Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, 2 loại sốt co giật mẹ cần biết để có hướng xử trí

sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không là điều mẹ có con nhỏ cần biết.

Sốt co giật là tình trạng co giật xảy ra ở trẻ bị sốt.

Co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ 5 tuổi trở xuống, thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng. Nhiệt độ sốt dẫn đến co giật dao động trong khoảng 39-40ºC hoặc thậm chí cao hơn. 

Đề biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Nguyên nhân sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không phụ thuộc vào 3 nguyên nhân chính khiến bé sốt co giật:

– Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. 

– Sốt co giật có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi trẻ được tiêm ngừa các bệnh sởi, quai bị và rubella. Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu do nguyên nhân tiêm phòng. 

– Một nguyên nhân khác đến từ yếu tố di truyền, tức trong gia đình có người từng bị co giật do sốt lúc nhỏ. 

Co giật do sốt thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu khởi phát sốt, không hẳn đến từ việc nhiệt độ cơ thể quá cao mà do quá trình tăng nhanh nhiệt độ ban đầu. 

>>> Bạn có thề tìm hiểu thêm: Sốt nhiễm trùng ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Phân biệt sốt co giật ở trẻ em

Phân biệt sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em thường có các đặc điểm chung sau:

– Mất ý thức tạm thời.

– Xuất hiện cơn co cứng, tay chân co giật liên hồi.

– Ở một số trẻ có biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn ngược, trắng dã.

– Mệt mỏi sau co giật.

Sốt co giật chia thành 2 loại là thể đơn giản và thể phức tạp. Trong đó, các cơn co giật do sốt ở thể đơn giản thường phổ biến hơn.

So sánh sốt co giật thể đơn giản và thể phức tạp

1. Sốt co giật thể đơn giản

– Không bị yếu tay, chân sau co giật.

– Co giật thường kéo dài dưới 2 phút và tối đa không quá 15 phút. 

– Chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

Sốt co giật ở thể đơn giản thường lành tính, không gây rối loạn tri giác và không để lại di chứng về thần kinh. Hơn nữa, những trẻ từng bị sốt co giật thể đơn giản vẫn thông minh như những trẻ chưa từng sốt co giật.

2. Sốt co giật thể phức tạp

– Có thể yếu tạm thời ở tay, chân hoặc liệt chi sau co giật.

– Thời gian co giật kéo dài hơn 15 phút. 

– Tái phát trong vòng 24 giờ.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Đa số các trường hợp sốt co giật thể phức tạp đều liên quan đến các bệnh lý thần kinh sẵn có nên không thể xem nhẹ.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật. 

Vì vậy, sau sốt co giật, mẹ cần cho trẻ đi khám để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não… 

Một số dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sốt co giật

Để biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không còn căn cứ vào một số dấu hiệu ở trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện sau thì cho thấy trẻ cần nhập viện gấp:

– Cứng cổ.

– Nôn mửa.

– Khó thở.

– Ngủ li bì, lờ đờ, rối loạn ý thức kéo dài sau cơn co giật.

Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không?

Một câu hỏi nhiều mẹ hay thắc mắc là trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không.

Các nghiên cứu cho thấy đa số các trường hợp sốt co giật không ảnh hưởng đến não trẻ ngoại trừ trẻ mắc các bệnh viêm não, viêm màng não hay các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, việc sơ cứu sai cách khi trẻ sốt co giật, dẫn đến trẻ bị sặc, ngạt thở gây thiếu oxy não cũng là nguyên nhân gây tổn thương não. Thực tế cho thấy thiếu oxy não kéo dài vài phút cũng đủ làm các tế bào não tổn thương vĩnh viễn, không có cơ may hồi phục.

Trẻ sốt cao co giật có nguy cơ mắc bệnh động kinh không?

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Không phải trẻ cứ sốt cao co giật là sẽ chuyển sang di chứng động kinh.

Nguy cơ động kinh sau sốt co giật rất thấp, tỷ lệ 2-5%, thường rơi vào nhóm trẻ tiền sử gia đình có người bị động kinh, trẻ bị sốt co giật thể phức tạp do bất thường về thần kinh.

[inline_article id=276649]

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật

Khi trẻ bị sốt co giật, mẹ cần giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn sau:

– Di dời trẻ tránh xa khu vực nguy hiểm có vật sắc, nhọn hay điện, nước sôi…

– Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên một mặt phẳng để các chất dịch chảy ra ngoài, tránh trào ngược dịch vào phổi gây ngạt, tắc đường thở, đe dọa tính mạng.

– Nới lỏng quần áo trẻ.

– Không cố gắng kìm giữ trẻ để kiểm soát cơn co giật.

– Hạ nhiệt gấp cho trẻ bằng cách lau mát, nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn (liều dùng như quy định).

– Mẹ không nên đặt bất kỳ vật gì vào miệng trẻ để ngăn con cắn vào lưỡi vì có thể gây tổn thương cho trẻ. Mẹ đừng lo trẻ cắn phải lưỡi khi lên cơn co giật vì khi đó, lưỡi của trẻ thường thụt vào trong nên hầu như khả năng này rất khó xảy ra. 

– Không cho trẻ uống bất kỳ thứ gì, không vắt chanh vào miệng trẻ theo kinh nghiệm dân gian để tránh làm trẻ sặc, ngạt thở.

– Nếu cơn giật kéo dài quá 5 phút thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, cắt cơn co giật cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật

Có thể nói, nếu mẹ chưa biết gì về sốt co giật hoặc không rõ sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không thì chắc chắn mẹ sẽ rất lúng túng và lo sợ. Vì vậy, việc tìm hiểu kiến thức về bệnh tật ở trẻ nhỏ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải mắc bệnh động kinh?

trẻ em bị co giật nhưng không sốt
Hãy cùng tìm hiểu tại sao tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt nguy hiểm với trẻ.

trẻ em bị co giật nhưng không sốt hay co giật do sốt đều gây lo lắng cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ sẽ bất ngờ khi biết điều này. 

Co giật do sốt

Co giật do sốt thường là co giật lành tính, hay xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi và ít khi để lại di chứng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Nguy cơ tái phát co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ có yếu tố gia đình (người thân trong gia đình bị co giật do sốt), trẻ nhỏ hơn 18 tháng và trẻ đã từng bị co giật ở nhiệt độ sốt không quá cao trước đây.

Không phải cứ co giật do sốt là sẽ phát triển thành bệnh động kinh. Nhưng nghiên cứu cho thấy những trẻ bị co giật do sốt một vài lần có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn trẻ không bị co giật do sốt. Tỷ lệ bệnh động kinh phát triển ở trẻ bị co giật do sốt vào khoảng 2-4%. 

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt phần lớn thường đến từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương.

– Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não

– Trẻ chấn thương đầu do té, ngã, va đập.

– Trẻ thiếu oxy trước hoặc trong khi sinh.

– Trẻ có khối u hoặc u nang trong não.

– Trẻ bị rối loạn phát triển, mắc các bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh.

– Trẻ nhiễm trùng từ trong bào thai.

Mẹ dinh dưỡng kém khi mang thai.

– Do di truyền, trong gia đình có người bị co giật.

Ngoài ra, trẻ em bị co giật nhưng không sốt còn do rối loạn chuyển hóa như hạ canxi máu, bệnh phenylketo niệu, vàng da, rối loạn glucose máu, thiếu vitamin B6

Tuy nhiên, mẹ cần nhớ nếu hiện tượng co giật lặp đi lặp lại thì cần nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh động kinh.

Bệnh động kinh là gì?

Thuật ngữ động kinh được sử dụng để mô tả các cơn co giật xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian mà không liên quan đến bệnh cấp tính (như sốt) hoặc chấn thương não cấp tính. 

Chẩn đoán bằng điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp xác định chính xác bé có bị động kinh hay không, nguyên nhân của tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt.

Có đến 70% trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân. 

Co giật do sốt

Một số dấu hiệu của bệnh động kinh

– Lú lẫn, mất ý thức tạm thời.

– Các chi co giật không kiểm soát.

– Nhìn chằm chằm vào khoảng không.

– Ngã quỵ xuống.

– Lo lắng, sợ hãi một cách thái quá.

Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Thực tế cho thấy việc điều trị kiên trì, không bỏ cuộc đã giúp 60% bệnh nhi khỏi bệnh. 

[inline_article id=224809]

Làm gì khi trẻ bị co giật nhưng không sốt?

Khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt, người lớn cần giữ bình tĩnh và làm theo các bước sau:

– Đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, thông thoáng, nới lỏng quần áo.

– Cho trẻ nghiêng sang một bên để nước bọt, dãi nhớt trong miệng trẻ chảy ra tránh tắc nghẽn đường thở.

– Không kìm giữ tay chân trẻ vì có thể gây tổn thương bé.

– Không vắt chanh vào miệng trẻ vì có thể gây ngạt đường thở.

– Ghi nhớ đặc điểm của cơn co giật như thời gian, biểu hiện co giật để cung cấp thông tin cho bác sĩ điều trị. 

– Thường thì sau 2-4 phút, cơn co giật sẽ hết. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc trẻ bất tỉnh, rối loạn nhịp thở… thì cần cho trẻ nhập viện cấp cứu.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

Để giảm đi tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như thuận lợi hơn cho quá trình trị bệnh động kinh, cha mẹ nên thực hiện những việc sau:

– Cha mẹ, người thân hãy giữ cho tâm lý trẻ cân bằng bằng cách luôn tạo môi trường vui vẻ, tích cực, tránh la hét, giận dữ làm trẻ lo sợ, buồn chán, dễ bị kích động khiến bệnh tái phát nghiêm trọng hơn.

– Cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng như chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ uống thuốc đều đặn thì con vẫn có thể phát triển bình thường. Trái lại, việc uống thuốc gián đoạn sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị.

– Thực đơn giàu chất béo tốt, vitamin và khoáng chất (vitamin D, B6, axit folic, omega-3, canxi, magie, taurin…), hạn chế tinh bột và dùng vừa phải protein sẽ giúp cải thiện các cơn co giật hoặc chấm dứt hẳn bệnh. Nghiên cứu cho thấy 16% trẻ em ăn chế độ Keto đã khỏi bệnh động kinh.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

– Luôn để mắt đến trẻ, tránh để trẻ một mình trong môi trường thiếu an toàn như gần hồ, sông, suối… Trong nhà không nên để các vật dụng có cạnh sắc nhọn, không để trẻ tắm mà không có người lớn ở nhà, tránh cho trẻ ngủ giường tầng…

– Thông báo cho nhà trường tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như bệnh động kinh ở trẻ.

– Cho trẻ đội nón bảo hiểm khi ra ngoài, đề phòng trẻ lên cơn co giật, té ngã ảnh hưởng đến vùng đầu, nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt khá nguy hiểm, cho thấy trẻ có thể mắc bệnh động kinh. Nếu thấy trẻ có biểu hiện co giật, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không và những lưu ý mẹ cần biết

trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không
Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng

Sợ con bị sốt, khó chịu sau khi tiêm phòng là nỗi lo chung của hầu hết tất cả bố mẹ. Một trong những điều nhận được sự quan tâm của bố mẹ chính là trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này khi đưa ra thảo luận trên các hội mẹ bỉm sữa.

Tiêm phòng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp bé phòng chống các bệnh nguy hiểm cũng như tăng cường sức đề kháng. Tùy vào thể trạng, mỗi bé sẽ có những phản ứng sau tiêm chủng khác nhau, có thể nhẹ hoặc nặng. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi tiêm phòng là điều rất quan trọng. Theo đó, vấn đề trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không cũng là thắc mắc của không ít bà mẹ bỉm sữa. Cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời, mẹ nhé!

Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không?

trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không

Nhiều mẹ truyền tai nhau, không nên tắm cho con sau khi tiêm phòng về vì lúc này cơ thể trẻ đang yếu, tắm vào sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công dụng của vắc xin. Vì vậy, mẹ vẫn có thể tắm cho con bình thường, tuy nhiên phải chú ý một vài điều sau:

– Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Mẹ nên theo dõi phản ứng của trẻ sau tiêm phòng. Khoảng 1-2 tiếng sau tiêm phòng, nếu trẻ vẫn bình thường, không có bất kỳ phản ứng nào khác lạ, mẹ có thể tắm cho bé. Trường hợp trẻ bị sốt hoặc mệt mỏi, mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm và nên để 1-2 ngày sau khi hạ sốt mới tắm cho bé nhằm phòng ngừa các biến chứng không đáng có.

– Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Tuyệt đối không tắm cho trẻ vào lúc sáng sớm và tối khuya, khoảng thời gian lý tưởng nhất để tắm cho bé là lúc 9 giờ sáng và 16 giờ chiều. Đồng thời, mẹ không nên tắm cho trẻ quá lâu, đề phòng cơ thể bé nhiễm lạnh.

Những cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

1. Theo dõi trẻ sau tiêm chủng

Bên cạnh quan tâm tới vấn đề trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không, mẹ cần chú ý một vài điều khi theo dõi trẻ sau tiêm phòng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ và bé nên ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi cho con tiêm nhằm theo dõi phản ứng của bé với vắc xin.

Nếu nhận thấy bé có các biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh, da mẩn đỏ, ngứa… mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế. Trường hợp không phát hiện có điều bất thường, bé sẽ được về nhà nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà trong vòng 2-3 ngày tiếp theo. Sau khi về nhà, mẹ cần chú ý theo dõi trẻ các vấn đề như: thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt (chơi, ăn, ngủ) và quan sát vùng da cơ thể cũng như chỗ tiêm.

[inline_article id=253247]

2. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Biết trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không chỉ là một trong số các cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Thông thường, sau tiêm chủng, một số trẻ sẽ bị sốt nhẹ, quấy khóc và khó chịu trong người. Vì vậy, bố mẹ cần âu yếm, vỗ về và tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé. Trường hợp trẻ bị sốt, mẹ nên:

– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

– Nếu con bị sốt, mẹ phải nhớ trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Lúc này, mẹ chỉ nên dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Đặc biệt, lau kỹ ở phần bẹn, nách, cổ. Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau cho trẻ khi đang bị sốt.

– Nếu trẻ đang trong thời gian bú sữa mẹ, nên tăng cường cữ bú hoặc với trẻ lớn nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

– Chú ý cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống có ga.

– Không được tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi tiêm phòng, vết tiêm của trẻ thường có dấu hiệu bị sưng đỏ, tuy nhiên bố mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể giúp con dễ chịu hơn bằng cách chườm một chiếc khăn lạnh tại vết tiêm tầm vài phút. Tuyệt đối không đắp khoai tây, không xoa dầu lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng, sưng viêm, áp xe chỗ tiêm.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ sau khi tiêm phòng?

Việc theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây sẽ giúp bé hạn chế được những biến chứng nguy hiểm:

  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Sốt cao trên 39ºC
  • Trẻ có dấu hiệu bị co giật
  • Khó chịu, bỏ bú, khóc dai dẳng
  • Vết tiêm bị sưng đỏ, có dịch chảy ra
  • Tiêu chảy, da xanh
  • Dị ứng, phù nề toàn thân hoặc ở mặt, tay chân

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? 12 loại vắc xin cho trẻ

Ngay khi phát hiện những bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám. Hy vọng với bài viết này, MarryBaby đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Ngoài ra, bố mẹ hãy chú ý đến chế độ ăn uống cũng như tạo nên một thói quen sinh hoạt khoa học để bé yêu có một sức khỏe thật tốt nhé!

Thúy Tâm

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

7 bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp đe dọa tính mạng của trẻ

nhiễm khuẩn sơ sinh
Nhiễm khuẩn sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng ở lứa tuổi sơ sinh (từ lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi). Nguyên nhân chủ yếu thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. 

Tuy các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm có thể giống nhau nhưng lại đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối, sinh non.

– Mẹ mắc bệnh phụ khoa hoặc viêm nhiễm đường tiểu mà không điều trị dẫn đến trẻ nuốt, hít phải vi khuẩn trong đường sinh dục của mẹ khi qua ống sinh. Theo đó mà trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh.

– Trẻ nhiễm virus, vi khuẩn khi còn trong bào thai hay do tiếp xúc với mầm bệnh sau sinh từ người thân, nhân viên y tế, dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng.

Các dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh

Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh thường có các triệu chứng sau:

– Ho, chảy nước mũi.

– Sốt hoặc hạ thân nhiệt thất thường.

– Bú kém hoặc bỏ bú.

– Thở nhanh hoặc rối loạn nhịp thở (trẻ thở không đều, có lúc ngưng thở).

– Bị tiêu chảy, nôn mửa.

