn đồ hoặc bạo lực; lạm dụng người khác; rụt rè; có ý muốn tự tử hoặc tự gây thương tích; kỹ năng xã hội và quan hệ hạn chế
  • Vấn đề cảm xúc: Khó thiết lập hoặc duy trì các mối quan hệ; một quan điểm không lành mạnh về việc làm cha mẹ; không có khả năng đối phó với căng thẳng; chấp nhận rằng bạo lực là một phần bình thường của các mối quan hệ.

Bên cạnh đó, trẻ em bị bạo hành có thể bị rối loạn hành vi, nhân cách và căng thẳng sau chấn thương.

5. Cha mẹ cần làm gì khi thấy trẻ bị bạo hành?

5.1 Nhận biết các dấu hiệu

Cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu về hành vi và thể chất để biết rằng con có đang bị bạo hành hay không. Đây là bước quan trọng để giúp bé thoát khỏi hành vi bạo hành trẻ em.

5.2 Nói chuyện với con

Cha mẹ cần tạo ra một môi trường mà con có cảm giác an toàn và có thể dễ dàng chia sẻ. Nói chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe và theo dõi. Điều quan trọng là cha mẹ không được đổ lỗi hoặc trách móc con. Thay vào đó, cha mẹ nên trấn an và kiên nhẫn để tránh trường hợp con bị ảnh hưởng tâm lý.

>> Cha mẹ xem thêm: Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?

5.3 Báo cáo với cơ quan chức năng

Việc báo cáo hành vi trẻ bị bạo hành là cách để giúp bảo vệ sự an toàn cho con. Điều này đôi khi gây khó khăn cho các bậc làm cha mẹ, nhưng về lâu dài nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho trẻ. 

6. Cách phòng ngừa trẻ em bị bạo hành

Cách bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng bị bạo hành
Cách bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng bị bạo hành

Cha mẹ có thể thực hiện các bước quan trọng để bảo vệ con mình khỏi bị bạo hành, cũng như ngăn chặn tình trạng này trong cộng đồng bằng cách:

6.1 Chăm sóc và quan tâm con

Cha mẹ cần lắng nghe và tham gia vào cuộc sống của con để phát triển lòng tin và giao tiếp tốt. Khuyến khích con nói ra nếu có vấn đề. Môi trường gia đình hỗ trợ và mạng xã hội có thể thúc đẩy ý thức về giá trị bản thân của con.

6.2 Hạn chế trút sự tức giận

Nếu cha mẹ cảm thấy quá tải hoặc mất kiểm soát, hãy nghỉ ngơi. Các bậc phụ huynh nên tìm cách đối phó với căng thẳng và tương tác tốt hơn với con.

6.3 Biết người chăm sóc con. 

Có thể trẻ bị bạo hành bởi chính những người ở bên cạnh con khi cha mẹ vắng như người giúp việc, bảo mẫu,… Cha mẹ nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo con yêu được an toàn.

>> Mẹ xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

6.4 Hướng dẫn con cách tự bảo vệ mình 

Dạy cho con cách rời khỏi tình huống đe dọa hoặc đáng sợ ngay lập tức và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn đáng tin cậy. Nếu có điều gì đó xảy ra, ba mẹ hãy khuyến khích con nói chuyện. Đảm bảo với trẻ rằng con sẽ không gặp rắc rối khi tố giác hành vi bạo hành.

Luật Trẻ em sửa đổi, bổ sung năm 2017 nghiêm cấm các hành vi bạo hành đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các tổ chức, ban ngành đều thể hiện một thái độ cứng rắn với các trường hợp người lớn bạo hành trẻ em.

Hy vọng bài viết trên phần nào giúp các bậc cha mẹ trong việc phát hiện và ngăn chặn các trường hợp trẻ em bị bạo hành. Từ đó, con yêu có một môi trường an toàn và lành mạnh để phát triển.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm không?

Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm hiểu ngay vấn đề trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ xuất phát từ nguyên nhân nào; có nguy hiểm không; cũng như các phương pháp để khắc phục tình trạng này. Mẹ cùng xem ngay nhé!

1. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ là do đâu?

Nếu muốn trị dứt điểm tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ; trước tiên mẹ cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi của con là do đâu.

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khiến trẻ vã mồ hôi ở lưng, đầu khi ngủ được chia làm 3 loại”]

  • Do sinh lý: hiện tượng đổ mồ hôi trộm.
  • Do bệnh lý: cảm lạnh, dị ứng, hen suyễn, v.v.
  • Do tác động môi trường: Phòng ngủ, nhiệt độ, thời tiết.

[/key-takeaways]

Một số nguyên nhân khiến trẻ đồ mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ theo sinh lý; và tác động từ môi trường bao gồm:

1.1 Hiện tượng đổ mồ hôi trộm khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ
Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Đổ mồ hôi trộm là phản ứng tỏa nhiệt làm mát cơ thể khi bé tiếp xúc với nhiệt độ cao từ môi trường bên ngoài. Đồ mồ hôi trộm ở đầu và lưng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời; và có thể kết thúc muộn khi trẻ lên 5 tuổi.

Một số nghiên cứu đối với trẻ sinh đủ tháng và thiếu tháng cũng cho thấy; trẻ sinh non dưới 36 tuần có xu hướng phản ứng với nhiệt độ chậm hơn; so với trẻ sinh từ 36 tuần trở lên. Dù vậy, sau một thời gian, trẻ đều có thể phát triển khả năng phản ứng với nhiệt độ nóng dần lên ở môi trường bên ngoài như nhau.

Thông thường, trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều ở khu vực lưng, đầu tóc, cổ,… và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ; khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ yếu ớt, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, chán ăn dẫn đến còi cọc, chậm phát triển, sức đề kháng yếu,…

>> Xem thêm: Độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là tốt và phù hợp?

1.2 Môi trường phòng ngủ quá nóng

Phòng ngủ có nhiệt độ quá cao, nóng bức, không thông thoáng có thể khiến trẻ cảm thấy nóng nực, bí bách và khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều.

Ngoài ra, trong khi ngủ, nếu mẹ đắp quá nhiều chăn cho trẻ; cho trẻ mặc quần áo quá dày; đội thêm nón; hoặc dùng các loại gối ngủ không thoáng khí tốt cũng có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng trong khi ngủ.

1.3 Do khí hậu nóng, không khí oi bức

Khí hậu thay đổi, nhiệt độ môi trường quá cao cũng sẽ là ảnh hưởng đến tình trạng tiết mồ hôi ở trẻ. Lúc này, trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn.

1.4 Các nguyên nhân bên trong cơ thể 

trẻ vã mồ hôi do các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân bên trong cơ thể khiến trẻ đổ và ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có thể là do:

  • Trẻ thừa cân béo phì.
  • Trẻ bị ốm sốt thông thường.
  • Trẻ đang dùng các loại thuốc có để lại tác dụng phụ.
  • Trẻ bị chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật; hệ giao cảm.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng; cơ thể không được bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết (vitamin D, kẽm, canxi,…).
  • Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh thường cao hơn nên cơ thể sẽ tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt.
  • Thay đổi nội tiết tố có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn; nhưng thường hiện tượng này xảy ra khi bé bước vào độ tuổi dậy thì.
  • Hệ thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Vì hệ thần kinh chưa ổn định nên có thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn; dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

1.5 Những nguyên nhân khác khiến trẻ ra mồ hôi nhiều ở đầu và lưng khi ngủ

Trẻ vận động quá mức. Trước khi ngủ, trẻ vận động quá mức thì trong khi ngủ, nguy cơ trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng sẽ nhiều hơn.

Trẻ đang lo lắng, căng thẳng. Tâm lý không ổn định cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Khi ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng hoặc bất an, trẻ sẽ có xu hướng khó ngủ và ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ.

2. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có thể do mắc bệnh lý

Tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý sau đây:

  • Cảm lạnh: Ngoài đổ mô hôi, trẻ bị cảm lạnh còn có thể bị nghẹt mũi, ho và đau họng.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng ở mức độ nhẹ hoặc nặng đều có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi hơn trong lúc ngủ.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng khi ngủ trẻ ra nhiều mồ hôi.
  • Suy tim sung huyết: Suy tim sung huyết thường dẫn đến tình trạng biếng ăn, mệt mỏi, thường xuyên ho, chậm tặng cân.
  • Bệnh cường giáp: Trẻ bị bệnh cường giáp không chỉ sụt cân, hay lo lắng, nhịp tim nhanh mà còn hay có tình trạng chảy mồ hôi nhiều, đặc biệt là về đêm.
  • Bệnh tiểu đường: Khi ngủ trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng, mồ hôi có mùi giống như acetone (chất tẩy sơn móng tay); đi tiểu nhiều, sụt cân, v.v. là những triệu chứng của căn bệnh tiểu đường thường gặp ở trẻ.

Trong một số trường hợp, trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng ngay cả khi đã trên 5 tuổi có thể do mắc chứng bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ nhớ chú ý điểm này để hạn chế con ra mồ hôi nhé!