– Ngủ li bì, hôn mê, quấy khóc, kém đáp ứng với kích thích, co giật.

– Thóp phồng, gồng cứng người…

[inline_article id=276029]

Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp

1. Bệnh liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B Streptococcus, viết tắt GBS) là một loại vi khuẩn phổ biến gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh như nhiễm trùng huyết, viêm phổiviêm màng não. Đây là loại vi khuẩn sống trong trực tràng hoặc hậu môn, xuất hiện ở 20-30% phụ nữ mang thai (thường không gây ra bất kỳ biểu hiện nào) và truyền sang bé trong quá trình sinh nở. 

GBS thường vô hại nhưng trong một số trường hợp có thể gây viêm nhiễm cổ tử cung, viêm đường niệu ở thai phụ. 

Trẻ sơ sinh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng trong tuần đầu sau sinh (còn gọi là nhiễm trùng sơ sinh sớm). Một số trẻ khác có thể phát triển các triệu chứng vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng mà trẻ có một số hoặc đầy đủ các dấu hiệu sau như khó thở, bú kém, sốt, quấy khóc…

Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp

2. Nhiễm khuẩn Listeria

Nhiễm vi khuẩn Listeria có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở trẻ sơ sinh. 

Đây là loại vi khuẩn có trong thực phẩm bị ô nhiễm như trái cây, rau củ, thịt, sữa… Thai phụ cần tránh tiêu thụ thực phẩm chưa được làm sạch, tiệt trùng hoặc nấu chín đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm Listeria rồi lây cho trẻ.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm Listeria ở phụ nữ mang thai có thể gây đẻ non hoặc thậm chí là thai chết lưu. 

Biểu hiện nhiễm khuẩn Listeria ở trẻ sơ sinh có thể tương tự với triệu chứng nhiễm GBS.

3. Nhiễm E. Coli

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) cũng là một trong những thủ phạm gây ra các bệnh nhiễm trùng sơ sinh phổ biến như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và viêm phổi. 

E.coli thường sống trong ruột của người. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trong khi đi qua ống sinh hoặc do tiếp xúc với vi khuẩn tại bệnh viện hoặc ở nhà. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh do E.Coli như bú kém, bỏ bú, sốt, quấy khóc. 

4. Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống, do các tác nhân virus, nấm, vi khuẩn (bao gồm cả vi khuẩn Listeria, GBS và E. coli) gây ra. Trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non, có hệ miễn dịch yếu, có nguy cơ cao nhiễm một trong các mầm bệnh này trong khi sinh hoặc từ môi trường xung quanh.

Các triệu chứng của viêm màng não sơ sinh gồm: quấy khóc dai dẳng, ngủ li bì, bỏ bú, thân nhiệt không ổn định, vàng da, xanh xao, khó thở, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, thóp phồng…

5. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng liên quan đến sự lây lan của vi trùng trong máu và các mô của cơ thể. Bệnh do virus, nấm, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ có thể nhiễm mầm bệnh từ môi trường hoặc trong quá trình sinh nở. 

Cũng như viêm màng não, các triệu chứng của nhiễm trùng huyết thường không đặc hiệu và có thể không giống nhau hoàn toàn ở trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh. 

Một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị nhiễm trùng máu như: Nhịp tim thấp hơn, gặp các vấn đề về hô hấp, vàng da, bú kém, nhiệt độ cơ thể không ổn định, rối loạn hô hấp, quấy khóc, hôn mê…

trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh

6. Viêm kết mạc

Một số trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ với biểu hiện như đỏ, sưng mí mắt, gỉ mắt dạng mủ. Cả vi khuẩn lẫn virus đều là những tác nhân gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

Một số vi khuẩn gây viêm kết mạc có thể truyền sang bé qua ống sinh như chlamydia, lậu cầu, virus Herpes… Bệnh có thể gây mù nếu không được điều trị kịp thời.

7. Nhiễm nấm Candida

Nấm men Candida albicans thường được tìm thấy trên da, trong đường ruột và màng nhầy. Nếu cơ thể khỏe mạnh, chúng không gây nguy hiểm. Nhưng khi cơ thể suy yếu, nấm Candida có thể phát triển quá mức gây bệnh nhiễm trùng nấm men.

Trẻ sinh thường có thể bị nhiễm nấm từ người mẹ có tiền sử bị nấm âm đạo.  

Trẻ sơ sinh nhiễm nấm Candida thường mắc bệnh tưa miệng (các đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, vòm miệng, môi và bên trong má) khiến trẻ bỏ bú, khó chịu. Ngoài ra trẻ còn bị hăm, loét ở các kẽ, nếp gấp của da. 

Nhiễm nấm Candida

Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn sơ sinh

Mặc dù không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra đều có thể ngăn ngừa được nhưng một số cách sau có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh.

– Mẹ cần chủng ngừa các mũi cần thiết trước và trong mang thai như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu… 

– Mẹ cần quan hệ tình dục an toàn, khám thai định kỳ và chữa dứt điểm các bệnh phụ khoa trước khi chuẩn bị có thai và trong thai kỳ.

– Rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé. Nếu người lớn trong nhà mắc bệnh cần giữ khoảng cách với trẻ, đeo khẩu trang nếu mắc bệnh lây qua đường hô hấp. Hạn chế người quen đến thăm trẻ ở giai đoạn sơ sinh, nhất là những ai đang có dấu hiệu nhiễm bệnh.

– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bằng cách duy trì sữa mẹ để bé có nguồn kháng thể tốt.

Cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các mũi tiêm.

– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn sơ sinh ở trẻ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện sau sinh ở trẻ, phát hiện kịp thời các bất thường để nhanh chóng cho trẻ nhập viện điều trị.

Hương Lê

Nguồn

1. Bacterial Infections In Babies: Symptoms, Causes, Treatment And Prevention
https://www.momjunction.com/articles/bacterial-infections-in-babies-or-infants_00332320/
Ngày truy cập: 16/6/2021.

2. Sepsis In Babies: Causes, Symptoms, Diagnosis And Treatment
https://www.momjunction.com/articles/sepsis-in-newborn-babies-causes-symptoms-treatment_00710836/
Ngày truy cập: 16/6/2021.

3. Sepsis in Infants & Children
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/infections/Pages/Sepsis-in-Infants-Children.aspx
Ngày truy cập: 16/6/2021.

4. Looking at Your Newborn: What’s Normal
https://kidshealth.org/en/parents/newborn-variations.html
Ngày truy cập: 16/6/2021.

5. Detecting bacterial infections in newborns
https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/detecting-bacterial-infections-newborns
Ngày truy cập: 16/6/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban mẹ phải biết

cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Tất tần tật những cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi. Tùy vào thể trạng từng bé mà số lần bị sốt phát ban là khác nhau, có thể một hoặc nhiều lần trong đời. Vậy những dấu hiệu nào cho mẹ biết trẻ đang sốt phát ban? Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban là thế nào? Mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của MarryBaby nhé!

Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban

Việc nằm lòng những dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ nhỏ sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Thời gian ủ bệnh sốt phát ban ở trẻ là khoảng 7 ngày. Bệnh chủ yếu có những dấu hiệu như sau:

– Sốt: Dấu hiệu ban đầu thấy rõ nhất là trẻ bị sốt cao, có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Đa phần trẻ sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh và khó chịu, một số trẻ sẽ quấy khóc.

– Phát ban: Như một “quy trình”, sau khi bớt sốt, cơ thể trẻ sẽ phát ban. Mẹ có thể thấy trên da của con lúc này xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh. Các nốt phát ban thường xuất hiện bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng, sau đó lan ra tới cổ và cánh tay. Mẹ yên tâm vì phát ban có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

Ngoài 2 biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở trên, một số trẻ có thể xuất hiện thêm những dấu hiệu như: viêm họng, ho, ói mửa, tiêu chảy, chán ăn…

Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

1. Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

Dân gian ta có câu “có kiêng có lành”, muốn con nhanh hết bệnh, mẹ nên chú ý một vài điều kiêng kỵ sau đây.

♥ Trong sinh hoạt

– Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban là mẹ nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài trời và đến chỗ đông người.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm, sau khi tắm xong nên lau khô người và mặc quần áo ngay.

– Không cho trẻ tiếp xúc với lông thú, các loại hóa chất…

– Sốt phát ban gây ngứa ở trẻ em, mẹ nên cắt móng tay để tránh trường hợp trẻ dùng tay gãi gây trầy xước da dẫn đến nhiễm trùng.

– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

[inline_article id=225368]

♥ Trong ăn uống

Thời gian này cơ thể trẻ đang yếu nên mẹ chú ý không cho trẻ ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Đặc biệt, không được cho trẻ uống đồ uống có ga để đảm bảo sức khỏe của trẻ nhanh được hồi phục.

♥ Trang phục

Như đã nói ở trên, trẻ bị sốt phát ban thường sốt cao và phát ban trên người. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban là bố mẹ nên mặc cho con những bộ quần áo rộng, chất liệu thoáng mát để trẻ thấy dễ chịu.

2. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì?

trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì

Một trong những cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban mà nhiều mẹ áp dụng chính là tắm các loại lá tự nhiên.

♥ Sốt phát ban ngứa ở trẻ em tắm lá kinh giới

Mẹ biết không, lá kinh giới có chứa hoạt chất menthol và limonen, vừa có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt vừa làm sạch da bé hiệu quả.

Mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 150g lá kinh giới, rửa sạch và giã nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Sau đó đổ nước cốt vào hòa tan với nước ấm, tắm cho bé vừa thơm lại vừa sạch. Tắm xong, mẹ nhớ lau khô người và mặc quần áo ngay để giữ ấm cho trẻ nhé!

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong “nháy mắt” hiệu quả?

♥ Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban: Tắm lá khế cho bé

Khế được trồng phổ biến, mẹ có thể dùng lá của loại cây này để tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban. Theo một số nghiên cứu, thành phần trong lá khế có chứa chất kali oxalat axit, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch da. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Mẹ chuẩn bị khoảng 200g lá khế, rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt, thêm 500ml nước rồi đun sôi.
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm nước, đủ ấm rồi tắm cho bé.

♥ Tắm cho trẻ bị sốt phát ban bằng lá ngải cứu

tắm lá ngải cứu cho bé

Sốt phát ban tắm lá gì cho trẻ là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Theo đó, lá ngải cứu được nhiều mẹ dùng để tắm cho trẻ để giảm ngứa các nốt phát ban. Bởi hàm lượng tinh dầu và hoạt chất tanin trong lá ngải cứu có tác dụng hạn chế nhiễm trùng do gãi nốt ban hiệu quả.

Mẹ chuẩn bị 200g ngải cứu, rửa sạch và cho thêm 500ml nước, đun sôi. Sau đó đổ ra chậu, pha thêm nước đủ ấm để lau tắm cho trẻ. Kiên trì tắm hàng ngày sẽ giúp trẻ dễ chịu và bớt ngứa hơn.

♥ Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban: Tắm lá bạc hà cho bé

Tắm lá bạc hà cho trẻ là một trong những cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban được nhiều mẹ áp dụng.

Cũng như lá kinh giới, theo Đông y, bạc hà có tính mát và chứa tinh dầu menthol, giúp bé giảm ngứa ngáy và khó chịu khi nổi nốt ban trên da. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 150g lá bạc hà, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt rồi đổ ra chậu, pha thêm nước đủ ấm để tắm cho bé.

♥ Trẻ sốt phát ban: Dùng lá tía tô để tắm

tắm lá tía tô cho bé

Trong Đông y, lá tía tô có tính mát. Đặc biệt, tinh dầu limonen, perilla aldehyd trong lá tía tô có tác dụng hạ sốt và loại sạch vi khuẩn trên da hiệu quả. Dùng lá tía tô để tắm là cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban giúp bé thoải mái.

  • Mẹ chuẩn bị khoảng 150g lá tía tô, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt, bỏ bã và pha thêm nước đủ ấm để tắm cho bé.

♥ Tắm nước lá khổ qua khi trẻ bị sốt phát ban

Theo các nhà khoa học, lá khổ qua chứa chất momordicin, cucurbitacin có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm ngứa do các nốt ban đỏ nổi trên da bé.

  • Dùng 200g lá khổ qua, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt lá khổ qua, bỏ bã.
  • Hòa cùng chậu nước ấm để tắm cho bé.

♥ Trẻ sốt phát ban tắm nước cỏ nhọ nồi

tắm lá từ nước cây nhọ nồi cho bé

Bên cạnh tác dụng cầm máu, cây nhọ nồi còn được biết đến là một loại cây có chứa nhiều tinh dầu, momordicin, cucurbitacin giúp hạ sốt cho trẻ. Trường hợp trẻ bị sốt phát ban, mẹ có thể dùng nước cây nhọ nồi tắm cho con cũng là cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban:

  • Dùng 200g cỏ nhọ nồi, rửa sạch, đun sôi cùng 500ml nước.
  • Sau đó, lấy nước vừa đun sôi đổ ra chậu rồi pha thêm nước đủ ấm, tắm sạch cho bé.

⇒ Lưu ý khi dùng các loại lá tắm cho trẻ bị sốt phát ban

  • Không nên dùng nước tắm đã pha của ngày hôm trước để tắm cho bé.
  • Khoảng thời gian thích hợp nhất để tắm cho bé, tránh bị sốc nhiệt là: sáng từ 9-11 giờ; chiều từ 15-17 giờ.
  • Tắm cho bé trong phòng tắm kín gió, tắm nhanh trong vòng 5 phút để tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban bằng biện pháp tắm cho trẻ bằng các loại lá thảo dược chỉ hỗ trợ được phần nào. Tốt nhất, mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuân theo những chỉ định của bác sĩ khi chữa bệnh cho con.

Điều trị sốt phát ban ở trẻ em theo chỉ định từ bác sĩ

1. Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

bác sĩ thăm khám trẻ bị sốt phát ban

Sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, chính vì thế bố mẹ cần phải theo dõi hàng ngày. Nếu thấy có bất kỳ sự bất thường hay một trong những dấu hiệu nào dưới đây, bố mẹ nên đưa con đi bệnh viện để được can thiệp kịp thời:

  • Sốt cao trên 39ºC.
  • Thời gian sốt kéo dài trên 7 ngày.
  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, khó thở, đi ngoài có máu, co giật, chảy mủ trong tai.

2. Trẻ sốt phát ban uống thuốc gì?

Trẻ sốt phát ban uống thuốc gì cho nhanh khỏi và an toàn là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng sốt phát ban ở trẻ. Phương pháp điều trị chủ yếu là tập trung hạ sốt để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt cao dẫn đến co giật.

Mặt khác, không phải thấy bé bị sốt mà mẹ sử dụng thuốc hạ sốt một cách tùy tiện. Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5ºC, mẹ không nên dùng thuốc hạ sốt. Thay vào đó, mẹ có thể lau ấm, da kề da với con để cơ thể con nhanh chóng hạ nhiệt. Đây mới là cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban đúng.

phương pháp da kề da

Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho con khi sốt trên 38,5ºC để tránh các biến chứng nguy hiểm. Tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc để trị phát ban cho con khi chưa được đồng ý và chỉ định từ bác sĩ.

Hy vọng với những kiến thức trên, MarryBaby đã giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban. “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”, vì vậy bố mẹ phải đặc biệt chú ý trong việc chăm sóc trẻ, nhất là khi trẻ bị sốt. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.

Thúy Tâm

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt có nên đi tất và cách xử lý cho mẹ

Lúc thấy trẻ bị sốt, phản ứng đầu tiên của nhiều mẹ là mang vớ tay vớ chân cho con. Nhưng theo ý kiến chuyên gia, liệu trẻ bị sốt có nên đi tất?

Để trả lời thắc mắc trên, đầu tiên, mẹ cần hiểu về phản ứng sốt của cơ thể. Mỗi người đều có “bộ điều nhiệt” nằm ngay ở phía trước của vùng dưới đồi để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh, nhiệt độ cơ thể thường dao động xung quanh mốc 37ºC. Khi cơ thể bị nhiễm bệnh hoặc nhiễm trùng, não bộ sẽ phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh và sự tăng thân nhiệt này gọi là sốt.

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu trẻ bị sốt có nên đi tất không? Triệu chứng sốt chân tay lạnh là như thế nào và mẹ có thể làm gì để chăm sóc con.

Trẻ bị sốt có nên đi tất?

Các chuyên gia nói gì về việc trẻ bị sốt có nên đi tất? Ở trẻ nhỏ thường xảy ra hiện tượng co mạch máu tay chân khi bị sốt khiến trẻ lạnh tay chân. Nhưng sau đó hiện tượng này sẽ hết, tay chân bé hồng hào và ấm trở lại. Vì vậy, mẹ không cần đi tất cho con.

Mặt khác, khi trẻ bị sốt, mẹ cần cho bé mặc đồ thông thoáng. Việc mặc quần áo dày, đi vớ chân vớ tay sẽ ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt, khiến thân nhiệt càng tăng, gây nguy hiểm cho bé. Vậy là mẹ đã biết trẻ bị sốt có nên đi tất rồi đó. Mẹ đọc tiếp để hiểu về tình trạng sốt tay chân lạnh nhé.

Trẻ sốt chân tay lạnh khi nào thì đáng báo động?

Trẻ sốt chân tay lạnh trong một số trường hợp sau cho thấy bé cần nhập viện gấp; mẹ đừng quan tâm việc trẻ bị sốt có nên đi tất hay không.

1. Nhiễm trùng huyết 

Nhiễm trùng huyết là phản ứng cuối cùng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng huyết xảy ra do một số bệnh gây nhiễm trùng không được điều trị đúng cách. Chẳng hạn như bệnh viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm não mủ, viêm da hoặc xương…

Phát hiện sớm khi nhiễm trùng huyết chưa ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cùng với lạnh tay chân, bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết còn có các biểu hiện sốt, nhịp tim nhanh, khó thở, da xanh xao, buồn nôn, nôn mửa, tiếu rất ít (tã khô lâu hơn 12 giờ)… 

Trong trường hợp này trẻ bị sốt có nên đi tất? Không cần đâu, tốt nhất hãy nhanh chóng cho bé đi viện.

2. Bệnh tay chân miệng

Đây là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan ở trẻ nhỏ. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống bệnh cảm như chán ăn, ho, sốt, xuất hiện những nốt ban hồng trên bề mặt da. Sau đó các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước trên bàn tay, ngón tay, bàn chân, mông và đầu gối đồng thời xuất hiện vết loét ở miệng.

Tay chân lạnh chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh đã ở giai đoạn biến chứng tim mạch, hô hấp. Kèm theo đó là một số dấu hiệu khác như: mạch nhanh, khó thở, da tím tái, khóc khan, huyết áp cao…

Trẻ bị sốt có nên đi tất? Trẻ sốt vì mắc tay chân miệng thì không nên đi tất đâu mẹ.

3. Viêm màng não 

Tay chân lạnh là một trong những triệu chứng của bệnh viêm màng não.

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm gây ra. Tay chân lạnh là một trong những triệu chứng của bệnh viêm màng não.

Chẩn đoán bệnh này là một thách thức vì các triệu chứng ban đầu xuất hiện giống như cảm cúm thông thường (sốt, ho, biếng ăn, chảy nước mũi…). Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi xấu đi nhanh chóng. Nếu thấy tay chân bé lạnh kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, ngủ li bì, lơ mơ, ói mửa, chán ăn, cứng cổ…, mẹ đừng lo trẻ bị sốt có nên đi tất hay không mà hãy cho con đi khám gấp.

4. Những bệnh khác cũng có triệu chứng sốt chân tay lạnh

Trẻ bị sốt có nên đi tất hay không cần phải hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này. Ngoài những bệnh kể trên, trẻ cũng có thể bị tay chân lạnh thường xuyên do gặp một số vấn đề tiềm ẩn khác như hệ tuần hoàn ở bé bị “trục trặc” (bé bị thiếu máu hay mắc tim bẩm sinh).

Trẻ mắc bệnh tim thường bị tay chân lạnh cùng với các dấu hiệu khác như chậm phát triển thể chất, thở khò khè, hay bị viêm phổi, khó thở, bú kém (ngừng nghỉ liên tục khi bú mẹ), da xanh xao, môi, đầu ngón tay, ngón chân tím bầm khi trẻ khóc…

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: 8 bệnh lý về hô hấp khiến trẻ bị khó thở mà mẹ nên biết

Trẻ sốt tay chân lạnh: Mẹ phải làm gì?

Ngoài việc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sốt có nên đi tất; mẹ cũng cần biết một số cách để chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh như sau:

  • Nếu bàn tay của con lạnh, hãy kiểm tra vùng thân và bụng của chúng. Miễn là các bộ phận trung tâm của cơ thể còn ấm, mẹ không cần phải lo lắng.
  • Kiểm tra bàn tay của bé sau 20 phút để xem chúng có ấm không.
  • Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về phương pháp chăm sóc Kangaroo. Phương pháp này có thể giúp bạn cung cấp hơi ấm tự nhiên mà cơ thể bé cần.
  • Cởi bỏ quần áo của con ngoại trừ tã, đặt con dựa vào ngực và đắp chăn ấm.
  • Kiểm tra nhiệt độ phòng trong nhà trẻ của con. Phòng quá nóng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Nếu bé có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Họ có thể chạy một số xét nghiệm và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.

Rõ ràng có rất nhiều thông tin mẹ cần biết xung quanh việc trẻ chân tay lạnh, trẻ bị sốt có nên đi tất. Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều bệnh khác ở trẻ trên MarryBaby để chăm bé tốt hơn nhé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

6 cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông không dùng thuốc

Nhà có trẻ nhỏ, mùa lạnh là thời điểm mẹ lo lắng nhất vì đó là lúc trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Theo đó, trẻ thường bị sốt, thậm chí sốt rất cao. Vậy khi đó, cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông có giống với các mùa khác trong năm?

Cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông

Về nguyên tắc thì vẫn tương tự nhau. Cách xử lý chung vẫn là:

  • Nếu trẻ sốt dưới 38,5ºC, mẹ kết hợp lau mát, bù nước và theo dõi tình trạng bệnh của bé.
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5ºC, mẹ cho con uống thuốc hạ sốt kết hợp bù nước, lau mát và để ý sát sao diễn biến cơn sốt ở con.

Nhưng với cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông, mẹ lưu ý những điều sau:

1. Giữ cho không gian phòng thông thoáng

Nhiều mẹ vì sợ con lạnh nên đóng chặt các cửa gây bí, ngạt. Đây là sai lầm trong cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông. Giữ cho phòng ốc thông thoáng vẫn là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, tùy theo thời tiết vẫn còn lạnh hay ấm dần mà mẹ khép hờ hay mở rộng cửa sổ, cửa ra vào. Nhưng lưu ý phải tránh để gió lùa vào phòng, nhất là chỗ trẻ nằm.

Cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông

2. Không ủ ấm trẻ

Chăm sóc trẻ vào mùa đông, điều mẹ phân vân nhất là đây. Nếu mặc đồ ấm hay đắp chăn cho con thì sợ con sốt cao hơn. Mà để cho con mặc đồ mỏng thì lo con nhiễm lạnh. Dù là kiểu gì thì cũng đáng lo.

Theo chuyên gia, mẹ nên cho trẻ mặc đồ thông thoáng, tránh ủ ấm trẻ quá mức hay đắp chăn cho bé. Nếu ủ ấm quá mức, con sốt cao không kịp hạ, có thể gây co giật. Hoặc nếu con đổ mồ hôi gây thấm ngược trở lại sẽ làm bé nhiễm lạnh, bệnh càng diễn biến nghiêm trọng hơn.

[inline_article id=211451]

3. Lau mát đúng cách

Nhiều mẹ thấy trời lạnh nên không lau mát cho trẻ khi bé sốt. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm đối với cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông. 

Mẹ vẫn lau mát cho con bình thường nhưng phải bằng nước ấm. Khi lau không nên cởi hết quần áo của con ra dễ làm trẻ nhiễm lạnh mà hãy lau từng phần, lau tới đâu mặc đồ vào đến đấy. 

Ngoài ra, mẹ cũng cần áp dụng cách chườm hạ sốt cho bé bằng việc đắp khăn lên trán để hạ nhiệt cho con.

Một số lưu ý khác khi chăm sóc bé bị sốt mùa đông

– Khi trẻ bị sốt, mẹ không nên đóng bỉm dễ làm tăng thân nhiệt và gây khó chịu cho con.

– Cho trẻ uống nhiều chất lỏng (sữa mẹ, nước lọc, nước trái cây…) hơn bình thường để bù vào phần nước bị mất dưới dạng mồ hôi. Nếu trẻ bị ói mửa hoặc tiêu chảy thì tình trạng mất nước càng trầm trọng, cần phải cho trẻ uống dung dịch bù nước.

– Cho bé ăn theo nhu cầu, không ép buộc con ăn nhiều. Thực phẩm nên là đồ lỏng dễ tiêu và là món bé thích. 