[inline_article id=157239]

3. Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm hay không?

trẻ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ có nguy hiểm không

Theo những nguyên nhân kể trên, việc trẻ đổ mồ hôi nhiều trong khi ngủ có thể không phải do nguyên nhân quá nguy hiểm; và mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách:

3.1 Điều trị chứng đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Thay đổi nhiệt độ phòng.
  • Cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ.
  • Hạn chế trẻ vận động quá mức trước khi ngủ.
  • Không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo trong lúc ngủ.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hàng hàng và bổ sung nước đầy đủ
  • Không để trẻ bị sợ hãi khi ngủ và trước khi ngủ thì không ăn no.
  • Cho trẻ sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau củ quả có tính mát, ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều vùng đầu và lưng thì nên dùng khăn mềm để lau mồ hôi để giúp trẻ tránh hiện tượng cảm lạnh.

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh hoặc trẻ bị bệnh cúm để giải quyết tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ ra nhiều mồ hôi xuất phát từ những lý do bệnh lý; mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y khoa để được chẩn đoán, điều trị.

3.2 Một số dấu hiệu trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ là nguy hiểm

  • Ngủ ngáy.
  • Thở bằng miệng.
  • Thở khò khè, gấp gáp.
  • Hóp bụng lõm sâu mỗi khi thở.
  • Đau tai, cứng cổ, bé trở nên biếng ăn.
  • Trẻ bị sút cân nhanh, nôn mửa dữ dội và tiêu chảy.

Khi có những dấu hiệu trên; mẹ lập tức đưa trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ đi thăm khám với bác sĩ để có phương pháp can thiệp kịp thời nhé.

[key-takeaways title=””]

Đối với trẻ em, việc trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi bé ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, điều quan trọng mẹ cần làm chính là tìm ra yếu tố ảnh hưởng, tác động đến trẻ để có thể kịp thời can thiệp và khắc phục mẹ nhé!

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

1001 công thức chuẩn chỉnh từ thực đơn ăn dặm của Viện Dinh Dưỡng

Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ bật mí ngay thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia để mẹ có thể làm ngay những món ăn bổ dưỡng và phù hợp đến với bé yêu mẹ nhé!

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm (hay còn gọi là ăn sam) khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ cũng nhiều hơn. Tuy sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính nhưng trẻ cần ăn dặm để bổ sung thêm các loại thực phẩm khác, đảm bảo nhu cầu phát triển của con.

Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, có thể xử lý và hấp thu các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. 

Tuy nhiên, vì mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau nên mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu của con để biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa:

  • Trẻ tỏ ra thích thú, tò mò đối với thức ăn của người lớn xung quanh và có biểu hiện muốn được thử các loại thức ăn này.
  • Trẻ có thể giữ đầu thẳng, tự ngồi để mẹ đút thức ăn cho trẻ
  • Trẻ biết ngoảnh đầu sang hướng khác khi không được ăn thức ăn phù hợp
  • Lưỡi trẻ không còn phản xạ đẩy vật lạ trừ núm vú như khi còn nhỏ
  • Trẻ có sự phát triển tốt về thể chất, cân nặng tăng gấp đôi so với cân nặng lúc mới sinh

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 6 tháng tuổi

thực đơn ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi

Với trẻ em trong giai đoạn 6 tháng tuổi – thời điểm vừa được tập ăn dặm, mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn những món ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp trẻ dễ dàng làm quen hơn với các loại thực phẩm mới lạ và thích nghi nhanh chóng hơn.

Hơn nữa, nên tuân thủ theo nguyên tắc “ngọt – mặn”, cho trẻ ăn dặm với các món ngọt trước để vị thức ăn gần giống với vị sữa mẹ. 

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng dành riêng cho trẻ 6 tháng sẽ có các món ăn sau đây:

Bột đậu xanh và bí đỏ

  • Bột gạo tẻ: 3 muỗng cà phê (khoảng 15 gram)
  • Bột đậu xanh: 2 muỗng cà phê (khoảng 10 gram)
  • Bí đỏ: 4 miếng nhỏ, nghiền nát
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén 

Bột tôm

  • Bột gạo tẻ: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Tôm: khoảng 15 gram, làm sạch, bỏ vỏ, luộc rồi băm nhuyễn
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Bột thịt

  • Bột gạo tẻ: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Thịt nạc: 10 gram, luộc và băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Bột cá

  • Bột gạo tẻ: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Cá: 10 gram, làm sạch, gỡ bỏ xương 
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Bột gan (gan gà, gan heo)

  • Bột gạo tẻ: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Gan: 10 gram, làm sạch băm nhuyễn
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

[inline_article id=274918]

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 9-11 tháng tuổi

thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi

Vào 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Vì vậy, mẹ cũng có thể đa dạng hóa các món ăn trong thực đơn cho trẻ. 

Trong thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 9-11 tháng tuổi, các món ăn giàu canxi sẽ được bổ sung nhiều hơn. Bởi trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu tập đứng dậy và học cách đứng vững, do đó lựa chọn nguồn thực phẩm cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe là điều vô cùng quan trọng.

Một số món ăn có trong thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 9-11 tháng tuổi có thể kể đến như:

Bột đậu

  • Bột gạo tẻ: 5 muỗng cà phê (khoảng 25 gram)
  • Đậu phộng: 20 gram, rang chín và đâm nhuyễn mịn
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Nước lọc: 1 chén

Bột đậu xanh và bí đỏ

  • Bột gạo tẻ: 5 muỗng cà phê (khoảng 25 gram)
  • Bột đậu xanh: 3 muỗng cà phê (khoảng 15 gram)
  • Bí đỏ: 4 miếng nhỏ, nghiền nát
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1,5 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

>>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì? Bí quyết xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Bột cua

  • Bột gạo tẻ: 5 muỗng cà phê (khoảng 25 gram)
  • Thịt cua đồng: 30 gram
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Bột tôm

  • Bột gạo tẻ: 5 muỗng cà phê (khoảng 25 gram)
  • Tôm: 15 gram, làm sạch, bóc vỏ, luộc chín rồi băm nhuyễn
  • Rau xanh: 2 muỗng, băm hoặc giã nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1,5 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 1 chén

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho trẻ 1-2 tuổi 

thực đơn ăn dặm của trẻ 1 tuổi

Sau khi tròn 12 tháng tuổi, trẻ dần ít uống sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn mà dần chuyển sang ăn dặm hoàn toàn. Lúc này, trẻ có thể ăn đến ba bữa một ngày như người lớn. Khẩu phần ăn của trẻ sẽ ít hơn, khoảng ¼ so với người lớn.

Thực đơn ăn của trẻ trong giai đoạn này nên được bổ sung thêm các loại rau củ quả, trái cây, các loại thực phẩm bổ sung protein động vật và thực vật. Ngoài ra, nên chú ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi và sắt vì trẻ đang cai sữa mẹ nên lượng sắt và canxi có thể bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng đối với sự phát triển thể của trẻ.

Với trẻ 1-2 tuổi, mẹ có thể áp dụng thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng sau đây:

Cháo đậu xanh hoặc đậu đen

  • Gạo: 35 gram 
  • Đậu xanh hoặc đậu đen: 4 muỗng cà phê (khoảng 20 gram)
  • Rau: 2 – 3 muỗng cà phê, băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 2 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

Cháo cá

  • Gạo: 40 gram 
  • Cá: 25 gram, làm sạch gỡ xương, luộc chín và bóp nhuyễn
  • Rau: 2 – 3 muỗng cà phê, băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1,5 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

Cháo tôm

  • Gạo: 40 gram 
  • Tôm: 25 gram, làm sạch bóc vỏ, nghiền nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 2 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

Cháo thịt (thịt gà, thịt bò)

  • Gạo: 50 gram 
  • Thịt (gà hoặc bò): 25 gram, băm nhuyễn
  • Rau: 2 – 3 muỗng cà phê, băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 2 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

Cháo lươn

  • Gạo: 40 gram 
  • Lươn: 25 gram
  • Rau: 2 – 3 muỗng cà phê, băm nhuyễn
  • Dầu olive hoặc dầu ăn cho bé: 1,5 muỗng cà phê
  • Nước: Vừa đủ

[inline_article id=109026]

Với thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia được gợi ý phía trên, mẹ sẽ chẳng còn đau đầu khi tìm kiếm những món ăn ngon và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Cùng vào bếp và làm ngay mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Có nên sử dụng các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon?

Tuy nhiên, các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon liệu có thật sự mang lại hiệu quả như những gì mẹ mong đợi? Các chuyên gia nói gì về việc sử dụng cốm kích thích ăn ngon cho trẻ? 

Cốm kích thích trẻ ăn ngon có mang lại hiệu quả hay không?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cốm dành cho trẻ em để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, chẳng hạn như cốm vi sinh cho trẻ biếng ăn hoặc cốm tiêu hóa cho trẻ em. Các loại cốm này được quảng cáo với nhiều công dụng như giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt, hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ đó hỗ trợ trẻ tăng cân,…

Vì thế, khi trẻ có vấn đề như biếng ăn, đầy hơi, ăn không tiêu, không tăng cân, mẹ thường lựa chọn các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon để hỗ trợ việc ăn uống của con.