– Kịp thời phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ khi sốt để cho con đi viện.

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ

Làm thế nào để hạ sốt nhanh cho trẻ là điều mẹ rất muốn biết. Đặc biệt sẽ có những tình huống bé sốt liên tục, nhiều khi chưa đến cữ thuốc nhưng bé đã sốt lại. Xin mách mẹ 2 mẹo hạ sốt nhanh cho trẻ để mẹ áp dụng khi cần, có thể bổ sung vào cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông.

1. Hạ sốt bằng khoai tây

Mẹ xắt khoai tây thành lát mỏng rồi đem ngâm vào giấm khoảng 10 phút. Tiếp theo, mẹ đắp các lát khoai tây lên trán bé và đặt thêm 1 chiếc khăn lên trên. Mẹ sẽ thấy kết quả ngay sau 20 phút.

2. Hạ sốt bằng tất

Hạ sốt bằng tất

Mẹ chọn 2 chiếc tất cotton đủ dài để quấn quanh mắt cá chân và bàn chân của bé rồi nhúng tất vào nước lạnh, sau đó vắt ráo nước.

Bước tiếp theo, mẹ quấn tất quanh cổ chân và bàn chân bé. Lặp lại mỗi khi tất hết lạnh. Mẹ sẽ ngạc nhiên vì tác dụng bất ngờ của phương pháp này.

Vào mùa lạnh, khi trẻ bị sốt, tuy nóng ruột nhưng mẹ cần bình tĩnh áp dụng đúng cách hạ sốt cho trẻ vào mùa đông. Mẹ cũng có thể dùng cách hạ sốt nhanh cho trẻ nếu cần thiết.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

sốt nhiễm trùng ở trẻ em
Sốt nhiễm trùng ở trẻ em là một tình trạng thường gặp.

Trẻ nhỏ thường hay bị sốt, ít nhất cũng vài lần trong năm. Đó là lúc mẹ rất lo lắng. Vì sốt cao có thể làm con co giật hoặc sốt kéo dài có thể báo hiệu một căn bệnh nguy hiểm nào đó trẻ đang gặp phải.

Khi nhắc đến sốt, mẹ thường nghe nói sốt nhiễm trùng ở trẻ em. Vậy sốt nhiễm trùng ở trẻ em là do đâu?

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em là gì?

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em để chỉ tình trạng sốt do nhiễm trùng khu trú tại một hay một vài vị trí trên cơ thể hoặc cũng có khi do nhiễm trùng toàn thân. Nguyên nhân thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra.

Hệ miễn dịch chính là bức tường thành bảo vệ cơ thể. Khi có các tác nhân gây hại thâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt, nhiệt độ cơ thể được giải phóng, gây ra hiện tượng sốt.

Vì vậy, phần lớn sốt nhiễm trùng ở trẻ em chính là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng (song ở một số trường hợp sốt có thể không do nhiễm trùng mà do trẻ mọc răng, tiêm ngừa, thay đổi thời tiết đột ngột…).

Nguyên nhân trẻ bị sốt nhiễm trùng

Một số nguyên nhân chính gây sốt nhiễm trùng ở trẻ em gồm:

– Lây qua giọt bắn ho và hắt hơi.

– Tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc máu, dịch tiết từ cơ thể của họ.

– Tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm khuẩn hay vật trung gian bị nhiễm bệnh, bao gồm thú nuôi, gia súc và côn trùng (bọ chét, ve, muỗi…).

– Tiêu thụ thực phẩm và sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

– Sống ở môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh.

[inline_article id= 241941]

Phân loại sốt nhiễm trùng ở trẻ em

1. Sốt virus

Sốt virus là một trong các loại sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Sốt do virus gây ra gọi là sốt virus. Một số loại virus có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, trong khi số khác làm thân nhiệt tăng cao và cần được chăm sóc y tế.

Bệnh thường xuất hiện theo mùa hoặc do thay đổi thời tiết.

Virus cần một vật chủ như con người hay động vật để nhân lên và gây nhiễm trùng bằng cách xâm nhập, nhân lên bên trong tế bào vật chủ. Phản ứng của tế bào vật chủ với các loại virus trong cơ thể dẫn đến nhiễm virus.

Nhiễm virus có thể gây tổn thương tế bào hoặc thay đổi các chức năng của tế bào. Một số virus có thể cản trở sự phân chia tế bào và dẫn đến ung thư. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dễ bị nhiễm virus, vì chúng có khả năng miễn dịch kém hơn.

Virus thường không gây ra các ổ viêm có mủ như vi khuẩn và các thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với virus.

♥ Triệu chứng sốt virus

triệu chứng trẻ bị sốt virus

Trẻ cũng như người lớn nhiễm virus thường có các triệu chứng: đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mắt, ngạt mũi, ho hoặc hắt hơi, đau họng, viêm amidan, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban trên da

♥ Các bệnh do virus gây ra ở trẻ em

Sởi, quai bị, rubella

Thủy đậu

Bệnh tay chân miệng

– Bệnh bại liệt

Sốt xuất huyết

Bệnh do virus Zika

– Bệnh viêm gan do virus (viêm gan B, A, C…)

Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm (do nhiều chủng virus gây ra)

Bệnh viêm não Nhật Bản, viêm màng não (do virus Herpes simplex gây ra)

Bệnh dại

Sốt virus ở trẻ em thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rầm rộ trong 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần. Bệnh có thể khỏi hẳn sau 7-10.

Trái lại, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.

♥ Biến chứng

Biến chứng thường gặp ở trẻ nhiễm virus là: nhiễm trùng máu ở trẻ em, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tổn thương tế bào miễn dịch…

Đáng nói, một số loại virus có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan, hệ thống cơ quan, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm virus hay sốt nhiễm trùng ở trẻ em chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em là gì?

Để biết nhiễm trùng huyết ở trẻ em có nguy hiểm không, bệnh nhiễm trùng máu có chữa được không, mẹ có thể xem thêm ở đây.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ bị sốt virus

2. Sốt nhiễm khuẩn

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em bao gồm cả sốt nhiễm khuẩn.

Sốt nhiễm khuẩn là hiện tượng sốt do các tác nhân gây ra như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm.

♥ Nhiễm trùng do vi khuẩn

Vi khuẩn có thể tồn tại trong các cơ thể sống hoặc bên ngoài môi trường.

Ở người, các vi khuẩn thường khu trú trên da, trong cơ thể, đặc biệt là trong ruột.

Hầu hết các vi khuẩn không có hại, thậm chí có lợi đối với con người. Chẳng hạn hàng trăm lợi khuẩn sống trong đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột và đóng vai trò miễn dịch. Các vi khuẩn ở đại tràng giúp tổng hợp vitamin K.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bổ sung thực phẩm lợi khuẩn cho trẻ bao nhiêu là đủ?

Tuy nhiên, một số ít vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho con người, gây sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở trẻ em gồm:

Viêm họng liên cầu khuẩn.

– Trẻ sơ sinh mắc viêm kết mạc, viêm phổi (do nhiễm Chlamydia).

– Bệnh bạch hầu.

– Uốn ván.

Lao.

Ho gà.

Viêm phổi do phế cầu khuẩn.

Viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn.

Ngộ độc thực phẩm (thường do E. coli, Salmonella hoặc Shigella gây ra).

– Viêm mô tế bào, chẳng hạn như do Staphylococcus aureus (MRSA).

Nhiễm trùng ruột do Clostridium difficile (C. diff).

Bệnh Lyme.

Dịch tả.

– Bệnh than.

Viêm âm đạo.

– Bệnh da liễu.

Các bệnh do vi khuẩn phần lớn có thể điều trị được bằng kháng sinh. Một số bệnh do vi khuẩn gây ra có thể ngăn ngừa bằng vắc xin, theo đó có thể hạn chế tình trạng sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Nhiễm trùng do vi khuẩn

♥ Nhiễm trùng do nấm 

Nhiễm nấm có thể gây sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Nhiễm nấm ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ sinh non, trẻ có hệ miễn dịch yếu do mắc một số bệnh như ung thư, sử dụng corticosteroid

Do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc nhiễm trùng bệnh viện do nấm. Đây là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng kéo dài kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ y tế khác.

Trẻ nhiễm nấm không chỉ bị tổn thương ngoài da mà còn có thể gặp biến chứng như: nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng não…

Một số bệnh do nấm ở trẻ em gồm:

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh (do nhiễm nấm candida).