Các loại cốm, men vi sinh được xem như một loại thuốc, nếu uống kéo dài có thể làm thay đổi chức năng của cơ quan tiêu hóa. Cụ thể, các sản phẩm này nếu sử dụng lâu dài sẽ khiến cơ thể dần lười biếng hơn, ít tự tiết ra men để tiêu hóa thức ăn hơn và phải phụ thuộc vào các loại cốm, men vi sinh. Từ đó, trẻ sẽ càng chán ăn hơn và cơ thể hoàn toàn mất khả năng tiêu hóa thức ăn.

Vì sao trẻ thường biếng ăn?

Thay vì sử dụng các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon, mẹ có thể tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để có thể khắc phục tình trạng này. Một số yếu tố tác động đến sở thích ăn uống của trẻ và dẫn đến chứng biếng ăn bao gồm:

Cho trẻ ăn không đúng lúc

Việc cho trẻ ăn không đúng lúc (trẻ còn no hoặc không phải giờ ăn) sẽ khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng và dẫn đến ăn ít hơn thường ngày. Việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng trẻ ăn ít hơn, không đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết với nhu cầu của cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ phát triển chậm.

Lúc này, mẹ không cần cho trẻ sử dụng các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon mà chỉ cần điều chỉnh thời gian cho trẻ ăn để trẻ ăn đúng giờ. Ngoài ra, cần lưu ý không cho trẻ ăn lúc còn đang no, không ăn vặt hoặc uống sữa gần sát thời gian diễn ra bữa ăn chính.

>>> Mẹ có thể quan tâm: 6 dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sớm nhất

cốm vi sinh cho trẻ biếng ăn

Các nguyên nhân từ thức ăn của trẻ

Một số nguyên nhân từ thức ăn có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, chẳng hạn như trẻ phải ăn liên tục một món ăn trong nhiều ngày hoặc trẻ không được ăn món mà mình thích.

Trong trường hợp này, mẹ không cần phải tìm mua các loại men vi sinh hoặc cốm kích thích trẻ ăn ngon mà chỉ cần thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ, đa dạng hóa các loại thực phẩm mà trẻ ăn. Ngoài ra, mẹ có thể thử một vài cách chế biến món ăn mới để kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ.

Nếu tình trạng chán ăn ở trẻ là do con không được ăn món mình thích, mẹ có thể nghiên cứu để chế biến món ăn phù hợp hơn với khẩu vị của con, từ đó khắc phục tình trạng biếng ăn. 

Không khí căng thẳng của bữa ăn

Khi thấy trẻ biếng ăn, ăn ít hơn bình thường, nhiều phụ huynh có tâm lý bực bội, từ đó thể hiện sự tức giận của mình bằng cách quát tháo trẻ, khiến cho bữa ăn trở nên vô cùng căng thẳng. Điều này có thể gây nên trở ngại tâm lý trong lòng trẻ, khiến con sợ hãi và dẫn đến chán ăn.

Các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon sẽ không hiệu quả và không cần thiết nếu nguyên nhân lười ăn của trẻ xuất phát từ vấn đề tâm lý. Vì thế, khi thấy con có biểu hiện ngày càng ăn ít hơn, mẹ có thể đánh giá lại không khí của những bữa ăn gần đây để xem mình có vô tình tạo áp lực lên con hay không, từ đó dần điều chỉnh hành vi và thái độ của mình trong mỗi bữa ăn.

cốm tiêu hóa cho trẻ em

Cách để con ăn ngon miệng hơn mà không cần dùng đến cốm kích thích trẻ ăn ngon

Mẹ nên lưu tâm đến sở thích ăn uống của con, đa dạng thực đơn, tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn. Đồng thời, dù nấu ăn theo đúng sở thích của trẻ thì mẹ cũng nên lưu ý một số nguyên tắc ăn uống lành mạnh như:

  • Không cần thêm muối vào thức ăn của con. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi,  lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1.5g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3g muối. Khi con lớn, lượng muối có thể tăng lên nhưng không nhiều. Ở độ tuổi trưởng thành, lượng muối nên hấp thụ mỗi ngày không nên quá 5g, tương đương khoảng 1 thìa cà phê.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Tác hại của thừa muối với sức khỏe trẻ nhỏ mẹ cần biết

  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường. Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng đường tự do trong khẩu phần ăn của trẻ từ 2-18 tuổi là <5% tổng năng lượng ăn vào, và lượng đường này nên còn thấp hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
  • Nên khuyến khích trẻ ăn rau và trái cây vì đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.

Kết luận

Nhìn chung, các loại cốm vi sinh cho trẻ biếng ăn, cốm tiêu hóa cho trẻ em hay còn gọi là cốm kích thích trẻ ăn ngon không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, nhưng cũng không thật sự hiệu quả. Nguyên nhân trẻ biếng ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài việc thiếu vi chất. Do vậy, mẹ nên cân nhắc không nên quá lạm dụng các sản phẩm này. Không cho trẻ dùng thường xuyên để tránh tình trạng trẻ bị phụ thuộc dẫn đến cơ thể giảm chức năng bài tiết, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của trẻ.

[inline_article id=253565]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Có nên cho bé sử dụng các loại siro giúp bé ăn ngon?

Tất tần tật những vấn đề mà mẹ quan tâm liên quan đến siro giúp bé ăn ngon miệng sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu mẹ nhé!

Siro giúp bé ăn ngon là gì?

Trong y khoa, siro hỗ trợ tiêu hóa hay còn được gọi là siro giúp bé ăn ngon nằm trong nhóm thuốc không kê đơn (OTC). Các loại siro này thường có thành phần chứa nước, natri bicarbonate, đường, cồn 3,6%, các loại thảo dược như hoa cúc, gừng, cam thảo, thì là, bạc hà, chanh, quế, đinh hương,…

Tùy theo công ty sản xuất và quy định của từng quốc gia mà siro ăn ngon có thể chứa cồn hoặc không. Ngoài ra, đường cũng có thể được thay bằng các chất làm ngọt nhân tạo khác.

Mẹ có thể cho bé sử dụng siro để cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón và kích thích vị giác ở trẻ, tăng cảm giác thèm ăn để trẻ có thể ăn ngon miệng hơn.

Siro giúp bé ăn ngon có thật sự an toàn hay không?

Sự an toàn của bé luôn là vấn đề mà mẹ chú ý hàng đầu. Do đó, trước khi cho bé sử dụng, mẹ cũng đặc biệt quan tâm đến việc siro giúp bé ăn ngon có thật sự an toàn với bé. Hiện nay, chưa có đủ căn cứ để kết luận siro hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng để lại những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, trước khi cho bé sử dụng các loại ​​siro giúp bé ăn ngon ngủ ngon, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Siro giúp bé ăn ngon có chứa cồn

Tuy hàm lượng cồn bên trong các loại siro này thường rất thấp nhưng các bác sĩ cho biết, cồn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Do đó, để an toàn hơn, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại siro có thành phần không chứa cồn.

Thành phần Natri bicarbonate trong siro

Natri bicarbonate hoặc bột nở (baking soda) có trong siro giúp bé ăn ngon có thể phản ứng với axit dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Việc sử dụng siro quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng cơ thể hấp thụ canxi từ sữa và natri bicarbonate, từ đó khiến canxi trong máu tăng cao và gây nên hội chứng sữa – muối kiềm.

Vì thế, trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sinh non và trẻ có các vấn đề về thận không nên sử dụng các loại siro giúp bé ăn ngon này.

Đường trong siro có thể khiến bé sâu răng

siro ăn ngon có thể làm sâu răng

Đường là một thành phần đặc biệt bên trong siro để giúp siro trở nên dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng cho bé và khiến bé dễ gặp các vấn đề về răng miệng.

Nhìn chung, việc siro giúp bé ăn ngon có thật sự an toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bảng thành phần bên trong siro. Tùy theo quốc gia, thương hiệu sản xuất mà thành phần trong siro có thể bị thay đổi ít nhiều.

Khi chọn mua siro hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp bé ăn ngon miệng hơn, mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần, ưu tiên lựa chọn sản phẩm không chứa cồn và có hàm lượng đường thấp, hạn chế đường nhân tạo. Ngoài ra, nếu bé có dị ứng với bất cứ nguyên liệu, thành phần nào, mẹ nên chú ý để xem được siro giúp bé ăn ngon có những thành phần này hay không.

Một số bí quyết giúp bé ăn ngon miệng hơn

Bên cạnh việc cho bé sử dụng siro hỗ trợ bé ăn ngon, mẹ có thể áp dụng thêm một số biện pháp để kích thích cảm giác thèm ăn ở bé, để bé ăn ngon miệng hơn:

  • Đa dạng các nguồn thực phẩm, món ăn: Ăn lặp đi lặp lại một vài món ăn hoặc chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định thường dễ gây ngấy và khiến bé trở nên chán ăn. Mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn ăn uống của con để con có thể ăn ngon miệng hơn.
  • Kết hợp những món ăn mới và cũ: Để giúp bé ăn ngon miệng hơn, đặc biệt là khi cho bé thử các loại thức ăn mới, mẹ có thể kết hợp cùng với những món ăn cũ mà bé yêu thích để khuyến khích bé ăn nhiều hơn.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Công thức 5532 cho bé thực đơn dinh dưỡng đủ chất

  • Cho bé tham gia vào quá trình mua thực phẩm và chế biến món ăn: Khi bé bước vào giai đoạn 3-4 tuổi, mẹ có thể cho bé cùng mẹ đi chợ, lựa chọn thực phẩm và tập sơ chế, nấu ăn. Như vậy, bé sẽ hứng thú hơn với các món ăn trong ngày và từ đó ăn nhiều hơn.
  • Cho bé lựa chọn món ăn của mình: Thay vì liên tục cho bé dùng siro ăn ngon, mẹ có thể dựa theo niềm vui và sở thích của con trong việc ăn uống để có thể chế biến những món ăn theo đúng ý của bé. Khi được ăn những món mà mình thích, bé có thể ăn nhiều hơn và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không chiều theo ý con và cho con ăn các loại thực phẩm không lành mạnh mẹ nhé.
  • Hạn chế thời gian xem TV và dùng máy tính: Trong thời gian bé sử dụng các loại thiết bị điện tử, bé thường sẽ ăn vặt nhiều hơn. Điều này có thể khiến bé no bụng, không còn hứng thú với bữa ăn chính của mình và khiến bé ăn ít hơn. Lúc này, việc cho bé sử dụng siro giúp bé ăn ngon cũng không còn mang đến hiệu quả như mẹ mong muốn. Vì thế, tốt nhất mẹ nên hạn chế cho bé dùng các loại thiết bị điện tử quá nhiều mà thay vào đó, nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động khác, chẳng hạn như bơi lội, chạy bộ, đá bóng,…
  • Giúp bé trở nên thoải mái nhất: Trong giờ ăn, mẹ nên tránh đề cập đến các vấn đề tiêu cực hoặc la mắng, trách phạt con. Vấn đề này sẽ khiến bé bị ám ảnh tâm lý và dẫn đến cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.

cách hỗ trợ mẹ ăn ngon miệng

Siro giúp bé ăn ngon là một giải pháp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc cho bé sử dụng siro, mẹ có thể áp dụng thêm một vài biện pháp khác để kích thích cảm giác thèm ăn ở bé và giúp bữa ăn không còn trở thành nỗi ám ảnh của con mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Các giác quan của bé – Sự phát triển của những điều kì diệu

Do đó, nhằm giúp con yêu phát triển toàn diện, cha mẹ nên am hiểu về kiến thức trong thế giới đầy màu sắc này của trẻ.. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn “tất tần tật” về khái niệm cũng như những cột mốc đáng giá trong sự phát triển các giác quan của bé trong giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi.

I. 5 giác quan bao gồm gì?

Giác quan của trẻ sơ sinh bao gồm thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của các giác quan, mẹ cần tìm hiểu về từng giác quan một cách chi tiết.

Thị giác là gì? Một trong các giác quan của bé

Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc bé có khả năng thị giác như thế nào được gọi là thị lực, tầm nhìn. Hệ thị giác cho phép bé thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường bên ngoài.

Xúc giác là gì? 

Xúc giác là một trong các giác quan của bé có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da bằng thịt (thông qua tay, chân…). Chẳng hạn như khi bé đói, bé sẽ dùng miệng sờ soạng để tìm ti mẹ hay khi bé ăn no, bé sẽ dùng tay chạm vào cằm mẹ.

Ngoài ra, các nhà khoa học nhận thấy khi ngậm một vật gì đó trong miệng, trẻ không đơn thuần nếm thử mùi vị của nó, mà còn đang dùng lưỡi và môi – những vùng xúc giác nhạy cảm nhất – để xác định các đặc tính khác.  

Một trong số các giác quan của bé – Thính giác là gì? 

Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua tai. Trẻ sơ sinh sử dụng đôi tai để tiếp nhận một lượng lớn thông tin về âm thanh từ thế giới xung quanh. 

Thính giác của trẻ cũng giúp chúng học ngôn ngữ và kích thích sự phát triển của não bộ. 

Thính giác của bé sơ sinh
Thính giác của bé phát triển từ khi còn trong bụng mẹ.

Vị giác là gì? 

Vị giác cũng là một trong số năm các giác quan của bé. Khái niệm vị giác đề cập đến khả năng phát hiện mùi vị của các chất như thực phẩm, một số khoáng chất

 Vị giác của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển từ khi ở trong bụng mẹ. Khi mang thai được 9 tuần, miệng và lưỡi của bé đã hình thành cùng với các nụ vị giác đầu tiên.

Khứu giác là gì trong các giác quan của bé? 

Các giác quan của bé thường có mối liên kết chặt chẽ với nhau theo từng giai đoạn phát triển. Trong đó phải kể đến là khứu giác và vị giác. Vị giác giúp trẻ nhận thức về mùi. Tương tự như vậy, các thụ quan trong mũi sẽ thu nhận các chất tạo mùi thông qua hít thở thông thường.

Khứu giác của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt là thông qua mùi nước ối. Mùi hương này tương tự với mùi sữa mà trẻ có thể cảm nhận sau khi sinh.

II. Sự phát triển các giác quan của bé theo từng cột mốc

1. Sự phát triển các giác quan của bé: Thị giác

Khi mới sinh ra: 

  • Khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn hạn chế. Bé chỉ phản ứng khi vật mà bé nhìn thấy lớn và có nhiều màu sắc tương phản (màu sáng hay tối) 
  • Bé chỉ nhìn thấy được những sự vật cách xa mắt mình 20-30cm. Nhưng cũng chỉ thấy một cách mờ ảo, không rõ từng nét.

Trẻ 4-5 tháng tuổi:

  • Các tế bào hình nón và que trong võng mạc gần như phát triển toàn diện. Thời điểm này, con yêu có thể nhìn thấy mọi vật với từng màu sắc sinh động khác nhau.

Trẻ 6-8 tháng tuổi:

  • Ở giai đoạn này, sự phối hợp giữa tay và mắt cải thiện đáng kể. Bé thường vẫy tay hoặc với theo đồ vật mẹ đưa. 
  • Nhận thức về độ sâu của con cũng sẽ được cải thiện dần dần và con có thể nhìn thấy những vật ở cách xa 10m.

Trẻ 9-12 tháng tuổi:

  • Đây là lúc bé đã có khả năng thị giác giống như người lớn. Bé có thể nhận thức về chiều sâu và ước lượng khoảng cách xa gần của vật.
  • Ngoài ra, bé có thể quan sát và với đồ vật trong phạm vi của chính mình.

[inline_article id=91069]

2. Sự phát triển các giác quan của bé: Xúc giác

Khi mới sinh ra: 

  • Trẻ có làn da nhạy cảm. Một số vùng trên cơ thể đặc biệt nhạy cảm khi chạm vào như miệng, má, mặt, bàn tay, bụng và lòng bàn chân.
  • Việc tiếp xúc da kề da sẽ giúp bé có cảm giác được che chở và bé thường phản ứng lại bằng cách cố gắng chạm vào cằm của mẹ thể hiện sự gắn kết.

Trẻ 2-3 tháng tuổi:

  • Trẻ thích cảm giác được cha mẹ ôm ấp, nâng niu và thường đáp lại bằng cách rúc vào lòng hoặc chạm vào cằm cha mẹ. Thêm nữa, ở thời điểm này lưỡi, môi và miệng của trẻ cũng rất nhạy cảm. Trẻ sử dụng chúng như một cách cảm nhận về các vật thể xung quanh.

Trẻ 4-5 tháng tuổi:

  • Các khối cơ của bé đang phát triển mạnh, đặc biệt là ở cánh tay và bàn tay. Điều này tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các hành động nâng, cầm, nắm các đồ vật bằng cả hai tay nhưng vẫn dùng miệng để cảm nhận cấu trúc của chúng.

Trẻ 6 tháng tuổi:

  • Lúc này, trẻ đang học cách để vươn tay, cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay và chuyển vật từ tay này sang tay khác.
  • Trẻ thích những đồ chơi có thể chạm và tương tác như gấu bông có phát ra âm thanh.

Trẻ 7-8 tháng:

  • Trẻ có thể phân biệt được vật thể phẳng và vật thể đa chiều. Bé thích khi được chạm vào đồ chơi có thể xoắn hoặc xoay như tay cầm.
  • Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò. Gia đình nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các đồ vật xung quanh.

Trẻ 11-12 tháng tuổi:

  • Khi được 1 tuổi, bé thích khám phá các loại đồ vật có tính chất khác nhau như cứng, mềm, lạnh, ướt, dính và sệt. Trẻ không dùng miệng nữa mà dùng tay để cảm nhận vât.

3. Sự phát triển các giác quan của bé: Thính giác

Khi vừa sinh ra:

  • Trẻ đã biết chú ý đến âm thanh, đặc biệt là những âm vực cao. Trẻ sẽ phản ứng với những âm thanh quen thuộc như tiếng trò chuyện của cha mẹ và có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn.