Nấm ngoài da.

– Bệnh nấm Hyalohyphomycosis (Fusarium, Malassezia).

– Bệnh nấm Penicillium.

– Bệnh nấm Trichosporonosis.

– Bệnh nấm Zygomycosis.

– Bệnh nấm Phaeohyphomycosis.

Phần lớn các bệnh nhiễm trùng do nấm thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm.

♥ Nhiễm ký sinh trùng

Trẻ thường bị nhiễm ký sinh trùng theo đường tiêu hóa hoặc đôi khi là qua da. Đặc biệt, những trẻ có hệ miễn dịch yếu, trẻ sống trong khu vực ô nhiễm, ẩm mốc, ăn uống các thực phẩm không đảm bảo an toàn rất dễ nhiễm ký sinh trùng.

Nhiễm ký sinh trùng thường gây sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Ba loại ký sinh trùng thường gây bệnh ở người gồm giun sán, ngoại ký sinh trùng (chấy, bọ chét, ve, rận…), động vật nguyên sinh. Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng mà không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ rất nguy hiểm.

Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng:

– Trẻ thường mắc các bệnh về da như chàm, dị ứng da, phát ban đỏ, loét, sưng tấy, tổn thương ở da.

– Ngứa hậu môn do giun kim đẻ trứng ở xung quanh hậu môn.

– Thiếu máu xanh xao.

– Cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải ngay cả khi ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc.

– Luôn thèm ăn, ăn nhiều nhưng sút cân, suy dinh dưỡng.

Trẻ thường nghiến răng khi ngủ.

– Tâm tính thất thường, không ổn định.

Một số bệnh do ký sinh trùng gây ra gồm:

Sốt rét

Bệnh do amip

Bệnh toxoplasmosis

Nhiễm trichomonas

– Chấy

– Nhiễm giun đũa, sán dây, giun móc…

– Bệnh mù do giun chỉ Onchocerca

– Bệnh leishmania

Bệnh lây nhiễm Giardia

Bệnh thường được điều trị bằng thuốc đặc hiệu.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ

phòng ngừa bệnh nhiễm trùng ở trẻ

Bên cạnh việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng quốc gia lẫn tự nguyện, để tránh sốt nhiễm trùng ở trẻ em, mẹ cần giúp trẻ thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn

– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, nhất là ở chỗ đông người

– Tránh để trẻ tiếp xúc hay dùng chung đồ dùng với người bị bệnh

– Ăn chín uống sôi

– Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh

– Sử dụng lưới chống côn trùng hoặc muỗi cũng như áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự sinh sôi của muỗi

– Không cho trẻ tiếp xúc với thú cưng

– Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng

– Tập thể dục mỗi ngày.

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi nào đưa trẻ đến cơ sở y tế? Trẻ quấy khóc

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng liên quan đến sốt nhiễm trùng ở trẻ em hoặc những bất thường về sức khỏe, hãy cho con đến bệnh viện để được khám và theo dõi.

– Sốt cao liên tục trên 39 độ hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 3 ngày.

– Quấy khóc, bứt rứt.

– Liên tục nôn mửa hoặc tiêu chảy.

– Ngủ li bì, lơ mơ.

– Xuất hiện co giật.

– Khó thở, tim tái.

– Trẻ xanh xao, mệt mỏi.

– Trẻ ăn nhiều mà vẫn sụt cân.

– Da bị chàm, lở loét…

Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn thường có một số triệu chứng tương tự. Do đó, rất khó để biết nguyên nhân nếu chỉ thông qua các triệu chứng. Tốt nhất mẹ nên cho trẻ đi gặp bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu bất ổn.

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em tuy phổ biến nhưng nếu không chăm sóc trẻ đúng cách hoặc không nhận thấy các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ để can thiệp kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến rất nhanh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Hương Lê

Nguồn

1. Bacterial vs. viral infections: How do they differ?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infectious-diseases/expert-answers/infectious-disease/faq-20058098
Truy cập ngày 05/06/2021.

2. Viruses or Bacteria – What’s got you sick?
https://www.cdc.gov/antibiotic-use/community/pdfs/aaw/AU_viruses-or-bacteria-chart_508.pdf
Truy cập ngày 05/06/2021.

3. Viral Infections In Children: Symptoms, Treatment, And Remedies https://www.momjunction.com/articles/viral-infection-in-children_00394656/
Truy cập ngày 05/06/2021.

4. Bacterial Infectio ns In Babies: Symptoms, Causes, Treatment And Prevention https://www.momjunction.com/articles/bacterial-infections-in-babies-or-infants_00332320/
Truy cập ngày 05/06/2021.

5. What Are Germs?
https://kidshealth.org/en/kids/germs.html
Truy cập ngày 05/06/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Suy dinh dưỡng

Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn? Tầm quan trọng của iot với trẻ

tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn
Mẹ đã biết tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn chưa?

Iot chỉ là một nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ thể nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn? Hãy cùng tìm hiểu iot là gì và vai trò của iot đối với trẻ là như thế nào nhé!

Iot là gì?

Iot là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. 

Nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được nên cần phải bổ sung iot từ nguồn thức ăn bên ngoài. Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn? Bởi iot quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ là chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ iot trong cơ thể. 

Iot thường có trong sinh vật biển (bao gồm cá, tôm và rong biển), một số rau trồng trên đất giàu iot như rau chân vịt… Tuy nhiên, nguồn cung cấp chính và chủ yếu cho con người là thông qua muối iot.

Ngoài ra, iot được thêm vào một số thực phẩm như bánh mì nướng thương mại.

Vai trò của iot trong cơ thể 

iot là gì và vai trò của iot trong cơ thể

Muốn biết tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn, bạn hãy tìm hiểu vai trò của iot đối với cơ thể nhé. 

Công dụng của iot ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể con người. Iot là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da – lông – tóc – móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. 

Iot tham gia tạo hormone tuyến giáp dạng T3 (tri-iodothyronine) và T4 (thyroxin) bằng các liên kết đồng hóa trị. Hormone tuyến giáp có nhiều tác động khác nhau đối với cơ thể như điều hòa trao đổi chất, ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết của cơ thể, điều chỉnh nhiệt độ, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan (nhu động ruột, nhịp tim…).

Ngoài ra, iot còn có vai trò trong việc chuyển hóa beta – carotene thành vitamin A, tổng hợp protein hay hấp thụ đường trong ruột non.

Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn?

tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn

Cơ thể cần iot để sản xuất hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh sự tăng trưởng, trao đổi chất, nhịp tim và một loạt các chức năng quan trọng khác. Thiếu iot có thể cản trở việc sản xuất hormone này và làm suy giảm sự tăng trưởng và phát triển nhận thức của thai nhi và trẻ nhỏ. Từ đó, trẻ chậm lớn và kém phát triển trí tuệ

Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn? Thiếu iot dẫn đến thiếu tiroxin nên làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào. Từ đó, trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn. Đồng thời, số lượng tế bào não giảm làm trẻ kém thông minh, trí não ngày càng kém phát triển. 

Iot còn là thành phần vi chất quan trọng đối với sự phát triển của xương, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao. Nếu không được bổ sung đủ iot rất khó đảm bảo cho sự phát triển tầm vóc tối ưu. 

Tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn? Thiếu iot còn là nguyên nhân làm trẻ dễ mắc các bệnh lý. Sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài trong cơ thể cản trở sự hoạt động bình thường của các hệ cơ quan nhất là hệ tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ khó ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, chậm lớn. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Học ngay 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

Ngoài ra, người mẹ trong thời kỳ mang thai nếu bị thiếu iot cũng ảnh hưởng đến bộ não của trẻ sau sinh, trẻ sẽ bị chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi khác.

Trẻ em cần bao nhiêu iot mỗi ngày?

trẻ em cần bao nhiêu iot mỗi ngày?

Như vậy, bạn đã biết tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn. Do đó, mẹ nhớ bổ sung đủ iot mỗi ngày cho trẻ nhé. 

Các giá trị tham khảo về chất dinh dưỡng cho Úc và New Zealand khuyến nghị lượng iot hàng ngày cho trẻ như sau:

  • Trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi cần 90μg (*) mỗi ngày.
  • Trẻ lớn hơn từ 7-12 tháng tuổi cần 110μg mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 1-8 tuổi cần 90μg mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 9-13 tuổi cần 120μg mỗi ngày.
  • Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi cần 150μg mỗi ngày. 