Trẻ 6-8 tháng tuổi:

  • Bé sẽ biết xác định nơi nào phát ra âm thanh và thường ngoái đầu theo như một bản năng. Bé cũng thường tỏ ra thích thú với những âm thanh vui nhộn. 

Trẻ 12 tháng tuổi:

  • Lúc này, các giác quan của bé như thính giác tốt hơn nhiều, bé đã có thể nhận ra những bài nhạc yêu thích và bày tỏ thích thú với từng giai điệu đó.

4. Sự phát triển các giác quan của bé: Vị giác

Ăn dặm là dấu mốc phát triển vị giác của trẻ

Trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi:

  • Ở giai đoạn này, vị giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Bé có thể phân biệt được vị ngọt và đắng và có khuynh hướng thích ngọt hơn. Đặc biệt là vị ngọt của sữa mẹ.

Trẻ 6-12 tháng tuổi:

  • Thời điểm ăn dặm, bé có thể lập tức thích một số loại thức ăn và từ chối số còn lại bởi nó quá khác lạ với vị ngọt trong sữa của mẹ.
  • Đến khoảng 7 tháng hoặc 8 tháng tuổi, bé bắt đầu thử ăn thức ăn bằng tay. Đây là cơ hội để các bà mẹ cho bé thử các vị mới từ các loại trái cây và rau củ mềm.

5. Sự phát triển các giác quan của bé: Khứu giác

Khi bé sinh ra:

  • Bé đã quen với mùi hương từ cơ thể mẹ, nên dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa sữa mẹ và các bà mẹ khác. Do đó, mẹ nên tránh sử dụng các loại sản phẩm gây mùi quá mức nhằm giúp bé cảm nhận mùi tốt hơn.

Trẻ 6 tháng tuổi:

  • Mùi thơm và vị thức ăn sẽ quyết định bé có ăn món đó hay không. Nếu thích bé sẽ chỉ tay, mỉm cười, hoặc tạo ra âm thanh
  • Sở thích ăn uống của bé có thể có nhiều đặc điểm giống của mẹ. Điều này có thể là do bé đã quen với mùi món ăn mẹ thích khi mang thai.

Trẻ từ 12 tháng tuổi:

  • Đến giai đoạn này, các giác quan của bé dần rõ hơn. Bé đã có một danh sách các món ăn yêu thích cho riêng mình. Vậy nên, mẹ hãy tôn trọng quyết định của con yêu nhé.
  • Khứu giác của bé sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi được 8 tuổi.

[inline_article id=103718]

III. Mẹ hỗ trợ gì để giúp phát triển các giác quan của bé?

1. Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển thị giác?

Thị giác trẻ sơ sinh phát triển đồng nghĩa với việc trí não phát triển. Vì thế, mẹ hãy giúp con nhận biết về thế giới xung quanh qua đôi mắt bé nhỏ của mình:

Cho bé nhìn các chấm tròn đen trắng: 

  • Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh dù không thể phân biệt màu sắc nhưng lại đặc biệt yêu thích các chấm tròn đen trắng. Vì thế, mẹ nên cho bé chơi các đồ chơi, sách ảnh có độ tương phản màu sắc như đen, trắng

Biểu cảm gương mặt của mẹ: 

  • Suốt quá trình phát triển thị giác, khuôn mặt mẹ chính là yếu tố kích thích thị giác tốt nhất cho bé. Chính vì thế, mẹ đừng ngại tạo biểu cảm nhiều nét mặt khác nhau như làm mặt hề cho bé xem nhé.

Kích thích bé phối hợp tay – mắt: 

  • Đồ chơi treo lủng lẳng trên nôi, xe đẩy là sự lựa chọn tốt cho bé từ 6 tháng tuổi, bởi bé thích nhìn những vật chuyển động trước mắt mình, thậm chí với tay để nắm bắt. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phối hợp tay – mắt của bé.

Hỗ trợ thị giác bằng thực phẩm hằng ngày:

  • Việc bé thưởng thức món ăn có màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau sẽ có lợi cho sự phát triển thị giác. Thông qua đó, bé biết nhận diện màu sắc, hình dạng tốt hơn.

2. Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển xúc giác?

Phát triển xúc giác của bé qua trò chơi

Mẹ luôn thắc mắc làm thế nào để một trong số các giác quan của bé như xúc giác có thể phát triển tốt từ khi con còn nhỏ. Dưới đây, một số cách có thể giúp ích cho mẹ:

Cho bé tiếp xúc các loại đồ chơi khác nhau: 

  • Mẹ cho bé chơi các loại đồ chơi với nhiều kiểu dáng và tính chất khác nhau, có tiếng động, phù hợp với lứa tuổi.
  • Khi bé lớn hơn chút, mẹ có thể cho bé chơi với cát, đất sét hoặc nước để giúp bé khám phá, cảm nhận được độ mềm cứng của vật.

Cho bé tiếp xúc với thức ăn:

  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy để con tiếp xúc và chơi với thức ăn. Hành động này sẽ cho trẻ có cơ hội sử dụng các ngón tay để tiếp xúc cảm nhận món. 

Mát-xa cũng là một cách giúp bé phát triển:

  • Mát-xa mang lại sự tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé. Biện pháp này có tác dụng tốt đối với tất cả trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh non và nhẹ cân.
  • Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đến phản ứng của bé trước các kiểu chạm, để biết cảm xúc của bé với chúng. Từ đó đưa ra cách làm dịu phù hợp hơn.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trò chơi cho bé sơ sinh phát triển giác quan

3. Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển thính giác?

Thính giác là một giác quan nhạy cảm và cần được kích thích một cách nhẹ nhàng nếu mẹ không muốn gây ảnh hướng không tốt đến các giác quan của bé.

Cho bé khám phá âm nhạc: 

  • Mẹ chọn các bài hát có tiết tấu sinh động phù hợp với trẻ hoặc hát cho con nghe khi rảnh rỗi sẽ giúp con nghe tốt hơn. Đồng thời, chỉ ra nhịp điệu của đồng hồ tích tắc và âm thanh của chuông gió cũng là cách giúp con phát triển thính giác.

Nói chuyện kết hợp đọc sách:

  • Bắt đầu từ khi bé mới sinh. Lắng nghe giọng nói của cha mẹ sẽ giúp thính giác của bé phát triển kỹ năng về các nhịp điệu của ngôn ngữ

Thay đổi cao độ âm thanh:

  • Mẹ thay đổi cao độ của giọng nói, sử dụng trọng âm, cách hát và phát âm sẽ làm cho mối liên kết âm thanh giữa cha mẹ và em bé trở nên sôi động hơn.
  • Thêm nữa, cha mẹ càng nói và đọc cho trẻ nghe nhiều, bé càng học được nhiều âm hơn từ đó lắng nghe rõ hơn từng từ.

4. Mẹ làm gì để hỗ trợ vị giác – một trong các giác quan của bé phát triển?

  • Lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho em bé thử nhiều loại thức ăn xay nhuyễn có vị ngọt tự nhiên khác nhau như: cà rốt, khoai tây… khi bé quen dần cách ăn, mẹ mới cho con ăn các món ăn mới.
  • Tốc độ cảm nhận thức ăn của bé khác với người lớn. Do đó, hãy để bé từ từ làm quen với các món ăn. Ban đầu đối với một số vị, mẹ có thể để bé nếm rồi nhả ra, lâu dần bé sẽ quen và tự tin hơn khi thử nhiều món.
  • Mẹ không nên cho muối và đường vào thức ăn của bé. Vì lúc này, thận của bé chưa sẵn sàng để lọc các loại thức ăn chứa 2 loại gia vị này. 

5. Mẹ làm gì hỗ trợ phát triển khứu giác cho con?

Phát triển khứu giác cho bé

  • Tăng cường những hành động âu yếm, nâng niu con hàng ngày nhằm giúp con phát triển khứu giác.
  • Theo bác sĩ nhi khoa mẹ hãy thử cho bé làm quen với mùi hương đặc trưng của mẹ như tinh dầu, kem dưỡng ẩm… nếu muốn bé nhận biết mẹ thông qua mùi đó.
  • Ngoài ra, cha mẹ nên cho con tiếp xúc với nhiều mùi hương tự nhiên quen thuộc như mùi thức ăn , chăn nỉ, gối, … nữa nhé. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Sự phát triển các giác quan của bé 1 – 2 năm tuổi

Giai đoạn phát triển các giác quan của bé sơ sinh rất cần thiết và quan trọng, cha mẹ cần theo dõi sự thay đổi của bé thường xuyên để biết được con mình đang phát triển như thế nào, nhằm có phương pháp chăm sóc phù hợp hơn cho bé yêu của mình. Tuy nhiên, mẹ không nên kích thích trẻ quá lâu (mỗi lần chỉ khoảng từ 5 đến 15 phút) hoặc kích thích quá mạnh so với tốc độ phát triển của bé để tránh ảnh hưởng tới một trong các giác quan của bé, mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Suy dinh dưỡng

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi: Những điều mẹ cần biết!

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia 2019 cho thấy hơn ⅔ trẻ từ 6-23 tháng tuổi không được ăn đầy đủ các bữa tối thiểu trong 1 ngày. Đồng thời, 14% số trẻ không tiêu thụ đủ chất sắt cần tiêu thụ khiến bệnh còi xương, chậm tăng cân càng đáng báo động hơn bao giờ hết. Do đó, mẹ nên trang bị thêm kiến thức về cách lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi để con phát triển bằng bạn bè mẹ nhé.

Vì sao trẻ bị suy dinh dưỡng?

Vậy nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi là gì? Có 4 nhóm nguyên nhân chính khiến cân nặng của trẻ đứng yên trong thời gian dài. Đó là do:

1. Chế độ dinh dưỡng

  • Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên/ Cai sữa quá sớm: Không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm là nguyên do khiến trẻ chậm cân, còi xương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc trẻ không bú mẹ từ sớm có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Trẻ thiếu một trong những chất cần thiết: Việc thiếu vitamin D, A, protein, kẽm, chất sắt… đối với trẻ từ khi còn nhỏ cũng là một trong nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương. Vì các vitamin thiết yếu có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Trong quá trình lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ có thể chưa bao gồm đủ hàm lượng các chất này.
  • Ăn dặm chưa khoa học: Mẹ cho con ăn dặm các món như sữa chua, phô mát quá sớm (trước 6 tháng) thay cho sữa mẹ hoặc kiêng ăn dặm (ngũ cốc, rau củ quả hầm,…) khi trẻ bị bệnh cũng làm cho trẻ trở nên chậm lớn. 

2. Yếu tố thuộc về cơ địa của bé

  • Cơ thể hấp thụ dinh dưỡng thấp: Trẻ bị các bệnh về tiêu hóa và hô hấp nhiều lần  làm con chán ăn, bỏ bữa dẫn đến không hấp thu được nhiều, kể cả khi bé đang ăn theo thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
  • Bé lười ăn, ham chơi: Khi bắt đầu ăn dặm, bé đôi lúc sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và lười ăn. Mặt khác, trong một số gia đình, người lớn có xu hướng bế rong hoặc cho con coi truyền hình nhằm tạo động lực giúp con ăn nhanh. Tuy nhiên, thói quen không tốt đó không những làm trẻ mất sự chủ động trong việc ăn, mà dần dà khiến con ăn kém hơn, cơ thể cũng không hấp thu được dinh dưỡng tốt.

>>> Bạn có thể đọc thêm: Trẻ suy dinh dưỡng đôi khi không phải do thiếu ăn các mẹ ơi!

3. Yếu tố gia đình

  • Mẹ không linh hoạt các món ăn cho bé: Bé hơn 6 tháng tuổi mà chỉ bú sữa mẹ, bé không được tập ăn dặm thêm các chất như bột, rau xanh, trái cây, đạm và đặc biệt là chất béo. Hoặc thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi kém đa dạng nguyên liệu là các nguyên nhân khiến bé ngán ăn, bỏ bữa.
  • Điều kiện kinh tế gia đình: Trẻ sống trong các gia đình đông con, kinh tế thấp, nhất là sống những nơi có vệ sinh kém và dịch vụ y tế không phát triển sẽ có khả năng mắc suy dinh dưỡng cao hơn hẳn với những khu vực lân cận.

Mức cân nặng nào là trẻ suy dinh dưỡng?

cân nặng trẻ sơ sinh thế nào là suy dinh dưỡng

Để lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi khoa học theo từng giai đoạn phát triển của con. Mẹ cần nhận biết con có đang bị chậm tăng cân hay không.

  • Cụ thể, cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3 kg, chiều cao khoảng 50 cm. Nếu chỉ nặng dưới 2,5 kg thì thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai.
  • Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới sinh là 2,8kg – 3kg. Con trai nặng hơn con gái, con thứ 2 trở đi thường nặng hơn con đầu lòng.
  • Cân nặng của trẻ tăng nhanh trong năm đầu tiên: 3 tháng đầu bé sẽ tăng 1kg – 1,2kg/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng 500 – 600g/tháng và 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300 – 400g/tháng. 
  • Cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi khi được 4-5 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi tròn 1 tuổi, tức rơi vào khoảng 9 – 10kg.
  • Từ năm thứ 2 trở đi, cân nặng tăng chậm hơn, mỗi năm trung bình bé chỉ tăng 2kg – 3kg là đạt chuẩn.
  • Có thể ước tính cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi theo công thức: Cân nặng (kg) = 9 + 2 (N – 1). Trong đó, N là tuổi của trẻ tính theo năm.

Khi so sánh cân nặng của con với biểu đồ phát triển mà mẹ thấy trong 2 đến 3 tháng liền trẻ chững cân thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế hoặc dinh dưỡng, các chuyên gia tìm nguyên nhân, hướng điều trị và sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi phù hợp với bé.

Những yếu tố giúp trẻ tăng cân mẹ không nên bỏ qua

Bên cạnh việc lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, có những yếu tố khác cũng hỗ trợ giúp trẻ tăng cân mà mẹ có thể tiến hành ngay tại nhà.

1. Sữa mẹ

  • Đối với trẻ sơ sinh chậm lớn, cách giúp bé tăng cân nhanh nhất và tốt nhất chính là sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa canxi và chất béo cao, là thành phần giúp xương chắc khỏe và tăng cân nặng. 
  • Dù là trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng mẹ cũng đều nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.

2. Chăm chút giấc ngủ cho trẻ

  • Ngoài một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, cho bé ngủ đủ giấc là một trong những cách giúp trẻ mau tăng cân. Trẻ sơ sinh thường sẽ cần ngủ khoảng 16-17 tiếng mỗi ngày và bé chỉ thức khi bú và đi vệ sinh. 
  • Bên cạnh đó, một chỗ ngủ êm ái, yên tĩnh cũng sẽ là phương pháp tốt kích thích bé ngủ ngon hơn cả về ban ngày lẫn ban đêm.

3. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết:

  • Trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, vitamin D và protein. Một số thực phẩm tốt cho chiều cao và cân nặng của con là: sữa, đậu nành, trứng, cà rốt,…

[inline_article id=185425]

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi:

1. Thực đơn ăn dặm cho bé suy dinh dưỡng, thấp còi: trẻ từ 6 – 12 tháng

  • Lượng thức ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé ăn dặm:
    • Cho trẻ ăn cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ 
    • Nếu bé không thích ăn cháo trộn sữa thì mẹ dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày
    • Với trẻ ăn ít, mẹ có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn. Ví dụ: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột)

2. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Trẻ từ 13 – 24 tháng

  • Thời gian biểu và lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho con:
    • 6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng
    • 9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
      • Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
      • Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
      • Dầu oliu: 10ml (2 thìa cà phê)
      • Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
    • 12h: Sữa: 200ml
    • 14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
    • 17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. 

[inline_article id=137592]

3. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Trẻ 25 – 36 tháng

  • Thời gian biểu và lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho con:
    • 7h: Sữa cao năng lượng: 200ml
    • 11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.
      • Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu: 5g
    • 14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml
      • Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
      • Dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
    • 17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau
    • 20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
      • Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.
      • Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ

Với thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi như trên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm là bé không những ăn ngon miệng món ăn mẹ nấu mà còn tăng cân nhanh chóng nữa đó. Con yêu ăn no, ngủ kỹ mẹ an tâm về mọi mặt!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Bệnh u mềm lây ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh u mềm lây ở trẻ em là bệnh lành tính, đôi khi có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng không vì thế mà mẹ chủ quan, tốt nhất vẫn là nên cho con đi khám và chữa trị khi phát hiện bệnh để an toàn cho bé.

Bài viết sẽ giúp mẹ hiểu thêm về bệnh cũng như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh.

Bệnh u mềm lây ở trẻ em là gì?

Đây là căn bệnh da liễu do virus Molluscum contagiosum (thuộc nhóm Poxvirus) gây ra. Virus gây bệnh thường “trú ngụ” trong các nốt sần màu hồng, mịn, bóng có đường kính từ 2 đến 5mm, thường thấy ở mặt, thân và tay chân của trẻ em.

Tuy bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ dậy thì nhưng mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.

Nguyên nhân lây bệnh

Dưới đây là các yếu tố gây lây nhiễm:

– Tiếp xúc da với người nhiễm bệnh.

– Môi trường sống ẩm mốc, kém vệ sinh.

– Bệnh đôi khi có thể lây khi trẻ tắm ở hồ bơi.

– Chạm vào các đồ vật có virus gây bệnh như đồ chơi, khăn tắm, quần áo…

nguyên nhân gây bệnh u mềm lây ở trẻ em

Nhận biết triệu chứng bệnh u mềm lây ở trẻ em

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2-7 tuần. Do đó, các triệu chứng của bệnh sẽ không xuất hiện ngay lập tức khi trẻ tiếp xúc với virus gây bệnh.