(*) 1 μg (microgram) =  0001 mg (milligram)

Thực phẩm giàu iot cho trẻ em

thực phẩm giàu iot cho trẻ em

Mẹ luôn cần nhớ tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn để lên thực đơn giàu iot cho bé nhé. 

Các loại thực phẩm sau đây trong chế độ ăn uống của gia đình bạn mỗi tuần sẽ giúp đảm bảo trẻ sẽ được cung cấp đủ iot.

– Bánh mì đóng gói: Lưu ý rằng các loại bánh mì hữu cơ, bánh mì không muối, và hỗn hợp bánh mì để làm tại nhà có thể không chứa iot, vì vậy hãy kiểm tra nhãn thực phẩm hoặc hỏi tại điểm bán trước khi mua. 

– Hải sản: Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho trẻ ăn 2-3 bữa hải sản mỗi tuần. Hãy cẩn thận chọn cá cho trẻ vì một số loại cá như cá vảy, cá kiếm và cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao hơn những loại khác. Cá hồi đóng hộp và rong biển là những nguồn thực phẩm cung cấp iot tốt nhất. 

– Trứng, rau, thịt và các sản phẩm từ sữa: Lưu ý rằng lượng iot trong những thực phẩm này khác nhau.

– Muối iot: Đây là một nguồn giàu iot có thể cung cấp đủ iot cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ không trẻ ăn quá nhiều muối vì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

[inline_article id=103493]

Giờ thì mẹ đã biết tại sao thiếu iot trẻ em chậm lớn. Có thể thấy rằng mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ thể nhưng iot lại đóng một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của trẻ. 

Lục Hoàng Linh

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ bạn cần biết để phát hiện và điều trị ngay

Những vết loét trên miệng trẻ có khi nào lại liên quan đến ung thư lưỡi hay không? Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ là gì? Dù không có cách phòng ngừa, nhưng phát hiện và điều trị sớm sẽ cho khả năng thành công cao hơn.

Ung thư lưỡi là gì?

Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ em

Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng miệng thường phát triển từ tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi, với biểu hiện là khối u hoặc vết loét. Dấu hiệu đáng chú ý nhất của ung thư lưỡi là hiện tượng đau lưỡi và vết loét không lành trên lưỡi.

Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ đã thống kê mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 263.900 ca mới mắc và khoảng 128.000 trường hợp tử vong. Trong những năm gần đây, số người mắc ung thư lưỡi ngày càng gia tăng tại bệnh viện K.

Bệnh ung thư lưỡi chủ yếu phổ biến ở nam giới từ trên 50 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan, vì bệnh vẫn có khả năng xảy ra với trẻ nhỏ và đây cũng không phải là căn bệnh hiếm gặp với trẻ trên 6 tuổi.

Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ

Ung thư lưỡi có mấy giai đoạn? Các dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi khác nhau qua từng giai đoạn tiến triển như thế nào?

1. Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Tương tự như các bệnh ung thư vùng miệng khác, triệu chứng ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu khó nhận biết. Các dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở giai đoạn này cũng rất dễ bị bỏ qua vì chúng thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường như viêm miệng, nhiệt miệng

  • Những vết loét nổi phồng xuất hiện trên lưỡi, niêm mạc trắng, xơ hóa. Không mềm giống như những vết loét thông thường, vết loét do ung thư lưỡi thường chắc, rắn.
  • Người bệnh có cảm giác như có dị vật cắm vào lưỡi. Nhưng cảm giác khó chịu này nhanh qua đi.
  • Ở dưới cằm và hàm của người bệnh có thể nổi hạch.

2. Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn có những dấu hiệu rõ nhất của bệnh. Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi trong giai đoạn này bao gồm:

  • Người bệnh bị đau lưỡi, miệng kéo dài. Việc ăn uống, nói, nuốt cảm thấy khó khăn.
  • Cơ thể suy sụp nhanh vì sốt do nhiễm khuẩn.
  • Cảm giác đau tăng lên khi nói, nhai, đặc biệt là khi ăn thức ăn cay, nóng, có thể đau lên tai.
  • Miệng tăng tiết nước bọt.
  • Vùng miệng bị chảy máu kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.
  • Một số bệnh nhân bị khít hàm, cố định lưỡi gây khó khăn cho việc nói và nuốt.
  • Các ổ loét ở lưỡi dễ chảy máu. Các ổ loét phát triển nhanh, lan rộng khiến lưỡi bị hạn chế vận động, không chuyển động được.

3. Giai đoạn tiến triển

Giai đoạn tiến triển là giai đoạn nặng của bệnh. Cảm giác khó chịu gia tăng khiến cơ thể suy kiệt, luôn luôn mệt mỏi.

  • Các ổ loét sâu lan rộng ra khắp bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi, gây đau đớn, bội nhiễm, mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng.
  • Bệnh nhân sụt cân nhanh.
  • Người bệnh ở giai đoạn này ăn nhanh no, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn. Bụng căng, phân có lẫn chất nhầy khi đại tiện.
  • Triệu chứng sốt kéo dài vài tháng.

Nhận biết sớm những triệu chứng ung thư lưỡi sẽ giúp cho việc điều trị tích cực và hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, những triệu chứng trên chưa đủ để kết luận cho bệnh ung thư lưỡi ở trẻ, vì chúng cũng có thể là triệu chứng cho những bệnh ung thư vùng miệng khác.

Chẩn đoán ung thư lưỡi

Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ em

Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Nếu trẻ xuất hiện những bất thường ở lưỡi và khoang miệng, điều bạn cần làm ngay là đưa con đến bệnh viện thăm khám. Những xét nghiệm, kiểm tra các bất thường ở vùng lưỡi, miệng và tình trạng của các hạch bạch huyết sẽ cho bạn biết tình trạng bệnh của trẻ.

Trẻ sẽ được yêu cầu thực hiện sinh thiết nếu bác sĩ nghi ngờ bé có dấu hiệu ung thư lưỡi. Kết quả sinh thiết sẽ xác nhận sự tồn tại của các tế bào ung thư trong cơ thể bạn. Ngoài ra, chụp CT hoặc MRI có thể được chỉ định nhằm thu thập thêm hình ảnh ung thư lưỡi phục vụ cho việc kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.

[inline_article id=267930]

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi ở người lớn và trẻ em

Nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư lưỡi cho đến nay vẫn chưa được xác định. Mặc dù vậy, có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư lưỡi như:

  • Thói quen hút thuốc lá
  • Thường xuyên uống nhiều rượu, bia
  • Ăn nhiều thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn, thiếu rau xanh và trái cây
  • Bị nhiễm virus papilloma (HPV)
  • Tiền sử mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc ung thư khoang miệng trong gia đình
  • Tiền sử mắc bệnh ung thư, nhất là một loại ung thư tế bào vảy khác
  • Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại như amiăng, axit sunfuric và formaldehyd

Điều trị ung thư lưỡi ở trẻ như thế nào?

Điều trị ung thư lưỡi ở trẻ như thế nào?
Ảnh minh họa: Zing

Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi hiện nay gồm:

1. Phẫu thuật

Khi những tổn thương ở vùng lưỡi đã lan rộng, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện phương pháp phẫu thuật triệt căn tức là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy theo vị trí và kích thước của khối u.

Phương pháp phẫu thuật có thể được kết hợp với xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

2. Xạ trị

Xạ trị được áp dụng nhằm điều trị triệt căn hoặc bổ trợ cho điều trị bệnh ung thư lưỡi. Nhưng xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh như sạm da, cháy da, loét da, khô miệng, viêm miệng, khít hàm.

3. Hóa chất

Hóa chất được dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi. Bệnh nhân ung thư lưỡi có thể được điều trị đơn hóa trị hoặc phối hợp đa hóa trị. Đa hóa trị thường cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hóa trị.

Phòng ngừa ung thư lưỡi ở trẻ

Phòng ngừa ung thư lưỡi ở trẻ

Điều quan trọng là làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi. Bạn hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Nếu trẻ ở độ tuổi 11-12 mà tập tành thử hút thuốc lá, bạn nên khuyên con bỏ thuốc triệt để
  • Không cho trẻ thử đồ uống có cồn
  • Thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, lành mạnh
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
  • Tiêm vaccine HPV đầy đủ

Điều trị ung thư lưỡi thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó, nếu thấy miệng con có vết loét lâu lành, bạn hãy cho bé đi khám tại bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi nhé!

Dương Trang