Khi phát bệnh, dấu hiệu nhận diện đặc trưng là các nốt u mềm hay các nốt sần nhỏ trên da màu hồng, bóng mịn hoặc lõm giữa, không gây đau nhưng gây ngứa.

Các nốt này thường có đường kính từ 1-3mm, thậm chí có thể to đến 2cm (cỡ hạt đậu).

Chúng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên da như cánh tay, mặt, bàn tay, ngực, bụng… (ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân). Các nốt u mềm có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng đám hàng chục nốt.

Khi các nốt u mềm vỡ, dịch trắng chảy ra sẽ khiến virus lan sang các vùng da khác trên cơ thể cũng như phát tán ra môi trường xung quanh.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bệnh da liễu ở trẻ em thường gặp và những ảnh hưởng đến sức khỏe của con

Bệnh u mềm lây có nguy hiểm không?

U mềm lây ở trẻ em có nguy hiểm không? U mềm lây không phải là một bệnh nguy hiểm và ít gây ra các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Tuy nhiên bệnh vẫn tiềm ẩn một số rủi ro mà mẹ cần lưu ý là vì:

– Trẻ có thể lây bệnh cho người khác. Vì vậy điều quan trọng là phải che kín các vùng da bị ảnh hưởng. Tránh tiếp xúc da và không dùng chung khăn tắm của trẻ với bất kỳ ai.

– Bệnh có thể nghiêm trọng hơn, gia tăng nguy cơ bội nhiễm nếu trẻ có sức đề kháng kém.

– Bệnh đôi khi có thể để lại sẹo xấu, sẹo rỗ. Điều này gây mất tự tin cho trẻ khi lớn lên.

– Các nốt u mềm xuất hiện gần mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt.

Phương pháp điều trị

Thông thường thời gian để các nốt u mềm tự lành là 2-3 tháng. Và để chúng biến mất hoàn toàn có thể phải mất từ vài tháng đến vài năm. Bởi vì sau khi các nốt cũ biến mất, các nốt mới lại xuất hiện do virus lan sang các vùng da xung quanh. Mức độ và thời gian khỏi bệnh là khác nhau ở mỗi trẻ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe ở mỗi trẻ và điều kiện chăm sóc của mỗi gia đình.

Tốt nhất, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, mẹ nên cho con đi điều trị càng sớm càng tốt vì những lý do sau:

– Để các nốt sần, vết u mềm lặn nhanh hơn.

– Giảm nguy cơ lây lan sang các vị trí khó điều trị như mí mắt, môi hoặc mũi.

– Giảm nguy cơ lây lan bệnh cho người khác.

– Giảm nguy cơ để lại sẹo, mặc dù, một số phương pháp điều trị có thể gây ra sẹo.

♥ Điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng cách nào?

Dùng tia laser: đây là cách hữu hiệu để loại bỏ nốt u mềm.

Nạo bằng curret các u mềm lây: trước khi nạo các u mềm, bác sĩ sẽ gây tê vùng tổn thương.

– Phẫu thuật lạnh bằng nitơ: phương pháp này không chỉ an toàn mà còn hiệu quả, sử dụng nitơ ở nhiệt độ cực thấp để chữa trị.

– Dùng thuốc: bác sĩ có thể kê đơn kem bôi đặc trị, đôi khi kết hợp dùng thêm kháng sinh đường uống nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm.

Giúp trẻ phòng tránh u mềm lây bằng cách nào?

Để phòng ngừa bệnh u mềm lây ở trẻ em cũng như các bệnh nhiễm trùng da khác, mẹ cần hướng dẫn bé:

– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ.

– Tránh chạm, gãi hoặc dùng vật nhọn làm vỡ các nốt u, sần trên da tạo điều kiện để virus lây lan.

– Nếu lỡ chạm vào các nốt u mềm trên da, trẻ nên rửa tay ngay với nước ấm và xà phòng hoặc dùng nước sát khuẩn tay.

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, lược… hoặc các vật dụng cá nhân khác với các trẻ khác trong gia đình hoặc với người lớn.

– Không đến hồ bơi, phòng tắm nơi công cộng để hạn chế lây nhiễm cho người khác.

– Mặc quần áo dài tay hay che vùng da có u mềm bằng gạc y tế để giảm nguy cơ lây lan cho người xung quanh.

– Tái khám đúng hẹn và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bảo vệ con yêu khỏi viêm da cơ địa

Chữa u mềm lây ở trẻ em tại nhà bằng thảo dược

Để làm dịu các tổn thương, giảm ngứa ngáy, khó chịu, mẹ có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị u mềm lây ở trẻ em bằng nguyên liệu tự nhiên. Song trước khi áp dụng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để an toàn cho trẻ. Đồng thời, hãy bôi thử một ít thành phần (hỗn hợp) lên da, chờ xem phản ứng của cơ thể trẻ trước khi dùng thường xuyên.

1. Tắm bột yến mạch keo

Bột yến mạch keo là là bột yến mạch được nghiền thành bột mịn. Năm 2003, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận bột yến mạch keo là một chất bảo vệ da vì chứa các thành phần có lợi cho da như protein, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất chống viêm, chống oxy hóa…

Bột yến mạch keo thường sử dụng để điều trị các tình trạng da khác nhau như viêm da cơ địa, khô da nặng…

Mẹ có thể pha bột yến mạch keo với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên vùng da bị tổn thương, giữ trong khoảng 10-15 phút rồi tắm lại với nước sạch. Nhớ là không nên để bột yến mạch keo quá thời gian nói trên sẽ gây tác dụng ngược, tức làm da khô và dễ kích ứng.

Chữa u mềm lây ở trẻ em tại nhà bằng thảo dược

2. Dùng dầu dừa

Dầu dừa chứa hàm lượng axit béo cao, có tác dụng dưỡng ẩm, hạn chế tình trạng da khô, bong tróc. Các axit béo này còn có đặc tính chống viêm. Thoa dầu dừa lên vùng da có các nốt u mềm sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa ngày, khó chịu, viêm sưng.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Chăm sóc bé với 12 công dụng hay của dầu dừa

3. Dùng tinh dầu tràm trà (tea tree oil)

Tinh dầu tràm trà được biết đến với công dụng sát khuẩn mạnh mẽ, có khả năng diệt virus, nấm mốc và điều trị vết thương. Mẹ có thể thoa tinh dầu lên vùng da có bệnh của trẻ sau khi trẻ đã tắm rửa sạch sẽ. Có thể dùng hàng ngày để thấy tác dụng rõ rệt.

Mong rằng qua bài viết, mẹ đã hiểu thêm về bệnh u mềm lây ở trẻ em. Nói chung đây là bệnh ngoài da ít gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, khi con mắc bệnh, mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ để điều trị dứt điểm. Đồng thời, mẹ có thể áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên cho trẻ để tổn thương mau lành.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bé bị sổ mũi phải làm sao? Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc không?

Vậy bé bị sổ mũi phải làm sao? Và có cách nào để phòng ngừa tình trạng tái phát hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng trẻ bị sổ mũi, cũng nhu giúp mẹ biết cách chăm sóc con khi bé bị sổ mũi. 

1. Nguyên nhân khiến bé bị hắt hơi sổ mũi

tình trạng con nghẹt mũi

Các nguyên nhân phổ biến khiến bé bị hắt hơi sổ mũi đó là:

  • Trẻ bị nhiễm lạnh: Bé bị sổ mũi thường đa phần là do cảm lạnhThời tiết chuyển mùa là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gây sổ mũi, nghẹt mũi. Thế nhưng, cũng có một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến trình trạng này như dị ứng, nghẹt mũi sơ sinh, cảm cúm…
  • Không khí khô: Bộ phận niêm mạc của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không khí khô. Vào những ngày tiết trời khô hanh, trẻ sẽ ít tiết dịch mũi khiến cho bộ phận niêm mạc trở nên yếu và khô đi. Từ đó gây ra các biểu hiện như bé bị sổ mũi, cảm cúm, khịt mũi, mệt mỏi,…
  • Chất gây dị ứng: Những tác nhân gây dị ứng như gió, khói bụi, lông vật nuôi, nấm mốc,… khi đi vào niêm mạc mũi sẽ gây ra hiện tượng kích ứng. Ngoài triệu chứng hắt hơi, sổ mũi thì các bé còn có thể bị phát ban, nổi mẩn hoặc ngứa da.
  • Trẻ bị cảm cúm: Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian mà bé dễ bị sổ mũi và cảm cúm nhất. Những trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm cúm trong thời gian này.
  • Do virus gây ra: Niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều loại virus nguy hiểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh khô hanh; chúng sẽ phát triển mạnh và làm trẻ bị cảm hoặc viêm mũi họng.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cũng có thể là do con bị lạnh khi nằm điều hòa; hoặc bị lây bệnh cảm từ người thân trong gia đình, người đến chơi, thăm nom. Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng rất phổ biến; và thường là không nghiêm trọng.

Bé bị sổ mũi có thể đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm hắt hơi, ho và ngứa da quanh mũi hoặc mặt.

Nếu bé bị sổ mũi kéo dài, nó không chỉ gây khó chịu mà còn khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ. Khi bị bội nhiễm dễ dẫn tới biến chứng bé bị viêm họng, viêm phế quản; viêm tai giữa nếu không được can thiệp điều trị. Khi mẹ quan sát thấy những triệu chứng đi kèm với việc bé bị sổ mũi; hãy đưa bé đi thăm khám với bác sĩ ngay nhé.

2. Biểu hiện khi bé bị sổ mũi

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, có thể kèm theo nghẹt mũi; hắt hơi và chảy nước mũi trong. Đó là những trường hợp thông thường và nguyên nhân đa phần là do virus. Tuy nhiên, ở một số trẻ, sau đó có thể bị chảy mũi xanh; đặc là do bội nhiễm vi khuẩn.

Nếu thấy diễn tiến của bé có vẻ nghiêm trọng hơn, bé bỏ chơi, quấy khóc kèm theo tiêu chảy, sốt cao (trên 38,5ºC), buồn nôn; cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị bằng thuốc.

trẻ bị sổ mũi 3
Trẻ bị sổ mũi ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

3. Bé bị sổ mũi mẹ phải làm sao?

Các mẹ thường thắc mắc rằng, trẻ sơ sinh và các bé nhỏ bị sổ mũi thì phải làm sao? Trước hết, mẹ cần quan sát xem tình trạng chảy nước mũi; hay trẻ bị nghẹt mũi có nặng hay không; việc ăn uống và chất lượng giấc ngủ đang như thế nào. Nếu con của mẹ đang ở mức độ bệnh tình nhẹ, thì cũng không cần quá lo lắng.

Vậy bé bị sổ mũi ở mức độ nhẹ mẹ phải làm sao? Mẹ chỉ cần chú ý đến việc giữ ấm; độ ẩm; và nhiệt độ phòng phù hợp cho trẻ khi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo một số cách để làm cho bệnh tình của con được sớm thuyên giảm, mà không cần dùng thuốc.

3.1 Dùng dụng cụ hút mũi và nhỏ nước muối sinh lý

trẻ bị sổ mũi 2
Vệ sinh mũi là cách giúp bé bị sổ mũi nhanh chóng khỏi bệnh

Trường hợp trong mũi của bé có dịch màu trắng trong (dịch mũi); cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ mỗi bên mũi 3 – 4 giọt; và nhỏ mỗi ngày 4 – 5 lần. Hoặc nếu lo lắng và ngại thực hiện, mẹ có thể đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi; hoặc bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.

Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý khi bé bị sổ mũi:

  • Mẹ nhớ làm ấm lọ nước muối sinh lý trước khi sử dụng.
  • Đặt trẻ nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra phía sau sao cho thấp hơn chân.
  • Nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, với trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 – 5 giọt.
  • Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm và loang đều bên trong hốc mũi.

Hướng dẫn sử dụng dụng cụ hút mũi khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi:

  • Làm sạch hốc mũi: Trường hợp trẻ đã biết xì mũi, mẹ chỉ cần khuyến khích con xì dịch mũi ra khăn. Ngược lại, nếu con còn nhỏ và chưa thể xì mũi, cha mẹ nên xem thêm cách sử dụng dụng cụ bóng hút mũi để hút đàm nhớt trong mũi của con.
  • Cách thực hiện: Mẹ bóp nhẹ bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, đồng thời dùng tay bịt mũi bên kia và lập tức buông bóng phình ra. Khi đó, đàm nhớt trong mũi của con sẽ được hút vào bóng hút mũi.
  • Vệ sinh dụng cụ: Sau khi sử dụng xong, mẹ thực hiện xả dịch ra khỏi bóng; và thực hiện vệ sinh dụng cụ hút.
  • Số lần thực hiện: Mẹ có thể áp dụng 3 – 4 lần mỗi ngày cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi.

3.2 Uống nhiều nước

Khi bé bị sổ hắt hơi và sổ mũi mẹ nên cho con uống nhiều nước; hoặc sữa; hoặc các loại nước trái cây dạng lỏng để bù lại nước cho con. Mục đích là để làm cho dịch mũi của trẻ trở nên loãng và dễ làm sạch hơn.

LƯU Ý: Nếu đang cho con bú thì mẹ cần tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo vì “mẹ ăn gì, con ăn  nấy”. Những chất này khi hấp thu qua sữa sẽ làm tăng độ quánh của đàm nhớt ở trẻ.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ em uống quá nhiều nước có sao không?

3.3 Tắm nước gừng ấm

Hơi nước gừng ấm khi hít vào sẽ giúp làm lỏng dịch mũi; giúp dịch mũi của bé bị sổ mũi dễ dàng tự chảy ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.

3.4 Tư thế ngủ

Gối đầu hơi cao một chút giúp giảm sung huyết mũi, làm mũi bớt nghẹt. Cho bé nằm nghiêng sẽ giúp nước mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

[inline_article id=241148]

3.5 Thay đổi tư thế và massage mũi cho bé

Khi bé bị sổ mũi, mẹ có thể massage mũi cho bé hoặc thay đổi tư thế ngủ của con. Nếu bé bị nghẹt mũi trái, hãy cho bé nằm nghiêng qua bên phải; và ngược lại. Nguyên lý là “nước chảy chỗ trũng” và máu cũng thế. Bên mũi nào ở cao sẽ ít bị ứ máu hơn nên ít nghẹt hơn.

Khi bé bị sổ mũi, khó thở, mẹ dùng ngón trỏ day nhè nhẹ vào huyệt nghinh hương ở chân của cánh mũi hai bên, mỗi lần chừng vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ, vuốt dọc lên một cách nhẹ nhàng sát 2 bên sống mũi. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp mũi trẻ thở thông hơn.

3.6 Thoa dầu tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân

trẻ bị sổ mũi 4
Thoa tinh dầu vào chân bé bị sổ mũi là cách điều trị trẻ bị sổ mũi hiệu quả

Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, cũng như nên xoa dầu vào lưng và ngực bé để làm ấm và hỗ trợ hô hấp cho bé.

Nên nhớ, trước khi đi ngủ, mẹ nên đeo tất cho bé đỡ lạnh chân nhé, vì gan bàn chân với cái mũi nó “thân” với nhau lắm.

>>> Mẹ tham khảo Hướng dẫn thoa dầu tràm cho bé sơ sinh

3.7 Uống nước lá húng quế và tỏi nướng

  • Dành cho các bé đã lớn: Dùng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi có tép nhỏ), nướng tỏi vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.
  • Lấy 10-15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng.
  • Cho 1-2 thìa cà phê nước sôi vào, chắt lấy nước và cho uống hết một lần.
  • Uống ngày 2-3 lần như vậy sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.

4. Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc không?

Khi thấy trẻ bị sổ mũi các mẹ cũng thắc mắc là có cần cho con uống thuốc không. Thông thường, trẻ bị sổ mũi sẽ có thể hết với những phương pháp tự nhiên nêu trên.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trẻ bị sổ mũi kèm các dấu hiệu bị ho trầm trọng; hoặc trẻ bị sổ mũi và khó thở (đặc biệt là bé dưới 3 tháng tuổi). Mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

LƯU Ý: mẹ tuyệt đối KHÔNG tự ý cho trẻ bị sổ mũi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Bé bị sổ mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?

Thông thường trẻ bị sổ mũi cũng sẽ không cần tới gặp bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, mẹ nên ưu tiên hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Trẻ bị sổ mũi kèm sốt cao (>38 độ C) trên 2 ngày.
  • Có những triệu chứng cúm kèm theo như bỏ chơi, bỏ ăn, nôn ói, quấy khóc liên tục
  • Có triệu chứng sổ mũi do cơ địa viêm mũi dị ứng.
  • Ở trẻ lớn hơn một chút, có thể do V.A quá phát.
  • Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi: Bị cảm thường, trẻ sẽ sổ mũi cả 2 bên. Nếu chỉ sổ mũi 1 bên, kèm nghẹt mũi và chảy mũi dai dẳng, thậm chí dịch mũi lẫn máu mủ thì nên nghĩ tới khả năng bé tự nhét vật nhỏ gì đó vào trong mũi của mình.

>> Mẹ xem thêm: Biểu hiện trẻ nuốt phải dị vật

6. Cách phòng ngừa tình trạng bé bị sổ mũi

Tình trạng bé bị sổ mũi là rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi; nhưng mẹ có thể phòng ngừa tình trạng cảm lạnh cho con bằng các cách sau:

  • Không sử dụng các đồ cá nhân chung với con.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người chăm sóc đang bị cảm lạnh.
  • Hai mẹ con và những người chăm sóc con phải đảm bảo vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Đảm bảo tiêm phòng các loại vắc xin cả gia đình (Vắc xin cảm cúm, vắc xin COVID – 19).
  • Đeo khẩu trang ở nơi đông người (trẻ trên 2 tuổi cũng có thể đeo khẩu trang một cách an toàn).

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết để phòng ngừa và điều trị khi bé bị sổ mũi. Một điều nữa mà cha mẹ cũng cần lưu ý, đó là tăng cường quan tâm đến việc ăn uống; giữ ấm và đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con.